1. Nguyên văn
伏以
準提垂範、剿妖氛而拯濟群生、地藏能仁、仗秘語而豁開 苦趣、俯陳葵悃、仰達蓮臺。拜疏為越南國…省…縣 [郡]…社…村、家居奉
佛修香諷經…祈超度事。今弟子(齋主)…惟日仰干、 佛相光中俯垂炤鑒。竊念。乾開坤間、幹旋妙理難窺、陰惨 陽舒、善惡惟人自召、或係前生業障、難離冤債之所纏、或 因自己愆尤、以致魂縈於此累。或臨砲碑、或被刀兵、仗憑 佛法以超昇、全賴經文而解脫。茲者辰維(孟、仲、貴)月、
節屆(秋、夏、冬、春)天、壇開晝夜、普度諸香魂。諷誦 佛經、加持… 神呪、闡揚法事、肇啟花壇、濟度沈淪、祈 超苦海、于今功德兩利存亡。今則法壇成就、科範敷宣、謹 具疏文、和南拜白。
南無大聖覺花自在王如來證明。
南無大悲觀世音菩薩證明。
南無大聖準提王菩薩證明。
南無大聖普光解冤結菩薩證明。
南無大願地藏王菩薩證明。延奉、 三乘上聖、四府王官、十殿慈王、冥陽列聖、左右助教解 冤拔度主者、同垂接度、共證往生。伏願、妙力提攜、能仁 拯拔、塵勞罷釋、迷雲散而慧日高懸、業綱蠲除、愛河竭而 心珠獨耀、惠劍斷冤愆皆退散、金繩攜亡者盡超昇、現世六 親、均霑五福。仰賴
佛恩證明、謹疏。
佛曆…歲次…年…月…日時、弟子眾等和南上疏
(疏) 奉 白佛金章弟子眾等和南上疏
2. Phiên âm
Phiên âm:
Phục dĩ
Chuẩn Đề1 thùy phạm2, tiểu yêu phân nhi chứng tế quần sanh; Địa Tạng Năng Nhân, trượng bí ngữ nhi hoát khai khổ thú; phủ trần quỷ khốn, ngưỡng đạt liên đài.
Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật, tu hương phúng kinh… kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử (trai chủ) … duy nhật ngưỡng can, kim tướng quang trung, phủ thùy chiếu giám.
Thiết niệm: Càn khai khôn hạp3, cán toàn diệu lý nan khuy; âm thảm dương thư, thiện ác duy nhân tự chiêu. Hoặc hệ tiền sanh nghiệp chướng, nan ly oan trái chi sở triền; hoặc nhân tự kỷ khiên vưu, dĩ trí hồn oanh ư thử lụy; hoặc lâm pháo bi, hoặc bị đao binh, trượng bằng Phật pháp dĩ siêu thăng, toàn lại kinh văn nhi giải thoát. Tư giả thần duy (mạnh, trọng, quý) nguyệt, tiết giới (Thu, Hạ, Đông, Xuân) thiên, đàn khai trú dạ, phổ độ chư hương hồn; phúng tụng Phật kinh, gia trì … thần chú, xiển dương pháp sự, triệu khải hoa đàn, tế độ trầm luân, kỳ siêu khổ hải, vu kim công đức lưỡng lợi tồn vong. Kim tắc pháp đàn thành tựu, khoa phạm phu tuyên, cần cụ sở văn, hòa nam bái bạch:
Nam Mô Đại Thánh Giác Hoa Tự Tại Vương Như Lai chứng minh.
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh.
Nam Mô Đại Thánh Chuẩn Đề Vương Bồ Tát chứng minh.
Nam Mô Đại Thánh Phổ Quang Giải Oan Kết Bồ Tát chứng minh. Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát chứng minh. Diên phụng: Tam Thừa thượng thánh, Tứ Phủ vương quan, Thập Điện từ vương, minh dương liệt thánh, tả hữu trợ giáo giải oan bạt độ chủ giả, đồng thùy tiếp độ, cọng chứng vãng sanh.
Phục nguyện: Diệu lực đề huề, năng nhân chẩn bạt; trần lao4 bãi thích, mê vân tán nhi huệ nhật cao huyền; nghiệp võng quyên trừ, ái hà kiệt nhi tâm châu độc diệu; huệ kiếm đoạn oan khiên giai thối tán, kim thằng5 huề vong giả tận siêu thăng; hiện thế Lục Thân6, quân triêm Ngũ Phước7. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ. Phật lịch … Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.
3. Dịch nghĩa
Cúi nghĩ:
Chuẩn Đề mô phạm, chận yêu khí mà độ tận quần sanh; Địa Tạng từ bị, nhờ bí ngữ làm mở toang nẻo khổ; dốc tấm lòng thành, ngưỡng vọng sen đài.
Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) …. Tinh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh cầu nguyện siêu độ. Đệ tử (trai chủ) … hôm nay, ngưỡng tướng hào quang, xót lòng chứng giám.
Nép nghĩ: Càn khôn đóng mở, qua lại sự lý khó lường; khổ sướng âm dương, tốt xấu do người tự tạo; hoặc do nghiệp chướng đời trước, khó lìa oan trải buộc triền miên; hay vì tội lỗi chính mình, để hồn thắt thêm bao nỗi luy, hoặc gặp phảo đạn, hoặc bị đao binh; đều nương pháp Phật được siêu thăng, thảy nhờ văn kinh mà giải thoát.
Nay gặp lúc (đầu, giữa, cuối), thuộc tiết (Xuân, Hạ, Thu, Đông), kính thiết trai đàn trong một ngày đêm, khắp độ các hương hồn, trì tụng Phật kính, gia trì thần chú …; tuyên dương pháp sự, mở lập đàn tràng; cứu vớt trầm luân, cầu qua biển khổ; nhờ công đức này, thảy đều lợi lạc. Nay tắc pháp đàn thành tựu, khoa nghi diễn bày; dâng trọn sớ văn, kinh thành lạy thỉnh:
Kính lạy Đại Thánh Giác Hoa Tự Tại Vương Như Lai chứng minh cho.
Kính lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thương xót chứng minh cho.
Kính lạy Đại Thánh Chuẩn Đề Vương Bồ Tát chứng minh cho.
Kính lạy Đại Thánh Phổ Quang Giải Oan Kết Bồ Tát chứng minh cho.
Kính lạy Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát chứng minh cho. Cùng xin: Ba Thừa các thánh, vương quan Bốn Phủ, Mười Điện vua lành, âm dương chu thánh, hai vị phải trái trợ giáo giải oan bạt độ, cùng thương tiếp độ, chứng giám vãng sanh.
Lại nguyện: Diệu lực song hành, nhân từ cứu độ; bụi trần rũ sạch, mây mê tan trời trí tuệ lên cao; lưới nghiệp dứt trừ, sông ái cạn tất ngọc lòng sáng tỏ; kiếm tuệ chặt oan khiên đều lui sạch, thừng vàng dắt người chết thảy siêu thăng; thân quyến hiện đời, đều nhuần phước lạc. Ngưỡng lạy ơn Phật chứng minh. Kính dâng sớ.
Phật lịch… Ngày … tháng … năm …
Đệ tử chúng con thành kính dâng sớ
4. Chú thích
- Chuẩn Đề (s: Cundi, t: bskul-bye-kma, 準提): âm dịch là Chuẩn Đề (准提、准 胝), Chuẩn Nê (准泥), ý dịch là thanh tịnh, còn gọi là Chuẩn Đề Quan Âm (准提觀音), Chuẩn Đề Phật Mẫu (准提佛母), Phật Mẫu Chuẩn Đề(佛母准提), Thiên Nhân Trượng Phu Quan Âm (天人丈夫觀音), Thất Câu Chi Chuẩn Đề Đại Phật Mẫu (七俱胝準提大佛母); là vị Bồ Tát thường xuyên hộ trì Phật pháp, hộ mạng và làm cho những người đoản mạng được sống lâu; có sự cảm ứng rất lớn, trí tuệ cũng như phước đức của Ngài thì vô lượng. Bên cạnh đó, Ngài còn được sùng tín để cầu tiêu trừ tai nạn, cầu con, trừ tật bệnh, v.v…, tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sanh, làm cho thế gian và xuất thế gian tròn đầy hết thảy sự cầu nguyện. Trong Thiền Tông của Trung Quốc và Nhật Bản, Ngài được xem như là một trong những đấng chủ tôn của Quan Âm Bộ. Đặc biệt Thai Mật của Nhật Bản lấy Chuẩn Đề nhập vào Phật Mẫu, trở thành một trong những đối tượng tôn thờ của Phật bộ. Còn Đông Mật của Nhật Bản xem Chuẩn Đề là một trong 6 Quan Âm (Thiên Thủ Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm, Như Ý Luân Quan Âm) của Liên Hoa Bộ. Ngài là thân ứng hóa của Quan Âm, phân nhập vào trong Sáu Đường để cứu độ chúng sanh. Ngài được an trí tại Biến Tri Viện (遍知院) của Hiện Đồ Thai Tạng Giới, hình tượng thường có 3 mắt với 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, hay 18 tay, v.v… Trong Phật Thuyết Thất Câu Chỉ Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (佛說七 俱胝佛母心大准提陀羅尼經) có thuật lại rằng khi ở tại Vườn Cấp Cô Độc (給 孤獨園), thuộc nước Xá Vệ (s: Śrāvasti, p: Sāvatthī, 舍衛), đức Phật tư duy quán sát, thương tưởng các chúng sanh trong đời tương lai, nên tuyên thuyết “Thất Câu Chí Phật Mẫu Tâm Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp (七俱胝佛母心准提陀羅尼 法)”, tức là Chuẩn Đề Chú (準提咒) được các tín đồ Phật Giáo thường trì tụng. Bản tiếng Sanskrit của thần chú này là: “Namah saptānām samyaksambuddha- kotīnām tad yathā. Om cale cule cundi svāhā.”; âm Hán dịch theo bản Thất Câu Chỉ Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (七俱胝佛母所說准提陀羅 尼經) của Bất Không (s: Amoghavajra,不空,705-774) dịch là: “Na mạc tát đa nam tam miệu tam một đà cu chỉ nam đát nhĩ đã tha, án, giả lễ chủ lễ chuẩn nê ta pha ha (娜莫颯多南三藐三没駄俱胝南怛個也他唵者禮主禮准泥娑噢訶)”; nghĩa là “Con xin quy y theo đức Phật Chánh Đẳng Giác Thất Câu Chi (vạn ức). Tức là, Om (Ản). Hỡi đấng chuyển động quanh! Hỡi đấng trên đảnh đầu! Hôi đức Chuẩn Đề! Svāhā (ta phạ ha)!” Thần chú này được xem như là vua trong các thần chú, vì uy lực gia trì của nó không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng của nó thì rất nhanh và mãnh liệt. Người trì tụng thần chú này có thể cầu được thông minh, trí tuệ, biện luận lanh lợi; chồng vợ thương kính nhau, khiến cho người khác sanh tâm kính mến; cầu được con nối dõi, kéo dài mạng sống, trị lành các bệnh tật, diệt trừ tội chướng; cầu được trời mưa, rời xa giam cầm, thoát khỏi nạn ác quỷ, ác tặc, v.V… Chuẩn Đề Phật Mẫu còn có 8 vị Bồ Tát là quyến thuộc, như Quán Tự Tại Bồ Tát (觀自在菩薩), Di Lặc Bồ Tát (彌勒菩薩). Hư Không Tạng Bồ Tát (虛空藏 香), Phổ Hiền Bồ Tát (普賢菩薩), Kim Cang Thù Bồ Tát (金剛手菩薩),V Thù Sư Lợi Bồ Tát (文殊師利菩薩), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (除蓋障菩薩) Địa Tạng Bồ Tát (地藏菩薩).
- Thùy phạm (垂範): làm mô phạm, làm gương mẫu.
- Càn khai khôn hạp (乾開坤間): càn mở khôn đóng, tức trời mở ra và đất đóng lại. Trong Hệ Từ Truyện (繫辭傳) có giải thích rằng: “Hạp hộ vị chỉ khôn, tịch hộ vị chỉ cân, nhất hạp nhất tịch vị chỉ biển, vãng lai vô cùng vị chỉ thông (圖戶 謂之坤、闢戶謂之乾、一闔一闢謂之變、往來無窮謂之通, Đóng cửa gọi là khôn, mở cửa gọi là càn, một đóng một mở gọi là biến, qua lại không cùng gọi là thông).” Hay trong phần Huyền Quan Hiển Bí Luận (玄關顯秘論) của Tử Thanh Chỉ Huyền Tập (紫清指玄集) do Bạch Ngọc Thiềm (白玉蟾, 1194-?) nhà Tống soạn, cũng có đoạn rằng: “Khai hạp càn khôn tạo hóa quyền, đoán luyện nhất lô chơn nhật nguyệt (開闔乾坤造化權、煅煉一爐眞日月, đóng mở trời đất tạo hóa quyền, nung luyện một lò đúng trời trăng).” Trong bài Vọng Hải Đình Phú (望 海亭賦) của Phạm Thành Đại (范成大) nhà Tống có câu: “Thiên phong kích xuy, ba đào hạp khai (天風激吹、波濤闔開, gió trời thổi mạnh, sóng cả đóng mở).”
- Trần lao (塵勞): tên gọi khác của phiền não, tức phiền não của Ngũ Dục (五欲, gồm sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục và xúc dục) và Lục Trần (六塵, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Như trong Ảnh Hưởng Tập (影響集,CBETA No. 1209) có đoạn: “Nhất củ Di Đà tuệ nguyệt lâm, Như Lai hộ niệm thiện căn thâm, kính đăng bất thổi xu An Dưỡng, cấu tập trần lao tổng bất xâm, nhất củ Di Đà tín khả trân, kim dung Phật ảnh hiện ngô tâm, thử sanh mỗi yếm Ta Bà khổ, diêu tưởng hoa trì bảo thọ lâm (一句彌陀慧月臨、如來護念善根深、徑登不 退趨安養、垢習塵勞總不侵、一句彌陀信可珍、金容佛影現吾心、此生每 厭娑婆苦、遙想花池寶樹林, một câu Di Đà trời tuệ quang, Như Lai hộ niệm căn lành sâu, đường đi chẳng thối về An Dưỡng, dơ bẩn bụi trần thảy không xâm, một câu Di Đà tin tận cùng, thân vàng bóng Phật hiện trong tâm, đời này thường chán Ta Bà khổ, xa nhớ hồ sen cây báu rừng).” Hay như trong bài Thỉnh Phật Văn (請佛文) của Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍 泉院因師集賢語錄, CBETA No. 1277) quyển 3 cũng có câu: “Bát vạn trần lao câu nhất tảo, bách thiên công đức hiện Tam Thừa, như Cam Lồ nhi ốc tâm, tợ Đề Hồ nhi quán đảnh (八萬塵勞俱一掃、百千功德現三乘、如甘露而沃心、似 醍醐而灌頂, tám vạn trần lao đều quét sạch, trăm ngàn công đức hiện Ba Thừa, như Cam Lồ rót vào tâm, tợ Đề Hồ rưới đỉnh đầu).”
- Kim thằng (金繩): dây thừng bằng vàng. Trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 14, có đoạn: “Ngân Giác Đại Vương khuyển đạo: “Một sự, ngã môn hoàn hữu Thất Tình Kiếm, Ba Tiêu Phiến hòa Hoàng Kim Thẳng tam kiện bảo bối, bất như phải nhân đảo Ấp Long Động thinh lão mẫu thân nhất khối lại cật Đường Tăng nhục (銀角大王勸道:沒事、我們還有七星劍、芭蕉扇和幌金繩三件寶貝、不如 派人到壓龍洞請老母親一塊來吃唐僧肉,Ngân Giác Đại Vương khuyên rằng: “Không được. Chúng ta đã có ba thử bảo bối là Kiếm Thất Tình, Quạt Ba Tiêu, Lưới Thừng Vàng, chỉ bằng phái người đến Áp Long Động thỉnh mẹ già thân chỉnh đến đây ăn thịt Đường Tăng).” Hay trong Phật Thuyết Đảnh Sanh Vương Nhân Duyên Kinh (佛說頂生王因緣經)quyển 5 cũng có đoạn: “Hựu Thiện Pháp Đường đạo lộ hồi hoàn, thanh tịnh nghiêm sức kim sa bổ địa, xúc xứ biển sải Chiên Đàn hương thủy, kim thẳng giao lạc thùy kim lĩnh đạc dĩ giới đạo trắc (又善法堂道路回環、清淨嚴飾金沙布地、觸處遍灑旃檀香水、金繩交絡垂 金鈴鐸以界道側, lại trở về nơi con đường của Thiện Pháp Đường, trong sạch, được trang trí với cát vàng rãi khắp mặt đất, các nơi đều được rưới khắp nước hương Chiên Đàn, thừng vàng buộc chặt nhau treo lỉnh, mỏ vàng để làm ranh giới hai bên đường).” Ngoài ra, trong Thiền Môn Đối Liễn Đại Toàn (禪門對聯大全) còn có câu: “Kim thằng khai giác lộ, bảo phiệt độ mê tân (金繩開覺路、寶筏渡 迷津, thừng vàng mở đường giác, bè báu qua sông mê).”
- Lục Thân (六親): 6 loại người thân. Trãi qua các thời đại, có nhiều thuyết khác nhau về Lục Thân, nhưng chủ yếu là nói về những người thân trong một gia đình. Nơi đây xin nêu lên vài thuyết chính. Lục Thân là cha, mẹ, anh, em, vợ và con. Như trong Cống Nghị Truyện (賈誼傳) của Hán Thư(漢書) có đoạn rằng: “Kiến cửu an chỉ thế, thành trường trị chỉ nghiệp, đĩ thừa tổ miều, dĩ phụng Lục Thân, chỉ hiểu dã (建久安之勢、成長治之業、以承祖廟、以奉六親、至孝也、lập thế an ổn lâu dài, thành công sự nghiệp cai trị dài lâu, để kế thừa miếu tổ tiên, để thờ phụng Lục Thân, đó là hiểu cùng tột)”. Nhan Sư Cổ (顏師古,581-645) nhà Đường chú rằng: “Lục Thân, phụ mẫu, huynh đệ, thê tử dã (六親、父 母、兄弟、妻子也, Lục Thân là cha mẹ, anh em, vợ con).” Hoặc có thuyết cho rằng Lục Thân là cha, con, anh, em, chồng, vợ; như trong Lão Tử (老子) có câu: “Lục Thân bất hòa hữu hiếu từ, quốc gia hôn loạn hữu trung thần (六親不和 有孝慈、國家昏亂有忠臣, Lục Thân không hòa có con hiền, quốc gia hôn loạn có trung thần).” Vương Bật (王弼, 226-249) chú thích rằng: “Lục Thân, phụ tử, huynh đệ, phu phụ dã (六親、父子、兄弟、夫婦也,Lục Thân là cha con, anh em, chồng vợ).”
- Ngũ Phước (五福): 5 thứ phước đức gồm sống lâu, giàu sang, sức khỏe, đạo đức và được ơn trời ban. Bên cạnh đó, trong dân gian cũng rất thông dụng câu “ngũ phước biển trăn (五福駢臻, năm phước cùng đến)”. Câu này vốn phát xuất từ câu chuyện của Đậu Vũ Quân (竇禹鈞), vốn xuất thân là quan lại dưới thời Hậu Chu, Ngũ Đại, làm đến chức Gián Nghị Đại Phu (諫議大夫), tánh tình thuần hậu, thích giúp người. Lúc nhỏ ông đã để tang cha, rất chí hiếu, hết lòng cung phụng mẫu thân. Năm lên 30 tuổi, ông vẫn chưa có đứa con nào. Một hôm nọ, ông nằm mộng thấy cha mình bảo rằng: “Mạng con không có con nối dõi, lại thêm đoàn mạng, nên hãy mau nổ lực làm việc thiện”. Nghe lời cha dạy, từ đó ông bắt đầu phát nguyện làm việc thiện. Về sau, ông lại thấy cha về báo mộng cho biết rằng: “Vì con có âm đức nên trên trời ban cho con được tăng thêm 3 kỷ (36 năm) tuổi thọ, tặng cho con 5 đứa con, đứa nào cũng sẽ được phú quý, vinh hiển; và sau khi qua đời thì sẽ được sanh lên cõi Trời.” Nhờ tích tập phước đức do làm việc thiện, sau này cả 5 người con của Vũ Quân đều đỗ đến Tiến Sĩ, thảy đều làm quan lớn cho triều đình. Tên của họ là Nghi (儀), Nghiễm (儼), Khản (佩), Xứng (俩) và Hy (倍). Đương thời, họ được gọi là “Yến Sơn Đậu Thị Ngũ Long (燕山竇氏五 龍, năm con rồng của nhà họ Đậu ở Yến Sơn).” Năm người con do trời ban của Vũ Quân được xem như là 5 điều phước; từ đó xuất hiện câu “ngũ phước biển trăn (五福駢臻, năm phước cùng đến)” và phổ cập cho đến ngày nay.