Chùa Dâu nằm trong thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội về phía Đông Nam khoảng 30 km, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở nước ta được gìn giữ cho đến ngày nay.

Chùa nguyên có tên chữ là Pháp Vân. Đến đời Lý, chùa được đổi tên thành Cổ Châu. Sang đời Trần lại đổi thành Thiền Định và đến đời Hậu Lê, chùa lại có tên là Diên Ứng.

Chẳng rõ lý do vì sao chùa lại được đổi sang nhiều tên như vậy, chúng tôi chỉ biết chùa đã có mặt ở vùng đất Luy Lâu mà một thời là cố đô của Phật giáo này vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3, Tây lịch. Lịch sử của chùa đã gắn liền với huyền thoại Man Nương, người con gái làng Mãn Xá ở bên kia sông Đuống, sang bên này bờ Bắc học đạo với Thiền sư Khâu-đà-la, Ngài là người Thiên Trúc ở chùa Linh Quang, xã Phật Tích – Tiên Sơn, là người rất tinh thông trong việc kết hợp Mật Tông với tín ngưỡng dân gian để truyền bá Phật pháp và được cư dân vùng Luy Lâu mến mộ.

Tương truyền, một hôm sau giờ hành lễ, Khâu-đà-la đã bước qua người Man Nương trong lúc nàng đang nằm ngủ khiến nàng thụ thai. Một năm hai tháng sau, nhằm ngày Phật đản, Man Nương sinh hạ một bé gái và mang đến trả cho Thiền sư. Khâu-đà-la bồng đứa bé đến một gốc cây cổ thụ ven sông, niệm thần chú rồi dùng thiền trượng gõ vào gốc cây. Cây nứt ra, đứa bé được đặt vào. Cây khép lại và một mùi hương thơm ngát toả ra. Kỷ vật cuối cùng mà Khâu-đà-la trao cho Man Nương là cây thiền trượng với lời dặn “Khi nào gặp trời hạn hán thì cắm cây thiền trượng này xuống đất mà cầu nguyện, phép mầu sẽ hiện ra”. Man Nương làm theo, quả nhiên có sự linh nghiệm: trời đổ mưa.

Sau một đêm mưa to gió lớn, cây cổ thụ, nơi gởi xác đứa con gái của Man Nương bỗng đổ xuống sông và trôi về làng Dâu. Dân làng không ai khiêng nổi cây, may có Man Nương dùng dải yếm kéo được. Đem lên bờ, đêm ấy dân làng được thần báo mộng, khuyên nên đem cây tạc tượng để thờ. Từ đó ra đời bốn pho tượng nữ thần: thần Mây (tức Pháp Vân, còn gọi là Bà Dâu, thờ ở chùa Thiền Định), thần Mưa (tức Pháp Vũ, còn gọi là Bà Đậu, thờ ở chùa Thành Đạo), thần Sấm (tức Pháp Lôi, còn gọi là Bà Tướng, thờ ở chùa Phi Tướng) và thần Chớp (tức Pháp Điện, còn gọi là Bà Dàn, thờ ở chùa Phương Quan).

Huyền thoại Man Nương, người con gái trở thành Phật Mẫu sinh ra Tứ Pháp đã khiến cho tín đồ Phật giáo và du khách thập phương hằng năm về chùa Dâu mở hội vào ngày Phật đản, như nhân gian có câu:

“Dù ai đi đâu về đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày Phật đản thì về hội Dâu”.

Hội chùa Dâu không chỉ là dịp để các Phật tử hành hương về chiêm bái Phật, Tổ, mà còn được tham dự các nghi thức cổ truyền của dân tộc. Hội diễn ra khắp cả tổng với các đám rước tưng bừng (gồm rước chào, rước đón, rước đưa), thỉnh các tượng Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn về qui tụ với chị cả là Bà Dâu ở chùa Diên Ứng.

***

Sách Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh kể rằng, Khâu-đà-la lập am ở duới gốc cây đa, rất có thể ngôi chùa Dâu đầu tiên chỉ là một ngôi đền thờ các vị nữ thần nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian và người ta đã đem thờ Phật chung với các vị thần. Tại chùa Dâu, nhân dân vẫn thờ Pháp Vân, một trong 4 vị thần nông nghiệp của làng quê. Việc làm đó đã nói lên được rằng ông cha ta đã đón nhận Phật giáo một cách trân trọng, cởi mở nhưng không làm mất bản sắc truyền thống của mình. Việc Phật hóa các nữ thần của mình trở thành các Phật bà là một nét đặc sắc của Phật giáo nước ta.

Trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng nhưng chùa Dâu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo cổ xưa. Qua các pho tượng đá, qua phong cách chạm khắc trên các kèo nhà, qua các hoa văn trang trí, chúng ta không chỉ nhận ra sự tinh tế, uyển chuyển trong nghệ thuật chạm khắc, mà còn thấy được tính tư tưởng qua quan niệm sống của người xưa. Chúng ta cũng được nhìn thấy bóng dáng người quân tử qua hình dạng cây trúc dưới mái chùa.

Qua thời gian quá lâu, bị xuống cấp rất nhiều, hiện chùa đang được Bộ Văn Hoá Thông Tin cho trùng tu lại. Khi chúng tôi đến, phía trước sân chùa là một đống đổ nát bao gồm gạch, ngói và nhiều vật liệu xây dựng khác đang còn bày biện ngổn ngang.

Hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm văn hoá nghệ thuật khác nhau rất có giá trị về mặt lịch sử như tượng đá Thạch Quang, tượng bà Pháp Vân (cả bệ và tượng cao 2,8m) tượng Ngọc Nữ thế kỷ thứ 14, tượng bà chúa Trắng, tượng bà chúa Đỏ…. Trong đó, chùa còn giữ được bản khắc gỗ “Cổ Châu Phật Bản hạnh” rất có giá trị trong việc giúp ích cho việc nghiên cứu sử sau này.

Nằm trên một khu đất rộng ven sông Dâu, một nhánh của sông Đuống, chùa Dâu, tức chùa Pháp Vân đã từng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước: trung tâm Luy Lâu. Chính nơi đây đã chứng kiến và đào tạo nên các vị Thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi (người Thiên Trúc, sang nước ta vào khoảng năm 580), Thiền sư Pháp Hiền và các Thiền sư danh tiếng khác như Trì Bát, Định Không, Thiện Hội… Sách Thiền Uyển Tập Anh còn ghi lại cuộc hội ngộ và tâm truyền độc đáo giữa Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Thiền sư Pháp Hiền diễn ra ở chùa Dâu, đánh dấu sự xuất hiện của Thiền trong đời sống văn hoá dân tộc.

Đức Dung.
(Bài viết có tham khảo “Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam” của Võ Văn Tường)
[Tập san Pháp Luân – số 14, tr.53, 2005]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa Phật Quang Hà Nam, điểm đến hành hương mang không gian an tĩnh
Chùa Việt

Chùa Phật Quang Hà Nam là một địa điểm tâm linh nổi tiếng được nhiều tín đồ Phật giáo ghé thăm. Ngôi chùa gần trăm tuổi này có diện tích khá lớn và đã trải qua nhiều lần trùng tu.  Hà Nam là vùng đất thanh bình với khí hậu ôn hòa, nhẹ nhàng. Nơi...

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bình yên mang đậm chất thiền tại Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu phong cảnh hữu tình với địa thế tựa núi tuyệt đẹp, mang đến cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai cho du khách ghé đến tham quan, vãng cảnh. 1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam Địa...

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer 137 năm tuổi ở Bạc Liêu
Chùa Việt

Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 với hơn 100 pho tượng cùng phong cách kiến trúc nổi bật, đặc trưng của đền tháp Angkor. Đây là điểm đến du lịch nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán nằm ở vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, cách cánh đồng điện...

Khám phá nét độc đáo của Chùa Ốc tại Cam Ranh
Chùa Việt

Chùa Từ Vân, còn gọi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đó là hàng triệu vỏ ốc và san hô được chính các nhà sư của chùa sử dụng để xây dựng nên ngồi chùa. Nằm cách thành phố biển Nha...

Về chốn thanh bình nơi chùa Đùng, ngôi cổ tự ngàn năm ở Hà Nam
Chùa Việt

Tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Địa Tạng Phi Lai tự (tên cổ là chùa Đùng), thu hút nhiều du khách đến chiêm bái, vãn cảnh bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình. Nguyễn Hồng Sơn – Đăng Huy

Thăm chùa Đậu, ngôi cổ tự có lịch sử hơn 1.800 năm ở Hà Nội
Chùa Việt

Chùa Đậu tọa lạc tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 1.800 năm. Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia, là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt...

Mùa Vu lan, thăm ngôi cổ tự biểu tượng cho lòng hiếu thảo ở Huế
Chùa Việt

Tọa lạc tại thành phố Huế, chùa Từ Hiếu từ lâu đã là biểu tượng của lòng hiếu thảo, gắn liền với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Theo Trang thông tin Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, năm 1843, Hòa thượng Nhất Định đã từ bỏ chức vụ trong Hoàng cung, lui về...

Ngôi cổ tự mang danh “vắng như chùa Bà Đanh” ở Hà Nam
Chùa Việt

Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nam. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi này gắn liền với câu nói dân gian “vắng như chùa Bà Đanh”. Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì nơi này có đông người tìm về hành hương, mà được biết...

Chùa cổ 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3000 “báu vật”
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm đến thu hút nhiều phật tử và du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa – phía trước...

Chùa Ngọc Hoàng – Phước Hải tự có từ khi nào?
Chùa Việt

Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, tín ngưỡng dân gian Trung Hoa do một người Hoa gốc Quảng Đông tên là Lưu Minh dựng lên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho biết Lưu Minh là một người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh...

Chùa Nôm, ngôi cổ tự nổi tiếng đất Hưng Yên
Chùa Việt

Chùa Nôm, ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi...

Khám phá chùa Thiên Tượng – Vẻ đẹp tĩnh mịch tại Hà Tĩnh
Chùa Việt

Chùa Thiên Tượng là địa danh sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, tĩnh mịch khiến bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. Bạn sẽ bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị khi chiêm ngưỡng khung cảnh đại ngàn và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa linh thiêng tại Hà Tĩnh này....

Chùa Phúc Khánh ẩn chứa nhiều tinh hoa vô giá của mảnh đất Thăng Long
Chùa Việt

Dù trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa với diện mạo và kết cấu chung hướng đến những nét đẹp bình dị, mộc mạc mà uy nghiêm. Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất và có tiếng tại Hà Nội,...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Khám phá ngôi chùa trên 700 năm tuổi linh thiêng bậc nhất ở Quảng Bình
Chùa Việt

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với tuổi đời đã lên tới 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất giàu lịch sử này. Chùa Hoằng Phúc trước kia thường...

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Việt

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá...