Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh tử. Thế Tôn là bậc Thiên nhân sư, thầy của trời người. Không chỉ loài người được ân hưởng tuệ giác Bát nhã soi đường hướng đến và chứng đạt giải thoát mà ngay cả Thiên chủ, vị thần linh tối thượng cùng với thiên chúng cũng đều quy ngưỡng, nương tựa.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diệu, khó gặp được ở đời. Một người, khi xuất hiện ở đời, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng  giác.

Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A la hán.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một người, phần Như Lai [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr 46)

Suy nghiệm:

Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ. Một đám rước linh đình, xa giá đưa thái tử hồi cung trong niềm hân hoan tột bậc của vương triều và thần dân Ca Tì La Vệ.

Ngài ra đời dưới cội Vô ưu, nơi không phiền muộn. Hoa sen tinh khiết không vướng lụy trần nâng bảy bước chân Ngài ca khúc khải hoàn “thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn”, bậc tôn quý trong trời đất. Chỉ có bậc Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, thị hiện Đản sanh, thành Phật mới đủ phước đức và thần lực làm nên sự kiện hi hữu này.

Ngài xuất hiện ở đời, thế giới reo vui, tin lành đến vạn nẻo. Thần dân không hề có lo sợ, không có cuộc bố ráp hay vây bắt nào và không có trẻ em nào sanh cùng thời bị giết hại… Chỉ có những nụ cười trên môi khi tin lành Đản sanh truyền đến, ngoại trừ những giọt nước mắt già nua, quéo quắt trên mặt tiên nhân A Tư Đà. Vừa cười lại vừa khóc, vì A Tư Đà mừng cho tương lai của thái tử và tủi phận mình kém phước không trụ thế đến ngày diện kiến Thế Tôn.

Không lâu sau, dưới cội Bồ đề, bên dòng sông Ni Liên Thiền, ngài trở thành đấng Giác ngộ. Chư thiên lại vui  mừng tấu nhạc. Ma Ba Tuần và dân ma sợ hãi. Các đạo sĩ khổ hạnh ngỡ ngàng. Xa lìa dục lạc và khổ hạnh, tránh xa hai cực đoan, Ngài thực hành trung đạo và nỗ lực thiền quán. Rồi đạo lớn được tìm ra, Bồ Đề đạo tràng sáng lòa trong hào quang của Tam minh. Với Lậu tận minh, tuệ giác quét sạch mọi vi tế phiền não và chấp thủ, Ngài chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất,  tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh tử. Thế Tôn là bậc Thiên nhân sư, thầy của trời người. Không chỉ loài người được ân hưởng tuệ giác Bát nhã soi đường hướng đến và chứng đạt giải thoát mà ngay cả Thiên chủ, vị thần linh tối thượng cùng với thiên chúng cũng đều quy ngưỡng, nương tựa.

Ngày nay, nhân loại đều ghi nhận những giá trị tuệ giác của Đạo Phật trong việc thiết lập hòa bình. Hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm mỗi cá nhân, các đoàn thể, cộng đồng, sắc tộc, tôn giáo và các quốc gia trên toàn thế giới đang là nhu yếu vô cùng quan trọng. Cội rễ của những xung đột, tranh chấp, nguồn gốc của mọi khổ đau đều phát xuất từ ý niệm tự ngã, chấp thủ cái tôi, nói chung là mọi quan điểm, tư tưởng hữu ngã. Vì thế, vô ngã là tuệ giác vĩ đại có thể cứu tinh cho nhân loại và một người vượt thoát ngã chấp, thấy rõ như thật về tính Không của vạn pháp, thành tựu tuệ giác vô ngã, xóa sạch tham sân si và chấp thủ, xứng đáng được trời người xưng tán, Thế Tôn.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ? Thời Phật tại thế, trưởng giả Na-câu-la đã thỉnh vấn Thế Tôn về...

Đạo nghĩa thầy trò
Lời Phật dạy

Trong đạo, sự tôn kính vị thầy được nâng lên tầm thâm ân nan báo, “Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Vì sao vậy? Ở đời, ‘Kính thầy mới được làm thầy’, ‘Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy’ là đạo lý sống, là tinh thần tôn sư trọng đạo...

Ai làm ta đau khổ?
Lời Phật dạy

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã. Trong mọi hoàn cảnh, bản ngã luôn yêu cầu được bảo vệ. Nếu không tại thì bị. Vòng lẫn quẫn của do mình hay do người cứ ám ảnh tâm trí. Hoài nghi mình; mặc cảm mình. Đỗ lỗi người; thách thức người. Ngay...

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma
Lời Phật dạy

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý...

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh. “Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc....

Sức mạnh không phóng dật
Lời Phật dạy

Phóng dật là phóng túng, buông thả, chạy theo rồi dính mắc vào năm trần cảnh. Mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi hương thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm ái là xu hướng bám víu của năm căn (giác quan) trước hấp dẫn của năm trần. Vô minh...

Hãy trân quý nhân duyên làm người
Lời Phật dạy

Sanh trong cõi người là có cơ hội thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn nhiều nhất. Sanh được làm người gặp được Phật pháp là có cơ hội tu tập định tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi cao nhất. Chúng ta sinh ra là đã được làm người,...

Bình tâm trước tám ngọn gió đời
Lời Phật dạy

Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo...

Đức Thế Tôn dạy nhận biết và đoạn khổ, không dạy về lý luận siêu thực
Lời Phật dạy

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.  I. Duyên khởi...

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.