1. Nguyên văn

伏以

一真妙體、寧有去來之瑞、酬願應機、不無言相之 良、因群迷流浪於叨為、致

大聖降跡於塵世。疏為越南國…省、…縣(郡) 、…社、…村、本寺奉

佛修香諷經獻供開經恭遇世尊慶誕之辰祈安迎祥集福 事。今弟子…等、維日拜干

大覺能仁、俯垂炤鑒。言念、弟子等報寄塵寰、生逢 季世、蒙法雨而霑恩、竭表誠而唱仰、於是節屬清和、 辰維麥月、槐蔭盈庭、荷香滿沼、適炎帝清和之候、乃

如來降誕之晨、略展賀儀、具陳妙供。伏願、曇花色 現、寂滅光流、禪河湧萬派之波、覺樹聯塵寰之秀、恩 霑妙界、利及群生。寔賴

佛恩之加惠也。謹疏。

佛曆…歲次…年…月…日時。弟子眾等和南上疏

(疏)  奉  白佛金章     弟子眾等和南上疏

2. Phiên âm

Phiên âm:

Phục dĩ:

Nhất chơn1 diệu thể, ninh hữu khứ lai chỉ thoại; thù nguyện ứng cơ, bất vô ngôn tướng chỉ lương; nhân quần mê lưu lãng ư thao vi, trí Đại Thánh2 giáng tích ư trần thế.

Sớ vị: Việt Nam quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, bồn tự phụng Phật phúng kinh hiến cúng khai kinh cung ngộ Thế Tôn Khánh Đản3 chi thần, kỳ an nghinh tường tập phước sự. Kim đệ tử … đẳng, duy nhật bái can, Đại Giác Năng Nhân, phủ thùy chiếu giám.

Ngôn niệm: Đệ tử đằng báo ký trần hoàn, sanh phùng quý thế; mông pháp vũ nhi triêm ân, kiệt biểu thành nhi xướng ngưỡng; ư thị tiết thuộc thanh hòa, thần duy mạch nguyệt, hòe ẩm doanh đình, hà hương mãn chiểu; thích Viêm Đế4 thanh hòa chi hầu, nãi Như Lai5 giáng đản chi thần; lược triển hạ nghi, cụ trần diệu cúng.

Phục nguyện: Đàm Hoa6 sắc hiện, tịch mặc quang lưu; Thiền hà dũng vạn phái chi ba, giác thọ liên trần hoàn chi tú; ân triêm diệu giới, lợi cập quần sanh. Thật lại Phật ân chỉ gia huệ dã. Cần sớ.

Phật lịch … Tuế thứ … niên nguyệt … nhật thời.

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ.

3. Dịch nghĩa

Cúi nghĩ:

Nguồn chơn diệu thể, sao có điểm hiện đến đi; thù nguyện hợp cơ, nào khác tướng lành ngôn ngữ; vì quần mê trôi dạt nẻo trầm luân, may Đại Thánh giáng trần độ cõi thế.

Sớ tâu: Nay tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) Tỉnh, nước Việt Nam; có chùa thờ Phật, dâng hương tụng kinh, gặp dịp Thánh Đản Thế Tôn, cầu an đón lành gom phước. Nay có đệ tử …, thành tâm củi lạy, Đại Giác Năng Nhân, xót thương chứng giám.

Nép nghĩ: Đệ tử chúng con, nương chốn trần hoàn, sanh gặp đời tốt; nhờ mưa pháp mà thấm ơn, dốc lòng thành mà tụng ngưỡng; nhân dịp tiết thuộc trong lành, lúc đúng tháng tốt, bóng hòa rợp sân, hương sen hồ ngát; hợp thời Viêm Đế thanh bình, phải lúc Như Lai giảng đản; bày thiết nghi diên, dọn đủ phẩm cúng.

Lại nguyện: Hoa Đàm hiện rõ, vắng lặng quang minh; sông Thiền tuôn vạn dòng sóng nguồn, cây giác nối cõi trần tú lệ; ơn nhuần muôn cõi, lợi khắp quần sanh. Ngưỡng trông ơn Phật ban khắp. Kính dâng sớ.

Phật lịch … Ngày … tháng … năm …

Đệ tử chúng con kinh thành dâng sớ.

4. Chú thích

  1. Nhất chơn (一): toàn thể sự chân thật, không hư dối, chỉ cho vũ trụ, tất cả; đồng nghĩa với nhất như (Ⅲ), nhất thật (一實), chơn như (眞如). Như trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Đại Sư Thật Hiền Tinh Am (實賢省 庵, 1686-1734) nhà Thanh có câu: “Tứ Đại chỉ trung na nhất chơn, ngã dữ Di Đà phí lường cá (四大之中那一真、我與彌陀非兩箇節, ngay trong bốn đại còn chân thật, ta với Di Đà đâu phải hai).” Hay trong Nguyên Thị Thuyết Tiên Thiên Đạo Đức Kinh Chú Giải (元始說先天道德經註解) của Đạo Giáo có đoạn: “Hư vô bất động, nhất chơn phố phát, thanh tịnh diệu thông, đạo tại kỳ thủy (虛無不動、 真普發、清靜妙通、道在其始, hư vô chẳng động, chân thật rộng khắp, trong sạch diệu thông, đạo nơi khởi đầu).” Hoặc trong Triệt Ngộ Đại Sư Di Tập (徹悟 大師遺集) quyền trung cũng có câu: “Thống duy nhất chơn pháp giới, cái viên cai vạn hữu, duy thị nhất tâm(統唯一真法界、蓋圖該萬有、唯是一心, khắp cùng pháp giới chơn như, bao trùm cả vạn hữu, chỉ là nhất tâm).” Câu “nhất chơn diệu thể, ninh hữu khử lai chi thoại (一真妙體、寧有去來之瑞)” có nghĩa là thể tánh vì diệu của chơn như vốn không sanh, không diệt, chẳng không chẳng có, lìa xa danh tướng, chẳng trong chẳng ngoài, vượt ra mọi phạm trù đối đãi, thì làm sao có tướng đến và đi.
  2. Đại Thánh (s, p: mahāmuni, 大聖): từ tôn xưng đối với chư Phật, Bồ Tát cũng như các vị Đại Thanh Văn, khác với từ thánh nhân của thế tục; như Đại Thánh Phổ Hiền Bồ Tát (大聖普賢菩薩), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (大聖文 殊師利菩薩), Đại Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (大聖觀自在菩薩), Đại Thánh Bất Động Minh Vương(大聖不動明王), Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên (大聖歡喜天), v.v… Trong Hán Tạng có các kinh như Đại Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát Thuyết Trừ Tai Giáo Lịnh Pháp Luân (大聖妙吉祥菩薩說除災教令法輪,Taishō No. 966), Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ (大聖文殊師 利菩薩讚佛法身禮, Taishō No. 1195), v.v… Từ này cũng được dùng trong Đạo Giáo như trong Thái Thượng Huyền Linh Bắc Đẩu Bổn Mạng Diên Sanh Chơn Kinh (太上玄靈北斗本命延生真經) có câu: “Niệm thử Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân danh hiệu, đương đắc tội nghiệp tiêu trừ (念此大聖北斗七 元眞君名號、當得罪業消除,niệm danh hiệu của vị Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Chơn Quân này sẽ được tiêu trừ tội nghiệp).”
  1. Thế Tôn Khánh Đản (世尊慶誕): ngày đản sanh hân hoan, vui mừng của đức Thế Tôn, còn gọi là Phật Đản Tiết (佛誕節), Dục Phật Tiết (浴佛節, Lễ Hội Tắm Phật), Quán Phật Hội (灌佛會, Hội Tắm Phật), Long Hoa Hội (龍華會), Hoa Nghiêm Hội (華嚴會), v.v… Tùy theo mỗi quốc gia, tên gọi của lễ hội linh thiêng, trọng đại này có khác nhau. Tại Nhật Bản lễ hội này được gọi là Giáng Đản Hội (降誕會,Gōtane), Phật Sanh Hội (佛生會, Busshōe), Dục Phật Hội (浴佛會, Yokubutsue), Quán Phật Hội (灌佛會,Kambutsue), Long Hoa Hội (龍華會, Ryugee), Hoa Hội Thức(花會式,Hanaeshiki), Hoa Tế(花祭,Hanamatsuri). Trong khi đó, Hàn Quốc gọi là Thích Ca Đản Thần Nhật (釋迦誕辰日, Ngày Đản Sanh Của Đức Thích Ca), Đài Loan là Phật Đà Đân Thần Kỷ Niệm Nhật (佛陀 誕 辰紀念日, Ngày Kỷ Niệm Đản Sanh Của Đức Phật Đà), Việt Nam là Lễ Phật Đản, v.v… Qua các tên gọi liệt kê ở trên, Lễ Phật Đản còn được gọi là Lễ Hội Tắm Phật. Truyền thống Lễ Hội Tắm Phật vốn phát xuất từ truyền thuyết có 2 con rồng phun nước hương thơm rưới lên kim thân của của đức Phật khi ngài hạ sanh, như trong Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經,Taishō No. 189) quyển 1 có diễn tả như sau: “Nan Đà Long Vương, Ưu Ba Nan Đà Long Vương, ư hư không trung, thổ thanh tịnh thủy, nhất ôn nhất lương, quán Thái Tử thân, thân hoàng kim sắc hữu tam thập nhị tướng, phóng đại quang minh, phổ chiếu tam thiên đại thiên thế giới, thiên long Bát Bộ diệc ư không trung tác thiên kỷ nhạc, ca bối tán tụng, thiêu chúng danh hương, tán chư diệu hoa, hựu vũ thiên y nãi dĩ Anh Lạc, tân phân loạn trụy bất khả xưng số (難陀龍王、優波難陀龍王、 於虛空中、吐清淨水、一溫一涼、灌太子身、身黄金色有三十二相、放大 光明、普照三千大千世界、天龍八部亦於空中作天伎樂、歌唄讚頌、燒眾 名香、散諸妙花、又雨天衣及以瓔珞、繽紛亂墜不可稱數,Nan Đà Long Vương, Ưu Ba Nan Đà Long Vương ở trong không trung, phun nước trong sạch, một dòng ấm một dòng mát, rưới lên mình Thái Tử; thân người màu vàng ròng, có ba mươi hai tướng, phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thể giới; trời rồng tám bộ chúng cũng ở trên hư không tạo các thứ nhạc trời, ca xướng tán tụng, đốt các loại hương thơm, rãi các loại hoa quý, rồi lại mưa áo trời và lấy Anh Lạc rãi cùng khắp, không thể nào đếm kể xiết).” Hay như trong Phổ Diệu Kinh (普曜經,Taishō No. 186) quyển 2 cho là có 9 con rồng: “Cửu long tại thượng nhi hạ hương thủy, tẩy dục Thánh Tôn, tẩy dục cảnh dĩ, thân tâm thanh tịnh (九龍在上而下香水、洗浴聖尊、洗浴竟已、身心清淨,chín con rồng ở trên không trung mà rưới nước hương thơm xuống, tắm rửa đấng Thánh Tôn; tắm rửa xong rồi, thân tâm trong sạch).” Nghi thức tắm các tôn tượng này vốn đã có từ thời xa xưa ở Ấn Độ, là một nhu cầu cần thiết về mặt tôn giáo để cầu phước diệt tội. Như trong Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō No. 310) quyển 100 có đề cập đến câu chuyện công chúa Vô Cấu Thí (無垢施), con gái của vua Ba Tư Nặc (s: Prasenajit, p: Pasenadi, 波斯匿) như sau: “Kỳ nữ ư nhị nguyệt bát nhật Phật tỉnh hiện nhật, dữ ngũ bách Bà La Môn câu, trì mãn bình thủy, xuất chí thành ngoại dục tẩy thiên tượng (其女於二月八日佛星現日、與五百婆羅門俱、持 滿瓶水、出至城外浴洗天像, người nữ ấy vào ngày mồng 8 tháng 2, ngày sao Phật xuất hiện, cùng với 500 vị Bà La Môn, cầm một cái bình đầy nước, ra ngoài thành tắm rửa bức tượng trời).” Trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện (南海 寄歸內法傳) quyển 4 của Nghĩa Tịnh (義淨,635-713) nhà Đường có đoạn rằng: “Đại sư tuy diệt, hình tượng thượng tồn, kiều tâm như tại, lý ứng tôn kính; hoặc khả hương hoa mỗi thiết, năng sanh thanh tịnh chi tâm, hoặc khả quán mộc hằng vi, túc đãng hôn trầm chi nghiệp; … đản Tây quốc chư tự, quản mộc tôn nghi, mỗi ư nam trung chỉ thời, thọ sự tiện minh kiển chùy, tự đình trương thí bảo cái, điện trắc la liệt hương bình, thủ kim, ngân, đồng, thạch chỉ tượng, trì đĩ đồng, kim, mộc, thạch bàn nội, linh chư kỷ nữ tấu kỳ âm nhạc, đồ đĩ ma hương, quán đĩ hương thủy, đĩ tịnh bạch diệp nhi giai thức chi; nhiên hậu an trí điện trung, bố chư hoa thái, thử nãi tự chúng chỉ nghỉ (大師雖滅、形像尚存、翹心如在、理應尊 敬、或可香花每設、能生清淨之心、或可灌沐恆為、足盪昏沉之業、…但 西國諸寺、灌沐尊儀、每於男中之時、授事便鳴楗椎、寺庭張施寶蓋、殿 側羅列香瓶、取金、銀、銅、石之像、置以銅、金、木、石盤内、令諸妓 女奏其音樂、塗以磨香、灌以香水、以淨白氈而揩拭之、然後安置殿中、 布諸花彩、此乃寺眾之儀, Đại sư tuy đã diệt độ, nhưng hình tượng vẫn còn, tâm thành như còn sống, lý hợp với sự tôn kính; hoặc có thể mỗi lần thiết bày hương hoa, làm cho sanh tâm trong sạch; hay có thể tắm rửa tượng thường xuyên để tẩy sạch nghiệp hôn trầm; … hơn nữa, các chùa ở phương Tây (Ấn Độ), có nghi thức tắm tửa Tôn Tượng, mỗi khi đúng dịp người nam, người chịu trách nhiệm bèn đánh kiền chùy; nơi sân chùa giăng lọng báu, bên chánh điện bày biện các bình hương; lấy tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá, đem đặt vào trong chậu bằng đồng, vàng, gỗ, đá; sai các kỷ nữ tấu âm nhạc, thoa hương thơm lên tượng, rưới nước hương thơm, rồi lấy khăn trắng lau sạch tượng; sau đó, đem tượng an trí trong điện, phủ các sắc hoa, đây là nghi thức của các chùa).” Khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, nghi thức này cũng được lưu truyền theo và ban đầu nó rất thịnh hành trong triều đình cũng như trong tầng lớp quan lại. Mãi cho đến thời đại Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, nó trở thành phổ biến rộng khắp. Như trong Truyện Phật Đồ Trừng (佛圖澄傳) của Cao Tăng Truyện (高僧傳) quyển 10 có đề cập đến câu chuyện vị quốc chủ của nhà Hậu Triệu (後趙, 319-352) là Thạch Lặc (石 勒,319-333) đã từng vì con mà đến chùa hành lễ Tắm Phật: “Thạch Lặc chư trĩ tử, đa tại Phật tự trung dưỡng chi, mỗi chí tử nguyệt bát nhật, Lặc cung tự nghệ tự quán Phật, vi nhi phát nguyện (石勒諸稚子、多在佛寺中養之、每至四月八 日、勒躬自詣寺灌佛、為兒發願, các con nhỏ của Thạch Lặc, phần lớn được nuôi dưỡng trong chùa; mỗi khi vào ngày mồng 8 tháng tư, Thạch Lặc kính thành đích thân đến chùa làm lễ Tắm Phật, vì con nhỏ mà phát nguyện như vậy).” Hoặc như trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyền 36, Điều Tống Hiếu Võ Đế Đại Minh Lục Niên (宋孝武帝大明六年,năm 462) có đoạn: “Tứ nguyệt bát nhật, để ư nội điện quán Phật trai tăng (四月八日、帝於內殿灌佛齋僧,vào ngày mồng 8 tháng tư, nhà vua hành lễ Tắm Phật và Trai Tăng trong nội điện).” Hay trong Lưu Kính Tuyên Truyện (劉敬宣傳) của Tổng Thư (宋書) quyển 47 có kể rằng: “Tử nguyệt bát nhật, Kính Tuyên kiến chúng nhân quán Phật, nãi hạ đầu thượng kim kính đĩ vì mẫu quán, nhân bị khấp bất tự thắng (四月八日、敬宣見眾人灌 佛、乃下頭上金鏡以為母灌、因悲泣不自勝, vào ngày mồng 8 tháng tư, Kính Tuyên thấy mọi người tắm Phật, bèn lấy cái kính vàng trên đầu xuống, vì mẹ mà dội nước tắm, nhân đó buồn khóc chẳng tự kiềm chế được).” Cho nên, nghi thức Tắm Phật được thịnh hành từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Về ngày tiến hành Lễ Phật Đản hay Lễ Tắm Phật, xưa nay có nhiều kỷ lục bất đồng như ngày mồng 8 tháng 2, mồng 8 tháng 4, hay mồng 8 tháng 12. Dưới thời Hậu Hán (後漢, 25- 220), trong Ngô Thư (吳書) không ghi rõ ngày Tắm Phật của Trách Dung (笮融, 7-195); đến thời Bắc Triều thì phần lớn người ta tiến hành lễ này vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, từ thời nhà Lương (梁, 502-557), qua nhà Đường (唐, 618-907) đến dầu thời nhà Liêu (遼, 907-1125), đại để lễ hội này được tiến hành vào ngày mồng 8 tháng 2. Dưới thời nhà Bắc Tống (北宋,960-1127) lại tổ chức vào ngày mồng 8 tháng chạp; nhưng Nam Tổng thì tiến hành ngày mồng 8 tháng 4. Như đã nêu trên, trường hợp của Thạch Lặc nhà Hậu Triệu, Hiếu Võ Đế (孝武帝,453-464) của nhà Lưu Tống (劉宋,420-479), Lưu Kính Tuyên (劉敬宜, ?-415), v.v…, đều tiến hành vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Trong khi đó, tác phẩm Kinh Sở Tuế Thời Ký (荊楚歲時記) dưới thời nhà Lương lại ghi là ngày mồng 8 tháng 2. Trong Thích Huyền Uyển Truyện (釋玄琬傳) nhà Đường của Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) quyển 22 có đoạn rằng: “Uyển đĩ nhị nguyệt bát nhật Đại Thánh Đản Mộc chỉ thần, truy duy cựu chư, kính sùng dục cụ, mỗi niên thử nhật, khai giảng thiết trai, đại hội đạo tục (琬以二月八日大聖誕沐之 辰、追惟舊緒、敬崇浴具、每年此日、開講設齋、大會道俗,Huyền Uyển lấy ngày mồng 8 tháng 2 làm ngày tắm Đản Sanh Đức Đại Thánh, theo lề lối xưa, kính sùng vật dụng tắm rửa, mỗi năm vào ngày này, thuyết giảng và bày cỗ chay, tập trung cả tăng lẫn tục).” Phần Lễ Chí (禮志) của Liêu Sử (遼史) quyền 53 cũng ghi ngày mồng 8 tháng 2 là ngày sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa (s: Siddhārtha, p: Siddhattha, 悉達多). Trong phần Phật Đản Sanh Niên Đại (佛誕生年代) của Tăng Sử Lược (僧史略) quyển Thượng do Tán Ninh (贊寧,919-1001) nhà Bắc Tống biên soạn có đoạn: “Kim Đông Kinh dĩ lạp nguyệt bát nhật dục Phật, ngôn Phật sanh nhật (今東京以臘月八日浴佛、言佛生日, nay kinh đô [lúc bấy giờ kinh đô nhà Tống là Khai Phong] lấy ngày mồng 8 tháng chạp làm ngày Tắm Phật, xem đó là ngày Phật hạ sanh).” Hay như Sự Văn Loại Tụ (事文類聚) của Chúc Mục(祝穆,?-?) nhà Tống có ghi rằng: “Hoàng triều đông kinh thập nhị nguyệt sơ bát nhật, đô thành chư đại tự tác Dục Phật Hội, tình tạo thất bảo ngũ vị chúc, vị chi Lạp Bát Chúc (皇朝東京十二月初八日、都城諸大寺作浴佛 會、並造七寶五味粥、謂之臘八粥, vào ngày mồng 8 tháng 12, kinh đô hoàng triều, các chùa lớn trong thành đô đều tiến hành Lễ Hội Tắm Phật, làm thử cháo có bảy loại bảu và năm vị, gọi đó là Cháo Mồng Tám Tháng Chạp).” Bên cạnh đó, tác phẩm Tuế Thời Tạp Ký (歲時雜記) có đề cập rằng: “Chư kinh thuyết Phật sanh nhật bất đồng, kỳ chỉ ngôn tử nguyệt bát nhật sanh giả vì đa; cổ dụng tử A nguyệt bát nhật quán Phật dã; kim đản Nam phương giai dụng thử nhật, Bắc nhân chuyên dụng lạp nguyệt bát nhật, cận tuế nhân Viên Chiếu Thiền Sư lai Huệ Lâm, thi dụng thử nhật hành Ma Ha Sát Đầu Kinh pháp, tự thị sảo sảo tuân; … kỳ hậu Tổng đô Khai Phong chư tự, đa thái dụng tử nguyệt bát nhật dục Phật (諸經說佛 生日不同、其指言四月八日生者為多、…故用四月八日灌佛也、今但南方 皆用此日、北人專用臘月八日、近歲因圓照禪師來慧林、始用此日行摩訶剃頭經法、自是稍稍遵、…其後宋都開封諸寺、多采用四月八日浴佛,các điển tịch về ngày đản sanh của đức Phật không đồng nhất với nhau, phần lớn đều chỉ ngày mồng 8 tháng tư; … cho nên mới dùng ngày mồng 8 tháng tư để tiến hành Lễ Tắm Phật; nay phương Nam đều dùng ngày này, người phương Bắc lại chuyên dùng ngày mồng 8 tháng chạp; gần đây nhân khi Thiền Sư Viên Chiểu (1020-1099] đến Thiền Viện Huệ Lâm, bắt đầu dùng ngày này để hành pháp tu của Ma Ha Sát Đầu Kinh, từ đó có tuân theo chút ít; về sau, các chùa trong Phủ Khai Phong thuộc kinh đô nhà Tống, phần lớn đều chọn lấy ngày mồng 8 tháng tư làm ngày Tắm Phật).” Từ đó, tác phẩm Đông Kinh Mộng Hoa Lục (東京夢華 錄) quyền 8 ghi rõ rằng: “Tử nguyệt bát nhật Phật sanh nhật, thập đại Thiền viện các hữu Dục Phật Trai Hội, tiễn hương dược đường thủy tương di, danh viết Dục Phật Thủy(四月八日佛生日、十大禪院各有浴佛齋會、煎香藥糖水相遺、 名曰浴佛水, ngày mồng 8 tháng tư là ngày đản sanh của đức Phật, 10 Thiền viện lớn, mỗi chùa đều có Lễ Hội Trai Tăng Tắm Phật, nấu nước đường thuốc hương thơm ban bố khắp, tên gọi là Nước Tắm Phật).” Trong Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規, do Trung Phong Minh Bồn [中峰明本,1263-1323] biên soạn vào năm 1317) cũng như Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, được tu chỉnh vào năm 1336) dưới thời nhà Nguyên cũng quy định ngày mồng 8 tháng tư là ngày Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc cũng thống nhất tổ chức Lễ Phật Đản vào ngày này. Như trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy quyển 2, Chương Báo Bồn (報本章), điều Phật Giáng Đàn (佛降誕) có quy định cụ thể nghi thức Tắm Phật như sau: “Chí tứ nguyệt bát nhật, Khổ Ty nghiêm thiết hoa đình, trung trí Phật giáng sanh tượng, ư hương thang bồn nội, an nhị tiểu tiêu; Phật tiền phu trần cúng dường tất; Trú Trì thượng đường chúc hương vân: ‘Phật Đản linh thần, mỗ tự trú trì kiền nhiệt bảo hương, cúng dường Bổn Sư Thích Ca Như Lai Đại Hòa Thượng, thượng thù từ ẩm, sở kí pháp giới chúng sanh, niệm niệm chư Phật xuất hiện ư thế. Trú Trì thuyết pháp cánh, lãnh chúng đồng đảo điện thượng; Trú Trì thượng hương tam bái nhiên hậu quỳ lô; Duy Na bạch Phật vân: ‘Nhất nguyệt tại thiên, ảnh hàm chúng thủy; nhất Phật xuất thế, các tọa nhất hoa; Bạch Hào thư nhi Tam Giới minh, Cam Lồ sái nhi Tử Sanh nhuận; … tuyên sở tất, xướng Dục Phật Kệ (至四 月八日、庫司嚴設花亭、中置佛降生像、於香湯盆內、安二小杓、佛前敷 陳供養畢、住持上堂祝香雲、佛誕令辰,某寺住持…虔熱寶香、供養本師 釋迦如來大和尚、上酬慈蔭、所冀法界眾生、念念諸佛出現於世、住持說 法竟、領眾同到殿上、住持上香三拜然後跪爐、維那白佛云、一月在天、 影涵眾水、一佛出世、各坐一華、白毫舒而三界明、甘露灑而四生潤、… 宣疏畢、唱浴佛偈, đến ngày mồng 8 tháng tư, vị Tri Khổ trang nghiêm thiết bày nhà hoa, bên trong an trí tượng Phật Đản Sanh, bỏ hai cái muỗng nhỏ bên trong cái bồn nước nóng hương thơm; trước tượng Phật bày biện các vật phẩm cúng dường; xong vị Trú Trì thượng đường niệm hương rằng: ‘Khoảnh khắc linh thiêng đức Phật đản sanh, con Trú Trì chùa… kinh dâng hương báu tỏa khắp, cúng dương lên đức Đại Hòa Thượng Bổn Sư Thích Ca Như Lai, trên đền đáp ơn từ, mong khắp pháp giới chúng sanh, thường nhớ chư Phật xuất hiện trên đời; vị Trú Trì thuyết pháp xong, dẫn đại chúng cùng lên Chánh Điện, ông dâng hương, lạy ba lạy, sau đó quỳ xuống; vị Duy Na bạch Phật rằng: “Một trăng trên trời, bóng hiện khắp chốn; một Phật ra đời, đều ngồi tòa sen, mày trắng buông mà Ba Cõi sáng, Cam Lồ rưới mà Bốn Loài thấm, tuyên sở xong, xướng bài Kệ Tắm Phật).” Đối với Việt Nam, bên cạnh ngày mồng 8, Lễ Phật Đản thường được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm. Như có đề cập ở trên, khi tiến hành Lễ Tắm Phật, bài Kệ Tắm Phật (căn cứ vào bài kệ trong Dục Phật Công Đức Kinh) được xướng tụng là: “Ngã kím quán mộc chu Như Lai, tịnh trí trang nghiêm công đức tụ, Ngũ Trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như Lai tịnh Pháp Thân (我今灌沐諸如來、淨智莊嚴功德聚、五濁眾生令離垢、同證如來淨法身, con nay tắm gội các Như Lai, trí sạch trang nghiêm công đức lớn, chúng sanh Năm Trược xa cấu nhiễm, cùng chứng tịnh Pháp Thân Như Lai).” Về công đức Tắm Phật, trong Dục Phật Công Đức Kinh có liệt kê 15 loại: “Thiện nam tử, nhược hữu chúng sanh, năng tác như thị thắng cúng dường giả, thành tựu thập ngũ thù thắng công đức nhi tự trang nghiêm; nhất giả thường hữu tàm quý, nhị giả phát tịnh tín tâm, tam giả kỳ tâm chất trực, tứ giả thân cận thiện hữu, ngũ giả nhập vô lậu tuệ, lục giả thường kiến chư Phật, thất giả hằng trì chánh pháp, bát giả năng như thuyết hành, cửu giả tùy ý đương sanh tịnh Phật quốc độ, thập giả nhược sanh nhân trung đại tánh tôn quý nhân sở kính phụng sanh hoan hỷ tâm, thập nhất giả sanh tại nhân trung tự nhiên niệm Phật, thập nhị giả chư ma quân chúng bất năng tổn não, thập tam giả năng ư mạt thế hộ trì chánh pháp, thập tử giả thập phương chư Phật chi sở gia hộ, thập ngũ giả tốc đắc thành tựu Ngũ Phần Pháp Thân (善男子、若有眾生、能作如是勝供養者、成就十五殊勝功德而 自莊嚴、一者常有慚愧、二者發淨信心、三者其心質直、四者親近善友、 五者入無漏慧、六者常見諸佛、七者恆持正法、八者能如說行、九者隨意 當生淨佛國土、十者若生人中大姓尊貴人所敬奉生歡喜心、十一者生在人 中自然念佛、十二者諸魔軍眾不能損惱、十三者能於末世護持正法、十四 者十方諸佛之所加護、十五者速得成就五分法身,này thiện nam tử, nếu có chúng sanh nào có thể thực hiện sự cúng dường như vậy, sẽ thành tựu 15 loại công đức thủ thắng để tự trang nghiêm; một là thường có sự hổ thẹn, hai là phát tín tâm trong sạch, ba là tâm của vị ấy ngay thẳng, bốn là gần gủi bạn tốt, năm là vào trí tuệ vô lậu, sáu là thường thấy chư Phật, bảy là thường giữ gìn chánh pháp, tám là có thể hành theo đúng với lời dạy, chín là tùy ý sẽ sanh về quốc độ thanh tịnh của Phật, mười là nếu sanh vào cõi người thì được người dòng họ tôn quý kính phụng và sanh tâm hoan hỷ, mười một là nếu sanh trong cõi người thì tự nhiên niệm Phật, mười hai là chúng ma quân không thể làm cho tổn hại và gây rối, mười ba là có thể hộ trì chánh pháp vào thời mạt pháp, mười bốn là được mười phương chư Phật gia hộ, mười lăm là mau chóng thành tựu Năm Phần Pháp Thân).”
  2. Viêm Đế (炎帝): truyền thuyết cho rằng ông là thủ lãnh của bộ lạc họ Khương thời cổ đại, còn gọi là Xích Đế (赤帝), họ Liệt Sơn (烈山, có thuyết cho là họ Thần Nông). Tương truyền mẹ ông tên là Nhiệm Tự (任姒), một hôm nọ lên thưởng ngoạn Hoa Sơn, trông thấy một con thần long, thân thể lập tức có phản ứng ngay, khi về đến nhà thì hạ sanh Viêm Đế. Ông hạ sanh tại thạch thất của Liệt Sơn, lấy lửa làm đức, nên có tên như vậy. Lúc còn nhỏ ông đã thông tuệ khác người, sanh ra mới 3 ngày mà ông có thể nói chuyện được, đến 5 ngày thì bước đi và chạy được, sau 3 năm thì biết hết mọi việc. Suốt một đời ông làm rất nhiều việc cho bá tánh như dạy cho họ canh tác, cho nên bá tánh có cơm ăn, áo mặc no đủ; giúp cho bá tánh thoát khỏi cái khổ bệnh tật nhờ các phương thần dược; hay chế ra các nhạc khí và dạy cho người dân biết được lễ nghi, v.v… Ban đầu người dân bộ tộc của ông hoạt động ở miền nam Thiểm Tây (陕西), về sau phát triển hướng về phía đông Hoàng Hà (黃河), thường xảy ra xung đột với Hoàng Đế (黃 帝). Trong trận chiến ở Phản Tuyền (阪泉), Viêm Đế bị Hoàng Đế đánh bại, bộ lạc của ông bị sát nhập vào bộ lạc của Hoàng Đế, hình thành nên bộ tộc Hoa Hạ (華夏); vì vậy ngày nay người dân Trung Quốc vẫn tự xưng là “Viêm Hoàng Hậu Đại (炎黃後代, hậu duệ của Viêm Đế và Hoàng Đế).” Có thuyết cho rằng khu vực hoạt động của Hoàng Đế là ở phía tây Thái Sơn (泰山), thuộc miền hạ du Hoàng Hà; trong khi đó, Viêm Đế thì hoạt động ở phía đông Thái Sơn, cũng thuộc hạ du Hoàng Hà. Lăng của Viêm Đế hiện tọa lạc tại sườn núi của Viêm Lăng Sơn (炎陵 山), cách khoảng 15 dặm về phía tây nam Thành Viêm Lăng Huyện (炎陵縣城), Phố Châu Châu (株洲市), Tinh Hồ Nam (湖南省). Tương truyền rằng ông thường đi hái thuốc trị bệnh cho nhân dân, nhưng không may gặp phải độc dược đến nỗi bị vong thẩn và được an táng nơi đây.
  3. Như Lai (s, p: tathāgata, 如來): âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀阿伽陀), Đa Tha A Già Độ (多他阿伽度), Đa Đà A Già Độ (多陀阿伽度), Đát Tát A Kiệt (怛 薩阿竭), Đát Tha Nga Đa (怛他該多), Đa A Kiệt (多阿竭); còn gọi là Như Khứ (如去), là một trong 10 danh hiệu của đức Phật, tôn xưng của vị Phật. Nếu phân tích Phạn ngữ tathāgata, có 2 loại: tathā-gata (如去, Như Khứ), tathā-āgata (如 來, Như Lai). Như Khứ có nghĩa là cỡi đạo chơn như mà đạt đến quả Phật Niết Bàn. Theo cách giải thích sau thì có nghĩa là do chơn lý mà đến để thành chánh giác. Đức Phật cỡi chân lý mà đến, do chơn như mà hiện thân, nên được gọi là Như Lai. Một số kinh điển giải thích về thuật ngữ này như sau. Trong Thanh Tịnh Kinh (清淨經) của Trường A Hàm (長阿含) quyền 12 có đoạn: “Phật ư sơ dạ thành tối chánh giác, cập mạt hậu dạ, u kỳ trung gian hữu sở ngôn thuyết, tận giai như thật, cố danh Như Lai; phục thứ, Như Lai sở thuyết như sự, sự như sở thuyết, cố danh Như Lai (佛於初夜成最正覺、及末後夜、於其中間有所言說、盡 皆如實、故名如來、復次、如來所說如事、事如所說、故名如來,đức Phật vào đầu đêm thành chánh giác tối thượng, cho đến cuối đêm, trong khoảng thời gian giữa ấy, những lời nói của Ngài, hết thảy đều như thật, nên được gọi là Như Lai; lại nữa, các việc do Như Lai nói ra, việc đúng như lời nói, nên được gọi là Như Lai).” Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyền 24 thì định nghĩa là: “Như thật đạo lai, cố danh vị Như Lai (如實道來、故名為如來, đến với đạo như thật, nên có tên là Như Lai)”; hoặc quyền 55 thì cho là: “Hành Lục Ba La Mật, chứng thành Phật đạo,… cổ danh Như Lai (行六波羅蜜、證成佛道 故名如來,thực hành Sáu Ba La Mật, chứng thành Phật đạo,… nên có tên là Như Lai).” Hay như theo Thành Thật Luận (成實諭) quyền 1 là: “Như Lai giả, thừa như thật đạo lại thành chánh giác, cố viết Như Lai (如來者、乘如實道來成正覺、故曰如來, Như Lai là mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nên được gọi là Như Lai).” Chuyển Pháp Luân Luận (轉法輪論) giải thích rằng: “Như thật nhi lại, cổ danh Như Lai; … Niết Bàn danh Như, trị giải danh Lai, Chánh Giác Niết Bàn cổ danh Như Lai (如實而來、故名如來、…涅槃名如、知解名來、正覺涅槃故 名如來, như thật mà đến, nên có tên là Như Lai; Niết Bàn gọi là Như, hiểu biết gọi là Lai; vì vậy Chánh Giác Niết Bàn được gọi là Như Lai).” Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) cũng có giải thích tương tự như vậy: “Như chư Phật thừa như thật đạo lại thành chánh giác, kim Phật diệc như thị lai, cổ danh Như Lai (如諸佛乘 如實道來成正覺、今佛亦如是來、故名如來,như các đức Phật mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nay Phật cũng đến như vậy, nên có tên là Như Lai).” Bí Tạng Ký Bồn (秘藏記本) của Mật Giáo thì cho rằng: “Thừa như nhi lai cố viết Như Lai (乘如而來故曰如來, cõi đạo như thật mà đến nên có tên là Như Lai).” Trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng(教行信證) quyển 4 của Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262) Nhật Bản có định nghĩa về Như Lai rằng: “Chơn như tức thị nhất như, nhiên giả Di Đà Như Lai tùng Như Lai sanh thị hiện Báo Ứng Hóa chủng chủng thân giả (眞如即是一如、然者彌陀如來從如來生示現報應 化種種身也, chơn như tức là nhất như, tuy nhiên, Di Đà Như Lai từ Như Lai sanh ra, thị hiện các loại thân như Báo Thân, Ứng Thân, Hỏa Thân).” Ngoài ra, bản chú giải Trường Bộ Kinh bằng tiếng Pāli là Sumangala-vilāsinĩ có nêu 9 nghĩa của Như Lai, hay Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) thì giải thích 11 nghĩa, v.v… Tại Chánh Điện của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺), thuộc Phúc Châu (福州), Tỉnh Phúc Kiến (福建), Trung Quốc có câu đối rằng: “Bảo tưởng hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Ngũ Uẩn, kim thân Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Tam Thừa(寶相現如來因證菩提空五蘊、金身觀自在果修羅漢悟三乘, tưởng báu hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Năm Uẩn, thân vàng Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Ba Thừa).” Hay như tại Huệ Tế Tự (慧濟寺) thuộc Phổ Đà Sơn (普陀 山), Tỉnh Triết Giang (浙江省) cũng có câu đối: “Tự Tại tự quản Quản Tự Tại, Như Lai như kiến kiến Như Lai (自在自觀觀自在、如來如見見如來,Tự Tại tự quán Quán Tự Tại, Như Lai như thấy thấy Như Lai).”
  4. Đàm Hoa (雲花): từ gọi tắt của hoa Ưu Đàm Bạt La (s: udumbara, udumbara, p: udumbara, 優曇跋羅), hay Ô Đàm Bát La Hoa (烏曇盔羅花), Ô Đàm Bát La Hoa (鄔曇鉢羅花), Ưu Đàm Ba Hoa (優曇波花), Ưu Đàm Hoa (優曇花), Uất Đàm Hoa (鬱曇花); ý dịch là Linh Thoại Hoa (靈瑞花), Không Khởi Hoa (空起花), Khởi Không Hoa (起空花). Nó là loại thực vật có hoa ẩn tàng thuộc khoa Dâu, tên khoa học là Ficus glomerata, sanh sân ven chân núi Hỷ Mã Lạp Nhã Sơn (喜馬拉雅山, Himalaya), cao nguyên Đức Can (德干), Tư Li Lan Tạp (斯里 卡), v.v… Thân cây cao hơn 3 tấc, lá có hai loại: phẳng trơn và thô nhám, đầu nhọn, thon dài, đều có chiều dài từ 10-18 phân. Nó có 2 loại hoa đực và cái, hoa xòe to như đấm tay, hoa búp như ngón tay cái, nở ra từ cành cây hơn 10 bông; tuy có thể ăn được nhưng mùi vị không ngon. Căn cứ vào Huệ Lâm Âm Nghĩa (慧琳音義) quyền 8 cho biết rằng: “Ưu Đàm Hoa, Phạn ngữ cổ dịch ngoa lược đã, Phạn ngữ chánh vân Ô Đàm Bạt La, thử vân Tường Thoại Linh Dị, thiên hoa dã, thế gian vô tỉ hoa; nhược Như Lai hạ sanh, Kim Luân Vương xuất hiện thế gian, đĩ đại phước đức lực cổ, cảm đắc thử hoa xuất hiện (優曇花、梵語古譯 訛略也、梵語正云烏曇跋羅、此云祥瑞靈異、天花也、世間無此花、若如 來下生、金輪王出現世間、以大福德力故、感得此花出現,Hoa Uu Đàm là từ dịch tắt sai lầm ngày xưa của tiếng Phạn, tiếng Phạn đúng là Ô Đàm Bạt La, Tàu gọi là Tường Thoại Linh Dị [loại hoa mang lại điềm lành linh dị], là hoa Trời, loại hoa trên đời không gì sánh bằng; nếu Như Lai hạ sanh, bậc Kim Luân Vương (Chuyển Luân Thánh Vương] sẽ xuất hiện trên thế gian; vì Ngài có oai lực phước đức to lớn, nên có thể cảm ứng loài hoa này xuất hiện).” Hơn nữa, do vì nó hiếm có và khó gặp, trong kinh điển Phật Giáo thường ví hoa Ưu Đàm với việc khó gặp được đức Phật xuất hiện giữa đời. Như Vô Lượng Thọ Kinh (無量 壽經, Taishō 12, 266) quyền thượng có giải thích rằng: “Vô lượng ức kiếp nan trị nan kiến, do linh thoại hoa thời thời nãi xuất(無量億劫難值難見、猶靈瑞華 時時乃出, vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, giống như hoa Linh Thoại thỉnh thoảng mới xuất hiện)”. Hay như Pháp Hoa Văn Cú (法華文句, Taishō No. 1718) cũng cho rằng: “Ưu Đàm Hoa giả, thử ngôn Linh Thoại, tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất (優曇花者、此言靈瑞、三千年一現、現則金 輪王出, Hoa Ưu Đàm, Tàu gọi là Linh Thoại, ba ngàn năm mới xuất hiện một lần, hiện tất Kim Luân Vương ra đời).” Tại Ấn Độ, từ thời đại Phệ Đà (s: Veda, 吠 陀) cho đến ngày nay, lá của nó được dùng làm cây bảo vệ trừ tà ma, hay làm củi đốt trong lúc tế tự. Trong Phật Giáo, cây Bồ Đề thành đạo của 7 đức Phật thời quá khứ đều khác nhau, riêng cây Ưu Đàm Bạt La là cây Bồ Đề thành đạo của vị Phật thứ 5, Câu Na Hàm Mâu Ni (s: Kanakamuni, p: Konāgamana, 拘那含牟尼). Hoa Ưu Đàm là loại hoa ngàn năm mới nở một lần; cho nên nó có mùi thơm tuyệt diệu hơn tất cả loài hoa khác. Cũng vậy, giáo Pháp của Đức Phật luôn tỏa sáng và thơm ngát đến mọi người. Những ai lắng nghe và thực hành giáo pháp ấy thì sẽ có được an lạc, giải thoát nhờ hương thơm đó. Và từ đó vị ấy có thể đem hương thơm ấy ban phát, chia xẻ với mọi người chung quanh. Như trong Phẩm Phương Tiện (方 便品) của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-pundarika, 妙法蓮華經) có câu: “Phật cáo Xá Lợi Phất, như thị diệu pháp, chư Phật Như Lai, thời nãi thuyết chi, như Ưu Đàm Bát Hoa, thời nhất hiện nhĩ (佛告舍利佛、如是妙法、諸佛 如來、時乃說之、如優曇缽花、時一現耳, Phật bảo Xá Lợi Phất rằng pháp mầu như vậy, chư Phật Như Lai, chỉ thuyết một lần; như Hoa Ưu Đàm, chỉ xuất hiện một lần thôi).” Hoặc như trong Đại Trí Độ Luận (大知度論) cũng khẳng định rõ rằng: “Phật thế nan trị, như Ưu Đàm Ba La thọ hoa, thời thời hữu nhất, kỳ nhân bất kiến (佛世難值、如優曇波羅樹華、時時一有、其人不見, trên đời khó gặp được Phật, như hoa cây Ưu Đàm Ba La, thỉnh thoảng mới có một lần, người thường không thấy được).” Vì vậy trong dân gian cũng như văn học xuất hiện thuật ngữ “Đàm Hoa Nhất Hiện (曇花一現, Hoa Ưu Đàm chỉ xuất hiện một lần).” Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (大般若波羅蜜多經, Taishō No. 220) cho chúng ta biết rõ thêm rằng: “Nhân thân vô thường, phú quý như mộng, chư căn bất khuyết, chánh tỉn thượng nan, huống trị Như Lai đắc văn diệu pháp, bất vì hy hữu như Ưu Đàm Hoa(人身無常、富貴如夢、諸根不缺、正信尚難、況值如來 得聞妙法、不為稀有如優曇花,thân người vô thường, giàu sang như mộng, các căn đầy đủ, chánh tín lại khó, huống chi gặp Như Lai được nghe pháp mầu, không phải hy hữu như Hoa Ưu Đàm sao?).” Trong bài thơ Na Tra (那吒), Tô Triệt (蘇轍,1039-1112) nhà Tống có nêu rõ giá trị tối thượng của loại hoa này: “Phật như Ưu Đàm nan trị ngộ, kiến giả văn đạo xuất sanh tử(佛如優曇難值遇、 見者聞道出生死, Phật như Ưu Đàm khó gặp được, người thấy nghe đạo thoát sanh tử).” Hay như trong bài thơ Kỷ Hợi Tạp Thi (己亥雜詩) của Cùng Tự Trân (龔自珍,1792-1841) nhà Thanh cũng có câu rằng: “Nan bằng nhục nhãn thức thiên nhân, khủng thị Ưu Đàm thị hiện thân (難憑肉眼識天人、恐是優曇示現 身, khó nương mắt thịt biết trời người, e chính Ưu Đàm thị hiện thân).” Trong dân gian Trung Quốc, vẫn có những truyền thuyết về giấc mộng thấy Hoa Ưu Đàm, như trường hợp Tề Võ Đế Tiêu Trách (齊武帝蕭赜, tại vị 482-493) bị bệnh, nằm mộng thấy Hoa Ưu Đàm và được lành bệnh; cho nên, trong chiêm tỉnh bói toán, người ta thường xem giấc mộng Hoa Ưu Đàm là có điềm lành. Như trong Uyên Giám Loại Hàm (淵鑑類函) do nhóm Trương Thanh (張英,?-1708) nhà Thanh biên soạn có đoạn: “Tề Cảnh Lăng Vương Tử Lương, đốc tin Thích thị, Võ Đế bất dự, Tử Lương khải tấn Sa Môn ư điện tiền tụng kinh, Võ Đế cảm mộng, kiến Ưu Đàm Bát Hoa ư Tử Lương án (齊竟陵王子良、篤信釋氏、武帝不豫、子良啟 進沙門於殿前誦經、武帝感夢、見優曇鉢花於子良案, vua Cảnh Lăng Vương nhà Tề tên Tử Lương, thâm tín Phật pháp, Võ Đế chẳng vui lòng; Tử Lương cung thỉnh Sa Môn tụng kinh trước điện; Võ Đế cảm ứng mộng thấy Hoa Ưu Đàm nơi án của Tử Lương).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Trạng Cúng Đất (Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An)
Sớ điệp Công Văn

Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng ... tiết lễ tạ Thổ Thần kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim...

Sớ Khai Kinh Cầu An I (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhỉ nhật nguyệt trừng thanh; ngọc diệp tánh không, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Minh.

Sớ Cầu An (Thiên Chi Định Viết Vị Viết Sanh)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Thiên chỉ định viết vị viết sanh, vô hào vọng niệm; nhân chi tỉnh dục an dục dật, hữu sự khả cầu; trí kính trí thành, tất văn tất kiến.

Sớ Cầu An (Thoại Nhiễu Liên Đài)
Nghi lễ, Sớ điệp Công Văn

Thoại nhiễu liên đài, ngưỡng Chơn Như chỉ huệ giám; hương phù bảo triện, bằng tướng hựu chi tuệ quang; nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.

Sớ Cúng Bổn Mạng II (Phật Đức Sung Mãn)
Sớ điệp Công Văn, Tin tức

Phục dĩ Phật đức sung mãn ư sa giới, tỉnh quang chiếu diệu ư cân khôn; phùng cát nhật nhi phúng tụng chơn thừa, nguyện chung thân nhi thường năng an lạc.

Trạng Cúng Tống Mộc I
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh, ... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tỉnh chỉ kỳ vi, quyên thủ bổn nguyệt cát nhật, trượng mạng Thiền lưu, khai hành pháp sự ư trung, đặc thiết giải thích hung ương, kỳ gia trạch dĩ điện an, bảo môn lư nhi cát khánh. Kim tắc nghi diên tứ thiết, lễ phẩm cụ trần; sở hữu trạng văn, phổ thân phụng thỉnh.

Sớ Thất Thất Trai Tuần Cúng Cha Mẹ (Thủ Thất Trai Tuần)
Sớ điệp Công Văn

Thủ thất trai tuần, Nhất Điện Minh Vương nhỉ phủ sát, thiên trùng ngục khổ, Nam Diêm nhân tử dĩ quy đầu.

Sớ Cầu Siêu Huý Nhật (Kỵ) (Hiếu Tình Niệm Niệm)
Sớ điệp Công Văn

Hiếu tình niệm niệm, thật vô chung thủy chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chi dị; hiếu hồ hữu tận, cảm dã tất thông.

Sớ Vu Lan I (Thu Lai Nguyệt Đáo)
Sớ điệp Công Văn

Thu lai nguyệt đáo, ta phù bán điểm chỉ nan truy; đức trọng ân thâm, niệm dã thốn hào chỉ mạc cập; thức tuân thượng cổ, đàn khải Trung Nguyên.

Sớ Cúng Tiêu Diện (Biến Thể Diện Nhiên)
Sớ điệp Công Văn

Biến thể Diện Nhiên, vi thứ nhi giáng Thập Loại hóa thân; Diệm Khẩu nhân tư, dĩ ứng Tứ Châu.

Sớ Giải Oan Bạt Độ (Chuẩn Đề Thuỳ Phạm)
Sớ điệp Công Văn

Chuẩn Đề thùy phạm, tiểu yêu phân nhi chứng tế quần sanh; Địa Tạng Năng Nhân, trượng bí ngữ nhi hoát khai khổ thú; phủ trần quỷ khốn, ngưỡng đạt liên đài.

Sớ Cầu Siêu Chẩn Tế (Tịnh Bình Pháp Thuỷ)
Sớ điệp Công Văn

Tịnh bình pháp thủy, nhất đích triêm nhi nhật nguyệt trùng thanh; thúy liễu Cam Lồ, bán điểm sái nhi minh dương lợi lạc; dục đắc tiêm trần bất nhiễm, tu bằng Đại Giác Năng Nhân

Sớ Khai Kinh Cầu An II (Từ Vân Phổ Phú)
Sớ điệp Công Văn

Từ vân phố phú, biến sa giới dĩ nghiêm trang, pháp vũ triêm châu, tẩy Đại Thiên nhi thanh tịnh.

Sớ Cúng Bổn Mạng I (Phương Phi Tiên Nữ)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phương phi tiên nữ, phổ đại thiên sa giới dĩ oai linh; yểu điệu tư dung, biến sát trần Ta Bà nhi hiển hiện.

Bình Xướng
Sớ điệp Công Văn

Từ một giáo đoàn gồm chỉ một ngàn hai trăm năm mươi tăng chúng và năm trăm vị A la hán, từ một vùng Linh Thứu còn hoang sơ làm pháp đàn Chuyển Pháp Luân, từ một bậc Đại Giác Ngộ với đôi chân trần luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác trọn...

Khoa Phạm Công Văn
Sớ điệp Công Văn

Nói đến khoa phạm Công Văn (攻文,公文) trong Phật Giáo Việt Nam là đề cập đến nguyên tắc và mẫu mực tất cả các loại giấy tờ được dùng trong các lễ tiết của Phật Giáo và Dân Tộc. Tất cả nghi thức, ý nghĩa của các lễ trong Phật giáo đều xuất phát từ...