Một lần tôi ở một ngôi chùa rừng cách bìa làng chừng nửa dặm. Một tối nọ, dân làng mở hội, ăn uống nhậu nhẹt ầm ĩ trong khi tôi đang đi kinh hành trong rừng. Lúc đó chắc phải hơn 11g đêm rồi, và tôi cảm thấy hơi là lạ trong mình.

Tôi cảm thấy lạ như thế này từ lúc buổi trưa. Tâm tôi rất tĩnh lặng. Hầu như không có một suy nghĩ nào. Tôi cảm thấy rất thư giãn và thoải mái. Tôi đi kinh hành cho đến khi cảm thấy mệt và vào ngồi thiền trong túp lều cỏ của tôi. Khi tôi vừa ngồi xuống, còn chưa kịp bắt chân lên, thì thật kinh ngạc, tâm tôi thể nhập sâu vào một trạng thái vô cùng bình an. Nó tự xảy đến. Khi tôi ngồi xuống, tâm thật sự vô cùng bình an. Vững vàng bất động như đá. Không phải là tôi không nghe thấy tiếng ồn ào xa xa của dân làng đang nhảy múa, ca hát – tôi vẫn có thể nghe – nhưng tôi vẫn có thể hoàn toàn tách rời khỏi tiếng ồn ấy.

Rất kỳ lạ! Khi tôi không chú ý đến tiếng ồn nữa, nó trở nên hoàn toàn yên lặng – tôi không nghe thấy một tiếng gì cả. Nhưng nếu muốn, tôi vẫn có thể nghe được, mà chẳng bị nó quấy rầy. Nó giống như có hai đề mục đang đặt cạnh nhau trong tâm tôi, nhưng không chạm vào nhau. Tôi thấy rõ tâm và đối tượng của chánh niệm hoàn toàn tách biệt nhau, y như cái ống nhổ và ấm nước ở đây vậy. Khi đó tôi hiểu ra rằng: khi đạt nhất tâm trong định, nếu bạn hướng tâm ra bên ngoài, bạn có thể nghe, nhưng nếu bạn hướng vào sự rỗng không của nó, nó sẽ hoàn toàn yên lặng. Khi nghe âm thanh, tôi có thể thấy tâm hay biết và âm thanh hoàn toàn tách biệt nhau. Tôi nghĩ: “Nếu đây không phải là cách nó vận hành, làm sao còn cách nào nữa?”. Đó chính là cách của nó. Hai thứ đó hoàn toàn tách biệt. Tôi tiếp tục tìm hiểu nó như vậy cho đến khi hiểu biết của tôi tiến sâu hơn nữa: “Điều này rất quan trọng. Khi sự liên tục của dòng tiếp nhận các đối tượng bị cắt đứt, kết quả là sự bình an”. Ảo tưởng trước đó về tính liên tục (santati) biến thành sự bình an của tâm (santi). Tôi tiếp tục ngồi, tinh tấn hành thiền. Lúc đó tâm chỉ chú ý toàn bộ vào thiền, không quan tâm đến bất cứ gì khác. Nếu tôi dừng lại vào thời điểm đó, thì chỉ vì một lý do duy nhất là thiền tập của tôi đã hoàn thành. Tôi có thể nghỉ ngơi, nhưng đó hoàn toàn không phải là vì lười biếng, mệt mỏi hay cảm giác khó chịu; tất cả những điều ấy đã vắng bóng trong tâm tôi. Chỉ có sự cân bằng và tâm xả hoàn hảo ở bên trong – vừa đủ, vừa đúng mức.

Cuối cùng tôi cũng nghỉ một lát, nhưng đó chỉ là tư thế ngồi của cơ thể thay đổi. Tâm tôi vẫn miên mật, không lay động, không mệt mỏi. Tôi kéo cái gối lại, định nằm nghỉ. Khi nằm xuống, tâm tôi vẫn giữ nguyên sự tĩnh lặng như trước đó. Rồi khi đó, trước khi đầu tôi chạm xuống gối, chánh niệm trong tâm tôi quay trở lại vào bên trong, tôi không biết nó đi vào đâu, nhưng nó cứ đi sâu dần sâu dần hơn nữa vào bên trong. Nó giống như dòng điện chạy dọc theo dây dẫn đến một cái công tắc. Khi chạm công tắc, thân tôi nổ tung với một tiếng nổ điếc tai. Cái tâm biết lúc đó vô cùng rõ ràng và vi tế. Khi đã đi qua điểm đó, tâm được giải phóng để thể nhập sâu vào bên trong. Nó đi sâu vào đến một điểm mà chẳng có gì ở đó cả. Hoàn toàn không có một thứ gì ở thế giới bên ngoài đến được nơi đó. Không có một thứ gì có thể chạm đến nó. Sau khi đã đi sâu vào bên trong một lúc, tâm rút lui trở lại ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi tôi nói tâm rút lui không có nghĩa là tôi kéo nó trở ra. Tôi chỉ đơn giản là một người quan sát, chỉ hay biết và chứng kiến. Tâm ra ngoài nhiều hơn đến khi trở lại bình thường.

Khi trạng thái tâm trở lại bình thường, một câu hỏi khởi lên: “Cái gì thế nhỉ?”. Câu trả lời đến ngay lập tức: “Những điều này tự đến theo chính nó. Bạn không cần phải tìm lời giải thích”. Câu trả lời đó là đủ để làm tâm tôi thỏa mãn.

Sau một lúc ngắn ngủi, tâm tôi lại bắt đầu chảy vào trong. Tôi không cố gắng hướng tâm mình đi đâu. Tự nó cất cánh. Khi đi sâu hơn nữa vào bên trong, nó lại đập vào cái công tắc đó lần nữa. Lần này, toàn thân tôi tan rã ra thành từng mảnh vụn và hạt nhỏ li ti. Tâm lại được giải phóng và đi sâu vào bên trong chính nó. Hoàn toàn tĩnh lặng. Nó còn tĩnh lặng sâu lắng hơn cả lần thứ nhất. Hoàn toàn không có một thứ gì có thể chạm đến đó. Tâm ở lại đó một lúc, như nó muốn, rồi rút lui ra bên ngoài. Lúc đó nó đi theo quán tính của nó và tất cả tự diễn ra. Tôi không tác động hay định hướng cho tâm mình phải theo bất cứ cái gì, chảy vào trong hay rút lui ra ngoài. Tôi chỉ là người biết và quan sát.

Tâm tôi lại trở lại trạng thái bình thường, và tôi cũng không tự hỏi hay suy đoán về những gì đang diễn ra. Tôi tiếp tục hành thiền và tâm lại quay vào trong lần nữa. Lần thứ ba này, cả vũ trụ tan ra thành từng hạt vụn nhỏ. Trái đất, núi non, ruộng đồng, rừng rậm, cả thế giới, tan rã vào trong hư không giới (ākāsa-dhātu). Con người biến mất. Tất cả mọi thứ đều biến mất. Tất cả mọi thứ không có gì còn lại.

Sau khi đi sâu vào trong, tâm an trú ở đấy một lúc như nó muốn. Tôi không thể nói là tôi hiểu chính xác làm cách nào nó ở lại đó. Rất khó để diễn tả những gì diễn ra. Không có cái gì có thể so sánh được. Không có ví dụ nào thích hợp. Lần này, tâm an trú trong đó lâu hơn lần trước nhiều, sau một lúc nó mới trở ra trạng thái bình thường. Khi tôi nói, nó trở ra không có nghĩa là tôi bắt nó trở ra hay tôi đang kiểm soát những gì đang diễn ra. Tâm tự làm tất cả những việc ấy. Tôi chỉ đơn thuần là người quan sát. Cuối cùng nó cũng trở lại trạng thái tâm bình thường. Làm sao bạn có thể đặt tên cho những gì diễn ra trong 3 lần đó? Ai biết? Bạn dùng thuật ngữ nào để dán nhãn cho nó?

Thiền sư Ajhan Cha

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Đời sống

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã “Xem thường bảo vật trong tay” như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ… Để rồi “Dày đạp lên trên hạnh phúc” mà đi, thật xót xa...

Vipassana và kinh doanh
Đời sống

Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại, môn khoa học tâm thức để hiểu biết về hiện tượng vật chất. Đây là một quá trình thanh tịnh tâm thức, không bị bó buộc bởi môn phái, giai cấp hay tín ngưỡng. Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ đại,...

Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Đời sống

Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời… Nhân sinh...

Chuyển hóa cảm xúc tiêu cực
Đời sống

Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm. Nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta đạt được sự giải thoát sâu sắc này. Mở đầu: Xã hội phát triển nhanh, nhu cầu về đời sống của con người...

Bí quyết nấu món chay ngon, đủ dinh dưỡng
Đời sống

Ăn chay không chỉ là cách để sống khỏe mạnh mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thể hiện lòng từ bi. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe tối ưu khi ăn chay, việc nấu các món chay đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là những bí quyết...

Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp
Đời sống

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một ly nước...

Halloween, Ma Quỷ và Tâm Thức Giác Ngộ
Đời sống

Vũ trụ xoay vần trong vòng quay bất tận của tử sinh và con người nhỏ bé giữa muôn vàn hiện tượng kỳ bí. Trong chiều sâu vô hạn của không gian và thời gian, những mộng ảo và nỗi sợ hãi của nhân gian trỗi dậy như sương khói giữa đêm thu. Lễ hội...

Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi
Đời sống

Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người...

Làm sao để có được một ngày bình an (How to get a peaceful day)
Đời sống

Dưới đây là chia sẻ của một phật tử nữ về nếp sinh hoạt hàng ngày của cô ấy, để tìm kiếm được sự bình an nội tâm, dù cho áp lực trong công việc rất nhiều. Nhiều người vẫn thường tự hỏi làm sao để có được bình an nội tâm đối với một...

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Đời sống

Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh. Những giá trị sống trong...

Sống tỉnh thức trước vô thường cuộc đời
Đời sống

Trong vòng quay bận rộn của cuộc sống, chúng ta thường bị cuốn theo công việc, trách nhiệm, và những ham muốn không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, chỉ khi dừng lại, đối diện với bản thân, chúng ta mới nhận ra rằng đời người thật sự ngắn ngủi. Quỹ thời gian hữu hạn của mỗi...

Sáu bài học không một trường lớp nào dạy chúng ta
Đời sống

Thời gian có thể vừa làm bạn thân, vừa là kẻ thù lớn nhất của ta. Khi ta gặp đớn đau, thời gian trôi như nhỏ giọt. Khi ta vui vẻ, thời gian trôi nhanh như một cơn gió…  1. Bài học về sự ổn định và thay đổi Ổn định và thay đổi là...

Cuộc đời, ai mà chẳng có những gánh nặng lo toan
Đời sống

Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề, hãy tìm một góc nhỏ bình yên, đặt hết gánh nặng xuống, ngủ một giấc thật sâu, tái tạo năng lượng, chuẩn bị cho hành trình dài tiếp nối. Tự nhũ lòng, cuộc đời mà, ai chẳng phải lo toan! Tháng năm đi qua, ngày ngày tiếp...

Bốn thứ gây khổ trong đời
Đời sống

Con người, dù quyền quý sang giàu tột bực vẫn thường bị bốn thứ gây khổ nếu không biết tu tập theo Phật. Phần lớn con người chúng ta, dù vô tình hay cố ý vẫn ưa thích chấp thủ, thích thú khi chấp thủ, vui thú khi chấp thủ. Nhưng không biết rõ hậu quả...

Kho báu bên trong chúng ta
Đời sống

“Lòng từ bi là kho báu bên trong mà mỗi chúng ta cần trân trọng bảo vệ. Hãy học cách ban tặng không do dự, cho đi không hối tiếc và chiến thắng trong cao thượng”. Nhiều người không dám yêu thương bản thân mình, họ cho rằng như vậy là ích kỷ và nhu...

Buông xả tham chấp để chế tác sự bình an
Đời sống

Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và đầy rẫy sự bất an như thế này, tự nhiên chúng ta muốn cống hiến, muốn cho đi nhiều hơn một chút những gì thuộc về bản thân mình để giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Mặc dù chúng ta thường nghĩ về sự rộng lượng...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.