Nói đến khoa phạm Công Văn (攻文,公文) trong Phật Giáo Việt Nam là đề cập đến nguyên tắc và mẫu mực tất cả các loại giấy tờ được dùng trong các lễ tiết của Phật Giáo và Dân Tộc. Tất cả nghi thức, ý nghĩa của các lễ trong Phật giáo đều xuất phát từ kim khẩu Đức Phật, hoặc chư Tổ được ghi lại trong kinh điển hay trực tiếp truyền khẩu. Về sau, các vị cổ đức đã san định lại cho phù hợp với nghi lễ cổ truyền của mỗi dân tộc mà không mất mục đích tối thượng của Đạo Phật là giải thoát và lợi sanh, cũng như không cổ xúy hay thỏa hiệp những điều mê tín dị đoan sẵn có của dân tộc đó, ngược lại còn dùng Phật pháp để soi sáng và đẩy lùi bóng tối mê tín dị đoan. Bằng cách áp dụng phương tiện hết sức thiện xảo trong nghi lễ, luôn luôn khế cơ, khế lý cho mỗi một chúng sanh hầu cứu vớt chúng sanh đó ra khỏi Lục Đạo, Tam Đồ và không bao giờ bỏ rơi một chúng sanh nào cả.

Nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam chúng ta dù ít hay nhiều cũng đã ảnh hưởng nghi lễ Trung Quốc, nhưng với tinh thần tổ quốc, dân tộc cố hữu trong mỗi người dân Việt, tiền nhân đã gạn lọc để giữ lại những tinh túy phù hợp với tâm lý, đạo lý làm người và cuộc sống hằng ngày của dân tộc để phát triển, và loại bỏ những điều quá câu nệ, phức tạp, hình thức không cần thiết.

Quý vị đã lập nên những bộ sách Gia Lễ cho toàn dân sử dụng như Thọ Mai Gia Lễ (壽梅家禮, dựa theo bộ Chu Tử Gia Lễ [朱子家禮] của Chu Hy [朱熹,1130-1200] bên Tàu, nhưng không hoàn toàn rập khuôn theo bộ này) do ông Hồ Sỹ Tân (1690-1760) hiệu Thọ Mai (壽梅) người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến Sĩ năm 1721 (niên hiệu Bảo Thái thứ 2, đời vua Lê Dụ Tông), làm quan đến chức Hàn Lâm Thị Chế. Trong Thọ Mai Gia Lễ có trích dẫn một phần của Hồ Thượng Thư Gia Lễ (胡尚書家禮) do Thượng Thư Hồ Sỹ Dương (1621-1681) trước tác. Ông cũng người làng Hoàn Hậu, đỗ Tiến Sĩ năm 1652 (niên hiệu Khánh Đức thứ 4, đời vua Lê Thần Tông), từng làm chức Thượng Thư Bộ Hình, tước Duệ Quận Công. Bộ Thanh Thuận Gia Lễ do ông Lê Quí Đôn (黎貴惇,1726-1784) viết vào đời Hậu Lê, v.v…, và cận đại cũng có rất nhiều sách nói về nghi lễ cổ truyền của dân tộc.

Thế nhưng Phật Giáo lại được truyền vào Việt Nam sớm hơn những thời điểm lịch sử này rất xa, nên nghỉ thức Phật Giáo đã hòa nhập vào với nghi lễ phổ thông trong quần chúng Việt Nam một cách êm đẹp mà không thấy có bất cứ một điều gì nghịch lý cả. Nghi lễ Phật Giáo đã chứa đựng nhiều mặt sinh hoạt của xã hội và con người Việt Nam. Trong phạm vi cuốn sách nhỏ này chúng tôi chỉ khảo sát về phương diện Công Văn mà thôi. Khi chúng ta đọc qua những tài liệu này, chúng ta cũng hiểu được phần nào công việc hoằng dương đạo pháp và phương pháp hành trì của người xưa qua phương tiện nghi lễ, hầu rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm mà ứng phú đạo tràng trong hiện tại và tương lai dù bất cứ ở đâu.

Khoa phạm Công Văn trong Phật Giáo Việt Nam là những cách thức, mẫu mực giấy tờ dùng để biểu bạch lên Tam Bảo, hoặc trình bày lên Thánh, Thần, Linh, Cô Hồn, v.v…, trong pháp giới Lục Đạo chúng sanh. Mục đích là giúp cho Trai Chủ hay Tín Chủ tóm tắt những lời phát nguyện tu hành cùng những ước nguyện, những lời sám hối tội khiên hầu vun trồng cây đức.

Những loại bản văn sau đây hiện đang áp dụng: Sớ (疏), Biểu (表), Trạng (狀), Hịch (檄), Điệp (牒), Dẫn (引), Phan (幡), Bảng (榜), Thiếp (帖), Bài vị (牌位), v.v…

Định nghĩa

1. Sớ (疏): còn gọi là Sớ Văn (疏文), Văn Sớ (文疏), Tấu Sớ (奏疏), có hai nghĩa:

(1) Là văn thư của quần thần điều trần dâng lên bậc trên như đức vua, như trong Văn Thể Minh Biện(文體明辯) của Từ Sư Tằng (徐師曾,1546-1610) nhà Mình có giải thích rằng: “Án Tấu Sớ giả, quần thần luận giản chỉ tổng danh dā (按奏疏者、群臣論諫之總名也, xét Sớ Tâu là tên gọi chung của các văn thư do quần thần can gián, luận nghị).” Hay như trong Tống Sử (宋史) quyến 32, Truyện Chu Trác (朱倬傳) có đề cập rằng: “Mỗi thượng sớ, triếp túc hưng lộ cáo, nhược Thượng Đế giảm lâm, Tấu Sớ phàm số thập (每上疏、輒夙興 露告、若上帝鑒臨、奏疏凡數十,mỗi lần dâng sớ, thường kính cẩn thưa rõ ràng, nếu Thượng Đế giáng xuống, sớtâu thường mười phong).” Hoặc như trong bài Khiển Hứng Thi (遣興詩) của thi hào Đỗ Phủ (杜甫,712-770) nhà Đường cũng có câu: “Thượng sớ khất hài cốt, hoàng quan quy cố hương (上疏 乞骸骨、黃冠歸故鄉, dâng sớ xin hài cốt, mũ vàng về cố hương).” Tấu Sớ còn gọi là Tấu Chương (奏章), Tấu Nghị (奏議).

(2) Trong khoa nghi của Đạo Giáo cũng như Phật Giáo, Sớ Văn được dùng rất rộng rãi và phổ biến, với tư cách là văn thư thành kính dâng lên đấng tối cao, chí tôn như Thần, Thánh, Phật; là chiếc cầu nối giữa cõi hữu hình với thế giới vô hình. Như trong Đạo Giáo có các bộ Linh Bảo Văn Kiểm (靈寶文 檢), Tâm Hương Diệu Ngữ (心香妙語), v.v…, là những thư tịch chuyên dùng cho khoa nghi Công Văn. Về phía Phật Giáo có bộ Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證,CBETA No. 1252), 4 quyển, do Thạch Cổ Chủ Nhân Thích Nguyên Hiền (石鼓主人釋元賢) nhà Minh (1368-1662) biên soạn. Một số văn sớ thường dùng trong Đạo Giáo như: Nguyên Đán Khánh Hạ Văn Só(元旦慶賀文疏), Ngọc Hoàng Thượng Đế Khánh Hạ Văn Sớ (玉皇上帝 慶賀文疏), Thượng Nguyên Thiên Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (上元天官 大帝慶賀文疏), Thái Thượng Lão Quân Khánh Hạ Văn Sớ (太上老君慶賀文 疏), Huyền Thiên Thượng Đế Khánh Hạ Văn Sớ (玄天上帝慶賀文疏), Thiên Thượng Thánh Mẫu Khánh Hạ Văn Sớ (天上聖母慶賀文疏), Trương Thiên Sư Khánh Hạ Văn Sớ (張天師慶賀文疏), Trung Nguyên Địa Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (中元地官大帝慶賀文疏), Hạ Nguyên Thủy Quan Đại Đế Khánh Hạ Văn Sớ (下元水官大帝慶賀文疏), Bắc Đầu Giải Ách Văn Sớ (北斗解厄文 疏), An Phụng Thần Vị Văn Sớ (安奉神位文疏), An Phụng Trị Niên Thái Tuế Văn Sớ(安奉值年太歲文疏), v.v…

Trong Linh Bảo Văn Kiểm có nhấn mạnh vai trò của Sớ Văn là: “tuyên diễn đạo pháp, lợi thế chi tân lương (宣演道法、利世之津梁也, bờ bến để tuyên bày đạo pháp và làm lợi ích cho cuộc đời).” Từ ý nghĩa đó, Sớ được dùng rộng rãi trong Phật Giáo như là phương tiện độ sanh cần phải có đối với mọi trường hợp, như trong tác phẩm này có giới thiệu.

Đặc biệt, có một loại Sớ Văn gọi là Pháp Đường Sớ (法堂疏) được dùng trong Thiền môn, là văn từ của vị Trưởng Lão Trú Trì của một tự viện nào đó, dùng để khải thỉnh khai đường thuyết pháp.

2. Biểu (表): là một loại Tấu Chương thời xưa được quần thần dùng để trình cấp lên đế vương, như Xuất Sư Biểu (出師表) của Gia Cát Lượng (諸葛 亮) nhà Thục Hán thời Tam Quốc (三國,221-420), Trần Tình Biểu (陳情表) của Lý Mật (李密, 224-287), ν.ν…

Trong bài tựa Văn Thể Minh Biện của Từ Sư Tầng có giải thích rằng: “Cổ giả hỉ ngôn ư quân, giai xưng thượng thư, Hản định lễ nghĩa, nãi hữu tứ phẩm, kỳ tam viết Biểu; nhiên đản dụng dĩ trần thỉnh nhi đĩ, hậu thế nhân chỉ, kỳ dụng tấm quảng (古者獻言於君、皆稱上書、漢定禮儀、乃有四品、其三曰表、 然但用以陳請而已、後世因之、其用寝廣,người xưa nói đùa với nhà vua, đều gọi là dâng thư lên, nhà Hản định ra lễ nghĩa, có bốn loại, loại thứ ba là Biểu; tuy nhiên chỉ dùng để bày tỏ thỉnh cầu mà thôi, đời sau nhân đó, dùng Biểu càng lúc càng rộng rãi).”

3. Trạng (狀): là bản văn giải bày sự thật trình lên chư vị Thần, Thánh; theo tục lệ của Đạo Giáo Trung Quốc, chỉ dùng để đốt đi, không dùng tuyên đọc. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các bức Trạng vẫn được dùng để tuyên đọc rồi mới đem đốt. Bản văn dùng để trần tình những oan khuất của người mất lên Thiên Đình hay Địa Phủ được gọi là Cáo Âm Trạng (告陰狀). Như trong Hà Điển (何典), hồi thứ 2 có câu: “Thôi Mạng Quỷ cản đáo đương phương Thổ Địa na li, cáo liễu Âm Trang (催命鬼趕到當方土地那里、告了陰狀,Thôi Mạng Quỷ đuổi theo đến Thổ Địa phương này vài dặm, đọc xong bản Âm Trạng).” Trong Đạo Giáo, tùy theo đẳng cấp của chư vị thần linh cao thấp mà phân thành 3 loại Trạng: Tấu Trạng (奏狀), Thân Trạng (申狀) và Điệp Trạng (牒狀).

(1) Tấu Trạng được dùng cho chư Thần như Tam Thanh (三清), Ngọc Hoàng (玉皇), Câu Trần Tinh Quân (勾陳星官), Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), Đông Cực Thái Ất (東極太乙), Nam Cực Trường Sanh Đại Đế (南極長生大 帝), Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ (后土皇地祇), Cửu U Bạt Tội Thiên Tôn (九幽拔 罪天尊), Chu Lăng Độ Mạng Thiên Tôn (朱陵度命天尊), Thập Phương Linh Bảo Thiên Tôn (十方靈寶天尊), Động Uyên Tam Muội Tam Động Thiên Tôn (洞淵三昧三洞天尊), Cửu Thiên Thái Phòng Quân (九天採訪君), Linh Bảo Tự Nhiên Cửu Thiên Sanh Thần Thượng Đế (靈寶自然九天生神上帝), Tam Thập Nhị Thiên Đế Quân (三十二天帝君), Ngũ Linh Ngũ Lão Ngũ Đế Thiên Quân (五靈五老五帝天君), Mộc Công Tôn Thần (木公尊神), Kim Mẫu Nguyên Quân (金母元君), v.v…

(2) Thân Trạng được dùng cho chư vị đẳng cấp thấp hơn như Linh Bảo Tam Su (靈寶三師), Tam Quan (三官), Nhật Cung Tái Dương Đế Quân (日宮 太陽帝君), Nguyệt Cung Thái Âm Đế Quân (月宫太陰皇君), Ngũ Tỉnh Tứ Diệu Ngũ Đầu (五星四曜五斗), Nam Đẩu Lục Ty Tỉnh Quân(南斗六司星君), Bắc Đẩu Cửu Thiên Tỉnh Hoàng Quân(北斗九天星皇君), Hoàng Lục Viện Tri Viện Chơn Quân(黃籙院知院真君), Chánh Nhất Tam Sư (正一三師), Tứ Tướng (四相), Tứ Thánh (四聖), Linh Bảo Giám Trai Đại Pháp Sư Chơn Quân (靈寶監齊大法師眞君), Cửu Thiên (九天), Thiên Tào Thái Hoàng Vạn Phước Chơn Quân (天曹太皇萬福真君), Tam Động Kinh Lục Phủ Mạng Thượng Thánh Cao Chơn Tiên Linh Tướng Lại(三洞經錄符命上聖高真仙靈將吏), Tam Thanh Thượng Cảnh Chơn Quân Hoàng Nhân (三清上境天真皇人), Tam Nguyên Chơn Quân (三元眞君), Thập Chơn Nhân (十眞人), Ngũ Phủ Chơn Tể (五府真宰), Nam Xương Thượng Cung Thọ Luyện Ty Phủ Chơn Tế (南昌上宮 受煉司府真宰), Ngọc Phủ Ngọc Xu Ngũ Lôi Viện Sứ Chơn Quân (玉府玉樞五 雷院使真君), Thập Phương Vô Cực Phi Thiên Chơn Vương(十方無極飛天真 王), Bắc Âm Huyền Thiên Phong Đô Đại Đế (北陰玄天酆都大帝), Thập Cung Đông Hà Phù Tang Đơn Lâm Đại Đế (十宮東霞扶桑丹林大帝), Tam Nguyên Thủy Phủ Chơn Tê(三元水府真宰), Bồng Lai Đô Thủy Giám Chơn Nhân (蓬萊都水監眞人), Ngũ Nhạc Thượng Chơn Ty Mạng Tá Mạng Trữ Phó Chơn Quân (五嶽上真司命佐命儲副眞君), Thanh Hư Động Thiên Tiên Quan (清虚 洞天仙官), Địa Phủ Cửu Lũy Thổ Hoàng Quân (地府九壘土皇君), Long Hổ Quân Công Tào Kim Đồng Ngọc Nữ Hương Quan Sứ Giả (龍虎君功曹金童玉 女香官使者), Thái Tuế Tôn Thần (太歲尊神), v.v…

(3) Điệp Trạng được dùng cho chư vị Thần cấp dưới hơn nữa như Châu Thành Hoàng (州城隍), Huyện Thành Hoàng (縣城隍), Cửu Châu Xã Lịnh (九州社令), các ngục chúa, Thập Phương Đạo Đô Chủ Giả(十方道都大主者), Minh Quan U Lộ Chủ Giả (冥關幽路主者), Ngũ Nhạc Hao Lí Tướng Công (五 嶽蒿里相公), Thổ Địa Lí Thành Chơn Quan (土地里域真官), Phong Đô Lục Đạo Đô Án (酆都六道都案), Tam Giới Chơn Phù Thần Hổ Sứ Giả (三界直符 神虎使者), v.v…

Một số Trạng được dùng trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam là Trạng Cúng Đảo Bệnh, Trạng Cúng Phủ Sứ, Trạng Lục Cung Cúng Khẩm Tháng, Trạng Cúng Quan Sát, Trạng Tống Mộc, Trạng Cúng Tạ Thổ,v.v…

4. Hịch (檄): là văn thư xưa kia cấp trên dùng để kêu gọi, triệu tập, hiếu dụ cấp dưới. Như trong Văn Tuyền (文選), Thiên Bạch Mã (白馬篇) có câu: “Vũ hịch tùng Bắc lại, lệ mã đăng cao đê (羽檄從北來,属馬登高堤, Hịch truyền từ Bắc đến, ngựa gắng lên đê cao).” Như ở Việt Nam có bài Dụ Chư Tỷ Tướng Hịch Văn (論諸裨將檄文, tức Hịch Tướng Sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương (興道 大王,12327-1300) là nổi tiếng nhất.

Trong Công Văn Dàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam có một số loại Hịch như: Hịch Thủy Văn (檄水文, văn cúng dưới nước khai mở bạt độ trầm luân), Phát Thành Hoàng Thổ Địa Hịch (發城隍土地檄, văn Hịch cáo Thành Hoàng Thổ Địa), Khai Tịch Hịch (開闢檄,Hịch cáo khai khẩn đất đai), Chiêu Sơn Thủy Hịch (召山水檄, văn Hịch cáo thần sông nước), v.v…

5. Điệp (牒): nguyên lai xưa kia, Điệp là tên gọi của một loại văn thư của quan phủ, hay nói đúng hơn là bức văn chuyển giao của cấp trên, là cái Trát hay tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hay miếng gỗ, từ niên hiệu Nguyên Phong(元豐,1078-1085) nhà Bắc Tống trở đi, các văn từ tố tụng được gọi là Trạng; chỉ có các công văn chuyển giao của quan phủ mới gọi là Điệp.

Trong Công Văn Đàn Tràng, Điệp là một loại văn thư không kém phần quan trọng dâng lên chư Thần linh, hay là văn thư chuyển giao giữa Thần với Thần. trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam, có khá nhiều loại Điệp được dùng đến như Điệp Cúng Cầu Siêu, Điệp Cúng Cô Hồn, Điệp Cấp Phóng Sanh, Điệp Cấp Tụng Thủy Sám, Điệp Thăng Kiều Giải Oan Bạt Độ, Điệp Thượng Phan, Điệp Cúng Tam Thế Tiền Khiên, Điệp Vu Lan, Điệp Cúng Trai Tuần, Điệp Cúng Bà Cô, Điệp Cúng Vớt Chết Nước, v.v…

6. Dẫn (引): một loại thể văn được hình thành vào thời nhà Đường (唐, 618-907), như Dẫn Thủy Sám Bát Tiên, v.v…

7. Phan (幡[旛]): một loại cờ dài, hẹp, treo rũ thẳng xuống, có ghi nội dung tùy theo mục đích của buổi lễ; còn gọi là lá phướn. Như trong Sử Ký (史 記) quyền 117, Truyện Tư Mã Tương Như (司馬相如) có đoạn: “Thùy giảng phan chi tổ nghê hề, tải vân khi nhi thượng phù (垂絳幡之素蜆兮、載雲氣而 上浮, cầu vồng trắng phan đỏ chứ, chở khi mây mà nổi lên). Trong Phật Giáo, loại này thường được dùng với nhiều ý nghĩa, mục đích và tên gọi khác nhau.

(1) Bạch Phan (白幡) hay Dẫn Lộ Phan (引路幡) là loại lá phướn dài, hẹp, màu trắng, được dùng bài trí trước linh cữu trong khi đám tang; với ý nghĩa là để dẫn dắt linh hồn người quá cố; trên đó ghi tên họ, quê quán, pháp danh, v.v…, những thông tin liên quan đến người quá cố. Tại Việt Nam, loại này thường có màu đỏ, được gọi là lá Triệu.

(2) Tràng Phan (幢幡) được xem như là một loại pháp khí, rất thông dụng trong các pháp đàn của Phật Giáo lẫn Đạo Giáo, dùng để cáo Trời đất, mời gọi chư Thần linh. Tràng (幢) khác với Phan ở điểm là trên đầu của lá Tràng thường có lọng che, cầm với cây cán; còn Phan thì không có lọng che, cầm trực tiếp bằng tay. Như trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經) quyền 1, Phẩm Tựa (序品) thứ nhất có câu: “Nhất nhất tháp miếu, các thiên tràng phan (塔廟、各千幢幡, mỗi một tháp miếu, có ngàn tràng phan).” (3) Bạch Hổ Phan (白虎幡) là loại lá phướn trên có trang trí hình con hổ trắng, dùng để truyền tin chiếu lệnh. Như trong Tống Thư (宋書) quyền 40, phần Bách Quan Chí (百官志) có đoạn: “Triêu hội yến hưởng, tắc Tướng Quân nhung phục, trực thị tả hữu, dạ khai thành chư môn, tắc chấp Bạch Hổ Phan giám chỉ (朝會宴響、則將軍戎服、直侍左右、夜開城諸門、則執白虎幡監之, sáng gặp yến tiệc, tất Tướng Quân mặc nhung phục, hai bên có người hầu hạ, đêm về mở các cửa thành, thì cẩm Phan Bạch Hổ đi giám sát).

(4) Phan Cái (幡蓋) là một loại tràng phan trên có lọng che, dùng để trang trí tại các nơi tôn nghiêm như đền thờ, chùa chiền, v.v…

Như trong bài thơ Đăng Thiên Phước Tự Sở Kim Thiền Sư Pháp Hoa Viện Đa Bảo Tháp(登千福寺楚金禪師法華院多寶塔) của Sầm Tham (岑參, khoảng 715-770) có câu: “Phần hương như vân đồn, phan cái san san thùy (焚香如雲屯、幡蓋珊珊垂、hương xông như mây tụ, phan cái rũ leng keng).” Trong Công Văn Đàn Tràng, thường có các loại Phan như Trùng Tang Phan (重喪旛), Thập Nhị Thần Sát Phan (十二神煞旛), Chiêu Linh Phan (召靈旛), Thiên Lôi Phan (天雷旛), Thất Như Lai Phan (七如來旛), v.v…

8. Bảng (榜): trong nghi thức trai đàn của Phật Giáo cũng như Đạo Giáo, đây là một loại văn thư dùng niêm yết, với ý nghĩa thông báo trước cho mọi người biết về trình tự pháp sự, chỉ tiết hành lễ, thành phần tham dự, trình tự khoa nghỉ, chức vị của chư vị trong đàn tràng, v.v… Loại này vẫn thường dùng rất phổ biến để niêm yết, thông trí các tin tức, v.v…, như Bảng Văn (榜文), Báng Thiếp (榜帖), Phóng Bảng (放榜), Bảng Don (榜單).

Trong Nho Lâm Ngoại Sử (儒林外史) hồi thứ 2 có câu: “Đệ kim niên chánh nguyệt sơ nhất nhật mộng kiến khán hội thí bảng (弟今年正月初一日夢 見看會試榜, vào ngày mồng một tháng Giêng năm nay, đệ mơ thấy gặp bảng thi đồ).” Trong Công Văn Đàn Tràng, thường có các loại Bảng như Tiết Thứ Bảng (節次榜), Chẩn Tế Trai Đàn Bảng (賑濟齋壇榜), Huyết Hồ Tứ Phương Bảng Cáo (血湖四方榜), v.v…

9. Thiếp (V): một loại danh thiếp dùng để đáp lễ qua lại trong ứng xử hằng ngày, như Thỉnh Thiếp (請帖, thiệp mời), Tạ Thiếp (謝帖, thiệp cám ơn), v.v… Có một số loại Thiếp thông dụng như:

(1) Báo Thiếp (報帖), là loại thiệp dùng để thông báo; như trong Kinh Bản Thông Tục Tiểu Thuyết (京本通俗小說), phần Bồ Tát Man (菩薩蠻) có câu: “Kính đảo Tây Sơn Linh Ẩn Tự, tiên hữu bảo thiếp báo tri, Trưởng Lão dẫn chúng tăng minh chung lụy cổ, tiếp Quận Vương thượng điện thiêu hương ( 到西山靈隱寺、先有報帖報知、長老引眾僧鳴鐘擂鼓、接郡王上殿燒香, đến thẳng Tây Sơn Linh Ẩn Tự, có thiệp thông báo trước, nên Trưởng Lão dẫn chúng tăng đánh chuông gióng trống, tiếp đón Quận Vương lên Chánh Điện dâng hương).”

(2) Thỉnh Thiếp (請帖) thiệp dùng để cung thỉnh hay mời ai đó đến tham dự buổi lễ hay yến tiệc, v.v…

(3) Tạ Thiếp (謝帖) thiệp bày tỏ sự tri ân sau khi đã hoàn thành xong một việc nào đó.

(4) Bát Tự Thiếp (八字帖), xưa kia khi bàn chuyện hôn nhân, cả hai nhà gái và trai đều dùng tấm thiệp viết 8 chữ ngày giờ sinh, trao đổi qua lại để xem thử có xung khắp thế nào không; còn gọi là Bát Tự Toàn Thiếp (八字全帖), Canh Thiếp (庚帖). (5) Bái Thiếp (拜帖), thời xưa, đây là một tấm thiếp dùng thông báo đến thăm ai đó. Như trong tác phẩm Nghi Diệu (疑耀) quyển 4 của Trương Huyên (張萱) nhà Minh, phần Bái Thiếp Bất Cổ (拜帖不古) có giải thích rằng: “Cổ nhân thư khải vãng lai, cập tánh danh tương thông, giai dĩ mộc trúc vi chi, sở vị thứ dã; chỉ Tổng thời, Vương Kinh Công cư Bán Sơn Tự, mỗi dĩ kim tất mộc bản tả kinh thư danh mục, văng tự tăng xử tả kinh; thời nhân toại đĩ kìm tất bản đại thư thiếp, dĩ nhi khủng hữu tuyên tiết, hựu tác lưỡng bản tương hợp, dĩ phiến chỉ phong kỳ tế; cửu chi, kỳ chế tiệm tỉnh …. kim chỉ Bái Thiếp dụng chí, cái khởi vu Hy Ninh dã (古人書啟往來、及姓名相通、皆以 木竹為之、所謂刺也、至宋時、王荆公居半山寺、每以金漆木版寫經書 名目、往寺僧處借經、時人遂以金漆版代書帖、已而恐有宣洩、又作兩 版相合、以片紙封其際、久之、其製漸精…今之拜帖用紙、蓋起于熙寧 th, người xưa thư từ qua lại, đến nỗi tên họ biết rõ nhau, đều lấy thẻ tre để viết vào, gọi là thứ, cho đến thời nhà Tổng, Vương Kinh Công (tức Vương An Thạch, 1021-1086] từng sống ở Bán Sơn Tự, cứ mỗi lần lấy bản gỗ bằng sơn mạ vàng chép danh mục kinh, đều qua chỗ chư tăng ở để mượn kinh; do đó người đương thời bèn lấy bản gỗ sơn mạ vàng thay thế để viết thiệp, xong rồi sợ bị truyền lan ra, lại làm thành hai bản giống nhau, lấy giấy phong kín ở đầu bìa; trãi qua thời gian lâu, sự chế tạo dần dần tinh xảo …, loại giấy dùng cho Bái Thiếp ngày nay, vốn xuất phát từ thời Hy Ninh [1068-1077]).”

(6) Báo Tang Thiếp (報喪帖) là tấm thiệp dùng trong tang lễ ngày xưa để thông báo cho bà con, thân hữu biết có người đã từ trần; khác với bản Cáo Phó.

(7) Bảng Thiếp (榜帖,膀帖) là tấm cáo thị để chiêu dụ bá tánh, hay là bảng niêm yết danh tánh của các thí sinh thi đỗ. Như trong bài Từ Tương Châu Bi (徐襄州碑) của Lý Chất (李) nhà Đường có câu: “Tê Bảng Thiếp tiên chí Giang Tây, an tồn bá tánh (齋榜帖先至江西、安存百姓,trước hết mang tấm Bảng Thiếp đến Giang Tây để làm yên lòng bá tánh).”

Trong Công Văn Đàn Tràng, một số Thiếp được dùng như Tịnh Trù Thiếp (淨廚帖), Cấp Thùy Thiếp (汲水帖), Tứ Sanh Lục Đạo Thiếp (四生六道帖), Tam Bảo Thiếp (三寶帖), v.v…

10. Bài Vị (牌位): tiếng Nhật là Vị Bài (位牌, ihai), là tấm bảng bằng gỗ có khắc ghi tên tuổi, chức vị, pháp danh, v.v…, các thông tin liên quan đến người đã quá cố để cúng tế. Nó xem như đồng dạng với Thần Chủ (神主), hay Thần Vij (神位), Thần Chủ Bài (神主牌), được dùng khá phổ biến trong tang lễ của Nho Giáo từ thời Hậu Hán (後漢, 25~220) trở đi. Nguồn gốc phát xuất của Bài Vị vốn là sự tập hợp tập tục cổ xưa cho rằng Bài Vị là nơi nương tựa của vong linh, với tín ngưỡng tháp miếu của Phật Giáo. Đối với Nhật Bản, cùng với Thiền Tông, Bài Vị được truyền vào dưới thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333), và đến thời Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867) thì phổ cập hóa.

Hình thức và nội dung

1. Hình thức:

a. Màu sắc: các loại Sớ, Biểu, Trạng, Dẫn đều được viết trên giấy bản màu vàng.

Còn lại các loại khác viết trên giấy màu đỏ hoặc trắng.

b. Kích thước: ngày xưa qui định tờ giấy bản dài khoảng 64 phân tây (cm), rộng 40 phân tây (cm), gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong bề dài là 40 cm, bề ngang là 32 cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau. Mỗi khổ 8 cm bằng khoảng 4 ngón tay như người xưa đã dạy: “tiền nhứt chưởng, hậu bán trương”.

c. Cách trình bày: phải viết đúng theo khuôn phép đã được người xưa qui định như chỉ được phép viết một mặt mà thôi, viết chữ Chân; không được viết chữ Thảo.

Đối với hồng danh chư Phật, Bồ Tát, tên kinh, chú phải viết hoa lên đầu hàng hoặc giữa hàng, gọi là Đài, hay Đài Lọng (nếu viết theo kiểu chữ Nho xưa).

Phía trên đầu tờ giấy phải để dành một khoảng trống bằng một lóng tay giữa (khoảng 3 cm), phía dưới cùng tờ giấy phải chừa một khoảng nhỏ nhất cũng phải đủ đường cho một con kiến bỏ (khoảng 2 mm), không được đưa nét bút xuống quá tờ giấy sớ, điệp, v.v…, như người xưa đã căn dặn rằng: “Thượng thông thiên đường; hạ triệt nghị tẩu(上通天堂、下徹蟻走).”

Phần cuối cùng là ghi ngày, tháng, năm. Phần này ghi trên khổ giấy thứ hai từ bên phải qua, khi xếp lại tức là để dành một khổ, ghi câu “Tuế thứ… (歲 次…)” theo câu kệ: “Bán thứ bản niên bình yên thiên hạ(半次半年平安天下)”, nghĩa là chữ thứ (*) một nửa trên Dấu Tam Bảo một nửa trong dấu, chữ niên (年) một nửa trong dấu một nửa ngoài dấu ở phía dưới.

2. Nguyên tắc:

Nguyên tắc viết Sớ, Diệp, Biểu, v.v.., được căn cứ vào bài kệ trong bộ Thuyết Pháp Minh Nhân Luận (說法明眼論), Phẩm Biểu Bạch (表白品), tương truyền do Thánh Đức Thái Tử (聖德太子,Shōtoku Taishi, 574-622) của Nhật Bản trước tác:

“Biểu bạch Tam Bảo cánh, đồng biệt trú trì Phật, tiên tán tu thiện thể, thứ thán thí chủ ý, Thánh linh thành Bồ Đề, thính chúng nguyên thành tựu, hồi hướng pháp giới chúng, chư Thiên tăng uy quang, thứ hữu nguyện văn khả độc chỉ hỉ(表白三寶竟、同別住持佛、先讚修善體、次歎施主意、聖靈成菩 提、聽眾願成就、迴向法界眾、諸天增威光、次有願文可讀之矣).”

Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt gọi là Thần văn Biểu Bạch (神文表白), có thay đổi một số từ nhưng ý nghĩa và nội dung vẫn tương đồng như sau:

“Tụng Thần Phận đĩ, thứ đối Trú Trì Tam Bảo, độc Biểu Bạch văn; kỳ Biểu Bạch hữu lục sự: nhất tiến tán tu thiện chỉ thế, nhị thán Thỉ Chủ chỉ ý, tam nguyện thành Thánh linh chi Bồ Đề, tử nguyện thành tựu thính chúng chi nguyện, ngũ ngôn sở tu chỉ thiện căn, hồi hướng ư pháp giới chỉ chúng sanh, lục chung thinh tăng chư Thiên uy quang (誦神分已、次對住持之三寶、讀表白 文、其表白有六事、一先讚修善之體、二嘆施主之意、三願成聖靈之菩 提、四願成就聽眾之願、五言所修之善根、迴向於法界之眾生、六終請 增諸天威光).”

Nghĩa là: tụng Thần Phận xong, kế đến đọc bài Văn Biểu Bạch đối với Tam Bảo Trú Trì. Biểu Bạch có 6 việc cần phải thực hiện:

(1) Trước hết đọc thể thức tu thiện;

(2) Cảm thán ý niệm của Thí Chủ;

(3) Nguyện chứng thành Bồ Đề Thánh quả;

(4) Nguyện thành tựu nguyện vọng của thính chúng (người nghe bản công văn này);

(5) Nói về thiện căn bản thân tu hành, và xin hồi hướng đến khắp các chúng sanh trong pháp giới;

(6) Cuối cùng là cầu xin được tăng thêm oai quang của chư Thiên.

Trên cơ sở đó, chúng ta biết rằng tờ Sớ, Biểu, v.v…, dâng lên chư Phật, Bồ Tát, Thánh Thần, v.v…, cần phải nêu rõ dâng lên vị nào (đồng trú trì Phật, hay biệt trú trì Phật), tức là dâng lên nhiều đức Phật hay một đức Phật. Điều trước tiên là phải tán dương công đức tu thiện của các Ngài, sau đó nói rõ và khen ngợi thành ý của Thí Chủ, cầu nguyện bậc Thánh Linh phát tâm Bồ Đề, lắng nghe cùng độ trì cho lời nguyện của chúng sanh được thành tựu. Tiếp theo là hồi hướng khắp thảy chúng sanh và cầu nguyện chư Thiên đều được tăng phần oai nghiêm, xán lạn. Sau đó mới đọc các lời phát nguyện.

Về văn thể: các lòng Sớ, Biểu, v.v…, đều tùy cơ duyên mà trước thuật, phải phù hợp vào cảnh huống lúc khẩn nguyện, tức là Khế Cơ và Khế Lý, nên chư Tổ đức ngày xưa, các bậc thiện tri thức cư sĩ, Phật tử uyên bác đã trước thuật nội dung các lá Sớ, Biểu, v.v…, để dâng cúng chư Phật, chư Bồ Tát theo quan niệm quỷ Ngài là đấng Thế Tôn; vì vậy cách hành văn cho đến văn thể đều có qui cách nhất định, thường theo thể văn Biển Ngẫu đối nhau rất sát (đối câu, đối chữ, đối nghĩa, đổi ý, v.v…).

Ví dụ: “Nhất niệm chỉ thành (一念至誠)” đối với “thập phương cảm cách (十方感格)”, “Ta Bà Giáo Chủ hoằng khai giải thoát chi môn (娑婆教主弘開 解脫之門)” đối với “Cực Lạc Đạo Sư tiếp dẫn vãng sanh chi lộ (極樂導師接 引往生之路)”, “phước thọ khương ninh nãi nhân tâm chỉ tự nguyện (福壽康寧 乃人心之自願)” đối với “tai ương hạn ách bằng Phật lực dĩ tiêu trừ (災殃限厄 憑佛力以消除)”, v.v…

Hầu hết các lòng văn Sớ, Điệp, v.v…, của Phật giáo Việt Nam đang xử dụng đều ở trong bộ Tâm Nang và Thiện Bốn. Nhưng càng về sau càng có nhiều việc xảy ra như Lễ Thành Hôn tại chùa chẳng hạn, dù lòng sớ Việt văn đã được trước tác nhưng chưa được ghi vào các bộ Công Văn của Thiền môn để áp dụng. Do đó bất cứ ai dù tại gia hay xuất gia có văn tài, liễu đạt nghĩa kinh đều có thể trước thuật và làm bản văn mẫu mực cho người đời sau tùy duyên mà xử dụng sau khi đã được các chư vị cao Tăng, thạc đức trong giới Thiền Môn chấp nhận.

Tóm lại, Sớ, Biểu, Trạng, Hịch, v.v…, là những án văn chương tuyệt tác, có vần, có điệu được trình bày một cách hợp đạo, khiến người đọc cảm thấy hòa mình vào mà tự ý phát nguyện dâng trọn niềm tin lên chư Phật, chư Bồ Tát, xem như là phương tiện dắt người vào đạo. Trên phương diện tinh thần, đây là những yếu tố gây niềm tin một cách vững chắc đối với Trai Chủ hoặc Tín Chủ. Được như vậy thì âm dương đều có lợi lạc.

3. Phép đặt nghiên mực khi viết son màu đỏ: (viết bằng chữ Nho)

Cổ nhân có dạy rằng: “Giáp Ất Bính Đình nghiên tại tả, Canh Tân Nhâm Quý hữu biên trần, Mậu Kỷ cánh gia cư trung vị, Thánh hiền chỉ giáo đạt phân minh(甲乙丙丁研在左、庚辛壬癸右邊陳、戊己更加居中位、聖賢指教達分明)”

Nghĩa là nếu ngày viết Công Văn bằng son có thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, thì nghiên mực phải đặt bên phía tay trái của người viết. Ngày có thiên can Canh, Tân, Nhâm, Quí thì nghiên mực đặt phía tay phải. Ngày có thiên can Mậu, Kỷ đặt nghiên mực ngay chính giữa.

4. Cách Viết:

Ngoài một số các nguyên tắc quan trọng như đã nêu trên, có một số nguyên tắc khác cần phải tuân thủ khi viết Công Văn:

(1) Phải viết chữ chân, không được viết dạng chữ chữ Thảo, Triện hoặc Lệ.

(2) Chữ “phục dĩ (伏以)” ở hàng đầu tiên trong các lòng Sớ Văn, chữ phục (伏) phải viết ngay chữ thứ tư của hàng thứ hai.

(3) Đối với các Trạng hay Chúc văn, chữ duy (惟、維) phải nằm một mình ở hàng thứ nhất và được viết ngang với chữ niên (年) ở hàng thứ hai theo nguyên tắc “duy bất ly niên (惟不離年, chữ duy không rời xa chữ niên).”

(4) Đối với Sớ hay Điệp, nếu có vị chứng minh, cần phải ghi thêm câu: “Bình giáo phụng hành gia trì pháp sự (tên chùa) … Tự (Tổ Đình) trú trì hiệu Chứng Minh (秉教奉行加持法事…寺住持號…證明).”

(5) Cần lưu ý, chữ bỉnh (K) phải viết ngay dưới chữ cuối cùng của khổ có đóng dấu Tam Bảo để người đọc biết có vị Chứng Minh, không được viết khổ phía sau trên chữ giáo (教).

(6) Các loại văn bản dùng trong Nghỉ lễ Phật Giáo như đã nêu ở trên không được chấm câu, phân cú ngay trên giấy mà vị Công Văn phải hiểu hết ý nghĩa để tự mình đọc dứt câu cho đúng chỗ.

(7) Về phần ngày tháng, theo nguyên tắc “hữu sơ vô sóc (有初無朔, có chữ sơ rồi thì không cần viết chữ sóc)”, nếu ngày hành lễ tiến hành trong khoảng thời gian từ mồng 1 đến mồng 10 thì phải có chữ sơ (初) đi kèm; như sơ nhị (初 二), sơ tam (初三), v.v…; nên không cần viết chữ sóc (朔) vào, mà chỉ viết ngày và thiên can địa chỉ của ngày mà thôi. Trường hợp ngày hành lễ từ 11 trở lên thì phải viết thêm chữ sóc. Ví dụ: ngày lễ là 12 nhằm ngày Đinh Mão thì phải viết như sau: “… nguyệt việt sơ nhứt nhật sốc Bính Thìn, thập nhị nhật Đinh Mão (… 月越初一日朔丙辰十二日丁卯).”

(8) Trong một số lòng văn Sớ, đặc biệt là Sớ Trai Đàn thường có câu “thần duy … nguyệt, tiết giới [thuộc] … thiên, diên khai … (辰維…月、節屆[屬]…天、筵開…).” Mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu mùa là mạnh (n), tháng giữa mùa là trọng (仲), và tháng cuối mùa là quý (季). Do đó, vị Công Văn chỉ ghi tháng và mùa là đủ. Ví dụ: Lễ được tổ chức vào tháng 7 thì ghi là “Thần duy mạnh nguyệt, tiết thuộc Thu thiên (辰維孟月、節屬秋天)” cũng đủ nghĩa. Nhưng ngày xưa quý vị Công Văn thường viết có tính cách văn chương, vừa nói lên được nếp sống của địa phương, của dân tộc. Do đó có một vài chữ được đổi lại cho đúng thời điểm làm lễ phù hợp với thiên nhiên nhưng không đáng kể vì hầu hết đều giống nhau.

Căn cứ vào bản Phật Môn Giản Lược Công Văn Thiện Bản (佛門簡略 攻文善本) của cố Hòa Thượng Thích Tâm Giải (釋心解), cách viết theo từng tháng như sau:

Tháng 1: Thần duy Mai nguyệt, tiết giới mạnh Xuân, liều đính hoàng kim, mai khai bạch ngọc(辰維梅月節屆孟春柳錠黃金梅開白玉).

Tháng 2: Thần duy Hoa nguyệt, tiết giới trung hòa, oanh chuyển như hoàng, hoa phi tợ cầm (辰維月節屆中和鶯轉如簧花飛似錦).

Tháng 3: Thần duy Lan nguyệt, tiết giới mộ Xuân, đào vũ phiên hồng, bình tỉnh điểm lục(辰維蘭月節屆暮春桃雨翻紅萍星點綠).

Tháng 4: Thần duy Mạch nguyệt, tiết giới thanh hòa, hòe ấm dinh đình, hà hương mãn chiếu (辰維麥月節屆清和槐蔭盈庭荷香滿沼).

Tháng 5: Thần duy Bồ nguyệt, giới thuộc đoan dương, lựu hỏa thư đơn, ngải kỳ dương lục (辰維蒲月節屆端陽榴火舒丹艾旗楊綠),

Tháng 6: Thần duy Thử nguyệt, tiết giới quang dương, tử kết liên phòng, hương lưu lệ phố (辰維暑月節屆元陽子結蓮房香留荔圃).

Tháng 7: Thần duy Qua nguyệt, tiết giới Lan Thu, ngọc vũ sinh lương, kim phong đãng thử(辰維瓜月節屆蘭秋玉宇生涼金風蕩暑).

Tháng 8: Thần duy Quế nguyệt, tiết giới Trung Thu, quế ảnh phù sơ, thiềm quang kiểu khiết (辰維桂月節屆中秋桂影扶疏蟾光皎潔)

Tháng 9: Thần duy Cúc nguyệt, tiết giới Trùng Dương, ly cúc phiêu hương, giang phong thốc cầm (辰維菊月節屆重陽籬菊飄香江楓簇錦).

Tháng 10: Thần duy Dương nguyệt, tiết giới Mạnh Đông, nhứt tuyến thiêm trường, tam dương phục thi (辰維陽月節屆孟冬壹線添長三陽復始).

Tháng 11: Thần duy Gia nguyệt, tiết giới Trọng Đông, tuyết điểm hàng mai, gia phi ngọc quản (辰維葭月節屆仲冬雪點寒梅葭飛玉管).

Tháng 12: Thần duy Lạp nguyệt, tiết giới Quí Đông, trúc diệp phù bôi, mai hoa ánh tịch(辰維臘月節屆季冬竹葉浮盃梅花映席).

(9) Phần nhập ý: tức là phần ghi người sống và người chết, phần này rất quan trọng đối với trai chủ. Do đó phải ghi hết sức cẩn thận, rõ ràng theo thế thứ trong gia đình, nên căn cứ vào Gia Phổ của Trai Chủ mà ghi để đúng theo gia phong của mỗi gia đình, Chỉ, Phái, Họ, v.v…, hầu tránh những trở ngại xảy ra lúc hành lễ,

(10) Một số từ được dùng cố định dùng cho Sớ, Điệp như Sớ dâng lên chư Phật thì viết là nhất phong (一封), Trạng trình lên Thiên Thần và Nhân Thần là nhất đạo (一道), Điệp cúng Linh là nhất thông (一通), Điệp cúng Cô Hồn là nhất đạo (一道), v.v…

(11) Muốn sửa những chữ viết sai phải có một cây kim may, hoặc kim băng nhỏ, một miếng gương (kiến) nhỏ, đặt tấm gương dưới tờ sớ chỗ chữ sai, dùng kim nãy vào giấy theo chiều từ ngoài vào trong chữ để lấy nguyên miếng giấy có chữ sai đi, rồi dùng một miếng giấy khác cùng loại, cùng màu cắt hình tròn hay thuẫn lớn hơn lỗ hỗng chữ sai, rồi bôi hồ, keo lên mặt sau tờ sớ chỗ hỗng, rồi dán miếng giấy hình tròn đó lên chung quanh mặt sau chỗ chữ sai chờ khô viết lại chữ khác lên, viết xong trông như cũ không thể nhận biết được chỗ đã sửa,

Ngày nay mẫu các loại Sớ, Điệp, Trạng, Hịch, v.v…, đã được in sẵn đúng

theo qui định. Vị Công Văn chỉ cần điền vào chỗ trống để dành sẵn nên rất tiện lợi; tuy nhiên cũng nên cẩn thận đừng viết vào những chỗ đài lọng mà sai nghĩa và dư chữ.

Trên đây chỉ tóm lược một số điểm căn bản và tổng quát được ghi rải rác trong các cuốn Công Văn xưa viết tay để lại và sự chỉ dạy trực tiếp của các vị Tôn túc, áp dụng chung cho các loại Sớ Điệp thông thường. Riêng các Đại Lễ Trai Đàn thường có cuốn Công Văn chuyên môn dành riêng cho từng đàn gồm nhiều nguyên tắc như: kích thước, màu giấy, màu mực cho từng loại Phan, Bài Vị, các loại Phù, cách phê Điệp, cách đề bì Điệp, v.v… Các nguyên tắc này có lẽ xuất xứ trong cuốn “Phật Giáo Pháp Sự Đạo Tràng Công Văn Cách Thức (佛教 法事道場公文格式)” xuất bản năm 1299 dưới triều vua Trần Anh Tông (陳英 宗, tại vị 1293-1314) mà hiện tại trên website của Bồng Lai Các (蓬莱格, http:// penglaige.blogspot.com/2009/01/blog-post_6586.html) của Phật Giáo Trung Quốc, mục Trung Quốc Phật Giáo Đại Sự Niên Biểu (中國佛教大事年表) có đăng tải như sau: “1299 niên Việt Nam Anh Tông ấn hành phân bổ Phật Giáo Pháp Sự Đạo Tràng Công Văn Cách Thức (1299年越南英宗印行頒佈佛教法 事道場公文格式).”

Có thể thư tịch này vẫn còn lưu giữ tại một số chùa, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, chúng tôi không đủ duyên lành nên chưa đọc được để xác định.

5. Bố cục của lòng Văn Sớ:

Khi nghiên cứu các lòng Văn Sớ trong một số bản công văn chép tay hiện hành tại Việt Nam như Phật Môn Giàn Lược Công Văn Thiện Bản (佛門簡略 攻文善本, ghi Phật Lịch 2510, ngày mồng 8 tháng 2 năm Bính Ngọ [1966]) của cố Hòa Thượng Thích Tâm Giải (釋心解), nguyên trú trì Chùa Từ Quang (慈 光寺), Thành Phố Huế; Bạt Độ Trùng Tang Nam Thương Huyết Hồ Chẩn Tế Khánh Sanh Trai Dàn Công Văn (拔度重喪南殤血湖賑濟慶生齊壇攻文, bản chép tay, Nhâm Thân [1932]); Thường Hành Tiện Lãm (常行便覧, bản chép tay, Ất Hợi [1935]) của cố Hòa Thượng Thích Giác Thể (釋覺體), nguyên Trú Trì Sắc Tứ Tịnh Quang Tự (淨光寺), Quảng Trị; cũng như những Văn Sớ hiện lưu hành tại Chùa Tường Quang (祥光寺), Dường Chi Lăng, Thành Phố Huế, v.v…, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết mọi lòng Văn Sớ đều có một bố cục chung nhất là:

(1) Phần phục dĩ (伏以): phần dẫn nhập để đi vào nội dung chính.

(2) Phần sớ vị (疏為): ghi rõ nguyên quán, địa chỉ hiện tại, tánh danh của người đứng cúng (tức Trai Chủ hay Tín Chủ) dâng sớ.

(3) Phần ngôn niệm (念), thiết niệm (竊念) hay thống niệm (痛念): nội dung chính, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tâm thành của người đứng cúng.

(4) Phần hòa nam bái bạch(和南拜白): đảnh lễ chư Phật, Bồ Tát để cầu xin quý Ngài từ bỉ gia hộ cho những điều cầu nguyện của người đứng cũng được thành tựu viên mãn.

(5) Phần phục nguyện (伏願): là phần cầu xin và phát nguyện tu tập của người đứng cúng để cho âm dương lưỡng lợi, và cũng là phần kết thúc của lòng Văn Sớ.

Xin trích dẫn nơi đây một vài lòng Văn Sớ dùng cho Cầu An hay Cầu Siêu và các lễ khác như sau:

(1) Sớ Cầu An:

Nguyên văn:

伏以、佛乃三界醫王、能除眾生病苦、聖是四方良藥、服之心体安 祥、清淨法身、壽蹟大覺。

拜疏為越南國…省、…縣(郡)、…社、…村、家居奉佛修香諷經祈禱 解病保命求安事。今弟子…等、惟日仰干金相光中、俯垂炤鑒。

言念、三業六根、累世造諸罪障。四生六道、延年冤對仇響。或被 邪魔親屬、或著鬼魅惡神。苦惱不安、身臨疾病、全憑佛聖證明、慈悲 護佑。五臟調和、四肢壯健。茲者本月吉日、敬設菲儀、宣行法事。諷 誦大乘法寶尊經…加持消災諸品神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此 良因、祈增福壽。今則謹具疏文、和南拜白。

南無十方常住三寶作大證明。南無東方教主滿月慈容藥師琉璃光王 佛證明。南無大慈悲救苦難靈感應觀世音菩薩。南無上中下分三界天曹 地府人間列位諸聖賢。筵奉、諸尊菩薩、護法龍神、伽藍真宰、諸位善 神、同垂炤鑒、共降吉祥。

伏願、三寶證明、放慈光而擁護、萬靈洞鑒、現神力以扶持、疾病 早痊、身躬寧靜。仰賴佛聖證明。謹疏。

Phiên âm:

Phục dĩ: Phật nãi Tam Giới Y Vương, năng trừ chúng sanh bệnh khổ, Thánh thị tứ phương lương dược, phục chỉ tâm thể an tường; thanh tịnh Pháp Thân, thọ tê Đại Giác.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tình,… Huyện (Quận), … Xã, Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh kỳ đảo giải bệnh bảo mạng cầu an sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can, kim tướng quang trung, phủ thùy chiếu giám.

Ngôn niệm: Tam Nghiệp, Lục Căn lụy thế tạo chư tội chướng; Tứ Sanh, Lục Đạo diên niên oan đối cừu thù; hoặc bị tà ma thân thuộc, hoặc trước quỷ mị ác thần; khổ não bất an, thân lâm tật bệnh; toàn bằng Phật Thánh chứng minh, từ bi hộ hựu; Ngũ Tạng điều hòa, Tứ Chỉ tráng kiện. Tư giả bổn nguyệt cát nhật, kính thiết phỉ nghỉ, tuyên hành pháp sự, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo tôn kinh …., gia trì Tiêu Tai chư phẩm Thần Chú; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung; tập thử lương nhân, kỳ tăng phước thọ. Kim tắc cần cụ sớ văn, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh. Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Mãn Nguyệt Từ Dung Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật chứng minh. Nam Mô Đại Từ Bi Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Thượng Trung Hạ Phân Tam Giới Thiên Tào Địa Phủ Nhân Gian liệt vị chư thánh hiền. Diên phụng: Chư tôn Bồ Tát, Hộ Pháp Long Thần; Già Lam Chơn Tề, chư vị thiện thần; đồng thùy chiếu giám, cọng giáng cát tường.

Phục nguyện: Tam Bảo chứng minh, phóng từ quang nhỉ ủng hộ; vạn linh động giám, hiện thần lực dĩ phò trì; tật bệnh tảo thuyên, thân cung ninh tĩnh. Ngưỡng lại Phật Thánh chứng minh. Cần sớ.

Dịch nghĩa:

Cúi nghĩ: Phật là Ba Cõi Y Vương, khéo chữa chúng sanh bệnh khổ; Thánh ấy bốn phương thuốc tốt, uống vào tâm thể an lành; trong sạch Pháp Thân, lên ngôi giác ngộ.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, cầu nguyện giải bệnh, cầu an thân mạng. Hôm nay đệ tử …. ngưỡng tướng hào quang, xót thương chiếu giảm.

Nép nghĩ: Ba Nghiệp Sáu Căn, bao đời tạo nhiều tội chướng; Bốn Cõi Sáu Đường, hằng năm oan đối thù hận; hoặc bị tà ma thân thuộc, hay gặp ác thần quỷ mị, khổ não chẳng an, thân mang tật bệnh; thảy nhờ Phật Thánh chứng minh, từ bi gia hộ; Năm Tạng điều hòa, Bốn Chi tráng kiện. Nay nhân ngày lành tháng tốt, kính bày lễ mọn; tuyên hành pháp sự, trì tụng tôn kinh pháp bảo Đại Thừa …; gia trì Tiêu Tai, các thần chú khác; đảnh lễ Ba Thân tướng báu, muôn đức dung vàng; lấy nhân tốt này, cầu thêm phước thọ. Nay dâng sớ văn, kinh thành lạy thỉnh:

Kính lạy Ba Ngôi Báu Thường Trú Trong Mười Phương chứng giám cho.

Kính lạy đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, giáo chủ phương Đông, tướng mạo trăng tròn từ bi, chứng giám cho. Kính lạy đức Quan Thế Âm Bồ Tát, có từ bi lớn, cứu khổ nạn linh cảm ứng, chứng giám cho. Kính lạy hết thảy các vị thánh hiền trong ba cõi người, địa phủ và trên trời chứng giám cho. Cùng xin chư vị Bồ Tát, Long Thần Hộ Pháp, đấng chủ tể Già Lam, các vị thiện thần, đồng thương chứng giám, ban cho cát tường.

Lại nguyện: Tam Bảo chứng minh, phóng ảnh từ bi mà ủng hộ; vạn loài ngầm trợ, hiện thần lực để phò trì; khiến tật bệnh mau lành, thân thể khỏe mạnh. Ngưỡng trồng Phật Thánh chứng minh. Kính dâng sớ.

(2) Sớ Cầu Siêu:

Nguyên văn:

伏以、萬德慈尊、拯濟幽冥之路、齋旬甫至、虔祈薦拔之章。

拜疏為越南國…省…縣[郡]…社…村、家居奉佛修香諷經…之齋旬、報 答深恩、祈超度事。今弟子…等、惟日仰干大覺世尊俯垂接度。

痛念奉為….之香靈。元命生於….年…月…日、享陽(壽)…、大限

于…年…月…日…牌命終。仗佛恩而直向西行、依妙法而高登樂國。茲臨…

之齋旬、正值坤府第….殿…冥王案前呈過。由是虔仗六和之淨侶、諷誦大 乘法寶經文…、加持往生淨土神呪、頂禮三身寶相、萬德金容、集此勝 因、祈生安養。今則謹具疏章、和南拜白。

南無西方教主接引導師阿彌陀佛蓮座作大證明。恭奉、觀音接引、 勢至提攜、地藏慈尊、接出幽途之苦、冥陽列聖、同垂愍念之心。

伏願、慈悲無量、濟度無邊、接香靈西竺逍遙、扶陽眷南山壽考。 仰賴

佛恩證明、謹疏。

Phiên âm:

Phục dĩ: Vạn đức từ tôn, chẩn tế U Minh chi lộ; trai tuần phủ chí, kiền kỳ tiến bạt chỉ chương.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh … Huyện (Quận) … Xã … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh … chỉ trai tuần, báo đáp thâm ân, kỳ siêu độ sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật ngưỡng can Đại giác Thế Tôn phủ thùy tiếp độ

Thống niệm: Phụng vị … chi hương linh. Nguyên mạng sanh ư niên nguyệt … nhật. Hưởng dương (thọ) … Đại hạn vu nguyệt … nhật bài mạng chung. Trượng Phật ân nhỉ trực hướng Tây hành, y diệu pháp nhi cao đăng Lạc Quốc. Tư lâm … chi trai tuần, chánh trị Khôn Phủ đệ … điện … Minh Vương án tiền trình quá. Do thị kiền trượng Lục Hòa chỉ tịnh lữ, phúng tụng Đại Thừa pháp bảo kinh văn .., gia trì Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú; đảnh lễ Tam Thân bảo tướng, vạn đức kim dung, tập thử thắng nhân, kỳ sanh An Dưỡng. Kim tắc cần cụ sớ chương, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật liên tọa tác đại chứng minh. Cung phụng: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí đề huề, Địa Tạng từ tôn, tiếp xuất u đồ chỉ khổ, mình dương liệt thánh, đồng thủy mẫn niệm chỉ tâm.

Phục nguyện: Từ bị vô lượng, tế độ vô biên, tiếp hương linh Tây Trúc tiêu diêu, phò dương quyến Nam Sơn thọ khảo. Ngưỡng lại Phật ân chứng minh. Cần sớ,

Dịch nghĩa:

Cúi nghĩ: Từ tôn đức dày, cứu vớt U Minh muôn nẻo; trai tuần đã đến, dốc lòng dâng cúng sớ văn.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật, dâng hương tụng kinh, nhân tuần thứ…, báo đáp ơn sâu, cầu nguyện siêu độ. Đệ tử … hôm nay, ngưỡng mong Thế Tôn giác ngộ, xót thương tiếp độ.

Xót lòng tưởng nhớ hương lĩnh (thân phụ, thân mẫu, v.v…)…. Sanh lúc giờ, ngày … tháng … năm …, hưởng thọ (hướng dương) … tuổi. Tạ thể lúc giờ, ngày … tháng … năm … Nương ơn Phật thẳng hướng phương Tây, noi pháp mầu lên miền Lạc Cảnh. Nay gặp lúc …, xin trình qua ngài … Minh Vương của điện thứ … dưới Địa Phủ, trông nhờ sức chúng tăng thanh tịnh, trì tụng kinh văn pháp bảo Đại Thừa gia trì Thần Chú Vãng Sanh Tịnh Độ, đảnh lễ Ba Thân tưởng báu, muôn đức dung vàng, lấy nhân lành này, cầu sanh An Dưỡng. Nay xin dâng trọn sớ văn, kính thành thưa thỉnh:

Kính lạy Phật A Di Đà, vị thầy tiếp dẫn, giáo chủ Tây Phương, ngồi trên tòa sen chứng giám cho. Cúi xin: Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chỉ đón đi, Địa Tạng từ bị, tiếp khỏi cảnh khổ tối tăm; Thánh hiền âm dương, rũ lòng thương tưởng

Lại nguyện: Từ bi vô lượng, cứu vớt khôn cùng; tiếp hương lĩnh Tây Trúc tiêu diêu, phò quyến thuộc Nam Sơn thọ mãi. Ngưỡng trông ơn Phật chứng minh. Xin dâng sớ.

(3) Sớ Cúng Hội Đồng Thánh Mẫu:

Nguyên văn:

伏以、聖境高遙、稽首求榮花富貴、神仙廣大、誠心禱福壽康寧。

拜疏為越南國…省、…縣(郡)、…社、…村、家居奉佛聖上香獻 供…事。今信主…等、惟日仰干、四府公司、御前炤鑒。

言念、生逢季世、幸獲人倫、荷乾坤至大至高、功弘覆載、感仙聖 最靈最爽、德廣炤鑒。茲者本月吉日、列陳香花、燈茶品供。今則謹具 疏文、和南拜白。

南無大慈悲父救苦救難靈感應觀世音菩薩證明。恭奉、三元三品三 官三府公同四府大帝玉陛下。天仙地天山仙水仙尊位聖母珠宫下。西宮 王母本命主仙。上天天衣阿那演婆主玉聖母珠宮下。管該山岳九州黎邁 大王。上天上岸中天水府諸位德朝聖女。五行六峒白兔金精木精聖女。 三峒火風神女仙婆。上天二位狀元尊翁尊神。上天上岸中天水府諸位 皇太子。諸位公主聖前。上天上岸中天水府監察欽差十二朝郡。十二姑 娘。左右百官文武臣僚、五雷靈官、五虎大將、統及侍從部下、一切威 靈、同垂炤鑒、共降吉祥。

伏願、聖德巍巍、仙宮蕩蕩、俾弟子駢臻百福、南山壽考於龜齡、 護全家會合千祥、北海添疇於鶴算。仰願佛聖扶持之大力也。謹疏。

Phiên âm:

Phục dĩ: Thánh cảnh cao diêu, khể thủ cầu vinh hoa phú quý; thần tiên quảng đại, thành tâm đảo phước thọ an ninh.

Bái sớ vị: Việt Nam quốc,… Tỉnh,… Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng … sự. Kim tín chủ … đẳng, duy nhật ngưỡng can, Tứ Phủ Công Đồng, ngự tiền chiếu giám.

Ngôn niệm: Sanh phùng quý thế, hạnh hoạch nhân luân; hà càn khôn chí đại chí cao, công hoằng phú tải; cảm tiên thánh tối linh tối sảng, đức quảng chiếu lâm. Tư giả bồn nguyệt cát nhật, liệt trần hương hoa đăng trà phẩm cúng. Kim tắc cần cụ sớ văn, hòa nam bái bạch:

Nam Mô Đại Từ Bi Phụ Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh. Cung phụng: Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Đại Đế Ngọc Bệ Hạ. Thiên Tiên, Địa Tiên, Sơn Tiên, Thủy Tiên Tôn Vị Thánh Mẫu Chầu Cung Hạ. Tây Cung Vương Mẫu Bổn Mạng Chúa Tiên. Thượng Thiên Thiên Y A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Mẫu Chầu Cung Hạ. Quản Cai Sơn Nhạc Cửu Châu Lê Mại Đại Vương. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thủy Phủ Chư Vị Đức Chầu Thánh Nữ. Ngũ Hành Lục Động Bạch Thố Kim Tinh Mộc Tỉnh Thánh Nữ. Tam Động Hỏa Phong Thần Nữ Tiên Bà. Thượng Thiên Nhị Vị Trạng Nguyên Tôn Ông Tôn Thần. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thủy Phủ Chư Vị Hoàng Thái Tử, Chư Vị Công Chúa Thánh Tiền. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thùy Phủ Giám Sát Khâm Sai Thập Nhị Triều Quận, Thập Nhị Cô Nương, Tả Hữu Bá Quan Văn Võ, Thần Liêu Ngũ Lôi Linh Quan, Ngũ Hổ Đại Tướng, thống cập thị từng bộ hạ nhất thiết oai linh, đồng thùy chiếu giám, cọng giáng cát tường.

Phục nguyện: Thánh đức nguy nguy, Tiên cung đãng đãng; tỷ đệ tử biển trăn bách phước, Nam Sơn thọ khảo ư quy lỉnh; hộ toàn gia hội hợp thiên tường, Bắc Hải thiêm trù ư hạc toán. Ngưỡng nguyện Phật Thánh, phò trì chỉ đại lực dã. Cần sớ.

Dịch nghĩa:

Cúi nghĩ: Thánh cảnh cao xa, cúi đầu cầu vinh hoa phú quý, Thần tiên rộng lớn, thành tâm đảo bệnh thọ khang ninh.

Sớ tâu. Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận)…, Tỉnh, nước Việt Nam; có gia đình thờ Phật Thánh, dâng hương cúng lễ … Nay có tín chủ … ngưỡng mong Công Đồng Bốn Phủ, ngự đến chứng giám.

Nép nghĩ: Sanh gặp đời tốt, lại được làm người; nhờ trời đất quá lớn quá cao, chở che trùm khắp; cảm Tiên Thánh quá linh quá ứng, đức cả chiếu giám. Nay gặp ngày lành tháng tốt, bày đủ hương hoa, đèn trà vật cúng. Con xin dâng trọn sớ văn, tâm thành lạy thỉnh:

Kính xin đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Từ Đại Bi Phụ Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng chứng giám cho. Cùng xin: Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Đại Đế Ngọc Bệ Hạ. Thiên Tiên, Địa Tiên, Sơn Tiên, Thủy Tiên Tôn Vị Thánh Mẫu Chầu Cung Hạ. Tây Cung Vương Mẫu Bổn Mạng Chúa Tiên. Thượng Thiên Thiên Y A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Mẫu Chầu Cung Hạ.

Quản Cai Sơn Nhạc Cửu Châu Lê Mại Đại Vương. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thủy Phủ Chư Vị Đức Chầu Thánh Nữ. Ngũ Hành Lục Động Bạch Thổ Kim Tình Mộc Tình Thánh Nữ. Ba Động Hỏa Phong Thần Nữ Tiên Bà.Thượng Thiên Hai Vị Trạng Nguyên Tôn Ông Tôn Thần. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thủy Phủ Chư Vị Hoàng Thái Tử, Chư Vị Công Chúa ThánhTiền. Thượng Thiên Thượng Ngàn Trung Thiên Thủy Phủ Giám Sát Khâm Sai Thập Nhị Triều Quận, Mười Hai Cô Nương, trăm quan văn võ phải trải, Thần Liêu Ngũ Lôi Linh Quan, Ngũ Hổ Đại Tưởng, tất cả bộ hạ theo hầu, hết thảy oai linh, cùng thương chứng giám, ban cho cát tường.

Củi mong. Đức thánh ngút ngàn, cung Tiên vời vợi, giúp đệ tử trăm phước cùng đến, sống thọ Nam Sơn như tuổi rùa; hộ cả nhà thày gặp duyên lành, thêm ruộng Bắc Hải bằng số hạc. Ngưỡng mong Phật Thánh phò trì sức mạnh lớn. Kính dâng sớ.

Tuy nhiên, trong Tô Thức Văn Tập (蘇軾文集) quyền 62 của Tô Đông Pha (蘇東坡,1036-1101), hay bộ Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chúng (禪林疏語考證, CBETA No. 1252), gồm 4 quyển, do Thạch Cổ Chủ Nhân Thích Nguyên Hiền (石鼓主人釋元賢) nhà Minh (1368-1662) soạn, Ản Nguyên Thiền Sư Ngữ Lục (隱元禪師語錄) quyền 12, Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲菴眞淨禪 師語錄,CBETA No. 1342), Viên Anh Đại Sư Văn Tập(圓瑛大師文集), v.v…, các Văn Sớ không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc như vậy. Tỷ dụ như:

(1) Tề Châu Thinh Sác Trưởng Lão Sớ(齊州請確長老疏) trong Tô Thức Văn Tập quyền 62:

Nguyên văn:

蓋聞、為一大事因緣、優曇時現、傳吾正法眼藏、達麼西來、直指 心源、不立文字、悟道雖由於自得、投機必賴於明師、齊有靈巖、世稱 王刹、寔先聖啟封之國、迺至人建化之方、圖志具存、叢林為盛、久虛 法席、學者何依、旁採輿言、守臣有請、特降睿旨、慎擇主僧、詢于眾 中、無如師者、宜念傳衣之囑、敬仰佛恩、勿忘利物之心、上資聖化、 不煩固避、以稱寵休、謹疏。

Phiên âm:

Cái văn: Vĩ nhất đại sự nhân duyên, Ưu Đàm thời hiện; truyền ngô Chánh Pháp Nhăn Tạng, Đạt Ma Tây lai; trực chỉ tâm nguyên, bất lập văn tự, ngô đạo tuy do ư tự đắc, đầu cơ tất lại ư mình sư; Tề hữu linh nham, thế xưng Vương Sát; thật Tiên Thánh khải phong chỉ quốc, nãi chí nhân kiến hóa chỉ phương; đồ chỉ cụ tồn, tùng lâm vi thạnh; cửu hư pháp tịch, học giả hà y; bàng thái dư ngôn, thủ thần hữu thỉnh; đặc giáng duệ chỉ, thận trạch chủ tăng; tuân vu chúng trung, vô như sư giả; nghi niệm truyền y chỉ chúc, kính ngưỡng Phật ân; vật vong lợi vật chỉ tâm, thượng tư Thánh hóa; bất phiền cố tỵ, dĩ xứng sùng hưu,

Dịch nghĩa:

Thường nghe: Vì một đại sự nhân duyên, Ưu Đàm xuất hiện; truyền ta Chánh Pháp Nhãn Tạng, Đạt Ma về Tây; chỉ thẳng nguồn tâm, chẳng lập văn tự; đạo ta tuy do nơi tự chứng, cơ duyên tất nương với minh sư; Tề có núi thiêng, đời gọi Vương Sát, đùng Tiên Thảnh mở bày đất nước, mới là chân nhân giáo hóa muôn phương, mưu chỉ đủ còn, tòng lâm hưng thạnh; lâu vắng pháp tịch, học giả nương đâu, lắng chọn lời khuyên, củi mình cung thỉnh; riêng ban Thánh chỉ, khéo chọn Thánh tăng, hỏi khắp chúng trong, như Người chẳng có; xin nhớ truyền y phó chúc, kính ngưỡng Phật ơn, chớ quên lợi vật từ tâm, trên nhờ Thánh hỏa, mong đừng từ khước, hầu đáp ơn vua. Kính dâng sớ.

(2) Sớ Phật Thành Đạo Nhật (佛成道日) trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng quyển 1:

Nguyên văn:

伏以、瑞啟商正璇宇光昭于八日、祥符梵化雪山行滿于三祇、謹襲 清規、爱昭丹悃。

切念、(某)等永居黑夜、長背覺城、荏苒迷津、睹明星而莫悟、崎 嶇險道、望雪嶺而難齊、幸大覺示成道之期、斯凡愚開自新之路、敬設 伊蒲之供、恭繙貝葉之章、庶竭鄙誠、少酬慈廕。

伏願、法螺永震、魔胃潛開、禪河濬萬派之波、覺樹敷塵劫之秀、 同皈悟剎、共暢玄猷。

Phiên âm:

Phục dĩ: Thoại khải Thương chánh tuyền vũ quang chiêu vu bát nhật, tường phù phạm hóa Tuyết Sơn hạnh mãn vu Tam Kỳ; cần tập Thanh Quy, viên chiêu đơn khốn.

Thiết niệm: (Mỗ) đẳng vĩnh cư hắc dạ, trường bối giác thành; nhẫm nhiễm mê tân, đỗ minh tinh nhi mạc ngộ; khi khu hiểm đạo, vọng Tuyết Lãnh nhi nan tề; hạnh Đại Giác thị Thành Đạo chi kỳ, tư phàm ngu khai tân chi lộ; kính thiết Y Bồ chỉ cúng, cung phiên Bối Diệp chi chương; thứ kiệt bị thành, thiểu thù từ ấm.

Phục nguyện: Pháp loa vĩnh chấn, ma quyến tiềm khai; Thiền hà tuấn vạn phái chi ba, giác thọ phu trần kiếp chỉ tú; đồng quy ngộ sát, cọng sướng huyền du.

Dịch nghĩa:

Cúi nghĩ: Điềm tốt Thương triều nhà ngọc sáng soi ngày mồng tám, lẽ mầu hóa hiện Tuyết Sơn hạnh tròn khắp Ba Kỳ; kính noi Thanh Quy, bày tấc thành khẩn.

Nép nghĩ: (Chúng con) mãi nơi đêm tối, lìa xa giác thành; đắm đuổi dòng mê, gặp sao sáng mà chẳng ngộ; gập ghềnh lối hiểm, trông Tuyết Lãnh mà khó về; may Đại Giác hiện Thành Đạo thời kỳ, giúp phàm ngu mở toang nẻo mới, kính bày cỗ chay thức cúng, tuyên bày Bối Diệp kinh chương; tỏ hết lòng thành, đáp đền phúc ấm.

Cúi mong: Ốc pháp chấn động, ma lưới tiêu tan; sông Thiền thông sóng cả vạn dòng, cây giác bày tú lệ muôn kiếp; đồng về cõi ngộ, thảy hưởng đạo mầu.

Tất cả đều là phương tiện để đưa chúng sanh vào Đạo, đồng thời cũng như giúp cho hương linh siêu thoát lên cõi cao hơn. Do đó tùy theo mỗi địa phương, dân tộc, xã hội mà tùy duyên nhưng bất biến để giữ được mục đích chính của Phật pháp là cưu độ chúng sanh ra khỏi vòng đau khổ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớ Khai Kinh Thánh Đản Thế Tôn (Nhất Chơn Diệu Thể)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Nhất chơn diệu thể, ninh hữu khứ lai chỉ thoại; thù nguyện ứng cơ, bất vô ngôn tướng chỉ lương; nhân quần mê lưu lãng ư thao vi, trí Đại Thánh giáng tích ư trần thế.

Trạng Cúng Đất (Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng ... tiết lễ tạ Thổ Thần kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim...

Sớ Khai Kinh Cầu An I (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.

Sớ Cầu An (Thiên Chi Định Viết Vị Viết Sanh)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên chỉ định viết vị viết sanh, vô hào vọng niệm; nhân chi tỉnh dục an dục dật, hữu sự khả cầu; trí kính trí thành, tất văn tất kiến.

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Bổn Mạng II (Phật Đức Sung Mãn)
Sớ điệp Công Văn, Tin tức

Phục dĩ Phật đức sung mãn ư sa giới, tỉnh quang chiếu diệu ư cân khôn; phùng cát nhật nhi phúng tụng chơn thừa, nguyện chung thân nhi thường năng an lạc.

Trạng Cúng Tống Mộc I
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh, ... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tỉnh chỉ kỳ vi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, trượng mạng Thiền lưu, khai hành pháp sự ư trung, đặc thiết giải thích hung ương, kỳ gia trạch dĩ điện an, bảo môn lư nhi cát khánh. Kim tắc nghi diên tứ thiết, lễ phẩm cụ trần; sở hữu trạng văn, phổ thân phụng thỉnh.

Sớ Thất Thất Trai Tuần Cúng Cha Mẹ (Thủ Thất Trai Tuần)
Sớ điệp Công Văn

Thủ thất trai tuần, Nhất Điện Minh Vương nhỉ phủ sát, thiên trùng ngục khổ, Nam Diêm nhân tử dĩ quy đầu.

Sớ Cầu Siêu Huý Nhật (Kỵ) (Hiếu Tình Niệm Niệm)
Sớ điệp Công Văn

Hiếu tình niệm niệm, thật vô chung thủy chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chi dị; hiếu hồ hữu tận, cảm dã tất thông.

Sớ Vu Lan I (Thu Lai Nguyệt Đáo)
Sớ điệp Công Văn

Thu lai nguyệt đáo, ta phù bán điểm chỉ nan truy; đức trọng ân thâm, niệm dã thốn hào chỉ mạc cập; thức tuân thượng cổ, đàn khải Trung Nguyên.

Sớ Cúng Tiêu Diện (Biến Thể Diện Nhiên)
Sớ điệp Công Văn

Biến thể Diện Nhiên, vi thứ nhi giáng Thập Loại hóa thân; Diệm Khẩu nhân tư, dĩ ứng Tứ Châu.

Sớ Giải Oan Bạt Độ (Chuẩn Đề Thuỳ Phạm)
Sớ điệp Công Văn

Chuẩn Đề thùy phạm, tiểu yêu phân nhi chứng tế quần sanh; Địa Tạng Năng Nhân, trượng bí ngữ nhi hoát khai khổ thú; phủ trần quỷ khốn, ngưỡng đạt liên đài.

Sớ Cầu Siêu Chẩn Tế (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhi nhật nguyệt trùng thanh; thúy liễu Cam Lồ, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Nhân

Sớ Khai Kinh Cầu An II (Từ Vân Phổ Phú)
Sớ điệp Công Văn

Từ vân phố phú, biến sa giới dĩ nghiêm trang, pháp vũ triêm châu, tẩy Đại Thiên nhi thanh tịnh.

Sớ Cúng Bổn Mạng I (Phương Phi Tiên Nữ)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phương phi tiên nữ, phổ đại thiên sa giới dĩ oai linh; yểu điệu tư dung, biến sát trần Ta Bà nhi hiển hiện.

Bình Xướng
Sớ điệp Công Văn

Từ một giáo đoàn gồm chỉ một ngàn hai trăm năm mươi tăng chúng và năm trăm vị A la hán, từ một vùng Linh Thứu còn hoang sơ làm pháp đàn Chuyển Pháp Luân, từ một bậc Đại Giác Ngộ với đôi chân trần luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác trọn...