Theo Hòa Thượng Thích Chơn Thiện, vượt lên ý nghĩ tâm linh và vẻ đẹp kiến trú, chùa Một Cột trở thành biểu tượng của Thăng Long – Hà Nội, của văn hóa Việt Nam là bởi giá trị lịch sử to lớn của nó cũng triết lý hành động mà vị vua sáng lập ra  nó muốn truyền lại cho đời sau.

Ngôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chính vua Lý Thái Tông là người cho xây dựng chùa Một Cột và đặt tên là chùa Diên Hựu, không phải cầu phúc để sinh con, mà là mong cho đất nước tồn tại lâu dài. Đây mới là ý nghĩa đúng của chùa Một Cột.

Chùa Diên Hựu là tiếp nối chuỗi sự kiện Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi liền cho dời về Thăng Long để mở rộng kinh thành và phát triển kinh tế – xã hội, vì vùng Hoa Lư chật hẹp, tù túng. Cũng ngay sau đó ông cho xây dựng cùng một lúc nhiều ngôi chùa, khuyến khích thanh niên đi tu, cho đinh thỉnh kinh Phật giáo tại Trung Quốc. Đến đời Lý Thái Tông, ” ông xuống chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chổ” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Rõ ràng, một đằng là xây dựng để phát triển kinh tế xã hội, một đằng là phát triển văn hóa, và dùng văn hóa Phật giáo để đề kháng với văn hóa phương Bắc; dùng văn hóa để kết nối toàn dân, tạo nên sức mạnh cho dân tộc, nếu không sẽ bị ảnh hưởng cảy Nho giáo Trung Quốc và dễ bị phụ thuộc. Điều này thể hiện ý chí độc lập, tự cường của mình. Lý Thái Tông vẫn tiếp nối sự nghiệp, đường lối của vua cha, nên việc xây dựng chùa Diên Hưu cũng trong ý hướng đó, ý hướng để thiết lập văn hóa để văn hóa, đất nước phát triển, độc lập dâu dài. Nói như thế mới thấy được vai trò lịch sử độc đáo chùa Một Cột và hậu thế phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn giá trị lịch sử đó. Không phải ngôi chùa nhỏ mà giá trị lịch sử nhỏ.

Triết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biến

Tại sao lại gọi là chùa Một Cột và xây một cột? Lý Thái Tông rất giỏi Phật học, một cách tự thân. Vậy nên, ý kiến xây dựng chùa Một Cột hẳn phải là ý kiến của Lý Thái Tông. Để xây dựng chùa Một Cột, ông ra chiếu chỉ xây dựng chùa, vừa là biểu mẫu của ngôi chùa. Vì đó là triết lý của Phật giáo, không thể khác hơn được, của một ngườ, một triều đại đang đề cao vai trò của Phật giáo thành Quốc giáo. Một cột là bởi theo triết lý duyên khỏi của Phật giáo, tất cả các pháp dung nhiếp (dính chặt lại) lẫn nhau. Một là tất cả, tất cả là một. Một ấy là pháp giới duyên khởi. tất cả các hiện hữu đều do điều kiện sinh khởi lên. Ngay như chùa Một Cột không có mặt thượng đế, nó phủ nhận luôn cả văn hóa Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, bởi nó không chủ trương có nguyên nhân đầu tiên. Và cõi đời này là thật, người thấy nó hư là vì cái nhìn cùa người thấy nó hư, còn tự nó thật. Cái tâm khi thanh tịnh sẽ thấy thế giới này là thật, còn cái tâm đầy tham sân si thì sẽ thấy nó không thật.

Ngôi chùa đi theo triết lý Tùy nhiên nhi bất biến (Tùy hoàn cảnh mà giữ cái bất biến), khởi sinh ra triết lý Dĩ bất biến, ứng vạn biến Hồ Chủ Tịch dùng sau này. Đó hẳn là triết lý của Việt Nam và giáo lý này thích ứng với triết lý Việt Nam. Ngôi chùa để lại cho đời sau triết lý hành động (giống như cẩm nang), chứ không phải chỉ tín ngưỡng không thôi. Người ta đến chùa thắp hương cầu nguyện, nhưng khi đọc được những câu đói chứa đựng triết lý, tư tưởng, người ta giật mình để sáng tâm.

Nói về thẩm mỹ xây dựng chùa, có cây, đá với nước, thể hiện sự hòa hợp thiên nhiên. Hồ nước có thể coi là biển đời, thế tục, trần thế, ngôi chùa là hình ảnh hoa sen nổi lên trên cuộc đời. Ngôi chùa ở trên một cái trụ như tòa sen, như hoa sen ở trong bù, từ dưới nước mọc lên. Hoa sen là biểu tượng của chân lý, từ dươi nước mọc lên. Hoa sen là biểu tượng của chân lý, từ cuộc đời mà ra, ở trên cuộc đời, là cái người ta vươn tới.

Triết lý Một, triết lý Nhất của Việt Nam không chỉ có chùa Một Cột. Như đàn bầu, chỉ một dây nhưng khởi sinh ra hàng ngàn âm điệu. Từ một mà biến ra thành ngàn, vì thế, nếu mình không giữ cái Một (độc lập) thì sẽ mất mình, nhưng nếu chỉ ôm khư khư cái Một đó cũng không thể tồn tài, mà phải thích ứng với hoàn cảnh. Giống như trong thời đại hội nhập văn hóa, phải tiếp thu văn hóa của các nước khác, nhưng vẫn phải giữ cái bất biến. Phải có cái của mình, rồi mới tiếp thu, nếu không sẽ làm mất mình. Triết lý này linh hồn của văn hóa Lý – Trần và cũng là linh hồn của văn hóa Việt Nam.

Trùng tu chùa Một Cột như thế nào ?

Trùng tu chùa Một Cột là để hưng khởi lại trí tuệ dân tộc Việt Nam như đã nói ở trên, mà trước hết là lưu giữ những giá trị của công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc của triều đại đã có công dựng nước. Có thể làm lớn chùa Một Cột cho xứng với thời đại. Chùa phải có cảnh quan xung quanh, khi quan khách đến phải có chổ ngồi, vì thế có thể xây dựng chuổi xung quanh (theo mô hình hiện đại để nói lên tiếng nói thời đại), làm nổi bật ngôi chùa. Cũng nên mở rộng hồ cho thoáng mát, làm đẹp thêm khung cảnh của quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người Việt Nam đến đây để chiêm ngưỡng chùa Một Cột, cũng là để học hỏi triết lý hành động mà đời xưa để lại và xây dựng văn hóa Việt Nam theo triết lý hành động mà đời xưa để lại và xây dựng văn hóa Việt Nam theo triết lý đó. Đây mới là điều mà các vị vua muốn nói cho đời sau chứ không phải để chỉ lại một ngôi chùa đơn thuần.

Thích Chơn Thiện

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thiền phái Trúc lâm Yên tử là bước ngoặt phát triển Phật giáo thời Trần
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam, kỷ nguyên độc lập...

Hoa gạo nở đỏ rực góc sân chùa Thầy
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Vào thời điểm này, cây gạo cổ thụ tại chùa Thầy (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) nở rực sắc đỏ. Khung cảnh ấy gợi nét trầm...

Tổ đình Thiên Bình: Nét đẹp tâm linh hàng trăm năm tuổi tại Bình Định
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Tổ đình Thiên Bình hơn 200 năm tuổi, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Phật giáo. Nơi đây không chỉ là trung tâm tu học...

Nhìn lại nguyên nhân suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Phật giáo trải qua trên một ngàn năm ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn còn chưa biết đến điều gì đưa đến sự biến mất của Phật giáo...

Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Dẫn nhập: Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người là kho tàng tri thức vô giá, có...

Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam với những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Sau khi đệ nhất Tổ sư Thiền phái Tào Động – ngài Thủy Nguyệt truyền vào xứ Đàng Ngoài, đệ nhị Tổ Tông Diễn đã khai hóa triều...

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính...

Hình tượng Quán Thế Âm trong các truyền thống Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Thế giới ngày càng phát triển, những giá trị vật chất có thể làm con người quên đi bản chất thật sự của hạnh phúc. Nhưng nếu biết...

Tâm linh qua góc nhìn Khoa học và Tôn giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? “Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi...

Chiêm ngưỡng 4 bảo vật Quốc gia trong ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, chùa Bút Tháp còn đang lưu giữ 4 Bảo vật Quốc gia đó là: tượng Phật bà Quan âm nghìn...

Chúa Nguyễn và sự hình thành hệ thống chùa làng ở Đàng Trong (1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Chùa làng ngoài việc đáp ứng nhu cầu thực hành Phật giáo của người dân, còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp người dân...

Mùa Phật Y rực rỡ kim quang nơi tự viện trên non cao
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió se lạnh còn vương vấn trên vùng cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tu viện Bát Nhã lại khoác lên...

Top 5 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Nhất Tại Thái Bình
Chùa Việt, Du lịch

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Thái Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và Phật giáo, nơi có nhiều ngôi chùa linh thiêng và cổ kính. Dưới đây là top 5...

Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Mở đầu Từ buổi đầu du nhập Phật giáo đã sớm hòa mình vào trong tín ngưỡng văn hóa bản địa và bén rễ sâu vào trong đời sống xã...

Phật Quang Thiền Tự (Chùa Giường): Chốn Thiền Môn Thanh Tịnh Giữa Lòng Thái Bình
Chùa Việt

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Phật Quang Thiền Tự, còn được gọi là Chùa Giường, là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ thời Trần và tọa lạc...

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viếtNgôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớnTriết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biếnTrùng tu chùa Một Cột như thế nào ? Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.