Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng quần chúng, truyền bá chánh pháp.

Do đó, khi ngoại đạo muốn tiêu diệt Phật giáo, thì họ sẵn sàng giết tăng ni, đốt kinh sách và chiếm đoạt các thánh địa Phật giáo. Chùa ở Việt Nam, không những là nơi để quần chúng nhân dân gửi gắm tâm hồn, mà còn là nơi giữ gìn các giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, địa phương, cũng là nơi trấn quốc, gìn giữ biên cương, hải đảo. Đó là sự kết tinh lịch sử thiêng liêng giữa đạo pháp và dân tộc hơn hai nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Dù vậy, đến nay vẫn chưa có một ngôi chùa Phật giáo nào, xứng tầm vóc lịch sử quốc đạo.

Nhưng rất tiếc, hiện nay nhiều vị giảng sư đăng đàn thuyết pháp, cho rằng việc xây dựng chùa to, Phật lớn là lãng phí của đàn na, tín thí. Coi việc Tăng Ni giữ tiền là phạm giới, duy chỉ có mình thanh tịnh. Vô tình tiếp tay cho truyền thông bẩn đánh phá Phật giáo, triệt hạ niềm tin của quần chúng, Phật tử. Vì chấp lý, bỏ sự.

Mục đích của người Phật tử là hướng tới giải thoát sanh tử, thông qua việc giác ngộ chân lý Khổ, Vô Thường, Vô Ngã hoặc đặc tính không như lời Phật dạy. Nhưng không vì thế mà phủi bỏ hết trách nhiệm “ kế vãng khai lai, báo Phật ân đức”. Cho nên, việc khai sơn, tạo tự, trùng kiến già lam vẫn là trách nhiệm của Tăng già để duy trì Phật pháp.
Ngược dòng lịch sử, thời đức Phật tại thế, mọi sinh hoạt của Tăng đoàn đều có các bậc quốc vương như Vua Ba Tư Nặc, Vua Tần Bà Sa La, Vua A Xà Thế, Vua Ưu Điền và các đại thí chủ như Trưởng Giả Tu Đạt, Trưởng Giả Úc Già, Bà Tỳ Xá Khư, Thái Tử Kỳ Đà… bảo hộ, lo việc xây dựng tinh xá và hiến cúng ẩm thực, thuốc men và y phục cho chư Tăng, nên việc không giữ tiền là tất yếu.
Theo dòng biến thiên lịch sử, 100 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn, vì bất đồng bởi thập sự phi pháp, trong đó có giới không giữ tiền mà nội bộ Tăng đoàn phân thành Thượng Toạ Bộ và Đại Chúng Bộ. Tuy nhiên, theo thời gian, đến nay thì việc không giữ tiền ở các xứ Phật giáo Nam Phương, vẫn tùy nghi. Do hoàn cảnh bắt buộc phải đi xa, nhờ xe cộ, cầu đò, xây dựng chùa chiền, làm thiện nguyện, chi trả học phí, bệnh phí … thì việc chư tăng giữ tiền là tất yếu.

Nên luật Sa Di của Phật giáo Bắc Truyền đã khai vể vấn đề này. Quan trọng là người xuất gia phải biết tri túc và không đắm nhiễm tiền bạc. Vì giữ giới cốt để lòng tham không sanh khởi. Do đó, không giữ tiền và không tham tiền, chưa chắc đã giống nhau. Nếu người không tham tiền, thì dù sống trong cung vàng điện ngọc vẫn không dính mắc, còn rõ biết mình còn tham thì dùng hạnh tri túc đối trị. Bằng không giữ tiền, rồi tự cho mình thanh tịnh, lên án người khác, trong khi đó chỉ là phương tiện để làm Phật sự, thì chính người ấy bị giới trói buộc, chẳng thể tự tại. Trong khi mục đích của giới là không tham đắm, tức căn trần không dính mắc. Nghĩa là có tất cả mà không dính tất cả.

Nếu cổ xúy cho Phật tử tin rằng chỉ có chư Tăng không giữ tiền mới giữ giới thanh tịnh, vô tình sẽ phá hoại Phật pháp về phương tiện duy trì thế gian trụ trì tam bảo. Đó là cái nhìn phiến diện, hẹp hòi, không hề vì lợi ích chung của Phật giáo. Trong xã hội hiện đại, nhà chùa vẫn cần tịnh tài để xây dựng chùa chiền, làm từ thiện và đào tạo tăng tài. Do đó, hiện nay cứ đến mỗi dịp lễ quan trọng của Phật giáo và Tết Nguyên Đán, ngoại đạo đã không ngừng dùng truyền thông bẩn đập nát Phật giáo, chỉ trích Phật giáo là mê tín, chỉ ham xây chùa to Phật lớn, để tiêu diệt tín tâm của Phật tử, nhằm hạn chế kinh tế Phật giáo. Nếu không có sự đóng góp của đồng bào Phật tử, thì các tổ chức Phật giáo hiện nay sẽ không hoạt động được. Đó là một âm mưu thâm độc khi kêu gọi mọi người quay lưng lại với chùa.

Phật giáo tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng so với các tôn giáo khác vẫn chưa có cơ sở nào rộng lớn xứng tầm. So với Đại Thánh đường Al Haram – Mecca, Saudi Arabia có diện tích 356.800 m2, bao gồm các không gian cầu nguyện ngoài trời và trong nhà, có thể chứa đến 4 triệu tín đồ hồi giáo; Vương cung thánh đường Thánh Phê Rô, có diện tích trên 15.000m2 và sức chứa 60.000 người Ki tô giáo; thì các ngôi chùa có sức chứa 1000 người như Chùa Tam Chúc, Chùa Bãi Đính đã là gì, mà bị truyền thông bẩn bôi nhọ là Phật giáo hiện nay chỉ lo xây dựng chùa to Phật lớn?

Trong khi, tại Việt Nam chỉ có những ngôi chùa quê rất nhỏ, sức chứa chỉ vài trăm người. Tại các thành phố lớn cũng vậy, đa số chỉ chứa dưới 1000 người. Toàn quốc, chỉ có vài ngôi chùa lớn như Bãi Đính, Tam Chúc, Ba Vàng sức chứa hơn 1000 người. Riêng các nhà thờ tại Việt Nam ngày càng xây to đẹp lộng lẫy, sức chứa cả 1000 người. Còn trung tâm hành hương Núi Cúi với hơn 45 héc ta đất, sức chứa hơn 100.000 người, chưa kể quần thể phụ. Thử hỏi tại sao không báo đài nào lên tiếng phản đối việc xây trung tâm hành hương núi cúi, cũng như các nhà thờ tráng lệ. Hơn 2000 năm lịch sử, liệu PGVN đã có ngôi chùa nào xứng tầm vóc lịch sử so với gần 500 năm đạo Công Giáo du nhập vào nước ta?

Đừng quên Đại học Nalanda-Ấn Độ có 10.000 tăng sĩ tu học, đã bị Hồi giáo tấn công và giết sạch không chừa một ai. Riêng Trung Á một thời là trung tâm của Phật giáo Đại thừa, đã trở thành thánh địa Hồi giáo. Những năm 1963, tại Việt Nam chế độ toàn trị Ngô Đình Diệm đã từng giết 300.000 Phật giáo đồ năm 1963! Nên giải thoát không có nghĩa là lãng quên lịch sử, tự thị mình thanh tịnh, mà nối giáo cho giặc.

Phật giáo rất cần chư Tăng Ni trẻ dấn thân phụng sự vào các vùng sâu, vùng xa, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có ánh sáng giác ngộ của đức Phật soi sáng, thì việc xây chùa, tạo tượng rất cần thiết. Lý tưởng giải thoát tức là lý tưởng phụng sự nhân sinh, chỉ thực hiện được bằng việc phát tâm Bồ đề làm lợi ích cho chúng sanh, người xuất gia mới đạt đến vô ngã thật sự. Cho nên xây chùa là vì chấn hưng Phật giáo, lợi ích dân tộc, giữ gìn huyết thống tâm linh của tổ tiên, chứ chẳng phải vì danh lợi.

Lục Tổ Huệ Năng dạy:”Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch bồ đề, kháp như cầu thố giác”. Nghĩa là:” Phật pháp tại thế gian, Không thể rời thế gian mà giác ngộ, lìa thế gian tìm giác ngộ, Giống như tìm sừng thỏ”. Thiền Sư Hư Vân cả đời trùng tu hơn 80 ngôi chùa, Bồ tát Quảng Đức xây dựng và trùng tu 31 ngôi chùa, chẳng lẽ như thế là không tu hành? Phải biết đó là việc làm của bậc đại nhẫn, vì bất cứ Phật sự nào thiếu phước duyên đều chẳng thành tựu được.

Tất nhiên, các bậc cao đức vì thức tỉnh tăng ni, kêu gọi hậu tấn đừng chạy theo danh lợi, hình thức, phải vun bồi đạo lực, không lãng quên lý tưởng xuất trần, thì phải nhấn mạnh việc “xây chùa” chỉ là thứ yếu. Vì đó chẳng phải việc làm của người xuất gia mà trách nhiệm chính của người cư sĩ hộ trì Tam bảo. Đó là những lời dạy đáng trân quý.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh quốc độ hiện nay, chư tăng không còn sự bảo hộ của vua quan, phải tự túc kinh tế, để duy trì Phật sự, thì việc giữ tiền và đứng ra khai sơn, trùng kiến ngôi Tam bảo là điều tất yếu. Đó là hy sinh sự giải thoát của mình vì lợi ích chúng sanh. Phải được quan tâm, ghi nhận.

Chúng ta lên án, sự trục lợi từ niềm tin của quần chúng, do một vài thiểu số trong Tăng đoàn, nhưng không có nghĩa là phải đập nát ngôi chùa đó. Vì đã là chùa, thì dù có ra sao, đó vẫn là nơi thờ Phật, vẫn là nơi giữ gìn và phát huy giềng mối giữa đạo pháp và dân tộc. Nếu không thể ủng hộ tịnh tài, thì người Phật tử nên nhất tâm tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng cho đạo sự kiến tạo già lam tại các trụ xứ được viên mãn. Như thế đã là chia sẻ những khó khăn mà quý tăng ni trụ trì đã gánh vác. Xin đừng lên án việc xây chùa.

Thích Như Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...

Hóa Giải Đối Nghịch
Điểm nhìn

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnh và chúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giác là hiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phật là thành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào. 1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa Trong kiếp Đức Thích Ca thành Phật ở Ấn Độ, người đối nghịch,...

Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo Về “linh Hồn” Và Luân Hồi
Điểm nhìn

Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệt là con người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này, không ai có thể tồn tại mãi mãi mà không hề chết, thế nhưng chúng ta vẫn cảm giác như cái chết là điều gì đó rất xa xôi, xa xôi bởi không ai đoán biết được nó sẽ đến...

Phật giáo với quan niệm phù đồ hộ trì
Điểm nhìn

Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang...

Hòa Thượng Tuệ Sỹ Còn Ảnh Hưởng Bao Nhiêu Tới Phật Giáo Và Phật Tử Việt Nam Hiện Nay?
Điểm nhìn

Tin Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch có vẻ như khép lại một trang sử sôi động, đầy lãng mạn của Phật giáo Việt Nam, kể từ phong trào Chấn hưng Phật giáo, với sự thành lập An Nam Phật học tại miền Trung vào năm 1932, do các nhà sư và các trí thức nho học lẫn “Tây” học, chủ trương, trong đó nổi tiếng nhất là bác sĩ Lê Đình Thám (1897-1969). Với Chấn hưng Phật giáo, Phật...

Đạo Phật Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số
Điểm nhìn

Nhiều người trong chúng ta ngày càng nhận ra tác hại của thiết bị công nghệ kỹ thuật số. Công nghệ ngày càng phát triển để phục vụ cho đời sống con người, nhưng tại sao tỷ lệ trầm cảm và lo âu ngày càng gia tăng? Về mặt trực quan, nhiều người cảm thấy không thể tự chủ và điều khiển được cuộc sống của chính mình khi màn hình điện thoại...

Phật Giáo Và Phụ Nữ
Điểm nhìn, Đời sống

Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) – là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.  1. Tại sao lại có phân biệt nam nữ? Đứng ở góc độ nhân thế để mà bàn, F.Engels cũng...