Phần lớn du khách ghé Đà Nẵng đều nghe danh chùa Linh Ứng, nhưng không phải ai cũng biết có tới 3 ngôi chùa cùng tên Linh Ứng tọa lạc ở những vị trí đắc địa.

Thành phố Đà Nẵng có tam giác linh thiêng mang tên “Tam Linh Ứng Tự” – ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng nằm tại Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Núi Chùa và Bãi Bụt – Bán đảo Sơn Trà. Tới bất kỳ ngôi chùa Linh Ứng nào chiêm bái, du khách đều cảm thấy choáng ngợp trước khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, rừng núi xanh mướt và các công trình kiến trúc đồ sộ, uy nghiêm.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn có tên gọi khác là chùa Linh Ứng Sơn Trà, tọa lạc ở lưng chừng bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12 km.

Nằm ở độ cao 693 m so với mực nước biển, đây là ngôi chùa lớn nhất ở Đà Nẵng cả về quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật. Chùa mở cửa từ 6h đến 21h hàng ngày.

Cổng chùa Linh Ứng Sơn Trà Đà Nẵng. Ảnh: Linh Boo

Cổng chùa Linh Ứng Sơn Trà Đà Nẵng. Ảnh: Linh Boo

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất Đà Nẵng. Ảnh: Linh Boo

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất Đà Nẵng. Ảnh: Linh Boo

Nằm trên khu đất rộng 12ha, chùa Linh Ứng Sơn Trà có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Chánh điện, Hậu Tổ, Tăng xá, Giảng đường, Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế m, vườn Lâm Tỳ Ni, vườn Lộc Uyển… Với thế tựa sơn hướng thủy, ngôi chùa tựa lưng vào bán đảo, mặt hướng về phía biển Đông. Sự hòa hợp giữa núi và biển này được gọi là vị trí tài lộc vượng khí trong phong thủy.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam, với chiều cao lên tới 67m, đường sen kính tòa 35m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Tượng Phật Quan Âm tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ. Ảnh: Linh Boo

Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Tượng Phật Quan Âm tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ. Ảnh: Linh Boo

Tượng Phật Thích Ca được làm bằng đá tự nhiên nguyên khối. Ảnh: Linh Boo

Tượng Phật Thích Ca được làm bằng đá tự nhiên nguyên khối. Ảnh: Linh Boo

Bảo Tháp Xá Lợi. Ảnh: Linh Boo

Bảo Tháp Xá Lợi. Ảnh: Linh Boo

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng đá tự nhiên nguyên khối. Ảnh: Linh Boo

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng đá tự nhiên nguyên khối. Ảnh: Linh Boo

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn còn gọi là chùa Linh Ứng Non Nước, hay chùa Ngoài, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Chùa tọa lạc trên hòn Thủy Sơn đẹp và lớn nhất thuộc 1 trong 5 ngọn núi ở danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. Thời gian mở cửa từ 6 giờ 30 sáng đến 17 giờ 30 chiều.

Chùa Linh Ứng Non Nước là ngôi chùa cổ và lớn ở Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Non Nước là ngôi chùa cổ và lớn ở Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng

Đây cũng là ngôi chùa Linh Ứng mang đậm vẻ đẹp cổ kính, trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, với nhiều lần đổi tên và trùng tu. Khuôn viên chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn tuy có diện tích nhỏ nhất trong “Tam Linh Ứng Tự”, nhưng các công trình kiến trúc ở đây vô cùng ấn tượng.

Điển hình như công trình tháp Xá Lợi được xây bên trái chùa cao 30 m, đặt thờ khoảng 200 tượng bằng đá và 40 phù điêu Phật, Bồ Tát, La Hán, tượng Đức Phật Thích Ca cao hơn 10 m, đài Quan Âm…

Tượng Đức Phật Thích Ca cao 10 m tại chùa Linh Ứng Non Nước. Ảnh: Linh Boo

Tượng Đức Phật Thích Ca cao 10 m tại chùa Linh Ứng Non Nước. Ảnh: Linh Boo

Ghé tới đây chiêm bái, nếu dư dả thời gian và có nhiều sức khỏe, hãy thử leo bộ qua các bậc cầu thang men theo triền núi dẫn lên chùa, tiện thể vãn cảnh rất đẹp.

Ngược lại, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng thang máy để tiết kiệm thời gian. Hệ thống thang máy ở đây được thiết kế với chiều cao lên tới 43m, bao gồm cabin 2 chiều lên – xuống, với giá chỉ từ 15.000 đồng/chiều.

Chùa Linh Ứng Bà Nà

Chùa Linh Ứng Bà Nà được khánh thành vào năm 2004, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà Hills, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Du khách có thể kết hợp đi vui chơi ở Bà Nà Hills, cùng chiêm bái chùa Linh Ứng Bà Nà trong một ngày. Giá vé từ 650.000 – 800.000 đồng/du khách đối với du khách ngoại tỉnh. Thời gian mở cửa từ 8h đến 17h30.

Empty
Khuôn viên chùa Linh Ứng Bà Nà - Núi Chúa được xem là bản sao của chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Sun World

Khuôn viên chùa Linh Ứng Bà Nà – Núi Chúa được xem là bản sao của chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Sun World

Chùa Linh Ứng Bà Nà tọa lạc trên sườn núi Chúa ở độ cao khoảng 1.400m. Đứng từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp, vịnh Đà Nẵng mênh mông, bán đảo Sơn Trà quanh co, non nước Ngũ Hành Sơn trùng điệp…

Kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng theo trường phái Bắc Tông, khu vực sân trước cửa chùa được lát hoàn toàn bằng đá trắng. Mỗi công trình trong khuôn viên chùa đều được thiết kế vô cùng tỉ mỉ, công phu, với phần mái cong vút, cấu tạo theo hình song long chầu nguyệt.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng tại chùa Linh Ứng Bà Nà – Núi Chúa. Ảnh: Linh Boo

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng tại chùa Linh Ứng Bà Nà – Núi Chúa. Ảnh: Linh Boo

Đặc biệt, du khách sẽ bị choáng ngợp khi đứng trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni – hay còn được gọi là tượng phật Đức Bổn Sư Thích Ca. Bức tượng Đức Phật ngồi thiền định ở đài sen có chiều cao 27m, đường kính 14m, được làm hoàn toàn bằng đá trắng.

Nguồn: Báo Lao Động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa cổ 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3000 “báu vật”
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm đến thu hút nhiều phật tử và du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa – phía trước...

Chùa Ngọc Hoàng – Phước Hải tự có từ khi nào?
Chùa Việt

Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, tín ngưỡng dân gian Trung Hoa do một người Hoa gốc Quảng Đông tên là Lưu Minh dựng lên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho biết Lưu Minh là một người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh...

Chùa Nôm, ngôi cổ tự nổi tiếng đất Hưng Yên
Chùa Việt

Chùa Nôm, ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi...

Khám phá chùa Thiên Tượng – Vẻ đẹp tĩnh mịch tại Hà Tĩnh
Chùa Việt

Chùa Thiên Tượng là địa danh sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, tĩnh mịch khiến bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. Bạn sẽ bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị khi chiêm ngưỡng khung cảnh đại ngàn và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa linh thiêng tại Hà Tĩnh này....

Chùa Phúc Khánh ẩn chứa nhiều tinh hoa vô giá của mảnh đất Thăng Long
Chùa Việt

Dù trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa với diện mạo và kết cấu chung hướng đến những nét đẹp bình dị, mộc mạc mà uy nghiêm. Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất và có tiếng tại Hà Nội,...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Khám phá ngôi chùa trên 700 năm tuổi linh thiêng bậc nhất ở Quảng Bình
Chùa Việt

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với tuổi đời đã lên tới 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất giàu lịch sử này. Chùa Hoằng Phúc trước kia thường...

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Việt

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá...

Độc đáo ngôi chùa trên tầng 4 của chung cư gần 50 năm tuổi ở nội thành TP.HCM
Chùa Việt

Trên tầng 4 của chung cư số 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, tồn tại một ngôi chùa nhỏ gần 50 năm qua. Với diện tích bằng 10 căn hộ, ngôi chùa này từ lâu đã trở thành địa điểm tâm linh của nhiều dân dân, Phật tử tìm về chiêm bái, lễ Phật. ...

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm
Chùa Việt

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm Chùa chính chỉ rộng hơn 10m2 với các kết cấu chủ yếu làm bằng đá và gỗ “trơ gan cùng tuế...

Độc đáo ngôi chùa gốm sứ ở Bát Tràng
Chùa Việt

Làng gốm Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà nơi đây còn có một ngôi chùa có vẻ đẹp độc đáo. Lưu giữ tinh hoa làng nghề Xã Bát Tràng có hai thôn là Giang Cao và Bát Tràng,...

Chiêm ngưỡng tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á trên núi Thiên Mã
Chùa Việt

Chùa Minh Đức nằm trên núi Thiên Mã (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) với vị trí tuyệt đẹp, giao thoa biển, núi, sông. Đến đây, du khách sẽ thưởng lãm, chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á. Mây vờn chùa Minh Đức – Ảnh: BÙI THANH TRUNG. Núi Thiên Mã...

Chùa Cao Linh – Ngôi chùa cổ độc đáo tại Hải Phòng
Chùa Việt

Một trong những ngôi chùa cổ lâu đời thu hút khách tham quan hiện nay tại Hải Phòng là chùa Cao Linh. Đây là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc ấn tượng cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Giới thiệu về ngôi chùa Cao Linh Hải Phòng Chùa Cao Linh là ngôi chùa tọa...

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo
Chùa Việt

Chùa Keo là một trong các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời của Việt Nam tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo các văn bia và cứ liệu cổ còn lưu, chùa Keo còn có tên gọi khác là “Thần Quang Tự”. Ngôi chùa được xây dựng...

Chùa cổ Bút Tháp – lưu giữ nhiều báu vật độc nhất vô nhị
Chùa Việt

Chùa cổ Bút Tháp vẫn gìn giữ được nét độc đáo riêng biệt có giá trị văn hoá cao được thể hiện qua việc lưu giữ các bảo vật quốc gia đặc biệt có một không hai. Không những vậy, về mặt tinh thần, chùa cổ Bút Tháp đã duy trì và phát huy được...

Viếng chùa “vàng” xứ Huế
Chùa Việt

Giữa bao bộn bề của cuộc sống hối hả, tìm về một ngôi chùa ở xứ Huế mang lại cho ta những phút thảnh thơi, an nhiên, tự tại, chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng. Cùng với sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm,… thì chùa chiền cũng trở thành một trong những điểm nổi...