1. Nguyên Văn

伏以

勝會弘開、世尊出現、寒林旣設、滞魄來依、澡浴身根、承恩受戒、享酥配之妙食、各飽飢虛、聽華藏之玄文、早登覺地。拜疏為越南國 …省 …縣郡 …社 …村、家居奉

佛修香諷經 …祈超度事。今弟子 (齋主 ) …惟日仰干

大覺世尊俯垂接度。痛念

伏為、法界三十六部、河沙男女無祀陰孤魂、自他先亡、家親眷屬、及本處遠近無祀陰靈孤墓列位。普召界內、戰士陣亡、冤魂枉死、男女無祀陰靈、空行水陸列位。言念、法界有情、大開津濟、眷彼幽魂、積刧孤路、久沈長夜、難得超昇、仗此良因、幸蒙濟度。茲者辰維(孟、仲、貴 )月、節屆 (秋、夏、冬、春 )天、筵開 (一、二、三 … )晝之道場、香滿十方之世界。今則蒙山會啟、

大施門開、謹具疏文、和南拜白。

南無道場教主本師釋迦牟尼佛蓮座證明。

南無大悲觀世音菩薩。

南無啟教阿難陀尊者。恭奉、面燃大士、威光刻到於今霄。地藏慈尊、神力大彰於此夜。閻魔十殿、照開十八地獄之門。左右判官、燒盡億劫輪迴之籍。俾六道四生之微命、枯木逢春。使九玄七祖之爽靈、同登覺岸。仰賴

佛恩證明、謹疏。

佛曆 …歲次 …年 …月 …日時、弟子眾等和南上疏

(疏 )奉白佛金章弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phục dĩ

Thắng Hội hoằng khai, Thế Tôn xuất hiện; Hàn Lâm1 ký thiết, trệ phách2 lai y; tháo dục thân căn, thừa ân thọ giới; hưởng Tô Đà³ chỉ diệu thực, các bảo cơ hư, thính Hoa Tạng4 chỉ huyền văn, tảo đăng giác địa.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã… Thôn, gia cư phụng Phật, tu hương phúng kinh … kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử (trai chủ) …; duy nhật ngưỡng can, Đại Giác Thế Tôn, phủ thùy tiếp độ. Thống niệm:

Phục vị5: Pháp giới Tam Thập Lục Bộ6, hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn7, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc, cập bốn xứ viễn cận vô tự âm linh cô mộ liệt vị. Phổ triệu giới nội chiến sĩ trận vong, oan hồn uổng tử, nam nữ vô tự âm linh, không hành thủy lục liệt vị.

Ngôn niệm: Pháp giới hữu tình, đại khai tân tế, quyến bỉ u hồn, tích kiếp cô lộ, cửu trầm trường dạ, nan đắc siêu thăng, trượng thử lương nhân, hạnh mông tế độ. Tư giả thần duy (mạnh, trọng, quý) nguyệt, tiết giới (Thu, Hạ, Đông, Xuân) thiên, diên khai (nhất, nhị, tam …) trú chỉ đạo tràng, hương mãn thập phương chỉ thế giới. Kim tắc Mông Sơn8 hội khải, Đại Thí môn khai, cẩn cụ sở văn, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật liên tọa chứng minh.

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Khải Giáo A Nan Đà9 Tôn Giả.

Cung phụng: Diện Nhiên10 Đại Sĩ, uy quang khắc đáo ư kim tiêu; Địa Tạng từ tôn, thần lực đại chương ư thử dạ; Diêm Ma11 Thập Điện12,  chiếu khai Thập Bát Địa Ngục¹³ chỉ môn; Tả Hữu Phán Quan14, thiêu tận ức kiếp luân hồi chỉ tịch; tỷ Lục Đạo Tứ Sanh chỉ vì mạng, khô mộc phùng xuân; sử Cửu Huyền Thất Tổ15 chi sảng linh, đồng đăng giác ngạn. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh, cần sớ.

Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ

Thắng Hội rộng bày, Thế Tôn xuất hiện; Hàn Lâm đã mở, cô hồn đến nương, rửa sạch thân căn, nhờ ơn thọ giới; hưởng món mầu nhiệm Tô Đà, thảy đều no đủ; nghe văn huyền diệu Hoa Tạng, sớm lên cõi giác.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …. Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh…. cầu nguyện siêu độ. Đệ tử (trai chủ) … hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ. Đau lòng nghĩ đến:

Kính mời pháp giới ba mươi sáu loại, vô số âm linh cô hồn nam nữ, không nơi thờ tự, vong linh qua đời của mình và người, bà con quyến thuộc thân thích gia đình, cùng quý vị âm linh cô hồn xa gần trong vùng không mộ phần, không nơi thờ tự. Xin mời khắp các vị chiến sĩ chết vì chiến trận, những oan hồn chết uống, tất cả các vị âm linh nam nữ không nơi thờ tự trên không, dưới nước và trên đất liền trong khu vực.

Nép nghĩ: Pháp giới hữu tình, rộng mở độ khắp; khiến các u hồn, đường xa vạn kiếp; mê dài đêm tối, thật khó siêu thăng; nương nhân lành này, may mong cứu vớt. Nay gặp lúc (đầu, giữa, cuối), thuộc tiết (Xuân, Hạ, Thu, Đông), kính thiết trai đàn trong (một, hai, ba, v.v…) ngày, hương tỏa mười phương thế giới. Nay Hội Mông Sơn rộng mở, cửa Thí đã bày, dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:

Kính lạy đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ đạo tràng ngồi trên tòa sen, chứng giám cho.

Kính lạy đức Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát chứng giám cho. Kính lạy Tôn giả A Nan Đà, người khai mở pháp môn thi thực, chứng giám cho.

Cúi xin: Diện Nhiên Đại Sĩ, ánh sáng oai lực đến đêm nay; Địa Tạng từ bi, thần lực hiến bày vào tối này. Diêm Ma Mười Điện, mở Mười Tám Địa Ngục cửa tung; Phản Quan phải trái, đốt sạch hồ sơ luân hồi muôn kiếp; cho mạng nhỏ của Bốn Loài Sáu Đường, cây khô gặp xuân; khiến hương linh của Cửu Huyền Thất Tổ, cùng lên bờ giác. Ngưỡng lạy ơn Phật chứng minh. Kính dâng sớ.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Hàn Lâm (s: śītavana, p: sītavana, 寒林): căn cứ vào Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (一切經音義) quyền 7 của cao tăng Thích Huyền Ứng (玄應, ?-?) nhà Đường giải thích rằng: “Thi Đà Lâm, chánh ngôn Thi Đa Bà Na, thử danh Hàn Lâm; kỳ lâm u thúy nhi hàn, nhân dĩ danh dã, tại Vương Xá Thành trắc, tử nhân đa tống kỳ trung, kim tổng chỉ khí thi chỉ xứ danh Thi Đà Lâm giả, thủ bị danh chỉ dã (屍陀林、 正言屍多婆那、此名寒林、其林幽邃而寒、因以名也、在王舍城側、死人 多送其中、今總指棄屍之處名屍陀林者、取彼名之也,Thi Đà Lâm, gọi cho đúng là Thi Đa Bà Na, ở đây (Trung Quốc) gọi là Hàn Lâm; khu rừng này thâm u mà lạnh lẽo, nên có tên như vậy, nằm một bên Vương Xá Thành; phần lớn người chết đều được tổng vào trong rừng này; nay chỉ chung cho những nơi vất bỏ thi thể người chết là Thi Đà Lâm, lấy đó làm tên gọi).” Như vậy, Thi Đa Bà Na (尸多 婆那), Thi Đà Lâm (屍陀林、尸陀林), là âm dịch của Hàn Lâm, khu mộ địa nằm gần Vương Xá Thành (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城), là khu rừng vứt bỏ xác người chết cho cầm thú ăn. Người vào khu rừng này cảm thấy rùng rợn, lạnh lùng, sợ hãi, nên được gọi là Hàn Lâm (khu rừng lạnh lẽo). Từ đó, nó được gọi là nghĩa trang, khu mộ địa. Cho nên Hàn Lâm ở đây có nghĩa là khu rừng lạnh lẽo với những xác người chết, vì vậy các hồn phách vất vưởng mới đến nương tựa. Trong bài Phụng Hòa Tập Mỹ Thương Sử Củng Sơn Nhân (奉和襲美傷史拱山人) của Lục Quy Mông (陸龜蒙,?-khoảng 876) nhà Đường có câu: “Tằng thuyết sơn thê dục khứ tầm, khởi trì sương cốt táng Hàn Lâm (曾說山棲欲去尋、豈知霜骨葬 寒林, từng sống rừng sâu muốn đi tìm, nào hay sương cốt chôn Hàn Lâm).” Hay trong bài Dữ Lý Sanh Luận Thi Thư(與李生論詩書) của Tư Không Đồ (司空圖, 837-908) nhà Đường cũng có câu: “Đào nạn nhân đa phần khích địa, phóng sanh lộc đại xuất Hàn Lâm (逃難人多分隙地、放生鹿大出寒林, trốn nạn người đa phần chun đất, phóng sanh nai thường ra Hàn Lâm).”
  2. Trệ phách (滞魄): xưa kia chỉ cho những hồn phách sống lang thang không nơi nương tựa. Như trong Thái Thượng Vô Cực Tổng Chơn Văn Xương Đại Động Tiên Kinh (太上無極總真文昌大洞仙經) quyển 1 có đoạn: “Hoặc hữu trầm hồn trệ phách, bất đắc vãng sanh giả, thác mộng phụ hình lai cầu (或有沉魂滞魄、 不得往生者、託夢附形來求,Hoặc có trầm hồn trệ phách, không được vãng sanh, báo mộng hiện hình đến cầu xin).” Hay trong Cát Tiên Công Truyện (葛仙 公傳) của Lịch Thế Chơn Tiên Thể Đạo Thông Giám (歷世真仙體道通鑒) quyền 23 có ghi rằng: “Tam Quốc tranh lạo hung hoang, binh thương biểu tử, cùng hồn trệ phách, trầm luân ác thú, nan xuất luân hồi (三國爭潦凶荒、兵傷殍死、窮 魂滞魄、沉淪惡趣、難出輪廻,Tam Quốc tranh giành, mưa lụt hung dữ làm tan hoang, binh lính bị thương chết đói, hồn cùng đường, phách lang thang, trôi lăn trong đường ác, khó ra khỏi vòng luân hồi).” Ngay trong bài văn thình 12 loại cô hồn thường được dùng trong nghi thức Chẩn Tế Cô Hồn của Phật Giáo, tương truyền do thi hào Tô Đông Pha (蘇東坡,1036-1101) soạn, câu thình thứ 7, được thâu lục trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施 食壇儀,CBETA No. 1083), Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施 食儀軌、CBETA No. 1080), cũng có đề cập đến loại trệ phách này: “Nhất tâm triệu thỉnh: Giang hồ cơ lữ, nam bắc kinh thương, đồ tài vạn lí du hành, tích hóa thiên kim mậu dịch; phong sương bất trắc, thân cao ngư phục chỉ trung, đồ lộ nan phòng, mạng tảng dương trường chỉ hiểm, ô hô, trệ phách bắc tùy vân ám ảm, khách hồn đồng trục thùy du du; như thị tha hương khách lữ chỉ lưu, nhất loại cô hồn đẳng chứng (一心召請、江湖羈旅、南北經商、圖財萬里遊行、積貨幹 金貿易、風霜不测、身膏魚腹之中、途路難防、命喪羊腸之險、鳴呼、滯 魄北隨雲黯黯、客魂東逐水悠悠、如是他鄉客旅之流、一類孤魂等眾,Một lòng triệu thỉnh: Sông hồ hành lữ, nam bắc bản buôn, cầu tài vạn dặm du hành, tích của ngàn vàng mậu dịch, gió sương bất trắc, thân vào bụng cả ở trong, đường sả khó phòng, mạng tảng ruột dê nạn hiểm; than ôi, trệ phách Bắc theo mây u ám, khách hồn Đông chảy nước lững lờ, như vậy tha hương khách lữ hạng người, một loại cô hồn các chúng).”
  3. Tô Đà (s, p: sudhā, 酥配): âm dịch là Tô Đà (蘇陀) hay Tu Đà (須陀), ý dịch là thức ăn Cam Lồ của trời, là loại thức ăn có vị ngon được lưu truyền ở Ấn Độ, món ăn trên trời được chế ra từ chất dịch của một loại cây. Cho nên thường có từ Tô Đà Vị (蘇陀味, mùi vị Tô Đà), Tu Đà Phạn (須陀飯,cơm Tu Đà). Trong Huyền Ứng Âm Nghĩa (玄應音義)3 có đoạn rằng: “Tô Đà vị, cựu kinh trung tác Tu Đà phạn, thử thiên Cam Lồ thực (蘇陀味、舊經中作須陀飯、此天甘露食,mùi vị Tô Đà, trong kình xưa cho là cơm Tu Đà, đây chính là thức ăn Cam Lồ của Trời)”. Hơn nữa, trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰 龍泉院因師集賢語錄) quyển 3 lại có câu: “Sái phi phi chỉ pháp vũ, phiến tạp tạp chỉ từ phong, quảng khai hương tích chỉ trù, phổ hiến Tô Đà chỉ soạn (洒罪罪之 法雨、扇颯颯之慈風、廣開香積之廚、普獻酥配之饌, Rưới là chả dòng mưa pháp, thổi vi vu gió từ bi, rộng mở nhà bếp Hương Tích, dâng khắp món ăn Tô Đà).” Hay như trong Tây Trai Tịnh Độ Thi (西齋淨土詩) của Phạn Kỳ Sở Thạch (梵琦楚石,1296-1370) nhà Nguyên, cũng có đoạn thơ nhắc đến hương vị Tô Đà trên cõi Tịnh Độ là: “Tô Đà tự chủ lưu ly oản, Cam Lộ trường ngưng phỉ thúy bàn, bất tợ Tuyết Sơn đa dược vị, chúng sanh vô phước biển thành toan (酥配自 注琉璃盤、甘露長凝翡翠盤、不似雪山多藥味、眾生無福變成酸、Tô Đà tự rót lưu ly chén, Cam Lộ đọng lâu phỉ thúy bàn, chẳng giống Tuyết Sơn nhiều vị thuốc, chúng sanh vô phước biển chua thành).”
  4. Hoa Tạng (華藏): tức Hoa Tạng Giới (華藏界), gọi tắt của Liên Hoa Tạng Thổ Giới (蓮華藏世界), thế giới trang nghiêm và thanh tịnh theo hạnh nguyện của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (s: Vairocana, 毘盧遮那) được thuyết trong Kinh Hoa Nghiêm (s: Buddhāvatamsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經). Pháp thân của Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Tỳ Lô Giá Na. Trong tu pháp của Mật Giáo, Phật Tỳ Lô Giá Na là chủ tôn ở trung ương; quốc độ của Ngài là Mật Nghiêm Sát Đô (密服 Git), như trong Kinh Hoa Nghiêm là Hoa Tạng Thế Giới. Hoa Tạng là tỷ dự cho Nhiều thế giới, giống như trong hoa sen hàm tàng hạt sen, vì vậy có tên dù cho Hoa Tạng (蓮華藏).
  5. Phục vị (伏為): cách dùng dành cho các vong linh không thân thích, bà con, như Phòng hợp các âm linh cô hồn, vv… Từ này còn được dùng cho các con, như thân thích trong gia đình vừa mới qua đời, chưa an táng xuống đất mà vẫn ở hình quan tài trên đất.
  6. Tam Thập Lục Bộ (三十六): 36 bộ quỷ thần, 36 loại thân hình Ngạ Quỷ. Trong Phật Thuyết Thí Ngạ Quỷ Cam Lồ Vị Đại Đà La Ni Kinh (佛說施餓鬼甘 霧味大陀羅尼經, Taisho No. 1321) có đề cập đến một số thân Ngạ Quỷ do ác nghiệp mà phải chịu quả báo thân hình như vậy: Bế Lệ Đa Quý (薜荔多鬼, Tau gọi là Ngạ Quỷ [餓鬼, quý đói]), Xa Da Quỷ (車耶鬼, Tàu gọi là Ảnh Quý [影鬼, quỷ bóng]), Kiện Đà Quỷ (健駄鬼, Tàu gọi là Thực Hương Quỷ [食香鬼, quý ăn mùi hương]), Bố Sắt Ba Quỷ (布瑟波鬼, Tàu gọi là Thực Hoa Ngạ Quỷ [食花餓 鬼, quỷ đói ăn hoa]), Kệ Bà Da Quỷ (偈婆耶鬼, Tàu gọi là Thai Tàng Quỷ [胎藏 貼, quỷ nằm trong bào thai]), A Thâu Già Quỷ (阿輸遮鬼,Tàu gọi là Bất Tịnh Quỷ [不淨鬼, quỷ bất tịnh]), Bà Đa Quỷ (婆哆鬼, Tàu gọi là Thực Phong Quỷ [食風鬼, quỷ ăn gió]), Ô Đà Ha La Quỷ (烏駄訶羅鬼, còn gọi là Thực Tỉnh Khí Quỷ [食精氣鬼, quỷ ăn tinh khí]), Đà La Chất Đa Quỷ (駄羅質多鬼, còn gọi là Sân Tất Tâm Quỷ [噴悉心鬼, quỷ thường nỗi tâm giận dữ]), Chất Đa Quỷ (質多 电, hay Ác Tâm Quỷ [惡心鬼, quỷ có tâm ác]), Bà Rô Da Quỷ (皤嚕耶鬼, hay Thực Tế Tự Quỷ [食祭祀鬼, quỷ ăn các đồ cúng tế]), Thị Vĩ Đa Quý (視尾哆鬼, hay Thực Nhân Thọ Mạng Quỷ[食人壽命鬼,quỷ ăn thịt người có tuổi thọ]), Tỳ Sa Kê Đà Quỷ (芭莎鷄駄鬼, hay Thực Nhục Thực Chỉ Đẳng Quý [食肉食脂等 鬼, quỷ ăn thịt ăn mỡ, v.v…]), Xà Để Quỷ (蛇底鬼, hay Thực Sơ Sản Tử Quỷ [食 初産子鬼, quỷ ăn thịt con nít sơ sinh]), Yết Tra Bố Đơn Na Quỷ (羯吒布單那鬼, hay Kì Xú Quỷ [希臭鬼, quỷ thân hình có mùi hôi thối như xương cháy]), Cưu Bàn Trà Quỷ (鳩盤茶鬼, hay Thủ Cung Quỷ [守宮鬼, quỹ bảo vệ cung điện]), Tất Xá Già Quỷ (畢舍遮鬼, hay Xí Thần [廁神, thần bảo vệ nhà xí, chuyên ăn những đồ bất tịnh]), v.v… Theo Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō No. 2122) quyển 6, phần Liệt Số Bộ (列數部) thứ 4 có liệt kê rất rõ 36 loại như sau: (1) Hoạch Thang Quỷ (鑊湯鬼, quỷ vạc nước sôi), loại này do được người khác mướn đi giết người nên phải chịu quả báo bị sắc nấu trong vạc nước sôi; hoặc được người khác gởi đồ, nhưng chống cự không hoàn trả, cũng chịu quả báo này. (2) Châm Khẩu Xú Quý (針口臭鬼, quỷ miệng nhỏ như cây kim), do vì lấy tiền mướn người khác thi hành sát hại, nên cổ họng nhỏ như cây kim, thậm chí một giọt nước cũng không lọt được. (3) Thực Thổ Quỷ (食吐鬼, quỷ ăn rồi mữa ra), do chồng khuyên vợ bố thí, nhưng vợ tiếc không thực hành, tích chứa tài của, bỏn xẻn; nên bị quả báo ănvào thường nôn mữa ra. (4) Thực Phẩn Quý (食業鬼, quý ăn phân), do vợ lừa dối chồng để tự ăn uống một mình, vì ghét bỏ chồng; nên thường bị quả báo ăn phân chồn hớp. (5) Thực Hóa Quỷ (食火鬼, quỷ ăn lửa), do vì ngăn cấm lương thực của người, khiến họ phải tự tử, nên phải chịu quả báo khổ sở do lửa bốc cháy, kêu gào Hỏi khát. (6) Thực Khí Quỷ (食氣鬼, quý ăn hơi), do tham lam ăn nhiều thức ăn ngon, chẳng chia cho vợ con, nên thường bị khốn khổ, đói khát, chỉ ngửi được hơi thôi. (7) Thực Pháp Quỷ (食法鬼, quỷ ăn pháp), vì cầu tài lợi mà thuyết pháp chi người, nên thân thường đói khát, thịt trong thân tiêu mòn hết do nhỏi rút, chỉ mong nhờ nghe chư tăng thuyết pháp mà mạng được tồn tại. (8) Thực Thúy Quỳ (食水 鬼, quý ăn nước), do vì bán rượu nhạt như nước để lừa người ngu, chẳng giữ gìn trai giới; nên thường bị quả báo bệnh khô nhát. (9) Hy Vọng Quý (希望鬼, quý hy vọng), do vì tranh đấu giá cả mua bán, lừa dối lấy vật của người khác, nên thường bị bệnh đói khát, luôn trông mong có cúng tế các vong linh đã khuất để được hưởng. (10) Thực Thóa Quỷ (食唾鬼, quỷ ăn đồ khạc nhổ), do vì lấy thức ăn không trong sạch lừa gạt người xuất gia; nên thân thường đói khát, hay bị nấu đốt, cầu mong người khác khạt nhổ ra và ăn những đồ bất tịnh. (11) Thực Man Quỷ (食髮鬼, quỳ ăn tràng hoa), do vì đời trước trộm cắp tràng hoa của Phật để tự làm đẹp cho mình; nếu người gặp việc lấy tràng hoa cúng tế, nhờ vậy mà được hưởng. (12) Thực Huyết Quỷ (食血鬼, quỷ ăn máu), do vì sát sanh để ăn uống máu tanh mà không cho vợ con; nên bị thân quỷ này; nhờ có cúng tế thoa máu huyết mới được thọ hưởng. (13) Thực Nhục Quỷ (食肉鬼, quỷ ăn thịt), do vì lấy thịt thân thể chúng sanh, cắt từng miếng nhỏ đem cân, mua bán dối trá; nên phải chịu quả báo này, nhiều lần dối trá, xấu xa, người khác nhìn thấy ghê tởm. (14) Thực Hương Quý (食香鬼, quỷ ăn nhang), do vì bán loại nhang xấu, lại lấy giá mắc; nên chịu quả báo chỉ ăn khói nhang, sau cùng bị bần cùng, khốn khổ. (15) Tật Hành Quỷ (疾行鬼, quỷ chạy nhanh), nếu có người phá giới mà vẫn mặc tăng phục, lừa gạt lấy tài của người khác để hứa giúp bệnh nhân, cuối cùng chẳng làm, đem tự dùng cho mình; nên bị quả báo này, thường ăn đồ bất tịnh, tự đốt cháy thân mình. (16) Tứ Tiện Quỷ (伺便鬼,quỷ dòm rình đại tiểu tiện), do vì mưu mô, lường gạt lấy tài vật người khác mà không chịu tu tập phước nghiệp, mới chịu quả báo này; lông trên thân thường phát ra lửa, ăn khí lực bất tịnh của người để tồn tại. (17) Hắc Ám Quỷ (黑闇鬼, quỷ tối đen), do dùng phương pháp gian xảo để lấy tài của, làm cho người khác phải bị giam cầm trong ngục tù, mắt không trông thấy, thường cất tiếng đau thương; nên bị đọa vào chỗ tối tăm, có rắn độc cùng khắp. (18) Đại Lực Quỷ (大力鬼, quỷ có sức mạnh lớn), do trộm cắp vật của người khác, đem cho bạn ác mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, dù có sức mạnh thần thông, nhưng lại bị nhiều khổ não. (19) Xí Nhiên Quỷ (熾然鬼, quy bốc cháy), do vì phá thành, cướp giựt, giết hại bá tánh; nên chịu quả báo này, than khóc kêu gào, khắp thân lửa bốc cháy; sau được làm người thì thường bị cướp giựt. (20) Tứ Anh Nhi Tiện Quỷ (伺嬰兒便鬼,quỷ rình con nít đại tiểu tiện), do vì giết con nít, tâm sanh giận dữ, nên chịu quả báo này, thường rình dòm người đại tiểu tiện, có thể hại trẻ nít nhỏ. (21) Dục Sắc Quỷ (欲色鬼,quỷ ham sắc dục), do vì thích dâm dục, có được của cải mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, thường du hành trong cõi người, cùng người giao du, giả làm yêu quái để cầu cúng tế được hưởng. (22) Hải Chử Quý (海渚鬼, quỷ cồn biển), do khi đi ngoài đồng trống thấy người bịnh khổ, lường gạt lấy của người; nên sanh nơi cồn biển, chịu khổ nóng lạnh, gấp hơn mười lần người. (23) Diêm La Vương Chấp Trượng Quỷ (閻羅王執杖鬼,quỷ cầm gậy cho vua Diêm La), do vì đời trước gần gủi quốc vương, đại thần chuyên làm việc hung ác; nên bị quả báo này, bị vua Diêm La sai khiến, làm quỷ cầm gậy. (24) Thực Tiểu Nhi Quỷ (食小兒鬼, quỷ ăn thịt con nít), do vì dùng chú thuật để lường gạt, lấy tài sản của người, giết hại heo, dê, sau khi chết bị đọa vào địa ngục, thọ quả báo này, thường ăn thịt con nít. (25) Thực Nhân Tỉnh Khí Quỷ (食人精氣鬼, quỷ ăn tỉnh khí người), do vì dối trá bạn thân, bảo rằng ta vì bảo hộ cho ngươi, khiến người dũng mãnh xông trận mà chết, cuối cùng lại chẳng cứu hộ; nên chịu quả báo này. (26) La Sát Quý (羅 刹鬼, quỷ la sát), do vì đời trước giết hại sinh mạng để làm tiệc đại hội; nên bị quả báo đói khát, lửa đốt cháy. (27) Hỏa Thiêu Thực Quỷ (火燒食鬼,quý ăn lửa cháy), do vì tâm keo kiệt, ganh tỵ, che giấu, ưa ăn vật thực của chúng tăng, trước đọa vào địa ngục, rồi từ địa ngục ra, chịu quả báo làm con quỷ thân hình đốt cháy trong lò lửa. (28) Bất Tịnh Hạng Mạch Quỷ (不淨巷陌鬼,quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẽm bờ ruộng), do vì đem đồ ăn bất tịnh cúng cho người tu hành Phạm hạnh, nên đọa làm quả báo như vậy, thường ăn đồ nhơ nhớp. (29) Thực Phong Quỷ (食風鬼, quỷ ăn gió), do vì thấy người xuất gia đến khất thực, hứa mà không bố thí thức ăn; nên chịu quả báo này, thường bị bịnh đói khát, như cái khổ trong địa ngục. (30) Thực Thán Quỷ (食炭鬼, quỷ ăn than), do làm chủ ngục hình, cấm không cho tội nhân ăn uống; nên chịu quả báo này, thường ăn than lửa. (31) Thực Độc Quỷ (食毒鬼, quỷ ăn chất độc), do vì lấy thức ăn độc làm cho người khác mất mạng, nên đọa xuống địa ngục, sau đó trở ra làm quỷ, thường chịu đói khát, ăn lửa độc, làm cho đốt cháy thân hình. (32) Khoáng Dã Quỷ (曠野鬼, quỷ đồng ruộng), do vì nơi đồng trống có ao hồ được đào lên để cấp nước cho người đi đường, có người thốt lời độc ác quyết phá, khiến cho mọi người chịu khát; nên bị quả báo như vậy, thường bị bịnh đói khát, lửa đốt cháy thân. (33) Trùng Gian Thực Hôi Thổ Quỷ (塚間食灰土鬼, quỷ ăn đất tro giữa gò mã), do vì trộm lấy bông hoa cúng Phật đem bán lấy tiền kiếm sống; nên chịu quả báo này, thường ăn tro nóng nơi chỗ thiêu thây người chết. (34) Thọ Hạ Trú Quỷ (樹下住鬼, quỷ sống dưới gốc cây), do vì thấy người trồng cây để đem bóng mát cho mọi người, nhưng lại ác tâm chặt gãy cây đó, lấy làm đồ dùng cho mình; nên đọa làm quỷ trong cây, thường phải chịu nóng lạnh bức bách. (35) Giao Đạo Quỷ (交道鬼, quỷ nơi đường gia thông), do trộm cắp lương thực của người đi đường, vì ác nghiệp đó, thường bị cưa sắt cắt thân; nhờ có cúng tế nơi đường giao nhau, lấy thức ăn đó mà tự nuôi sống. (36) Ma La Thân Quỷ (魔羅身鬼, quỷ thân Ma La), do vì làm việc tà đạo, không tin chánh pháp, nên đọa làm thân quỷ này, hay phá hoại thiện pháp của người.
  7. Cô hồn (孤魂): những vong hồn cô quạnh, sống lây lất đây đó, không nơi nương tựa, không ai thờ tự. Trong Đạo Giáo cũng như Phật Giáo thường tiến hành nghi thức cúng cho các âm lính cô hồn để cho họ có thức ăn uống và nhờ nghe câu kính, tiếng kệ mà được siêu độ, thoát khỏi cảnh khổ sống không nơi nương tựa như vậy. Theo Linh Bảo Lãnh Giáo Tế Độ Kim Thư (靈寶領教濟度金書) của Đạo Giáo, nghỉ thức này được gọi là Ngọc Sơn Tịnh Cúng (玉山淨供),Cam Lồ Tịnh Cúng (甘露淨供), Tế Luyện (祭煉), hay tên gọi phổ biến nhất là Phóng Diệm Khẩu (放焰口). Trong Lịch Thế Chơn Tiên Thể Đạo Thông Giám (歷世真仙體 道通鑒) quyền 23 có dạy rằng: “Mỗi ư Tam Nguyên Bát Tiết, cát nhật lương tiêu, phổ triệu thập phương chư đại Địa Ngục, cùng hồn trệ phách, lai nghệ đàn tiền, câu thọ Tế Luyện, kỳ thừa phù lục, các toại siêu sanh (每於三元八節、吉日良 宵、普召十方諸大地獄、窮魂滞魄、來詣壇前、俱受祭煉、祇承符籙、各 逐超生, Vào mỗi dịp Tam Nguyên, tám tiết, ngày tốt đêm lành, mời khắp mười phương các Địa Ngục lớn, hồn cùng đường, phách lang thang, đến tập trung trước đàn, đều thọ lễ Tế Luyện, mong thừa phù phép, thảy được siêu sanh).” Trong Phật Giáo, lễ nghỉ này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Phật tử. Tùy theo nghỉ lễ tiến hành đơn giản hay long trọng, tên gọi có khác nhau như Cúng Cháo, Cúng Cô Hồn, Cúng Thí Thực, Chẩn Tế Cô Hồn, Phóng Diệm Khẩu, Thí Ngạ Quỷ, v.v… Trong bài Chúng Sanh Thập Loại Tế Văn (眾生十類祭文,Văn Tế Mười Loại Chúng Sanh) của Nguyễn Du (阮 攸, 1765-1820) có đoạn rằng: “Trong trường dạ tối tăm trời đất, có khôn thiêng phảng phất U Minh, thương thay thập loại chúng sinh, hồn đơn phách chiếc linh đình quê người, hương lửa đã không nơi nương tựa, hồn mồ côi lần lữa đêm đen, còn chỉ ai khả ai hèn, còn chỉ mà nói kẻ hiền người ngu…”
  8. Mông Sơn (蒙山): tên gọi của một ngọn núi hiện nằm tại Huyện Danh Sơn (名山 縣), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), Trung Quốc. Dưới thời nhà Tống có vị tăng người Thiên Trúc (Ấn Độ) tên Bất Động Thượng Sư (不動上師), người đời thường gọi là Cam Lồ Đại Sư (甘露大師) hay Kim Cang Thượng Sư(金剛上師), tinh thông các học vấn của Hiển Giáo cũng như Mật Giáo, đầu tiên đến nước Tây Hạ (西夏), dừng chân trú tại Hộ Quốc Tự (護國寺), chuyên dịch các kinh điển Mật Giáo. Sau ông chuyển đến Mông Sơn này, dịch lại bản Du Già Thí Thực Nghỉ Quỹ (瑜 伽施食儀軌) của Kim Cang Trí (金剛智), lấy tên là Du Già Diệm Khẩu (瑜伽焰 □), hay còn gọi là Tiểu Thí Thực Pháp (小施食法), Cam Lồ Pháp (甘露法), hay Mông Sơn Thí Thực Pháp (蒙山施食法). Đây là nghi thức tụng niệm và hành trì không thể thiếu được trong nhà Phật. Đến thời cận đại này có Hưng Từ Đại Sư (興 慈大師) của Thiên Thai Tông chủ xướng pháp môn Mông Sơn Thí Thực, thêm vào thập phương pháp giới và Lục Đạo chúng sanh, nên có tên gọi là Đại Mông Sơn Thí Thực (大蒙山施食). Ảnh hưởng tinh thần đó, sau này, Mông Sơn Đức Dj (蒙山德異,1231-?), vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Minh, có viết cuốn Mông Sơn Hòa Thượng Lục Đạo Phổ Thuyết (蒙山和尚六道普說). Thông thường, trong thời khóa công phu chiều của Thiền môn Việt Nam có phần Mông Sơn Thí Thực Văn (蒙山施食文) cũng phát xuất từ đây. Truyền thống cúng thí thực âm linh cô hồn cũng rất thịnh hành tại Việt Nam từ xưa cho đến nay; cho nên có một số văn bản khoa nghi được dùng cho nghi thức chẩn tế như Trung Khoa Du Già Tập Yếu (中科瑜伽集要) và các tác phẩm mang tính văn học như Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn (十界孤魂國 語文) của vua Lê Thánh Tông (tại vị 1460-1497), Chúng Sanh Thập Loại Tế Văn (眾生十類祭文, Văn Tế Mười Loại Chúng Sanh) của thi hào Nguyễn Du (阮 攸,1765-1820), v.v…
  9. A Nan Đà (s, p: Ananda, 阿難陀): gọi tắt là A Nan (阿難), ý dịch là Khánh Hỷ (慶 喜), Vô Nhiễm (無染), con trai của cương tộc Sĩ Cam Lộ Phạn (s: Amrtodana, ± 甘露飯, còn gọi là Bạch Phạn Vương [白飯王]) thuộc dòng họ Thích Ca (s: Šākya, p: Sakya, 釋迦), anh em với Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多). Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thế Tôn trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu,迦毘羅衛), khi ngài trú tại Vườn Xoài (s: Amrapali-vana, p: Ambapāli-vana, 菴婆波梨園, tức Am Bà Ba Lợi Viên), Tôn giả A Nan đã cùng với các vương tử thuộc dòng họ Thích Ca và người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) đến xin xuất gia theo Phật. Từ đó trở đi, Tôn giả thường hầu hạ bên đức Thích Tôn, phần nhiều nghe được những lời dạy của ngài, nên được gọi là Đa Văn Đệ Nhất (多聞第一, nghe nhiều số một). Khi dưỡng mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpati Gautamī, s: Mahāpajāpati Gotami, 摩訶波闍波提)cầu xin xuất gia nhưng không được phép, chính Tôn giả đã đích thân xin Phật và sau khi được phép thì Tôn giả là người đã tận lực sáng lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Vào tháng thứ 2 sau khi Phật diệt độ, khi cuộc kết tập lần đầu tiên được tiến hành tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parna-guhā, 七葉 窟) ngoài thành Vương Xá (s: Rājagrha, p: Rājagaha, 王舍城), Tôn giả đã cùng tham dự với 499 vị đệ tử đã chứng quả A La Hán của đức Phật. Khi đức Phật diệt độ, tương lai giáo đoàn được phó thác lại cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), sau đó A Nan được Ca Diếp truyền trao giáo pháp cho và trở thành vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Tây Thiên. Theo các tài liệu như Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh (救拔焰口餓鬼陀羅尼經, Taishō 1313), Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú Kinh (救面燃餓鬼陀羅尼 神呪經,Taishō 1314), Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Nghi Quỹ Kinh (瑜伽集要救阿難陀羅尼焰口儀軌經,Taisho 1318), Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Khởi Giáo A Nan Đà Duyên Do (瑜伽集要焰口施食起教 阿難陀緣由, Taisho 1319), có dẫn về nguồn gốc cúng thí thực ngạ quỷ, âm linh cô hồn. Câu chuyện kể rằng có một đêm nọ trong khi đang hành Thiền định quán chiếu những lời dạy của Đức Phật, vào canh ba tôn giả A Nan chợt nhìn thấy một con quỷ đỏ thật hung tợn tên là Diệm Khẩu (s: Ulkā-mukha, 焰口) có thân hình gầy ốm, miệng rực cháy lửa và cổ họng của nó nhỏ như cây kim. Con quỳ ấy đến trước mặt tôn giả thưa rằng ba ngày sau mạng của tôn giả sẽ hết và sanh vào thế giới ngạ quỷ (ma đói). Nghe vậy, tôn giả A Nan vô cùng ngạc nhiên và lấy làm sợ hãi, bèn hỏi con quỷ kia xem có cách nào thoát khỏi tai họa ấy không. Con quý trả lời rằng: “Vào sáng ngày mai nếu tôn giả có thể cúng dường thức ăn và nước uống cho trăm ngàn ức chúng ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng, cho vô số đạo sĩ Bà La Môn, cho chư thiên và các vị thần cai quản việc làm của con người, cho quá cố các vong linh, dùng cái hộc của nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲 Bè) để cúng dường cho họ 49 hộc thức ăn và nước uống, và vì họ mà cúng dường cho Tam Bảo, như vậy tôn giả sẽ được tăng thêm tuổi thọ, cùng lúc đó sẽ làm cho chúng tôi thoát khỏi cảnh khổ đau của ngạ quỷ và sanh lên cõi trời.” Trên cơ sở của nguồn gốc này, nghi lễ cúng thí thực cho âm linh cô hồn ngạ quỷ ra đời cho đến ngày nay.
  10. Diện Nhiên (面燃、面然): còn gọi là Tiêu Diện Đại Sĩ (焦面大士), Tiêu Diện Đại Quỷ Vương (焦面大鬼王), vua của loài ngạ quỷ có khuôn mặt đỏ, hay khuôn mặt bốc cháy. Ngài còn có tên gọi khác là Diệm Khẩu Quỷ Vương (焰口鬼王), có thân hình gầy ốm, miệng luôn bốc cháy lửa và cổ họng nhỏ như cây kim, do vì đời trước tham lam, keo kiệt, bỏn xẻn nên bị quả báo như vậy. Vị quỷ vương này thống lãnh tất cả chúng ngạ quỷ và người ta cho đó là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh của Nguyễn Du có đoạn rằng: “Nhờ đức Phật thần thông quảng đại, chuyển pháp luân tam giới thập phương, nhơn nhơn Tiêu Diễn (Tiêu Diện) Đại Vương, linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.”
  11. Diêm Ma (閻魔): Trong cổ đại Trung Quốc vốn không có quan niệm về Diêm Ma hay Diêm Vương (閻王), nhưng sau khi Phật Giáo du nhập vào đất nước này, Diêm Vương được xem như là vị chủ thần của Địa Ngục và tín ngưỡng này bắt đầu lưu hành. Từ Diêm Ma, nguyên ngữ Sanskrit là Yama, âm dịch là Diêm Ma La Xã (閻魔羅社), Diễm Ma La Xà (琰摩羅闍), Diêm La (閻羅), Viêm Ma (炎摩), Diệm Ma (焰摩), Diễm Ma (琰魔), Diêm Ma La (閻摩羅); ý dịch có nhiều nghĩa khác nhau như trói buộc (trói tội nhân), song thể (nơi thế gian thường chịu hai loại quả bảo vui và khổ), vua bình đẳng (trừng phạt tội một cách bình đẳng), dứa trừ tội ác, ngăn chận tranh giành và chấm dứt tội ác. Tất cả những ý nghĩa trên đều nói lên trách nhiệm của vua Diêm Ma dưới Minh Phủ nhằm giám thị tội của chúng sanh và làm cho phải khiếp sợ khi làm điều ác. Theo thần thoại cổ đại Ấn Độ, Yama-vị thần của chánh pháp cùng với Yamĩ là thần song sinh, là người chết đầu tiên của nhân loại; vì vậy sau này họ được xem như là tử thần và thống quản âm giới. Sau khi Phật Giáo có mặt tại Ấn Độ, vua Diêm Ma được xem như là chủ của cõi Ngạ Quỷ, vua quản lý thế giới Địa Ngục, thân của ác nghiệp chiêu cảm, hay hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩), v.v… Trong Mật Giáo, vua Diêm Ma là một trong 12 vị trời của Ngoại Kim Cang Bộ thuộc Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼荼羅), là vị thần của Ngoại Kim Cang Bộ thuộc Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼荼羅). Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Bao Chủng (包拯, tức Bao Thanh Thiên [包青天]) là hóa thân của Diêm Vương. Sau khi qua đời, ông hóa thành Diêm La Vương, tiếp tục thẩm lý các vụ án dưới Âm Phủ. Có thuyết cho rằng ban ngày ông xét án trên dương gian, đến tối thì xử tội dưới Địa Ngục. Con người sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được dẫn đến cho Bao Chửng thẩm phán; nếu quả thật người đó bị hảm hại, hàm oan, ông sẽ trả về dương gian cho sống lại. Nếu có tội thật sự thì sẽ bị tống vào Địa Ngục chịu hình phạt. Tương truyền Tứ Đại Diêm Vương (四大閻王) là Bao Chửng, Hàn Cầm Hổ (韓擒虎), Phạm Trọng Yêm (范仲淹) và Khẩu Chuẩn (寇準). Có một vài tục ngữ liên quan đến Diêm Vương như “Diêm Vương bất tại gia, nghiệp quý do tha náo (閻王不在家、業鬼由他鬧,Diêm Vương không ở nhà, quỷ con gây náo loạn)”, có nghĩa là khi người chủ vắng mặt thì người cấp dưới lợi dụng cơ hội làm náo loạn; “Diêm Vương hảo kiến, tiểu quỷ nan đương (閻王好見、小鬼難當, Diêm Vương dễ thấy, quỷ con khó gặp)” hay “Diêm Vương phán nhĩ tam canh tử, bất đắc lưu nhân đáo ngũ canh (閻王判你三更死、不得留人到五更, Diêm Vương phán ngươi canh ba chết, chẳng được giữ người đến canh năm)”, v.v…
  12. Diêm Ma Thập Điện (閻魔十殿): còn gọi là Diêm Vương Thập Điện (閻王十 殿), Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王), Thập Điện Minh Vương (十殿冥王), Thập Điện Từ Vương (十殿慈王). Nguyên lai chỉ có một vị Diêm Vương, nhưng sau Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, tín ngưỡng về Diêm Vương có ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở đây, trải qua nhiều diễn biến, Hán hóa sắc thái và cuối cùng quan niệm này trở thành Thập Điện Diêm Vương. Kinh điển ban đầu của Phật Giáo không có đề cập đến Thập Điện Diêm Vương. Tỷ dụ như theo Cấm Độ Tam Muội Kinh (禁度三昧經), Diêm Vương chỉ quản hạ 5 vị quan, gồm: Tiên Quan (鮮官) chuyên ngăn cấm sát sanh, Thủy Quan (水官) chuyên ngăn cấm trộm cắp, Thiết Quan (鐵官) chuyên ngăn cấm tà dâm, Thổ Quan (土官) chuyên ngăn cấm nói lời hai lưỡi và Thiên Quan (天官) cấm việc uống rượu. Hơn nữa, trong Phật Tổ Thống Kỷ(佛祖統紀) quyền 33, bộ sử truyện nổi tiếng của Phật Giáo Trung Quốc, có ghi rằng: “Trên đời truyền tụng rằng Hòa Thượng Đạo Minh (道明和尚) nhà Đường thần du xuống Địa Phủ, thấy có 15 hạng người thuộc hạ (của Diêm Vương), từ đó lưu truyền trên thế gian.” Như vậy, thuộc hạ của Diêm Vương đã biến thành 15 người. Danh hiệu của Thập Điện Diêm Vương xuất hiện đầu tiên trong Dự Tu Thập Ngũ Sanh Thất Kinh (預修十 五生七經), Diêm Vương Kinh (閻王經), v.v… Căn cứ Ngọc Lịch Bảo Sao (玉曆 寶鈔), kỳ thư khuyến thiện trừng ác do Đạm Si (淡癡) nhà Tống trước thuật, 10 ngôi điện do Linh Bảo Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (靈寶十方救苦天尊) hóa thành, được 10 vị Diêm Ma (s: Yama, 閻魔) cai quản, gồm: (1) Tần Quảng Vương (秦廣王, Qín-guàng, hay Tần Quảng Vương Tương [秦廣王蔣]), còn gọi là Thái Tổ Diệu Quảng Chơn Quân (泰素妙廣眞君), cai quản ngôi điện thứ nhất, do Đông Phương Thiên Tôn (東方天尊) hóa thành, sống ở Huyền Minh Cung (玄 冥宮), chịu trách nhiệm trông coi về sanh tử của con người và quản lý toàn bộ việc hung của cõi U Minh, ngày sinh của ông là mồng 2 tháng 2 âm lịch. Quý Phán Quan của cõi này sống ngoài tảng đá Óc Tiêu (沃集[礁]) trong biển lớn. Hướng chánh Tây của điện này là con đường tối om dẫn đến Huỳnh Tuyền (黃泉); nêu người làm ác thì sau khi chết sẽ bị nhập vào đài cao bên phải của điện này tên là Nghiệt Kính Đài (孽鏡台); đài cao 1 trượng, treo hướng về phía Đông, phía trên có 7 chữ lớn “Nghiệt Kính Đài tiền vô hảo nhân (孽鏡台前無好人, Trước Nghiệt Kính Đài không người tốt)”. Sau khi được chiếu soi ở Nghiệt Kính Đài xong, tội nhân sẽ được phê giải xuống ngôi điện thứ hai để chịu ngục hình thọ khổ tùy theo tội nặng hay nhẹ. (2) Sở Giang Vương (楚江王, Chủ-jiāng, hay Sở Giang Vương Lệ [楚江王厲]), còn gọi là Âm Đức Định Hưu Chơn Quân (陰德定休眞君), cai quản ngôi điện thứ hai, do Nam Phương Thiên Tôn (南方天尊) hóa thành, sống tại Phổ Minh Cung (普明宮) dưới đáy biển sâu, chịu trách nhiệm trông coi Hoạt Đại Địa Ngục (活大地獄, Địa Ngục sống lâu), Hàn Băng Địa Ngục (寒冰地獄, Địa Ngục băng lạnh) và Bác Y Đình (剥衣亭, nhà cởi áo) và 16 Địa Ngục bên dưới như Hắc Vân Sa (黑雲沙), Phần Niệu Nê (糞尿泥), Ngũ Xoa (五叉), Cơ Nga (飢餓), Khát (渴), Nùng Huyết (膿血), Đồng Phủ (銅斧), Đa Đồng Phù (多 銅斧), Thiết Khải (鐵鎧), ULượng (幽量), Kê (雞), Hôi Hà (灰河), Chước Tiệt (斫截), Kiếm Diệp (劍葉), Hồ Lang (狐狼), Hàn Băng (寒冰). Ngày sinh của ông là mồng 3 tháng 3 âm lịch. (3) Tống Đế Vương (宋帝王, Sòng-di, hay Tống Đế Vương Dư [宋帝王餘]), còn gọi là Động Minh Phổ Tĩnh Chơn Quân (洞明普靜 眞君), cai quản ngôi điện thứ ba, do Tây Phương Thiên Tôn (西方天尊) hóa thành, sống ở Trụ Tuyệt Cung (紂絕宮), chịu trách nhiệm trông coi Hắc Thẳng Địa Ngục (s: Kālasūtra-naraka,黑繩地獄, Địa Ngục có sợi dây thừng đen). Những ai bị kiện tụng, không vâng lời các bậc trưởng thượng, không thương mạng dân, sĩ thứ thấy lợi mà quên nghĩa, chồng bất nghĩa, vợ không thuận, từng thọ ân huệ mà phụ bạc, nô bộc phản gia chủ, hay phạm tội vượt ngục, trốn quân dịch, v.v…, sau khi chết sẽ bị đọa vào Địa Ngục này. Ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 2 âm lịch; (4) Ngũ Quan Vương (五官王, Wũ-guān, hay Ngũ Quan Vương Lữ [五官王呂]), còn gọi là Huyền Đức Ngũ Linh Chơn Quân (玄德五靈真君), cai quản ngôi điện thứ tư, do Bắc Phương Thiên Tôn (北方天尊) hóa thành, sống ở Thái Hòa Cung (太和宮), chịu trách nhiệm trông coi Hợp Đại Địa Ngục (s: Sangata-naraka,合大地獄,Địa Ngục hợp lại thành to lớn) và Huyết Trì Địa Ngục (血池地獄, Địa Ngục có hồ máu) cùng với 16 Địa Ngục nhỏ như Trì (泡), Mâu Liên Trúc Thiêm (登鏈竹籤), Phí Thang Kiêu Thủ (沸湯澆手), Chưởng Bạn Luu Dịch (掌畔流液), Đoạn Cân Dịch Cốt (斷筋剔骨), Yên Kiên Loát Bì (堰肩), Tòa Phu (鎖膚), Tồn Phong (蹲峰), Thiết Y (鐵衣), Mộc Thạch Thổ Ngõa (木石 土瓦), Kiếm Nhãn (劍眼), Phi Hôi Tắc Khẩu (飛灰塞口), Quán Dược (灌藥), Du Hoạt Điệt (油滑跌),Thích Chùy (剌嘴), Toái Thạch Mai Thân (碎石埋身). Những ai thưởng hay lừa dối sẽ bị đọa xuống Địa Ngục này; ngày sinh của ông là 18 tháng 2 âm lịch. (5) Diêm Ma Vương (閻魔王, Yama-rāja, Yán-mó, còn gọi là Diêm La Vương [閻羅王], Diêm Ma Vương Thiên Tử Bao [閻魔王天子包]), còn gọi là Tối Thánh Diệu Linh Chơn Quân (最聖耀靈真君), cai quản ngôi điện thứ năm, nguyên trước kia trông coi ngôi điện thứ nhất, nhưng vì đồng tình với tội nhân ở đó, nên bị chuyển xuống đây, do Đông Bắc Phương Thiên Tôn (東北方天 尊) hóa thành, sống ở Củ Luân Cung (糾倫宮), chịu trách nhiệm trông coi Khiếu Hoán Địa Ngục (s: Raurava-naraka, 叫喚地獄, Địa Ngục la hét) và 16 Địa Ngục nhỏ khác; ngày sinh của ông là mồng 8 tháng Giêng âm lịch. (6) Biện Thành Vương (卞城王, Biàn-chéng, hay Biện Thành Vương Tất [卞城王畢]), còn gọi là Bảo Túc Chiêu Thành Chơn Quân (寶肅昭成真君), cai quản ngôi điện thứ sáu, do Đông Nam Phương Thiên Tôn (東南方天尊) hóa thành, sống ở Minh Thần Cung(明晨宮), chịu trách nhiệm trông coi Đại Khiếu Hoán Địa Ngục (s: Mahāraurava-naraka,大叫喚地獄, Địa Ngục la hét lớn) và Uổng Tử Thành (枉 死城, thành chết oan uổng) cũng như 16 Địa Ngục nhỏ khác như Thường Quy Thiết Sa (常跪鐵砂), Thi Nê Tẩm Thân (屎泥浸身), Ma Tôi Lưu Huyết (磨摧流 血), Kiềm Chùy (鉗嘴), Cát Thận Thử Giảo (割腎鼠咬), Cức Cương Hoàng Toản (棘綱蝗鑽), Đối Đảo Nhục Tương (確搗肉漿), Liệt Bì Kỵ Lôi (裂皮暨插), Hàm Hỏa Bế Hầu (銜火閉喉), Tang Hỏa Hồng(桑火烘), Phấn Ô (糞污), Ngưu Điêu Mã Táo (牛雕馬躁), Phi Khiếu (緋竅), Đầu Thoát Xác (頭脫殼), Yêu Trám (腰 斬), Bác Bì Tuyên Thảo (剝皮揎草). Những ai đã từng chửi mắng trời và hướng về phương Bắc mà tiểu tiện sẽ bị đọa xuống nơi này; ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 3 âm lịch. (7) Thái Sơn Vương (泰山王, Tài-shãn, hay Thái Sơn Vương Đổng [泰山王董]), còn gọi là Thái Sơn Huyền Diệu Chơn Quân (泰山玄妙眞君), cai quản ngôi điện thứ bảy, do Tây Nam Phương Thiên Tôn (西南方天尊) hóa thành, sống ở Thần Hoa Cung (神華宮), chịu trách nhiệm trông coi Nhiệt Não Địa Ngục (s: Tapana-naraka,熱惱地獄, Địa Ngục đau khổ vì nóng) và 16 Địa Ngục nhỏ khác như Tuất Tự Thôn (卹自吞), Liệt Hung (冽胸), Địch Thối Hỏa Bức (笛 腿火逼), Quyền Kháng Phát (權抗發), Khuyển Giảo Hĩnh Cốt (犬咬脛骨), Úc Thống Khốc Cẩu (燠痛哭狗), Tắc Đảnh Khai Ngạch (則頂開額), Đảnh Thạch Tồn Thân (頂石蹲身), Đoan Bảo Thượng Hạ Trác Giảo (端鴇上下啄咬), Vụ Bì Tru Tha (務皮豬拖), Điếu Giáp Túc (吊甲足), Bạt Thiệt Xuyên Tai (拔舌穿腮), Trừu Tràng (抽腸), Loa Đạp Miêu Tước (騾踏貓嚼), Lạc Thủ Chi (烙手指), Du Phủ Cổn Phanh (油釜滾烹). Những ai chế thuốc từ xương người chết và xa lánh người thân sẽ bị đọa xuống nơi này; ngày sinh của ông là 27 tháng 3 âm lịch. (8) Đô Thị Vương (都市王, Dōu-shi, hay Đô Chủ Vương Hoàng [都主王黃]), còn gọi là Phi Ma Diễn Hóa Chơn Quân (飛魔演化真君), cai quản ngôi điện thứ tám, do Thượng Phương Thiên Tôn (上方天尊) hóa thành, sống ở Bích Chơn Cung (碧真宮), chịu trách nhiệm trông coi Đại Nhiệt Não Địa Ngục (s: Mahātapana- naraka, 大熱惱地獄, Địa Ngục đau khổ vì nóng lớn) và 16 Địa Ngục nhỏ như Xa Băng (車崩), Muộn Oa (悶鍋), Toái Quả (碎剛), Khổng Tiểu (孔小), Tiễn Chu (翦朱), Thường Thanh (常圓), Đoạn Chi (斷肢), Chích Tủy (炙髓), Ba Tràng (爬腸), Phần (焚), Khai Sanh (開膛), Quả Hung (剛胸), Phá Đảnh Khiêu Xi (破 頂撬齒), Cát (割), Cương Xoa (鋼叉). Ngày sinh của ông là mồng 1 tháng 4 âm lịch. (9) Bình Đằng Vương (平等王, Píng-děng, hay Đối Đằng Vương Lục [對等 王陸]), còn gọi là Vô Thượng Chánh Độ Chơn Quân (無上正度眞君), cai quản ngôi điện thứ chín, do Tây Bắc Phương Thiên Tôn (西北方天尊) hóa thành, sống ở Thất Phi Cung (七非宮), chịu trách nhiệm trông coi A Tỷ Địa Ngục (s: Avici naraka, 阿鼻地獄, tức Địa Ngục Vô Gián) và 16 Địa Ngục nhỏ khác như Sao Cốt Chước Thân (敲骨灼身), Trừu Cân Lôi Cốt (抽筋擂骨), Nha Thực Tâm Can ( 食心肝), Cẩu Thực Tràng Phế (狗食脂肪), Thân Tiễn Nhiệt Du (身覆熱油), Não Cô Bạt Thiệt Bạt Xi (腦箍拔舌拔齒), Thủ Não Điền (取腦填), Chưng Đầu Quát Não (蒸頭刮腦), Dương Súc Thành Diêm (羊搞成鹽), Mộc Giáp Đảnh (木夾頂), Ma Tâm (磨心), Phí Thang Lâm Thân (沸湯淋身), Hoàng Phong (黃蜂), Hiết Câu (蠍鉤), Nghĩ Chú Ngao Dam (蟻蛀熬眈), Từ Xích Độc Xà Toản (紫赤毒蛇 鑽). Ngày sinh của ông là mồng 8 tháng 4 âm lịch. (10) Chuyển Luân Vương ( 輪王, Zhuàn-lún, hay Chuyển Luân Vương Tiết [轉輪王薛]), còn gọi là Ngũ Linh Uy Đức Chơn Quân (五靈威德真君), cai quản ngôi điện thứ mười, do Hạ Phương Thiên Tôn (下方天尊) hóa thành, sống ở Túc Anh Cung (蕭英宮), chuyên trông coi xét xử thông qua những báo cáo của các ngôi điện trên; ngày sinh của ông là 17 tháng 4 âm lịch. Từ cuối thời nhà Đường trở đi, tín ngưỡng Thập Điện Diêm Vương trở nên thịnh hành. Thông thường, trong Miếu Thành Hoàng ở các địa phương có thiết lập Diêm Vương Điện (閻王殿) để thờ Thập Điện Diêm Vương. Tại các tự viện Phật Giáo, hai bên phải trái của bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát cũng có thờ Thập Điện Diêm Vương. Tín ngưỡng Thập Điện Diêm Vương cũng được du nhập vào Việt Nam và vẫn còn lưu hành cho đến ngày hôm nay, điển hình nhất là trong các lòng văn sớ cúng cầu siêu thường có nhắc đến danh hiệu của mấy vị này.
  13. Thập Bát Địa Ngục (十八地獄): còn gọi là Thập Bát Tầng Địa Ngục (十八層地 獄), Thập Bát Trùng Địa Ngục (十八重地獄), Thập Bát Nê Lê (十八泥犁), Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, vua Diêm La (閻羅) là người đứng đầu các Địa Ngục, 18 vị thuộc hạ Phán Quan theo chủ quản 18 tầng Địa Ngục. Sau khi truyền vào nước này, Phật Giáo đã lấy tư tưởng này để dùng và giải thích về các tầng Địa Ngục. Mười Tám Tầng Địa Ngục trong Thập Bát Nê Lê Kinh (十八泥 犁地獄) do An Thế Cao (安世高) nhà Đông Hán dịch, lấy sự dài ngắn, tội hình, đẳng cấp, sự nhẹ nặng trong thời gian thọ tội để bài liệt thành. Mỗi Địa Ngục so với Địa Ngục trước tăng thêm nỗi khổ lên 20 lần, tăng tuổi thọ thêm 1 lần. Mười Tám Tầng Địa Ngục này có âm dịch Phạn văn như: Quang Tựu Cư (光就居), Cu Hư Thối Lược (居虛倅略), Tang Cư Đô (桑居都), Lâu (樓), Phòng Tốt (房卒), Thảo Ô Ti Thứ (草烏卑次), Đô Lô Nan Đán (都盧難旦), Bất Lô Bán Hô (不盧 半呼), Ô Cánh Đô (烏竟都), Nê Lô Đô (泥盧都), Ô Lược (烏略), Ô Mãn (烏滿), Ô Tạ (烏藉), Ô Hô (烏呼), Tu Kiện Cư (須健居), Mạt Đô Can Trực Hô (末都千 直呼), Khu Thông Đồ (區通途), Trần Mạc (陳莫). Chữ “tầng (M)” trong Mười Tám Tầng Địa Ngục không phải chỉ cho phương trên dưới về mặt không gian, mà đối với thời gian cũng như hình pháp vốn bất đồng, cho nên nó có ý nghĩa về mặt thời gian nhiều hơn. Tầng Địa Ngục thứ nhất lấy tuổi thọ con người 3750 năm là 1 ngày, 30 ngày là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm, tội quý chịu hình phạt ở chốn Địa Ngục này đến 1 vạn năm (tức 135 ức năm trên cõi người), Thời gian thọ hình phạt ở các tầng Địa Ngục sau thì lấy thời gian thọ hình ở địa ngục trước tăng lên gấp hai lần. Thuyết về Mười Tám Tầng Địa Ngục vốn phát xuất từ Bà La Môn Giáo của Ấn Độ ngày xưa và về sau có những thay đổi khác. Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (觀佛三昧海經) quyền 5 có nêu rõ 18 loại Địa Ngục (s: naraka, niraya, p: niraya, 地獄) nhỏ như A Tỳ Địa Ngục (阿鼻地獄), 18 Địa Ngục Lạnh (十八寒 地獄, Thập Bát Hàn Địa Ngục), 18 Địa Ngục Tối Tăm (十八黑闇地獄, Thập Bát Hắc Ám Địa Ngục), 18 Địa Ngục Nóng ít (十八小熱地獄,Thập Bát Tiểu Nhiệt Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Đao(十八刀輪地獄, Thập Bát Đao Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vòng Tròn Kiếm(十八劍輪地獄,Thập Bát Kiếm Luân Địa Ngục), 18 Địa Ngục Xe Lửa (十八火車地獄,Thập Bát Hỏa Xa Địa Ngục), 18 Địa Ngục Phân Sôi (十八沸屎地獄, Thập Bát Phí Thi Địa Ngục), 18 Địa Ngục Vạc Nước Sôi (十八鑊湯地獄,Thập Bát Hoạch Thang Địa Ngục), 18 Địa Ngục Sông Tro (十八灰河地獄, Thập Bát Hôi Hà Địa Ngục), 18 Địa Ngục Đá Nhọn (十八尖石地獄,Thập Bát Tiêm Thạch Địa Ngục), 18 Địa Ngục Hang Thép (+ 八鐵窟地獄,Thập Bát Thiết Quật Địa Ngục), 18 Địa Ngục Uống Nước Đồng (+ 八飲銅地獄, Thập Bát Âm Đồng Địa Ngục), v.v… Trong Lương Thư (梁書) có kể câu chuyện Lưu Tát Hà (劉薩河) người Hồ do bị bệnh nặng mà chết, nhưng 10 ngày sau thì sống lại và kể lại rằng đã đi qua 18 tầng Địa Ngục. Như vậy, đến thời nhà Lương, tín ngưỡng về 18 tầng Địa Ngục đã rất thịnh hành và lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Ngoài ra, tên gọi của 18 tầng Địa Ngục này có khác nhau tùy theo các thư tịch kinh điển. Theo Gián Địa Ngục Kinh (間地獄經),18 tầng Địa Ngục là Nê Lê Địa Ngục (泥犁地獄), Đao Sơn Địa Ngục (刀山地獄, Địa Ngục Núi Đao), Phí Sa Địa Ngục (沸沙地獄, Địa Ngục Cát Sôi), Phí Thi Địa Ngục (沸屎地獄, Địa Ngục Phân Sôi), Hắc Thân Địa Ngục(黑身地獄, Địa Ngục Thân Đen), Hỏa Xa Địa Ngục (火車地獄, Địa Ngục Xe Lửa), Hoạch Thang Địa Ngục (鑊湯地獄, Địa Ngục Vạc Nước Sôi), Thiết Sàng Địa Ngục (鐵床地 獄, Địa Ngục Giường Sắt), Cái Sơn Địa Ngục (蓋山地獄, Địa Ngục Vung Núi), Hàn Băng Địa Ngục (寒冰地獄, Địa Ngục Băng Lạnh), Bác Bì Địa Ngục (剝皮 地獄, Địa Ngục Lột Da), Súc Sanh Địa Ngục (畜生地獄, Địa Ngục Súc Sanh), Đao Binh Địa Ngục (刀兵地獄, Địa Ngục Đao Bình), Thiết Ma Địa Ngục (鐵磨 地獄, Địa Ngục Mài Sắt), Băng Địa Ngục (冰地獄, Địa Ngục Băng), Thiết Sách Địa Ngục (鐵册地獄, Địa Ngục Sách Sắt), Thư Trùng Địa Ngục (蛆蟲地獄, Địa Ngục Con Giòi), Dương Đồng Địa Ngục (烊銅地獄, Địa Ngục Nấu Đồng). Trong Thủy Lục Toàn Đồ (水陸全圖) có Bạt Thiệt Địa Ngục (拔舌地獄, Địa Ngục Kéo Lưỡi), Tiễn Đao Địa Ngục (剪刀地獄, Địa Ngục Dao Cắt), Thiết Thọ Địa Ngục (鐵樹地獄, Địa Ngục Cây Sắt), Nghiệt Kính Địa Ngục (孽鏡地獄, Địa Ngục Kính Yêu), Chung Lung Địa Ngục (蒸籠地獄, Địa Ngục Lồng Hơi Nóng), Đồng Trụ Địa Ngục (銅柱地獄, Địa Ngục Trụ Đồng), Dao Sơn Địa Ngục (刀山地獄, Địa Ngục Núi Đao), Băng Sơn Địa Ngục (冰山地獄, Địa Ngục Núi Băng), Du Oa Địa Ngục (油鍋地獄, Địa Ngục Nổi Dầu), Ngưu Kháng Địa Ngục (牛坑地獄。 Địa Ngục Hầm Trâu), Thạch Áp Địa Ngục (聖石地獄, Địa Ngục Đá Đè), Thung Cứu Địa Ngục (春臼地獄, Địa Ngục Cối Xay), Huyết Trì Địa Ngục (血池地獄 Địa Ngục Hồ Máu), Uổng Tử Địa Ngục (枉死地獄, Địa Ngục Chết Uống), Trách Hình Địa Ngục (磔刑地獄, Địa Ngục Phanh Thây), Hỏa Sơn Địa Ngục (火山地 獄, Địa Ngục Núi Lửa), Thạch Ma Địa Ngục (石磨地獄, Địa Ngục Mài Đá), và Đao Cử Địa Ngục (刀鋸地獄, Địa Ngục Cưa Dao). Tại thành Phong Đô Quý ( 都鬼), hai bên đại điện của Thiên Tử có chia thành Đông Địa Ngục và Tây Địa Ngục. Đông Địa Ngục gồm Ma Thôi Địa Ngục (磨推地獄, Địa Ngục Mài Kéo), Oạt Tâm Địa Ngục (挖心地獄, Địa Ngục Móc Tím), Hỏa Lạc Địa Ngục (火烙地 獄, Địa Ngục Áp Lửa), Hàn Thủy Địa Ngục (寒水地獄, Địa Ngục Nước Lạnh), Đao Sơn Địa Ngục (刀山地獄, Địa Ngục Núi Đao), Xa Liệt Địa Ngục (車裂地 狱, Địa Ngục Xe Nghiền), Thư Trùng Địa Ngục (蛆蟲地獄, Địa Ngục Con Giỏi), Bác Bì Địa Ngục (剝皮地獄, Địa Ngục Lột Da). Tây Địa Ngục có Đối Thung Địa Ngục (碓春地獄, Địa Ngục Cối Xay), Cứ Giải Địa Ngục (鋸解地獄, Địa Ngục Cưa Xé), Du Oa Địa Ngục (油鍋地獄, Địa Ngục Nồi Dầu), Bạt Thiệt Địa Ngục (拔舌地獄, Địa Ngục Kéo Lưỡi), Bố Kính Địa Ngục(補經地獄, Địa Ngục Vá Dây), Chuyển Luân Địa Ngục (轉輪地獄, Địa Ngục Chuyển Luân), Súc Sanh Địa Ngục (畜生地獄, Địa Ngục Súc Sanh) và Hoạch Thang Địa Ngục (鑊湯地獄, Địa Ngục Vạc Nước Sôi).
  14. Phán Quan (判官): (1) Tên chức quan, là vị quan lại được thiết trí dưới thời nhà Đường, để phụ tá cho Tiết Độ Sứ (節度使), Quan Sát Sứ (觀察使). (2) Tên vị quan dưới Âm Phủ, phụ tá cho Diêm Vương (閻王), quản lý hồ sơ sanh tử, còn gọi Quý Phán Quan (鬼判官), Trong Thập Điện Diêm La (十殿閻羅), ở hai bên của vua Diêm La tại mỗi điện đều có một vị Phán Quan phụ tá xử lý phiên tra công việc các vong hồn và chịu trách nhiệm thẩm tra các u hồn được dẫn đến Minh Phủ. Phán Quan có thể phân làm 4 loại: Thưởng Thiện Ty (賞善司), Phạt Ác Ty (罰惡司), Tra Sát Ty (查察司) và Thôi Phán Quan (崔判官). Ba tên đầu là chức danh, chỉ có chức cuối cùng thì thấy xuất hiện nhiều trong các thư tịch. Như trong Tây Du Ký (西遊記) cũng như truyền thuyết của các địa phương thường hay có tên vị này. Tương truyền Thôi Phán Quan tên là Giác (玨), người sống dưới thời Tùy Đường. Vào năm 633 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 7) nhà Đường, ông ra làm quan Huyện Lịnh Trường Tử (長子), Lộ Châu (潞州). Có thuyết cho rằng ông “ban ngày quản lý việc dương gian, tối xét xử các oan hồn dưới Âm Phủ, sai khiến người và quỷ, có năng lực như thần minh.” Trong dân gian có nhiều truyền thuyết về việc xử án của Thôi Giác (崔玨); trong đó có vụ án làm sáng tỏ con hổ làm thương tổn người được lưu truyền rộng rãi nhất. Truyền thuyết kể rằng nơi giáp giới phía tây nam Huyện Trường Tử và sông Thấm (xử) có một dãy núi lớn, là Điêu Hoàng Lãnh (雕黃嶺); xưa kia nơi đó thường có thú dữ xuất hiện. Một hôm, có chàng tiều phu lên núi đốn củi, không may bị con mãnh hổ ăn thịt. Người mẹ góa chồng hay tin đau lòng không muốn sống nữa, bèn lên Huyện đường kêu oan. Thôi Giác tức khắc phát lịnh bài, sai lính dịch Mạnh Hiến (孟憲) cầm điệp phù lên núi bắt cọp. Hiến lấy điệp phù ra đọc tụng trước Miếu Sơn Thần và dâng cúng trước án thần; khi ấy có một con cọp từ sau miếu lủi trốn ra. Hiến bèn dùng linh phù bắt con cọp dẫn về Huyện đường. Thôi Giác tức thì thăng đường, liệt kê tội phạm do con hổ gây ra từ trước đến nay; khi nghe mỗi tội như vậy, con hồ đều cúi đầu nhận chịu. Cuối cùng, ông phán quyết rằng: “Ăn thịt mạng người, tội không thể tha.” Con hổ nghe vậy đập đầu vào bậc cấp mà chết. Sau khi Thôi Giác qua đời, bá tánh đều lập miếu thờ ông ở khắp nơi. Tuy nhiên, cũng có thuyết nêu lên tên 4 vị phán quan có tên gọi hơi khác là: Chưởng Hình Phán Quán (掌 刑判官, coi về hình phạt), Chưởng Thiện Bộ Phán Quan (掌善簿判官, coi về hồ sơ việc thiện), Chưởng Ác Bộ Phán Quan (掌惡簿判官, coi về hồ sơ việc ác) và Chưởng Sanh Tử Bộ Phán Quan (掌生死簿判官, coi về hồ sơ sống chết); trong đó vị cuối cùng là thủ lãnh tất cả. Tương truyền vị danh thần nhà Tống là Bao Thanh Thiên (包青天) cũng đã từng làm việc dưới Âm Phủ, có tên là Trương Bảo (張保), chuyên giám sát những người vượt ngục, trông coi hồ sơ sanh tử của con người và tuyên phạt những cực hình. Hình tượng các vị Phán Quan thường được tạc có đội mũ mềm trên đầu, mang cân đai, chân mang đôi hài mũi đen, trừng con mắt sáng quắt, tay trái cầm sổ thiệc ác, tay phải cầm cây bút sanh tử. Như vậy Quỷ Phán Quan là vị Phán Quan cõi Âm Phủ vốn có trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, được liệt vào một trong 10 loại quý Ly Mị Võng Lượng (魑魅魍魎). Vì vậy, thế gian vẫn thường xưng tụng ông rằng: “Quân mạo tranh nanh, quân tâm công chánh, thanh lâm hắc tắc, duy quân sở mạng (君貌猙獰、君心公正、 青林黑塞、唯君所命, tướng người hung tợn, tâm người công chánh, rừng xanh chốn tối, chỉ người quản hạt).” Trong Tây Du Ký (西遊記) hồi thứ 11 có đoạn: “Kim tại Âm Ty, đắc thọ Phong Đô chương án Phán Quan (今在陰司、得受酆 都掌案判官, nay tại Âm Ty, được Phán Quan Phong Đô xem xét).”
  15. Cửu Huyền Thất Tổ (九玄七祖): Theo quan niệm của Trung Quốc, Cửu Huyền (九玄) là 9 đời, gồm tử (子, con), tôn (孫, cháu), tằng (曾, chắt), huyền (玄, chít), lai (來, chiu), côn (昆), nhưng (仍), vân (雲), nhĩ (耳); nghĩa là tính từ đời con trở xuống. Thất Tổ là phụ (父, cha), tổ (祖, ông), tằng (曾, cố), cao (高, cao), thái (太), huyền (玄), hiển (顯); tức là tính từ đời cha trở lên. Đặc biệt, từ thời nhà Nguyên trở đi, người cha đã qua đời được gọi là Hiển Khảo (顯考). Như vậy, trong hệ thống các đời của Cửu Huyền Thất Tổ không có sự trùng lập của đời nào cả. Trong Phước Đức Chánh Thần cao, kết duyên với tiên, qua thuyền từ, Cửu Huyền Thất Tổ mãi thơm lây).” Tuy nhiên, theo quan niệm của Việt Nam, Cửu Huyền Thất Tổ được định nghĩa khác. Cửu Huyền là 9 đời, gồm cao (高, ông cao), tằng (曾, ông sơ), tổ (祖, ông cố), khảo (, ông nội), cha, bản thân mình, con, cháu, chắt và chít, được tính từ đời ông cao trở lên. Thất Tổ (七祖) là 7 đời, gồm cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ; tính từ đời ông cao trở lên. Thế thì, theo Việt Nam, hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ có khác với Trung Quốc và có sự trùng lập ở đời ông cao. Trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông(事理融通) của Thiền Sư Hương Hải (香海,1728-1715) có hai câu thơ đề cập đến Cửu Huyền Thất Tổ như: “Thích độ nhân miễn Tam Đồ khổ, thoát Cửu Huyền Thất Tổ siêu phương (釋度人免三途苦、脫九玄七祖超 方, Phật độ người miễn Ba Đường khổ, thoát Cửu Huyền Thất Tổ siêu thăng).” Hay trong ngạn ngữ Trung Quốc vẫn có câu rằng: “Nhất tử trì trai thiên Phật hỷ, Cửu Huyền Thất Tổ tận siêu sanh (一子持齋千佛喜,九玄七祖盡超生, một con ăn chay ngàn Phật hỷ, Cửu Huyền Thất Tổ thảy siêu sanh).” Kim Kinh (福德正神金經) của Đạo Giáo có câu rằng: “Tu hành vô biên phước, lập đức lập công dương, kết tiên duyên, độ từ hàng, Cửu Huyền Thất Tổ vĩnh lưu phương (修行無邊福、立德立功揚、結仙 緣、渡慈航、九玄七祖永流芳,Tu hành vô biên phước, lập đức lập công nêu cao, kết duyên với tiên, qua thuyền từ, Cửu Huyền Thất Tổ mãi thơm lây).” Tuy nhiên, theo quan niệm của Việt Nam, Cửu Huyền Thất Tổ được định nghĩa khác. Cửu Huyền là 9 đời, gồm cao (高, ông cao), tằng (曾, ông sơ), tổ (祖, ông cố), khảo (, ông nội), cha, bản thân mình, con, cháu, chắt và chít, được tính từ đời ông cao trở lên. Thất Tổ (七祖) là 7 đời, gồm cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ; tính từ đời ông cao trở lên. Thế thì, theo Việt Nam, hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ có khác với Trung Quốc và có sự trùng lập ở đời ông cao. Trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông(事理融通) của Thiền Sư Hương Hải (香海,1728-1715) có hai câu thơ đề cập đến Cửu Huyền Thất Tổ như: “Thích độ nhân miễn Tam Đồ khổ, thoát Cửu Huyền Thất Tổ siêu phương (釋度人免三途苦、脫九玄七祖超 方, Phật độ người miễn Ba Đường khổ, thoát Cửu Huyền Thất Tổ siêu thăng).” Hay trong ngạn ngữ Trung Quốc vẫn có câu rằng: “Nhất tử trì trai thiên Phật hỷ, Cửu Huyền Thất Tổ tận siêu sanh (一子持齋千佛喜,九玄七祖盡超生, một con ăn chay ngàn Phật hỷ, Cửu Huyền Thất Tổ thảy siêu sanh).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Điệp Thỉnh Linh Phục Hồn II (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp triệu thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương thiết cúng phục hồn an vị, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai) tử ... đẳng, duy nhật hương nhiên Ngũ Phận, tăng trượng Lục Hòa, ngưỡng can Đại Giác chi tôn, chửng tế u minh chi lộ; cầu tiến vu: Phục vị cố phụ ... phủ quân chi linh cữu.

Điệp Thỉnh Linh Phục Hồn I (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương trí quan sự thành thiết cúng phúng kinh thỉnh linh an vị phục hồn chi lễ, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai) tử ... đẳng, duy nhật cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm phỉ lễ chi nghi trí thỉnh vu:

Điệp Thỉnh Linh An Vị (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp triệu thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng triệu linh an vị, báo đức thù ân, kỳ tiến vãng sanh sự. Kim cô (ai)1 tử ... đẳng, duy nhật hương nhiên Ngũ Phận, quy mạng Tam Tôn; nguyện thư kim thủ chi quang, chửng tế tuyền đài chi lộ; đầu xưng:

Trạng Cúng Đảo Bệnh (Thiết Cúng Đảo Bệnh Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Đảo Bệnh Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Quan Thánh II (Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn Bổn đàn vị thiết lễ hiến cúng an thuyên nghênh tường thỉnh phước sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Quan Thánh I (Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Kỳ Phước Bảo An Pháp Đàn Bổn đàn vị thiết lễ hiến cúng an thuyên nghênh tường thỉnh phước sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thiết cúng đảo bệnh kỳ an tăng long phước thọ sự. Kim tín chủ ... đẳng, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, cẩn dĩ kim ngân trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Tiên Sư II (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ... Ngôn niệm: Thần đương ... tiết, cát nhật lương thần; tải trần bạc lễ, sám tạ tiên sư; nguyện bảo bình an, diên trường phước thọ; cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Văn khấn mẫu gia tiên mùng Một, ngày Rằm và sự dung hòa tinh thần Phật giáo
Nghi lễ

Mục lục bài viếtVỏ Sớ trai đàn1. Nguyên Văn2. Phiên âm3. Dịch nghĩa4. Chú thích Văn khấn gia tiên là một sự hoà hợp giữa niềm tin dân gian vào các vị thần bảo vệ, thần đất đai, và truyền thống thờ cúng tổ tiên, kết hợp với tinh thần từ bi, cứu khổ của...

Sớ Khai Kinh Nhập Đàn (Giác Đạo Nguy Nguy)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Giác đạo nguy nguy, sa giới ngưỡng vô biên chỉ thắng phước; trai đàn tế tế, pháp môn khai Bất Nhị chỉ huyền văn; phần hương nhất chú lô trung, phủ đàn tố khổn; khể thủ thiên hoa đài thượng, ngưỡng đạt hồng từ.

Sớ Cúng Đại Tường Và Tiểu Tường (Kim Thân Sắc Tướng)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Kim thân sắc tướng, danh hiệu Di Đà; sát trần biến tam thiên, độ vong đăng Cửu Phẩm.

Trạng Cúng Tiên Sư I (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng sám tạ Tiên Sư kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim ...

Trạng Cúng Thánh Mẫu (Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn)
Sớ điệp Công Văn

Sám Tạ Kỳ An Pháp Đàn Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng Thánh Mẫu kỳ an bảo mạng nghênh tường tập phước sự. Kim ... thị nhật thành tâm, bạc lễ cụ trần, khất bảo bình an, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh cước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Trạng Cúng Thù Nguyện Tạ Bệnh (Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

Hiến Cúng Thù Nguyện Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Kim cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng thù nguyện tạ bệnh bảo an sự. Kim tín chủ ... đẳng kỳ nguyện bệnh nhân ... pháp danh ... nguyên sanh ... duy nhật cẩn dĩ kim ngân hóa hạng thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

Sớ Cúng Đúc Chuông (Đào Dung Khí Vật)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Đào dung khí vật, tất tu giả thủ ư nhân thủ; hà luyện thể tỉnh, chỉ tại do tâm ư tạo hóa; Hồng Chung phương chú, trì giá phương minh.

Điệp Tổng Đàn Bạt Độ – Điệp Cúng Chết Cạn (Tư Độ Đạo Tràng Trai Đàn)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... sự. Kim ... Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức.

Điệp Cúng Tuần II (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... xã, ... thôn, gia cư phụng Phật thiết cúng phúng kinh ... thất chỉ trai tuần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.