Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism)

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism)(1). Sau đây là một bản tường thuật lịch sử ngắn gọn về sự ra đời của ba tông phái Phật giáo này.

Trước đó, chúng ta đã thảo luận về việc hai người con của Vị Hoàng đế Ashoka là nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ (trị vì 273-232 trước Tây lịch), Mahinda, Cao tăng Phật giáo thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch và Công chúa Sanghamitta, vị trưởng lão ni đầu tiên tại Sri Lanka, được Hoàng đế Ashoka ban Thánh chỉ làm Sứ giả Như Lai mang ánh sáng Phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đến Sri Lanka. Dòng truyền thừa này đã dẫn đến những gì chúng ta biết ngày này là tông phái Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism) (“Lời dạy của các bậc trưởng lão”).

Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism) sở hữu kinh điển Pāli. Họ đặt kinh điển Pāli ở vị trí trung tâm và vì lý do đó, trong tất cả các dòng truyền thừa của Phật giáo hiện nay, họ là dòng truyền thừa tôn trọng nhất đối với quyền tối cao của các kinh điển Phật giáo thời sơ khai. Tôi thấy khía cạnh này cực kỳ hấp dẫn. Như các bạn có thể thấy, tôi là một người ngưỡng mộ nhiệt thành, kính tin Phật giáo Nguyên thuỷ và các kinh điển Phật giáo thời sơ khai.

Một trong những trung tâm chính của dòng truyền thừa Phật giáo Nguyên thuỷ là một tu viện quan trọng ở Sri Lanka, ngôi đại già lam cổ tự Mahāvihāra. Ngày nay Phật giáo Nguyên thuỷ mà chúng ta biết, ở một mức độ quy mô lớn, là Phật giáo được truyền lại bởi các nhà sư tại ngôi đại già lam cổ tự Mahāvihāra. Từ Sri Lanka, cuối cùng nó lan sang Myanmar, Thái Lan và xa hơn nữa.(2)

“Phong trào Vipassanā” hiện tại do Thiền sư S.N. Goenka người phục hưng dòng thiền Vipassanā (Minh sát tuệ) tại Ấn Độ, người tiên phong bắt nguồn từ dòng truyền thừa này.

Theo nghĩa này, dòng truyền thừa Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), dùng để chỉ truyền thống Phật giáo chủ yếu được truyền bá từ Ấn Độ theo hướng Sri Lanka, lan rộng ở Đông Nam Á và khu vực Vân Nam (Trung Quốc). Trong tiếng Hán, Phật giáo Nguyên thuỷ được gọi là “Phật giáo Nam truyền” (南傳佛教), nghĩa là Phật giáo truyền vào phía Nam.

Hướng Phật giáo truyền bá khác đi về phía Bắc, và nó mang hương vị rất khác. Sự truyền bá này đã trở thành những gì chúng ta biết ngày nay là Phật giáo Đại thừa (Buddhism Mahāyāna), nghĩa đen là ‘sức trọng tải nặng, vận tải lớn’ là thuật ngữ chỉ nhóm lớn các truyền thống, văn bản, triết lý và thực hành Phật giáo được phát triển ở Ấn Độ cổ đại (khoảng thế kỷ 1 trước Tây lịch trở đi). Nó được xem là một trong ba tông phái chính hiện hữu của Phật giáo, hai nhánh còn lại là Phật giáo Theravāda và Phật giáo Vajrayāna.

Nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa như một tông phái chính của Phật giáo thực sự khá hỗn dung tôn giáo. Các học giả hiện đại không đồng ý rằng liệu Phật giáo Đại thừa như một phong trào thế tục hay một phong trào tu sĩ “cốt lõi” của giới tinh hoa, hay liệu nó bắt đầu như một trường phái độc lập (hoặc thu thập bảo tồn các trường phái) hay như một “thiên hướng tâm linh” được một số người trong các trường phái hiện đang theo đuổi.

Tuy nhiên, có một cột mốc quan trọng được biết đến trong lịch sử truyền bá đạo Phật về Phật giáo Bắc truyền (Buddhism’s northward, 北傳佛教). Khi đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai, giáo lý từ bi, trí tuệ đạo Phật lan truyền về phía bắc, Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ đã trở thành một thành trì quan trọng của Phật giáo. Điều này đã tồn tại vài thế kỷ sau khi Phật giáo được hình thành và phát triển tại Sri Lanka.

Mahinda và Sanghamitta, nhị vị Thánh tăng Phật giáo thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch đã dẫn đầu phái đoàn đi Sri Lanka để phổ biến Phật giáo và thuyết phục nhà vua xứ này là Devànampiyatissa (trị vì 307-267 trước Tây lịch) theo đạo Phật. Nhà vua sau đó cho xây dựng ngôi đại già lam Mahāvihāra trong kinh đô Anuradhapura. Có thể Thánh tăng Mahinda cũng là chủ tọa của Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại Sri Lanka.

Mahinda và Sanghamitta, nhị vị Thánh tăng Phật giáo đã thiết lập Phật giáo tại Sri Lanka trong suốt cuộc đời của vị anh minh hoàng đế Phật tử Ashoka (304-232 trước Tây lịch). Trong khi Ashoka Đại đế cũng đã ban Thánh chỉ thỉnh nguyện các vị Như Lai Sứ giả đến Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và họ đã thành công trong việc truyền bá Phật pháp tại địa phương này.

Thực sự Phật giáo chỉ hưng thịnh hơn bốn trăm năm sau đó dưới thời người sáng lập đế chế Kushan, Hoàng đế Kanishka (Triều đại 127-150 trước Tây lịch) đã cai trị một đế chế trải dài từ Trung Á và Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan, đến Pataliputra. Ngày nay, là một thành phố ở Ấn Độ cổ đại trên đồng bằng sông Hằng, bắt đầu vào những thập niên 78-128 Tây lịch (ngày này không ai biết chắc chắn, tài liệu lịch sử không rõ ràng).

Hoàng đế Kanishka (cháu của vua A-Xà-Thế, tại vị 127-151), một quân vương phật tử, là người bảo trợ quan trọng cho kỳ kiết tập lần thứ hai và hội nghị được tổ chức ở Vesali thuộc quận Vaishali, mạn Đông tiểu bang Bihar, phía Bắc giáp với những ngọn đồi vùng Nepal, phía Tây là dòng sông Gandar.

Một trong những cống hiến lớn nhất của Vua nước Sri Lanka Vattagamani (29-17 trước Tây lịch) là bảo trợ cho đại Phật sự triệu tập Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư được tổ chức ở Tambapanni (Sri Lanka) vào năm 29 (tr.TL), nhằm bảo tồn Bộ phái Sarvāstivāda (श्र्वास्तिवाद) “học thuyết về tất cả những gì tồn tại, Nhất thiết hữu bộ”.

Những gì xuất hiện trong Đại hội đó là một văn bản Abhidharma (Vi Diệu pháp, những Giáo lý tinh hoa của đức Phật) được kết tập ghi chép dưới dạng một pho sách khổng lồ với tựa đề “Abhidharma Mahāvibhāṣa Śāstra” (tiếng Phạn: अभिधर्म महाविभाष शास्त्र, tiếng Hán: 阿毘達磨大毘婆沙論). Bộ A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận này lớn đến mức nào? Bậc Đại sư vĩ đại Ðường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (602–664) đã dịch nó sang tiếng Hán,(3) ngày này các bạn có thể tải xuống phiên bản pdf của nó trên internet và bản pdf đó dài hơn 1300 trang. Hoàng đế Kanishka đã khắc nó trên các tấm đồng bằng tiếng Phạn. Ngày nay, chỉ còn lại bản dịch tiếng Trung của văn bản đó.

Thiên hạ nói rằng Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần này đánh dấu sự chiếm ưu thế của tiếng Phạn (Sanskrit, संस्कृता वाक्), cổ ngữ Ấn Độ như thứ ngôn ngữ truyền bá Phật pháp nhiệm mầu.(4) Nó đánh dấu sự chiếm ưu thế của Bộ phái Sarvāstivāda (श्र्वास्तिवाद) “học thuyết về tất cả những gì tồn tại, Nhất thiết hữu bộ” có tác động quy mô lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự phát triển sau này của Phật giáo Ấn Độ.(5)

Khi Bộ phái Sarvāstivāda (श्र्वास्तिवाद) “học thuyết về tất cả những gì tồn tại, Nhất thiết hữu bộ” phát triển qua nhiều thế kỷ và cuối cùng bị các trường phái Phật giáo Đại thừa như Duy thức học (Yogācāra, योगाचार), một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước và người em là Thế Thân sáng lập và Trung Quán luận (Madhyamaka Sastra) hay Căn bản trung luận tụng (mūlamadhyamakakārikā) – “Những câu kệ tụng theo tông chỉ trung quán căn bản” – là một tác phẩm tối trọng của Bồ tát Long Thụ, người khai sáng, hai trường phái Phật giáo này đã chiếm ưu thế, tiếng Phạn vẫn là ngôn ngữ chính của phiên bản Phật giáo phía bắc này. Ngôn ngữ Pali vẫn phân biệt phiên bản Phật giáo phía nam.

Khi Phật giáo Đại thừa lan toả rộng khắp, nó đã lấy các yếu tố từ các hình thức khác, bao gồm cả Bộ phái Sarvāstivāda (श्र्वास्तिवाद) “học thuyết về tất cả những gì tồn tại, Nhất thiết hữu bộ”, và biến chúng thành những giáo lý đa dạng phong phú và tinh vi hơn. Điều này bao gồm việc sử dụng những câu chuyện về những lần tái sinh trong quá khứ của đức Phật (trước khi Ngài giác ngộ cách đây gần 2600 năm) như một cách để truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta thực hành trọn vẹn con đường để chúng ta cũng có thể đạt được sự giác ngộ viên mãn và hoàn toàn của một vị Phật.

Phật giáo Đại thừa cuối cùng đã lan truyền khắp Ấn Độ và đến các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các bạn có thể hỏi tôi, “Khoan đã, trước đó tác giả bài viết không nói rằng Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư được tổ chức ở Tambapanni (Sri Lanka) vào năm 29 (tr.TL) là thế nào? Tác giả bài viết có nói dối không?” Các bạn trân quý của tôi, tôi xin trình bày với các bạn minh chứng A về sự chuyên chế của địa lý trong thế giới cổ đại. Đức Quốc vương và những người dân ở Sri Lanka đã tổ chức Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư vào thế kỷ thứ 1 trước Tây lịch, và sau đó những người dân ở Kashmir, phía tây bắc Ấn Độ, đã tổ chức Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo vào khoảng một đến hai trăm năm sau đó, và dường như  không bên nào biết bên kia đang làm gì. Đối với tôi, đây là dấu hiệu cho thấy hai thành trì Phật giáo này đã hoàn toàn tách biệt nhau như thế nào do khoảng cách và địa hình đầy thử thách giữa họ. Vào thời xa xưa, thế giới là một nơi rất rộng lớn, khoảng cách rất xa và không ai có thể nhận được bất kỳ tin tức nào từ Internet.

Phật giáo Kim cương thừa (金剛乘, Vajrayāna), một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5, 6 tại Bắc Ấn Độ.

Sự thành lập Phật giáo Kim cương thừa (金剛乘, Vajrayāna) ở Tây Tạng diễn ra muộn hơn nhiều. Trong khi Songtsen Gampo ( སྲོང་བཙན་སྒམ་པོ།; Trị vì 618?–649), vị quân chủ vĩ đại nhất của người Tạng, ngoài việc mở rộng lãnh thổ, ông đã dời đô về Lhasa (thủ phủ của Tây Tạng cho đến ngày nay), thiết lập hệ thống luật pháp, chính trị, quân sự và kinh tế, tạo nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng của Thổ Phồn. Ông được xem là người đã đem Phật giáo đến Tạng và đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của chữ Tạng, giúp tiếng Tạng trở thành ngôn ngữ nói và viết chính thức tại cao nguyên Thanh Tạng.

Phật giáo được thành lập ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8 khi Đại sư Śāntarakṣita (Tịch Hộ), một Cao tăng Ấn Độ thuộc Trung quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kỳ đầu, Ngài đáp lời thỉnh cầu của Quốc vương Tây Tạng Trhisong detsen (ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན་, ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན་), 742-798), một vị quân vương rất có công trong việc truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng.

Đại sư Śāntarakṣita (Tịch Hộ), một Cao tăng Ấn Độ thuộc Trung quán tông đến từ Đại học Phật giáo Nālandā, trung tâm học thuật nổi tiếng trên toàn châu Á. Nālandā một khu đại học Phật giáo rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Đại học này quy mô lớn thế nào? Khi bậc Đạo sư vĩ đại thời nhà Đường Trung Hoa là Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (chủ yếu là đi đường bộ) cuộc hành trình gian khổ từ Đường triều Trung Hoa sang Ấn Độ nghiên cứu Phật học, điểm đến của Ngài là Đại học Phật giáo Nālandā.

Khu Đại học Phật giáo Nālandā này từng được ghi nhận là có hơn một vạn sinh viên và hai nghìn giáo sư,(6) bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên. Đại học Phật giáo Nālandā đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ đầu thành lập nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tâm của các đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Harshavardhana (606-47), cũng như những vị vua khác của triều đại Pala.

Đại học Phật giáo Nālandā chính thức bị hủy diệt vào năm 1193, khi những người Hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ dưới sự chỉ huy của Bakhtiyar Khilji đánh phá nơi này. Họ đã đốt phá trường học, chùa viện và giết các Tăng sĩ ở đây. Sự kiện này cũng được xem là điểm mốc đánh dấu sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, mặc dù Phật giáo đã thực sự suy yếu trước đó một vài thế kỷ, điều này có thể thấy được trong ký sự của ngài Huyền Trang. Khu đại học này được cho là bị thiêu rụi hoàn toàn và nó đã cháy hàng tháng trời, cũng như tất cả những Tăng sĩ ở đây phần lớn bị sát hại.

Đại sư Śāntarakṣita (Tịch Hộ), một nhân vật vĩ đại ở Tây Tạng, câu chuyện của Ngài được tôn kính và được truyền tụng khắp các cơ sở tự viện Phật giáo và làng mạc. Thiên hạ kể lại rằng, Ngài đã thành lập tu viện Samye ở Tây Tạng, và về cơ bản đã du nhập Phật giáo một cách ồ ạt. Ngài đã thiết lập bộ quy chế tu viện, giám sát việc diễn dịch các văn bản Phật giáo sang tiếng Tây Tạng, và thu hút một số học giả Phật giáo tài năng đến Tây Tạng.

Vào một thời điểm nào đó, Đại sư Śāntarakṣita (Tịch Hộ) đã được cho là đã được một bậc Đạo sư Phật giáo Cương thừa vĩ đại từ Ấn Độ, đức Đại sĩ Liên Hoa Sinh (Searching for the Lotus – Born Master – 寻找莲花生大士), người sáng lập nên Phật giáo Tây Tạng và là cha đẻ của Vật lý lượng tử.

Chính vì mối liên hệ mật thiết này với Đại học Phật giáo Nālandā mà đức Đạt Lai Lạt Ma thường gọi Phật giáo Tây Tạng là “truyền thống Nālandā đích thực”.(7)

Đây là khái lược lịch sử dành cho các bạn, các bạn trân quý của tôi. Tôi biết cách viết sử như thế là hơi khô khan. Đừng lo, những người thích kịch tính, câu chuyện phổ biến này có phần thô tục hơn, và nó liên quan đến một sự chia rẽ đau đớn. Điều đó sẽ diễn ra tiếp theo.

Tác giả: 陳一鳴 (Trần Nhất Minh)
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn link: https://buddhism.net/posts/buddhism-for-all/b1602-having-sects-in-buddhism/


Tài liệu tham khảo:

[1] Written as “Theravada, Mahayana and Vajrayana” instead of “Theravāda, Mahāyāna and Vajrayāna” because we try our best to use English words, and all three (without diacritics) are listed in the Merriam-Webster Dictionary, making then English words.  I.e., it’s not a bug, it’s a feature.
[2] Prebish, Charles S. Buddhism: A Modern Perspective. Pennsylvania State University (1975).
[3] Chinese title: 阿毘達磨大毘婆沙論.
[4] Janos Harmatta, et al.  History of Civilizations of Central Asia: Volume II.  Unesco Publishing (1994).
[5] K.L. Dhammajoti.  Sarvāstivāda Abhidharma.  Oxford Research Encyclopedias (2020).  https://doi.org/10.1093/acrefore/9780199340378.013.682
[6] News article on The Independent titled, Oldest university on earth is reborn after 800 years.  Published 23 October 2011.
[7] News article on the Hindustan Times titled, Tibetan Buddhism tradition is true Nalanda tradition: Dalai Lama.  Published on 18 February 2021.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...

Tại sao lễ Phật phải cúi đầu?
Kiến thức

Lễ Phật không phải là chạy tìm cầu ở bên ngoài, mà là hướng nội phát huy tự tâm. Do đó, phải cúi đầu chiếu soi lại mình. Cúi đầu trong ý nghĩa thâm sâu về phương diện Phật pháp là biểu thị một sự tôn trọng, kính lễ đối với Phật, cũng như nói...