Sau khi tham dự Tang lễ của một người bạn đồng môn vừa qua đời ở tuổi còn tương đối trẻ, về nhà tôi lại nhớ đến bài thơ hài cú Hai Mùa Thu của Nhà thơ người Nhật Shiki diễn tả bối cảnh cùng một thời gian và cùng một nơi chốn mà có hai mùa thu khác nhau, một mùa thu của người đang nằm dưỡng bệnh ở trong nhà và một mùa thu ở thế giới bên ngoài.  

Nhà thơ Yosa Buson (1716-1784) là tác giả sáng tác thơ hài cú nhiều nhất nên người ta thường gán cho ông là tác giả bài thơ Hai Mùa Thu nhưng thật ra tác giả bài thơ hài cú tuyệt tác này là Nhà thơ Masaoka Shiki (1867-1902).  Văn đàn Âu Mỹ ngưỡng mộ lời thơ và ý thơ của bài thơ Hai Mùa Thu này nên có rất nhiều người đã dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều ngôn ngữ khác.  Vì thế đôi khi nhiều người tưởng lầm dịch giả là tác giả; chẳng hạn như Nhà thơ người Anh Reginald H. Blyth [i] là một nhà thơ dịch thơ nhưng nhiều người tưởng lầm là tác giả vì có lẽ Blyth là người dịch sát nhất và hay nhất với hình thức hài cú cổ điển.

Nói đến Mùa Thu, nhất là Mùa Thu Nhật Bản với sắc thu, hương thu, vị thu, gió thu và sương thu qua hình ảnh lá Phong đỏ, hoa Cúc vàng,[ii] hoa Triêu nhan tím [iii] của đất nước ngàn hoa, nơi ngàn hoa đã mở tung cánh cửa cho ngàn thơ tung bay vào thi đàn và bầu trời văn học sử Nhật cũng như thế giới.

Hai Mùa Thu ( 二つの秋 ) của Masaoka Shiki là một bài thơ hài cú sâu sắc phản ánh góc nhìn đặc sắc của ông về thiên nhiên và những kinh nghiệm của ông với bệnh tật. Shiki là một trong những người hiện đại hóa thơ hài cú và đoản ca (tanka) nổi tiếng nhất ở Nhật Bảntác phẩm của ông thường mang tính trung thực và gần gũi, biểu tả được bản chất tinh tế của cuộc sống và thiên nhiên.  Bài thơ Hai Mùa Thu được sáng tác theo tinh thần thơ hài cú chứ không theo hình thức cổ điển của thơ hài cú.

行く我にとゞまる汝に秋二つ [iv]

Nếu dịch sát thì nghĩa bị lệch nên chỉ có thể dịch thoát là (khi ly biệt) “Tôi ra đi, em ở lại, và chúng ta có hai mùa thu khác nhau,” một mùa thu ở trong nhà và một mùa thu ở thế giới bên ngoài hay cùng một trời thu mà mùa thu trong lòng em và mùa thu trong lòng anh khác nhau; anh lưu luyến thiết tha, em ngậm ngùi sầu khổ.  Bài thơ hài cú này được viết trong những năm cuối đời của Shiki khi ông nằm liệt giường vì bệnh lao, và nó truyền tải cảm giác tách biệt của ông với thế giới sôi động bên ngoài, trái ngược với kinh nghiệm yên tĩnh, hạn hẹp của riêng ông về mùa thu.

Về mặt phong cách, hài cú của Shiki thường tránh sự ủy mị lộ liễu và thay vào đó tập trung vào việc mô tả trực tiếp môi trường và cảm xúc của ông.  Cách sáng tác của ông tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và hình ảnh rõ nét để diễn đạt những cảm xúc sâu sắc, thường để lại nhiều điều để người đọc diễn giải. Hai Mùa Thu đặc biệt ghi lại kinh nghiệm kép của ông về vẻ đẹp và sự cô lập — một là thế giới mùa thu ngoài tầm tay với của ông và một là “mùa thu” trầm lắng hơn trong thế giới của riêng ông.  Sự tương phản sâu sắc này bao hàm cả phong cách của Shiki và chiều sâu chiêm nghiệm mà ông được ca ngợi.

Nhiều nhà thơ đã dịch thơ bài hài cú này của Shiki dưới cùng một tiêu đề là Two Autumns.

Two Autumns

for me going

for you staying

two autumns.

[R. H. Blyth]

 

for me who go

for you who stay

two autumns.

[Harold G. Henderson]

 

I go

You stay

Two autumns.

[Robert Hass]

Ở đâu cũng thế, người ra đi và người ở lại bao giờ cũng có cảm quan khác nhau cho dầu trong cùng một thời điểm.

Trần Việt Long

San Jose, September 27, 2024


[i] Reginald Horace Blyth (1898-1964).

[ii] Hoa Cúc vàng được gọi là Cúc đại đóa (chrysanthemum), và hoa Cúc dại được gọi là hoa Xuyến chi (daisy).

[iii] Hoa Triêu nhan tím (purple morning glory).

[iv] Graceguts. Buson or Shiki: The True Authorship of the “Two Autumns” Poem.

https://www.graceguts.com/essays/buson-or-shiki-two-autumns.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

An nhiên mùa cũ!
Tuỳ bút, Văn học

Tháng 12, những ngày cuối năm, khi những tờ lịch đã mỏng dần và ngoài trời mang chút không khí se lạnh cùng một vài cơn mưa còn sót lại, thời tiết đã bắt đầu giao mùa, lòng người cũng trở nên thâm trầm lắng đọng cho những suy nghĩ về một năm sắp sửa...

Thơ: Rồi Mai Em Đi (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Rồi mai em đi Tay trắng mang theo được gì Một đời cho ước mơ chi Hay là một kiếp sân si

Mái chùa che chở hồn dân tộc
Thơ, Văn, Văn học

Bài thơ Nhớ chùa là một tác phẩm bất hủ của thơ ca Phật giáo Việt Nam. Bài thơ này đi vào lòng người mến đạo một cách dịu dàng và nồng ấm như câu ca dao của mẹ, tự nhiên và nhẹ nhàng như hơi thở, bình yên và trong sáng như một mảnh trăng...

Bậc Thầy của những vị Thầy
Danh Tăng, Tuỳ bút, Văn học

Cách đây hơn hai mươi năm, vào khoảng cuối thiên niên kỷ trước, tôi có dịp gặp và trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên. Tôi cùng đi với Đỗ Quốc Bảo, đến thăm thầy khi ấy đang ở trên một căn gác trong khuôn viên chùa Quảng Hương Già Lam. Lúc ấy thầy...

Hình ảnh trăng và hoa trong thơ thiền Lý – Trần
Thơ, Văn, Văn học

Hoa và trăng trong thơ thiền Lý-Trần không chỉ là những hình ảnh đẹp đẽ mà còn là những triết lý sâu sắc về cuộc sống, khuyến khích con người sống trọn vẹn, tỉnh thức và hòa nhập với thiên nhiên. Nước Việt Nam, từ thuở khai hoang lập địa, trải qua nhiều thời đại,...

Hương thu vườn Huế
Tuỳ bút, Văn học

Trái cây xứ Huế nhiều nhất và ngon nhất vẫn là ở những khu vườn xanh um cổ thụ thuộc hai phường Thủy Xuân, Thủy Biều phía Tây nam thành phố. Vườn ở đó là những khu vườn rộng trên đồi, nhũng khu vườn thoai thoải bên sông Hương. Đất đai màu mỡ, không khí...

Thơ: Xin lỗi mẹ (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin Lỗi Mẹ Về mới thấy, đi là tìm Ta mười năm đó cánh chim mù lòa Ta đi những phố phù hoa Cửa khuya thao thức, mẹ ta ngồi chờ Ta lưu lạc kiếm vần thơ Thứ thơ của một gã khờ đa mang Trót yêu giếng đá trăng vàng Mười năm một chuyến...

Thơ: Xin hẹn (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

Xin hẹn Nói ít, thì bảo vô tri, Nói nhiều, lại trách tu gì… đa ngôn. Nói kinh, thì trách sáo mòn, Nói đời, lại trách tu còn ham chơi. Nhân gian bát ngát biển trời, Khó lòng kiếm được một người dễ thương. Thì thôi tạm hoãn hoằng dương, Am mây khép cửa, phong...

Tản mạn về việc Viết và Dịch hai thể thơ Haiku và Waka
Thơ, Văn học

I: Ngôn ngữ đơn âm và đa âm Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi dịch Waka (hoà ca) và Haiku (bài cú) sang tiếng Việt là phần âm tiết. Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ đa âm, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm (đôi khi một chữ trong tiếng Nhật có...

Thơ: Tượng Pháp (Toại Khanh)
Thơ, Văn học

TƯỢNG PHÁP Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất kinh so kinh…ngồi gẫm lại giật mình Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự tổ dạy con xăng áo độ quần sanh trộn hai món, đời tu con...

Sống chậm để yêu thương
Thơ, Văn học

Thấy gì ngoài ô cửa Chim hót chào ban mai Sau một đêm mưa bão Nắng ngập tràn tương lai. Bầu trời cao lồng lộng Mơ làm cánh chim thôi Mang niềm vui bé mọn Chia sẻ đến mọi người. Trước sông dài biển rộng Bão tố đầy phong ba Hạnh phúc từ đâu đến...

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.