Bài viết này là một cố gắng nhận diện và miêu tả những tinh thần tiêu biểu nhất của Đạo Phật Khất sĩ trước khi hòa nhập vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2022) và trở thành hệ phái Khất sĩ.

Bốn tinh thần ấy gồm: (1) Tinh thần chấn hưng tất cả phương diện; (2) Tinh thần giữ gìn giềng mối nguyên vẹn và thuần khiết; (3) Tinh thần triển khai và lan tỏa ánh đạo thiêng liêng; (4) Tinh thần triển khai lan tỏa và dấn thân sống tốt đạo đẹp đời. Cuối bài là sự kiện thống nhất Phật giáo mở ra một chương mới. Đây là sự kiện mà Ni trưởng Huỳnh Liên hăng hái và hồn hậu gọi là “Sen nở đầy hồ”.

I. Tinh thần chấn hưng Phật giáo đa phương diện của Tổ sư Minh Đăng Quang

31-1

Tổ sư Minh Đăng Quang sinh vào nửa đầu thế kỷ XX. Lúc ấy là lúc mà yêu cầu chấn hưng Phật giáo đã chín mùi theo nghĩa: Phật giáo không còn dư địa để sa sút hơn nữa, không có chỗ thụt lùi thêm nữa, không còn chọn lựa nào khác: Hoặc là chấn hưng hoặc là không còn tồn tại với tư cách là một tôn giáo đúng nghĩa. Quãng thời gian hoằng pháp của Tổ sư kéo dài 08 năm rơi vào ngay khoảng giữa thế kỷ XX (1946-1954). Quãng thời gian hoằng pháp này thực chất là quãng thời gian mà Tổ sư chấn hưng Phật giáo ở tất cả phương diện. Phật giáo bao gồm những thứ gì mà ta có thể nghĩ ra thì Tổ sư chấn hưng tất cả những thứ ấy. Nghĩ đến tôn giáo thì ta có thể nghĩ đến những thứ như:

+ Giáo lý: Học thuyết chính và hệ quy chiếu

+ Giáo điển: Kinh điển mang tính thiêng để đọc tụng hành trì theo thời khóa, kinh điển mang tính triết luận để đọc hiểu và chiêm nghiệm; kinh điển mang tính giáo luật để thu thúc và thi hành.

+ Giáo sản: Tự viện, thiết kế và quản lý tự viện

+ Giáo nhân: Thu nhận, quản lý và giáo dục nhân sự

+ Phương thức tu hành, thời khóa hàng ngày, họp hội thường kỳ hằng tháng và lễ tiết hằng năm

+ Quy chế chung nhất tổng thể, quy định cụ thể hơn và nội quy để hiện thực hóa quy chế và quy định

+ Sắc phục, phương thức tạo sắm ra sắc phục và cách sử dụng sắc phục, kể cả cách tận dụng hay tái sinh sắc phục; thức ăn, phương thức để có thức ăn, cách thọ thực và cách ứng xử với tàn thực hay thức ăn thừa.

“…mang phong cách bình dân, tụng niệm bằng thi ca, đầu đội trời, chân đạp đất, ba y một bát thong dong trên mọi nẻo đường, ăn chay thuần tịnh, giảng pháp đi vào lòng người… có khả năng chuyển hóa nhân tâm,…

Tổ sư Minh Đăng Quang chấn hưng Phật giáo từ chuyện nhỏ nhất, chi tiết nhất đến chuyện to lớn vĩ mô nhất, từ chuyện hữu hình như bất động sản, cốc am, vật dụng đến chuyện siêu hình như: Hệ tư tưởng, hệ quy chiếu, vũ trụ quan, nhân sinh quan…

II. Tinh thần nhất mực gìn giữ độ thuần khiết của truyền thống mà Tổ sư dựng lập, tiêu biểu là Đức Nhị tổ Giác Chánh

Tổ sư thọ nạn và vắng mặt mãi mãi, còn lại là nhóm đệ tử của Tổ sư trong cơn khủng hoảng sống còn. Tuy gọi là Giáo hội Tăng già nhưng thực tế chỉ là một tổ chức sơ khai nếu tính độ dài lịch sử chừng bảy tám năm và nhỏ bé nếu tính tổng số Tăng, Ni lúc ấy. Nhiều người cứ nghĩ tổ chức này sẽ tan rã nay mai. Tuy nhiên, câu chuyện đã diễn ra rất khác. Kinh điển nhà Phật có câu chuyển tải một chân lý vượt thời gian: “Cái gì là lõi cây cái ấy sẽ tồn tại”. Ta có thể diễn đạt hơi khác một chút: Cái gì là thực chất cái ấy sẽ tồn tại.

“… Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ni sư Huỳnh Liên càng nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp đoàn kết Phật giáo, thực hiện Đại đoàn kết dân tộc với hạnh nguyện Tốt Đạo Đẹp Đời làm rạng danh Phật giáo trong xây dựng thời đại mới Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.Thực chất ấy là gì? Thực chất ấy khi biểu diện ra ngoài thì sẽ như thế nào? Ai là người sống trung thành nhất với thực chất ấy đến độ trở thành biểu tượng của thực chất?

Câu trả lời lần lượt sẽ như sau:

Thực chất ấy chính là cái chất thật tu hay chân tu theo nghĩ hẹp nhất của từ vựng này. Đó là con đường của Phạm hạnh, của Đạo Phật nguyên chất. Nói theo cách nói của sơn môn thì sẽ là: Cả thân lẫn tâm, cả trí lẫn tánh đều hướng đến mục tiêu rốt ráo là cảnh giới giải thoát giác ngộ, cảnh giới của chư Phật, chư Bồ tát mười phương ba đời.

Khi biểu diện ra ngoài thì thực chất ấy có sức cảm hóa rất mạnh. Bằng chứng là Giáo hội Tăng già sau khi Tổ sư vắng bóng tuy có nhất thời có chao đảo nhưng tựu trung vẫn tồn tại và phát triển vững chải. Có người được cảm hóa mà xuất gia thành Tăng hay Ni, có người được cảm hóa mà trở thành thiện nam, tín nữ.

Vị có công đầu trong việc gìn giữ giềng mối của dòng truyền thừa là Đức Nhị tổ Giác Chánh. Có người đã miêu tả phạm hạnh của người như một vì sao di chuyển ngang qua bầu trời của đêm đen để ai đủ thiện duyên có thể nhìn thấy và cứ nhìn thấy là bình an và hạnh phúc. 

III. Tinh thần tận lực triển khai giềng mối Đạo Phật Khất sĩ của các vị đại đệ tử của Tổ sư Minh Đăng Quang, tiêu biểu là Pháp sư Giác Nhiên và các Đức Thầy lãnh đạo các giáo đoàn

Tổ sư không có mặt, trách nhiệm dẫn dắt Giáo hội Tăng già đặt trên vai những đệ tử hàng đầu của Tổ sư mà trong sơn môn thường gọi là các Đức Thầy. Minh sư xuất cao đồ, các Đức Thầy đã thực hiện xứng đáng vai trò, giữ gìn và
phát triển truyền thống mà Tổ sư dựng lập. Đức Nhị Tổ Giác Chánh thể hiện trọn vẹn hình ảnh phạm hạnh thanh khiết và chiều sâu của cõi đạo vô biên trong khi các Đức Thầy thì thể hiện vai trò của những nhà du phương giáo hóa, đem ánh sáng mới, sinh lực mới của đạo lành đến những địa bàn mới, thành lập những giáo đoàn mới để hoằng pháp lợi sinh. Ni trưởng Huỳnh Liên thành lập Giáo hội Liên Hoa, Pháp sư Giác Nhiên và sau đó là Thượng tọa Giác Huệ thành lập các Giáo hội Tăng già. Các Đức Thầy khác đều có công lao rất lớn khi làm cho mối đạo lan tỏa khắp các tỉnh thành miền Trung, duyên hải và cao nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ, kể cả những nơi mà ngày nay gọi là vùng sâu vùng xa. Chỉ khoảng 20 năm, tinh thần dấn thân không mệt mỏi của thế hệ các Đức Thầy đã làm tăng thêm hàng trăm ngôi tịnh xá. Cứ như vậy, tịnh xá tiếp nối tịnh xá, đạo tràng tiếp nối đạo tràng, song song với độ quy ngưỡng của cư gia bá tánh. Đạo Phật Khất sĩ đã sâu rễ bền gốc và tiếp tục là nguồn năng lượng phạm hạnh và nhu hòa, trí tuệ và yêu thương, cho đến ngày nay.

IV. Tinh thần tích cực triển khai giềng mối Đạo Phật Khất sĩ song song với sự nghiệp dấn thân vì nghĩa lớn của dân tộc, thể hiện tâm từ ái vô biên đối với tha nhân và sự kết hợp nhuần nhuyển giữa sống đạo và giúp đời, tiêu biểu là Ni trưởng Huỳnh Liên

Từ khi Tổ sư vắng bóng cho đến khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN/Giáo hội) vào năm 1981, Ni trưởng Huỳnh Liên là trường hợp tiêu biểu cho việc song song phụng hiến cho cả hai mặt đạo pháp và dân tộc. Về mặt đạo pháp, Ni trưởng hết lòng gìn giữ và tích cực triển khai giềng mối Khất sĩ. Ni trưởng là một vị nữ tu ôn nhu hiền hòa nhưng vẫn kỹ cương trong việc nhiếp phục ni chúng giáo hóa nhân sinh, đồng thời sở hữu một nguồn năng lượng đủ mạnh trong việc thành lập một giáo hội với đầy đủ những thiết định mà một giáo hội cần phải có để đạt được nền tảng pháp nhân pháp lý chính danh. Về mặt dân tộc, Ni trưởng là một kỳ tích.

Năm 2022, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ni trưởng, một hội thảo đã được tổ chức và thu hút hơn 170 bài tham luận, trong đó không ít là những tham luận có giá trị đối với ngành khoa học lịch sử, xã hội, chính trị, đạo đức và văn hóa. Đặc biệt sống động là sự tham gia của những người từng vào sinh ra tử với Ni trưởng, sụt sùi kể lại những diễn tiến kịch liệt [1] khi mặt đối mặt với kẽm gai, dùi cui, vòi rồng, hơi cay; mặt đối mặt với nguy cơ trước mắt là bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn và tù đày. Những mảnh lịch sử ấy có người với ký ức tốt còn ghi rõ có người đã nhạt nhòa vì tuổi tác [2]. Dù vậy, những mảnh lịch sử của quá khứ hào hùng ấy vẫn tiếp tục làm lay động lòng người, đánh thức thiên lương của những người đang sống trong hiện tại.

Trong thời kháng chiến, Ni trưởng một mặt công khai tham gia các phong trào đấu tranh đô thị [3] ở Miền Nam Việt Nam, một mặt bí mật ủng hộ các lực lượng cách mạng nội thành, góp phần cho thắng lợi sau cùng. Dưới đây là một vài thông tin tiêu biểu trích xuất từ Kỷ yếu Hội thảo Ni trưởng Huỳnh Liên:

+ Nhiều cán bộ Thành Đoàn hoạt động bí mật như: Sinh viên Y khoa Dương Văn Đầy, sinh viên Khoa học Lê Công Giàu (cán bộ Thành đoàn bí mật), chú Nguyễn Vĩnh Nghiệp (cán bộ lãnh đạo Thành ủy bí mật) cũng được Ni sư che giấu và nuôi dưỡng tại Tịnh xá.

+ Tịnh xá Ngọc Phương đã âm thầm trở thành cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ, làm nơi hội họp; đồng thời tiếp tế vật dụng, thuốc men, lương thực… cho Ban Kinh tài, Ban Văn nghệ Tây Nam Bộ, Ban An ninh liên quận 4, Mật khu Long An, Chiến khu D.

 

+ Tịnh xá Ngọc Phương là cơ sở đóng góp tài lực lớn của nhiều đơn vị cách mạng như tỉnh Gia Định, Ban Kinh tài Khu 8 Tây Nam Bộ, Ủy ban Nhân dân Cách mạng huyện Duyên Hải, Thành đoàn TP Sài Gòn, Thành hội Phụ nữ, Liên Quận ủy 4, Ban Cán sự K.41, K.42, K.43, từ năm 1965-1975.

+ Ông Ung Ngọc Ky, Phó Chủ tịch Mặt trận thời 1945, đã khẳng định Ni sư không chỉ là một “chiến sĩ” mà là một anh hùng trong thời cuộc biến loạn khôn lường.

+ Hành trạng và những cống hiến của Ni trưởng Huỳnh Liên trong quá trình tham gia hoạt động cho các phong trào yêu nước thời bấy giờ có thể nói là vô cùng phong phú. Đó là một chặng đường đấu tranh gian khổ, nhưng sáng ngời ý chí kiên cường của một bậc cao đức dạt đào tấm lòng thương dân yêu nước. Nhìn chung, những cuộc biểu tình do Ni trưởng tổ chức, đích thân xuống đường, dẫn đầu đốc thúc đã tạo nên một khí thế đấu tranh ngút trời… Ni trưởng đã góp phần nhất định vào sự nghiệp giải phóng của toàn dân tộc… góp phần quan trọng trên trang sử Phật giáo nước nhà trong giai đoạn lịch sử cận hiện đại của Phật giáo trong lòng dân tộc.

V. Hệ phái Khất sĩ hòa nhập vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tinh thần chấn hưng là tinh thần chủ đạo trong thời dựng lập tông phong. Tiếp nối và bổ sung cho tinh thần chấn hưng là tinh thần dấn thân phụng hiến cho Đạo pháp và dân tộc khi Phật giáo rơi vào pháp nạn, đất nước bị ngoại bang xâm phạm. Khi hòa bình lập lại thì tinh thần chủ đạo là tinh thần hòa hợp đoàn kết, hết lòng phụng sự và góp phần công sức trong GHPGVN – ngôi nhà chung của Phật giáo, và trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam – ngôi nhà chung của dân tộc.

Lộ trình đưa đến sự ra đời của GHPGVN là lộ trình mà các giáo hội và giáo đoàn Tăng Ni Khất sĩ [4] hết lòng tham gia ngay từ nguồn mạch sơ khởi với Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước, sau đó là giai đoạn tỏ rõ ý chí với Ban Vận động Thống nhất Phật giáo. Kết quả là GHPGVN chào đời, sự kiện của hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam. Đứng trước thành quả rực rỡ ấy, Ni trưởng Huỳnh Liên đã vỡ òa cảm xúc và ứng tác bài thơ “Sen nở đầy hồ”.

Ni trưởng Huỳnh Liên đã hết lòng đóng góp và đóng góp xứng đáng trong từng giai đoạn của lộ trình ấy. Tiến sĩ Bùi Hữu Dược [5] đã trình bày trong một tham luận về sự dấn thân phụng sự không mệt mỏi trước và sau 1981 của Ni trưởng Huỳnh Liên qua các cương vị khác nhau [6]. Phái đoàn của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam tham gia Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo có 06 thành viên Đại biểu, do HT. Giác Nhu (1912-1997) làm Trưởng đoàn, HT. Giác Phúc (1936-2018) làm Phó đoàn, Ni sư Tố Liên làm Thư ký đoàn… HT. Giác Toàn và Ni trưởng Huỳnh Liên cùng tham gia với tư cách là Ủy viên Ban Vận động Thống nhất Phật giáo [7].

Tham luận ấy chốt lại: “.. Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ni sư Huỳnh Liên càng nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp đoàn kết Phật giáo, thực hiện Đại đoàn kết dân tộc với hạnh nguyện Tốt Đạo Đẹp Đời làm rạng danh Phật giáo trong xây dựng thời đại mới Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa” [8].

Ta có thể khẳng định tinh thần của Ni trưởng Huỳnh Liên không chỉ là tinh thần chung của Đoàn Đại biểu Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam mà còn là tinh thần chung mang tính chủ đạo của đa số Tăng Ni Khất sĩ cả nước trước và sau sự kiện GHPGVN ra đời.

Thay lời kết

Khi nói về Hệ phái Khất sĩ, Trưởng lão Hòa thượng Tiến sĩ Thích Trí Quảng, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, hiện nay là Quyền Pháp chủ HĐCM GHPGVN đã nhận định: “…mang phong cách bình dân, tụng niệm bằng thi ca, đầu đội trời, chân đạp đất, ba y một bát thong dong trên mọi nẻo đường, ăn chay thuần tịnh, giảng pháp đi vào lòng người… có khả năng chuyển hóa nhân tâm, đặc biệt là quần chúng bình dân ở miền Nam. Nhờ đường lối này, ngày nay, các tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ đã có mặt hầu hết tại các tỉnh thành từ Cà Mau cho đến tỉnh Quảng Trị” [9]. Với thế mạnh của Giáo hội nếu có đường hướng đúng và nhân sự tiêu biểu, có uy tín, có sức quy tụ thì Giáo hội sẽ phát huy được trí tuệ tập thể, tinh thần lục hòa, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, thực hiện có kết quả, đồng bộ qua các mặt hoạt động của Giáo hội từ Ban, Viện Trung ương Giáo hội cho đến các tỉnh, thành hội Phật giáo trong toàn quốc [10].

Chỉ khoảng 20 năm, tinh thần dấn thân không mệt mỏi của thế hệ các Đức Thầy đã làm tăng thêm hàng trăm ngôi tịnh xá. (Ảnh TỊNH XÁ NGỌC VIÊN – VĨNH LONG) – Nguồn: sưu tầm

TT.TS Thích Minh Thành

Chú thích:

[2] Năm 2022, Ni trưởng đã 100 năm, những người đồng thời đồng song với Ni trưởng hẳn đã 80 – 90 năm tuổi. Cần lắm những chính sách châm chút đãi ngộ ân cần và chu đáo.

[3] Năm 1945 khi vừa tròn 22 tuổi, do ảnh hưởng tư tưởng cách mạng của người cậu là đảng viên Lê Quý Đàm nên cô gái trẻ Nguyễn Thị Trừ cùng với bạn bè hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh giành chính quyền ở địa phương.

[4] Dù trước đó Sơn môn Khất sĩ đã chọn làm người ủng hộ, hỗ trợ, hợp tác, thậm chí là chung sức chung lòng trong một số công việc chung mà không chọn gia nhập vào ngôi nhà chung Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Những lý do của sự chọn và không chọn này khá tế nhị, người viết không tiện trình bày ở đây.

[5] Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[6] Bùi Hữu Dược (2022), “Ni sư Huỳnh Liên – Tấm gương Đạo và đời hòa hợp” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Ni trưởng Huỳnh Liên (sẽ xuất bản)

[7] Nguyễn Thanh Hải (2022), “Đóng góp của Ni trưởng Huỳnh Liên trong tiến trình Thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam” đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Ni trưởng Huỳnh Liên (sẽ xuất bản).

[8] Bùi Hữu Dược (2022), sđd.

[9] Đồng chủ biên (2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hệ phái Khất sĩ – Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập, Nxb Hồng Đức, tr.xxiv.

[10] Nguyễn Văn Thanh (2016), “Giáo hội Phật giáo Việt Nam với việc phát huy những giá trị của hệ phái Phật giáo Khất sĩ” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hệ phái Khất sĩ – Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập, Nxb Hồng Đức, tr.933.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Đại Đồng (2012), GHPGVN Từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012), Nxb Tôn Giáo, Hà nội.

Đồng chủ biên (2022), Kỷ yếu Hội thảo Phát huy vai trò Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hà nội.

Đồng chủ biên (2007), Kỷ yếu Hội thảo Kỷ niệm 25 năm Thành lập GHPGVN, Văn phòng trung ương giáo hội.

Đồng chủ biên (2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam – 35 năm hình thành và phát triển, Nxb Hồng Đức.

Đồng chủ biên (2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hệ phái Khất sĩ – Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập, Nxb Hồng Đức.

Đồng chủ biên, Kỷ yếu Hội thảo Ni trưởng Huỳnh Liên (sẽ xuất bản).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...

Khảo sát “Pháp Bảo Đàn Kinh giải” ở chùa Linh Quang Điều Hạ, Hải Phòng
Nghiên cứu

Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi. Tóm tắt: Trong quá trình...

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa biểu tượng cổ – Bát bảo (P.1)
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Phật giáo tại Tây Tạng có sức chú trọng vào các nghi lễ, thực hành thần bí cùng các biểu tượng cát tường có sức mạnh siêu linh. Đối riêng với nghệ thuật biểu tượng học Phật giáo, nổi bật hơn cả với đại chúng là tại Tây Tạng. Phần I. Bát bảo nói chung...

Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Bài viết ngắn nầy chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự thành hình và phát triển của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Sự hình thành Đại thừa
Lịch sử, Nghiên cứu

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ...

Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) với đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu...

Khảo cứu Nghi lễ Vu Lan trong không gian văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Nghi lễ Vu Lan Bồn còn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo Việt Nam và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống, đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Phật giáo du nhập và phát...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo thời Lý
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tư tưởng từ bi, vị tha của Phật giáo nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt, đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng Phật giáo. Thời Lý là một trong những thời...

Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...