Theo Hòa Thượng Thích Chơn Thiện, vượt lên ý nghĩ tâm linh và vẻ đẹp kiến trú, chùa Một Cột trở thành biểu tượng của Thăng Long – Hà Nội, của văn hóa Việt Nam là bởi giá trị lịch sử to lớn của nó cũng triết lý hành động mà vị vua sáng lập ra  nó muốn truyền lại cho đời sau.

Ngôi chùa nhỏ, giá trị lịch sử lớn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chính vua Lý Thái Tông là người cho xây dựng chùa Một Cột và đặt tên là chùa Diên Hựu, không phải cầu phúc để sinh con, mà là mong cho đất nước tồn tại lâu dài. Đây mới là ý nghĩa đúng của chùa Một Cột.

Chùa Diên Hựu là tiếp nối chuỗi sự kiện Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi liền cho dời về Thăng Long để mở rộng kinh thành và phát triển kinh tế – xã hội, vì vùng Hoa Lư chật hẹp, tù túng. Cũng ngay sau đó ông cho xây dựng cùng một lúc nhiều ngôi chùa, khuyến khích thanh niên đi tu, cho đinh thỉnh kinh Phật giáo tại Trung Quốc. Đến đời Lý Thái Tông, ” ông xuống chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chổ” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Rõ ràng, một đằng là xây dựng để phát triển kinh tế xã hội, một đằng là phát triển văn hóa, và dùng văn hóa Phật giáo để đề kháng với văn hóa phương Bắc; dùng văn hóa để kết nối toàn dân, tạo nên sức mạnh cho dân tộc, nếu không sẽ bị ảnh hưởng cảy Nho giáo Trung Quốc và dễ bị phụ thuộc. Điều này thể hiện ý chí độc lập, tự cường của mình. Lý Thái Tông vẫn tiếp nối sự nghiệp, đường lối của vua cha, nên việc xây dựng chùa Diên Hưu cũng trong ý hướng đó, ý hướng để thiết lập văn hóa để văn hóa, đất nước phát triển, độc lập dâu dài. Nói như thế mới thấy được vai trò lịch sử độc đáo chùa Một Cột và hậu thế phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn giá trị lịch sử đó. Không phải ngôi chùa nhỏ mà giá trị lịch sử nhỏ.

Triết lý hành động: Tùy duyên nhi bất biến

Tại sao lại gọi là chùa Một Cột và xây một cột? Lý Thái Tông rất giỏi Phật học, một cách tự thân. Vậy nên, ý kiến xây dựng chùa Một Cột hẳn phải là ý kiến của Lý Thái Tông. Để xây dựng chùa Một Cột, ông ra chiếu chỉ xây dựng chùa, vừa là biểu mẫu của ngôi chùa. Vì đó là triết lý của Phật giáo, không thể khác hơn được, của một ngườ, một triều đại đang đề cao vai trò của Phật giáo thành Quốc giáo. Một cột là bởi theo triết lý duyên khỏi của Phật giáo, tất cả các pháp dung nhiếp (dính chặt lại) lẫn nhau. Một là tất cả, tất cả là một. Một ấy là pháp giới duyên khởi. tất cả các hiện hữu đều do điều kiện sinh khởi lên. Ngay như chùa Một Cột không có mặt thượng đế, nó phủ nhận luôn cả văn hóa Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, bởi nó không chủ trương có nguyên nhân đầu tiên. Và cõi đời này là thật, người thấy nó hư là vì cái nhìn cùa người thấy nó hư, còn tự nó thật. Cái tâm khi thanh tịnh sẽ thấy thế giới này là thật, còn cái tâm đầy tham sân si thì sẽ thấy nó không thật.

Ngôi chùa đi theo triết lý Tùy nhiên nhi bất biến (Tùy hoàn cảnh mà giữ cái bất biến), khởi sinh ra triết lý Dĩ bất biến, ứng vạn biến Hồ Chủ Tịch dùng sau này. Đó hẳn là triết lý của Việt Nam và giáo lý này thích ứng với triết lý Việt Nam. Ngôi chùa để lại cho đời sau triết lý hành động (giống như cẩm nang), chứ không phải chỉ tín ngưỡng không thôi. Người ta đến chùa thắp hương cầu nguyện, nhưng khi đọc được những câu đói chứa đựng triết lý, tư tưởng, người ta giật mình để sáng tâm.

Nói về thẩm mỹ xây dựng chùa, có cây, đá với nước, thể hiện sự hòa hợp thiên nhiên. Hồ nước có thể coi là biển đời, thế tục, trần thế, ngôi chùa là hình ảnh hoa sen nổi lên trên cuộc đời. Ngôi chùa ở trên một cái trụ như tòa sen, như hoa sen ở trong bù, từ dưới nước mọc lên. Hoa sen là biểu tượng của chân lý, từ dươi nước mọc lên. Hoa sen là biểu tượng của chân lý, từ cuộc đời mà ra, ở trên cuộc đời, là cái người ta vươn tới.

Triết lý Một, triết lý Nhất của Việt Nam không chỉ có chùa Một Cột. Như đàn bầu, chỉ một dây nhưng khởi sinh ra hàng ngàn âm điệu. Từ một mà biến ra thành ngàn, vì thế, nếu mình không giữ cái Một (độc lập) thì sẽ mất mình, nhưng nếu chỉ ôm khư khư cái Một đó cũng không thể tồn tài, mà phải thích ứng với hoàn cảnh. Giống như trong thời đại hội nhập văn hóa, phải tiếp thu văn hóa của các nước khác, nhưng vẫn phải giữ cái bất biến. Phải có cái của mình, rồi mới tiếp thu, nếu không sẽ làm mất mình. Triết lý này linh hồn của văn hóa Lý – Trần và cũng là linh hồn của văn hóa Việt Nam.

Trùng tu chùa Một Cột như thế nào ?

Trùng tu chùa Một Cột là để hưng khởi lại trí tuệ dân tộc Việt Nam như đã nói ở trên, mà trước hết là lưu giữ những giá trị của công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc của triều đại đã có công dựng nước. Có thể làm lớn chùa Một Cột cho xứng với thời đại. Chùa phải có cảnh quan xung quanh, khi quan khách đến phải có chổ ngồi, vì thế có thể xây dựng chuổi xung quanh (theo mô hình hiện đại để nói lên tiếng nói thời đại), làm nổi bật ngôi chùa. Cũng nên mở rộng hồ cho thoáng mát, làm đẹp thêm khung cảnh của quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người Việt Nam đến đây để chiêm ngưỡng chùa Một Cột, cũng là để học hỏi triết lý hành động mà đời xưa để lại và xây dựng văn hóa Việt Nam theo triết lý hành động mà đời xưa để lại và xây dựng văn hóa Việt Nam theo triết lý đó. Đây mới là điều mà các vị vua muốn nói cho đời sau chứ không phải để chỉ lại một ngôi chùa đơn thuần.

Thích Chơn Thiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa cổ 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3000 “báu vật”
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm đến thu hút nhiều phật tử và du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa – phía trước...

Chùa Ngọc Hoàng – Phước Hải tự có từ khi nào?
Chùa Việt

Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, tín ngưỡng dân gian Trung Hoa do một người Hoa gốc Quảng Đông tên là Lưu Minh dựng lên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho biết Lưu Minh là một người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...

Các công chúa triều Trần với đạo Phật và chốn thiền môn
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Khi công chúa Thái Đường mắc lỗi, triều đình tịch thu điền trang của bà sung vào ruộng quốc khố. Bà bèn đi tu ở chùa Nghĩa Xá, gần Lạc Quần (Xuân Trường). Thời nhà Trần, đạo Phật được nhân dân Đại Việt rất coi trọng và tôn sùng. Các vua Trần từ Trần Thái...

Chùa Nôm, ngôi cổ tự nổi tiếng đất Hưng Yên
Chùa Việt

Chùa Nôm, ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi...

Đóng góp của gia đình danh y Lê Hữu Trác đối với Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Với việc xây chùa Tượng Sơn, gia đình đại danh y Lê Hữu Trác có những đóng góp nhất định đối với Phật giáo Hà Tĩnh. Tượng Sơn tự cũng là nơi Hải Thượng Lãn Ông dành phần lớn thời gian lưu lại chùa để bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hoàn thành...

Khám phá chùa Thiên Tượng – Vẻ đẹp tĩnh mịch tại Hà Tĩnh
Chùa Việt

Chùa Thiên Tượng là địa danh sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, tĩnh mịch khiến bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. Bạn sẽ bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị khi chiêm ngưỡng khung cảnh đại ngàn và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa linh thiêng tại Hà Tĩnh này....

Nghiên cứu về một vài ngộ nhận đối với lịch sử phát triển Ni đoàn
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã cho phái nữ xuất gia thành Tỳ kheo Ni với điều kiện là thọ trì Bát kỉnh pháp. Có Ni giới, hàng xuất gia của Đức Phật được tăng đông lên. Tứ chúng của Đức Phật trở nên đầy đủ. Sự xuất hiện của...

Đức Từ Cung với sự phát triển và chấn hưng Phật giáo xứ Huế từ những năm 30 đến những năm 80 Thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn...

Chùa Phúc Khánh ẩn chứa nhiều tinh hoa vô giá của mảnh đất Thăng Long
Chùa Việt

Dù trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa với diện mạo và kết cấu chung hướng đến những nét đẹp bình dị, mộc mạc mà uy nghiêm. Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất và có tiếng tại Hà Nội,...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Nét đẹp Chư Tăng trong mùa An cư Kiết hạ
Nghiên cứu, Văn hóa

Chúng ta sẽ cảm nhận được nét đẹp tuyệt vời, một nghệ thuật siêu việt của cái thiêng liêng được toát ra từ sâu thẳm trong tâm hồn của chư Tăng, Ni. Nét đẹp đó, được phát ra từ nội tại của những con người mang những hoài bảo, những lý tưởng hướng thiện và...

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Chiếc Áo Cà Sa
Nghiên cứu, Văn hóa

Gốc tiếng Phạn của chữ cà-sa là kasaya. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa là áo mà có nghĩa là bạc màu, cáu cặn hay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm (màu nhạt), trọc hay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc, bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sa của người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèo nàn,...

Chùa Kim Cang trong mối quan hệ với dòng thiền Liễu Quán ở Tây Nam bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính, thứ nhất, tìm hiểu khái quát về lịch sử dòng thiền Liễu Quán mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam; thứ hai, đề cập lịch sử hình thành chùa Kim Cang. Đây là ngôi chùa cổ, có nhiều đóng góp trong quá trình...