Bạn có bao giờ hỏi người xung quanh, rằng họ có thể nào cảm thấy hạnh phúc khi ở cạnh bạn lúc bạn đang đau khổ? Thế tại sao bạn lại nghĩ, đau khổ của bản thân bạn lại có thể là điều kiện để người khác hạnh phúc?

Bạn nói vì hạnh phúc của mọi người nên bạn phải lo toan trong đau khổ. Thực ra chỉ là bạn đang cố gắng giải quyết đau khổ trong chính mình bằng cách lo toan cho người khác.

Một người đau khổ sẽ mang đau khổ của họ đi khắp mọi nơi. Nhưng họ lại nghĩ vì người khác mà mình đau khổ. Đó là căn nguyên của sự oán trách và chán ghét.

Một người đau khổ sẽ mang đau khổ của họ đi khắp mọi nơi.

Nếu bạn tự mình có thể hạnh phúc, thì chắc chắn bạn có thể hạnh phúc trong mọi sự gánh vác, mà trong bạn chỉ có lòng biết ơn. Những gì bạn làm là đem lại hạnh phúc, bởi trong bạn ngập tràn hạnh phúc. Lời nói của bạn là âm thanh của hạnh phúc, hành động của bạn là cử chỉ của hạnh phúc, quan tâm của bạn là săn sóc của hạnh phúc. Đó là khi bạn chính là hạnh phúc, chứ không phải chỉ đang sở hữu một hạnh phúc nhỏ nhoi nào đó.

Bạn chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho người khác, khi bản thân đủ trí tuệ để soi sáng và chuyển hóa mọi khổ đau nơi chính mình.

Chúng ta cần hiểu, rằng vì mình đau khổ nên mới cần học Phật.

Đạo Phật tuyệt nhiên không phải là ngôi trường để giáo dục đạo đức nhân phẩm, để rèn luyện làm người tốt, hay càng không phải là nơi dạy người khác phải sống theo một lề lối hay quy định nào. Đạo Phật chỉ dạy mỗi người cách tự khám phá và thấu hiểu chính mình. Từ đó mà trí tuệ nảy sinh.

Tất cả mọi điều tốt đẹp sẽ đến với người ấy và đủ sức lan toả đến những người khác, khi họ có trí tuệ để soi sáng khổ đau ngay nơi chính mình.

Đức Phật nói: “Y pháp bất y nhân”, nghĩa là cứ y những gì đang diễn ra nơi chính mình mà học, chứ đừng nhìn ai đó mà học.

Nếu hôm nay bạn đau bụng thì hãy thấy cơn đau đang diễn ra trong bạn và học ra bài học từ nó. Bạn hãy tĩnh lặng lắng nghe nó. Nó vô thường, khổ, nhưng nó vô ngã. Kể cả sự khổ do cơn đau ấy gây ra cũng vô thường và vô ngã. Dần dần bạn sẽ thấy, rằng “đau khổ có mặt trong bạn” chứ không phải “bạn đang đau khổ”.

Cái thấy ấy khiến trí tuệ nảy nở nơi bạn, tiếp đó có một sự tự do xảy ra trong nội tâm. Bạn dần không còn lệ thuộc vào cái thân xác này, không còn lệ thuộc vào bất kể điều gì, kể cả những ý nghĩ.

Ở đó chỉ thấy các pháp vô ngã vận hành, chúng vô thường nhưng thanh tịnh. Sự đau khổ không còn làm phiền bạn, bởi mọi thứ thật sự tự nhiên. Không cố gắng, không là gì cả.

Đấy bạn thấy không, đó là học Phật!

Người thầy và học trò đã có sẵn trong bạn…

Tuệ Chánh Tri

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giáo hoàng Francis: Chúa Giê-su và đức Phật dạy về tầm quan trọng của tinh thần vị tha vô ngã
Đời sống

Đức Giáo hoàng nói thêm, Kinh Pháp Cú của đức Phật có dạy như sau: “Không làm mọi điều ác. Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”. Ngày 17/06/2022, đức Giáo hoàng  Francis phát biểu tại Vatican rằng: “Thật đáng buồn, ở mọi phía, chúng ta đều nghe...

Dựa vào chính mình
Đời sống

Đôi khi nhìn thấu lòng người thật giả giúp bạn minh mẫn hơn. Hiểu rõ tình đời ấm lạnh giúp bạn cảm ngộ được ít nhiều. Khi cô độc, thấy cần một người để ôm lấy; Lúc ấm ức, thấy cần một nơi để kể khổ; Khi mất phương hướng, thấy cần một chổ để...

Yêu Thương và Vị Tha – Khi Trái Tim Nhẹ Nhàng Hơn
Đời sống

Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, đôi khi ta quên mất một điều đơn giản: một nụ cười có thể làm dịu đi bao căng thẳng, một lòng vị tha có thể làm nhẹ bớt gánh nặng tâm hồn. Câu nói khắc trên tảng đá trong khu vườn thiền như một lời...

“Hồn đất Việt” trong những tác phẩm “Gốm chùa”
Đời sống

Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường. Đường nét quê...

Không ai và không điều gì thực sự có quyền khiến ta khổ
Đời sống

Ta không khổ vì mất mát, mà vì ta chấp vào ý nghĩ rằng: Cái này là của tôi, tôi không được mất nó. Tham ái và chấp thủ chính là sợi dây vô hình buộc chặt ta vào vòng luân hồi của đau khổ. Đau khổ thường được ta gán cho những lý do...

Lỗi lầm và chướng ngại lớn nhất của đời người là truyền bá thị phi
Đời sống

Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Chung sống cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một mục công án,...

Hãy cười cho đời bớt khổ
Đời sống

Cười là một món quà nhiệm màu mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Là người Phật tử, tôi luôn tin rằng, một nụ cười chân thành có thể hóa giải những nỗi khổ đau, làm nhẹ đi gánh nặng của kiếp người, và mang lại sự an lạc ngay trong chính tâm...

Khi ta mong cầu, ta đã đặt một cái “ngã” lên trên mọi sự
Đời sống

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, chúng ta thường bị cuốn vào những khát khao và mong cầu. Đôi khi, ta cố gắng nắm bắt điều gì đó một thành công, một tình yêu, hay thậm chí là một cảm giác an lạc tạm thời với hy vọng rằng điều đó sẽ mang...

Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất
Đời sống

Biết mộng rồi thức luôn hay biết mộng rồi nằm dài ngủ nữa? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho quí vị. Nếu chúng ta thật tình là người biết không muốn mộng nữa, thì phải gan dạ trỗi dậy, thắp đèn lên, mộng sẽ không còn cơ hội tiếp diễn nữa. Như thế...

Ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân
Đời sống

Thông qua lời Phật dạy, với những giá trị về từ bi, trí tuệ và chân thật, mang đến những bài học quý giá giúp các cặp vợ chồng nhìn nhận, đối diện và vượt qua khó khăn trong hôn nhân một cách dễ dàng hơn. Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa...

Năm tháng dần trôi
Đời sống

Đời người sống vài mươi năm, thật quá ngắn ngủi so với vòng luân hồi vô tận. Mỗi một hành nghiệp của chúng ta, dù tốt hay xấu, đều ẩn tàng lý nhân quả ở đó. Cuộc đời là một hành trình luôn đưa ta về phía trước, không giậm chân tại chỗ, không lùi...

Sống cẩn thận không bao giờ là thừa
Đời sống

Sống cẩn thận là một triết lý sống quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý để sống cẩn thận hơn: 1. Cẩn thận khi đánh giá người khác. Bạn gặp một người được mấy lần? Bạn cảm giác về họ...

Sáu điều cần cho trẻ nếm trải
Tuổi trẻ

Người làm cha mẹ cần ghi nhớ: Dạy bảo con trẻ, cũng là quá trình giáo dục lại chính mình. Hãy để quá trình này giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt đẹp hơn, mỗi ngày! 1. Nỗ lực học hành. Học hành tuy vất vả nhưng đây là con đường dẫn đến thành...

Hãy xem mình là khách viễn du
Đời sống

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu...

Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân
Tuổi trẻ

Ngày nay, trong một thế giới đầy rẫy áp lực và sự so sánh, thói quen tự chỉ trích đã trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của nhiều người. Chúng ta thường xuyên so đo bản thân với người khác, tự trách mình không đủ tốt, và thậm chí hạ thấp giá...

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Đời sống

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau. Trong cuộc sống đầy rẫy biến động...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.