DẪN NHẬP

Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao ĐàiHòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mạivăn hóa , tôn giáo… qua hai con đường Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt và đường Đồng Cỏ, là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Aᮠrồi băng qua miền Trung Á, Mông CổTây TạngViệt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.

Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sông của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước này, Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt NamĐạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt NamĐạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt nói trên.

Bài viết này sẽ được trình bày qua hai phần:

  • Phần A: Tổng quan về Phật Giáo Việt Nam: quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam.

  • Phần B: Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt, qua gốc độ tư tưởng, triết lý, phong tục, tập quán, nhân văn xã hội…

Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp cho độc giả nắm bắt được những nét đại cương về Phật giáo Việt Nam và tầm ảnh hưởng của nó trong đời sống của người Việt. Dù hết sức cố gắng ,nhưng chắc chắn sẽ không sao tránh khỏi những sơ sót, cúi xin các bậc cao minh từ bi chỉ giáo cho. Nhân đây, cũng xin trân trọng ghi ân các tác giả mà người viết đã tham khảo tài liệu để hoàn thành bài nghiên cứu này.

 Sài gòn, mùa đông năm Bính Tý, 1996 Tác giả cẩn chí THÍCH NGUYÊN TẠNG

 

Phần A
TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

I. PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO VIỆT NAM:

Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.

1. Phật Giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:

Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Namlợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á. Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam (2). Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Đó là câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Chuyện kể rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều. Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật (3). Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.

Một bài nghiên cứu của Ngô Đăng Lợi, viện nghiên cứu khoa học Hải Phòng viết: “Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Đạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta” (4). Và Thiền Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc – Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (?-604 TL): “Một phương Giao Châu, đường sang Thiên TrúcPhật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà LaMa Ha Kỳ VựcKhương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó” (5). Ma Ha Kỳ vực, Khâu Đà La (188 TL) người Ấn Độ hay Trung Á; Mâu Bác (165-170 TL) người Trung Hoa; Khương Tăng Hội (200-247 TL) người Ấn Độ; Chi Cương Lương (?-264 TL) người xứ Nhục Chi, theo sử chép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ ba. Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi, kỳ thực đây không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch đến thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch chắn chắc đã có nhiều tăng sĩ đặt chân đến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Đàm Thiên chỉ dẫn phần giới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm Lý hoặc Luận của Mâu Bác.

Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng Đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ.

2. Phật Giáo du nhập qua con đường Đồng Cỏ:

Con đường Đồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa (6) con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: “Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An”.

Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con đường Đồng Cỏ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có những chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo lịch sử Phật Giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana -Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển lịch sử Phật Giáo Thế Giới (7) thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt NamVấn đề này được sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (sđđ) viết: “sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật Giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)”.

Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng Phật Giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng những phương tiện hòa bình và vì thế không một giọt máu nào đã chảy, không một giọt lệ nào rơi vì sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam.

II. PHẬT GIÁO VIỆT NAM PHÁT TRIỂN QUA CÁC THỜI ĐẠI:

1. Phật Giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ II đến hết thế kỷ thứ V, thời kỳ du nhập và hình thành Phật Giáo Việt Nam:

Không bao lâu khi Phật Giáo được truyền vào đất Việt, nhờ sự nổ lực hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, tại Luy Lâu, thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trung tâm Phật Giáo lớn nhất trong vùng. Tại đây, với những sinh hoạt hoằng pháp của ngài Khâu Đà La (người Ấn Độ đến Luy Lâu khoảng năm 168-169) đã xuất hiện một mô hình Phật Giáo Việt Nam hóa đầu tiên qua hình tượng Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu (hình tượng Phật Nữ). Một chứng liệu lịch sử quan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ở Giao Châu là sự việc ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ thứ II) theo mẹ từ Trung Quốc sang Giao Châu khi ngài còn rất trẻ, rồi lớn lên, tại đây ngài đã viết bài “Lý hoặc Luận” và dịch một số kinh sách, chứng tỏ ngài đã học Phật giáo tại Giao Châu và như thế Phật Giáo Giao Châu đã phát triển khá mạnh, ít nhất là vào nữa đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch.

Sang thế kỷ thứ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằng Pháp tại Giao Châu là các ngài Khương Tăng Hội (gốc người Sogdiane, Khương Cư); ngài Chi Cương Lương Tiếp (người xứ Nhục Chi) và ngài Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn Độ).

Đến thế kỷ thứ V, có hai thiền sư xuất hiện, là Đạt Ma Đề Bà (Oharmadeva,) và Huệ Thắng (người Việt). Thiền sư Đạt Ma Đề Bà là người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V để giảng dạy về phương pháp thiền họcThiền sư Huệ Thắng là người địa phương là một trong những học trò của ông.

Cũng do được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, nên danh xưng Buddha (Bậc Giác Ngộ) tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là Bụt (Trung Hoa dịch là Phật). Điều này trùng hợp với danh từ Bụt được xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích Việt Nam. Theo từ điển Phật học Việt Nam, (Minh Châu và Minh Chi, Hà Nội 1991) có ghi: “Tiếng Bụt phổ biến hơn trong văn học dân gian và là dấu hiệu chứng tỏ Đạo Phật truyền vào nước ta sớm lắm”. Phật Giáo ở Giao Châu lúc ấy mang màu sắc Nam phương, nhưng trong con mắt của nền văn minh nông nghiệp, người Việt Nam lại hình dung Đức Phật như là một vị thần toàn năng có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện để cứu độ mọi người.

2. Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ VI đến hết thế kỷ thứ IX, thời kỳ phát triển:

Bước sang thời kỳ này, Phật tử Việt Nam lại tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Không bao lâu sau đó, Phật Giáo Bắc phương (Trung Quốc) đã chiếm ưu thế và đã thay đổi chổ đứng của Phật Giáo Nam Truyền vốn có từ trước. Từ Buddha được dịch thành chữ Phật, và từ đây Phật dần dần thay thế cho chữ Bụt và chữ Bụt chỉ còn giới hạn trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi.

Trong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền TôngTịnh Độ Tông và Mật Tông.

a.Thiền Tông :

Là tông phái hay đúng hơn là một pháp môn tu tập có từ thời Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ (trong hội Linh Sơn) rồi truyền xuống cho Tôn giả Ca Diếplần lượt cho đến Tổ thứ 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Đến năm 520 Tổ Bồ Đề Đạt Ma, vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng theo lời thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara), Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để hoằng dương Phật pháp. Tại nơi ây, Thiền Tông đã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh.

Thiền hay còn gọi là tĩnh lự, chủ trương tập trung trí tuệ để tìm ra chân lý. Tu theo pháp môn này đòi hỏi hành giả phải có nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở tầng lớp trí thức và giai cấp thượng lưu, và cũng chính nhờ họ ghi chép lại mà chúng ta ngày nay mới biết được lịch sử Thiền Tông ở Việt Nam.

Dòng thiền thứ nhất: được Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) sáng lập. Ngài là người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa học đạo và được tổ thứ ba thiền tông Trung Hoa là Tổ Tăng Xán khuyên nên “mau đi về phương nam mà tiếp xúc với thiên hạ, không nên ở lâu tại đây”. Ngài từ biệt và đến Việt Nam vào năm 580, ở tại chùa Pháp Vân (nay là Thuận Thành Hà Bắc) để hoằng pháp và truyền cho tổ thứ hai là ngài Pháp Hiền (người Việt Nam). Đây là dòng thiền có tích cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật Giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ Việt Nam. Dòng thiền này truyền được 19 thế hệ.

Dòng thiền thứ hai: là thiền phái Vô Ngôn Thông, do thiền sư Vô Ngôn Thông người Trung Hoa sáng lập tại chùa Kiến Sơ (Phù Đổng, Hà Bắc) vào năm 280. Người kế nghiệp ngài là thiền sư Cảm Thành. Đây là thiền phái chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa sâu đậm, tuy nhiên vẫn rất gần gũi với đời sống xã hội, hòa nhập vào đời sống người dân trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh độc lập của mình. Thiền phái này truyền được 17 thế hệ.

Dòng thiền thứ ba: là thiền phái Thảo Đường, do thiền sư Thảo Đường (người Trung Hoa) sáng lập, ngài vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông (1054-1072) giải phóng khỏi kiếp sống tù đày và vua cho lập đạo tràng tại chùa Khai Quốc ở ngay kinh thành Thăng Long (1069) đệ tử theo học rất đông, trong đó có cả chính vua Lý Thánh Tông. Thiền phái này có khuynh hướng thiền tông trí thức và văn chương, do đó không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng được tới một số trí thức và vua quan có khuynh hướng văn học. Dòng thiền này truyền được 6 đời.

Dòng thiền thứ tư: đó là thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông (1258-1368) khai sáng. Vua Trần Nhân Tông học Phật qua sự hướng dẫn của Tuệ Trung Thượng Sĩ, một thiền sư cư sĩ nổi tiếng đời Trần, sau khi xuất gia vào năm 1299 với đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, ngài đã lên tu ở núi Yên Tử (tỉnh Quãng Ninh) và tại đây, ngài đã lập ra thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Việt Nam đầu tiên, mang tính chất độc lập Việt Nam với sự kết hợp hài hòa của Phật Giáo AᮭHoa. Lập ra thiền phái Trúc Lâm này, vua Trần Nhân Tông đã thống nhất được các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo Hội Phật Giáo đời Trần về một mối.

Nhìn chung thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền tổng hợp được ba yều tố đặc thù của xã hộiTrúc Lâm đại diện cho quý tộcPháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diện cho nho sĩ, tính cách quý tộcnông dân và nho sĩ là thể hiện toàn diện trong con người Trúc Lâm. Sự tổng hợp đó, đã tạo nên nét đặc thù của thiền phái Trúc Lâm mà các thiền phái trước đó không có được, kể từ đó đưa Đạo Phật đi vào xã hội với tinh thần nhập thế cụ thểgiáo hội được tổ chức chặt chẽ, cũng cố tinh thần đạo pháp và dân tộc xây dựng phồn vinh cho đất nuớc. Sau thời đại Lý Trần các dòng thiền Việt Nam dường như lu mờ và tàn lụi hẳn, đến cuối thế kỷ thứ XX, tiếp nối đạo mạch Việt Namthiền sư Thích thanh Từ đã phục hưng nền thiền tông Việt Nam đó là thời điểm đầu những năm 70 tại tu viện Chơn Không (1970-1986) rồi đến Thường Viện Thường Chiếu (1974-1994) và hiện nay là thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Đây có thể nói là một dòng thiền khác mang tính cách độc lập của người Việt NamThiền sư Thanh Từ đã không theo các dòng thiền nào truyền thống mà chỉ tổng hợp chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng của ba thiền sư nổi tiếng là thiền sư Huệ Khả (tổ thứ 2, Trung Hoa) thiền sư Huệ Năng (tổ thứ 6, Trung Hoa) và thiền sư Trần Nhân Tông (sơ tổ Trúc LâmViệt Nam) mà lập thành phương pháp tu tập cho thiền sinh Việt Nam trong thời hiện đại.

b.Tịnh Độ Tông:

Khác với Thiền TôngTịnh Độ Tông chủ trương phải dựa vào tha lực tức sự giúp đỡ từ bên ngoài. Thật ra, Thiền hay Tịnh Độ cũng chỉ là những pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau do Đức Phật truyền giáo ra. Chính Đức Phật Thích Ca đã nhờ vào tự lực của mình để đến giác ngộ thì cần phải giúp đỡ họ, sự trợ lực hay tha lực này rất quan trọng. Điều này gợi cho tín đồ liên tưởng đến một cõi Niết Bàn cụ thể đó là cõi Tịnh Độ hay thế giới Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ. Sự giúp đỡ đó còn cho thấy bản thân của người tín đồ cần thường xuyên đi chùa dâng hươngcúng dườngbố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác và thường xuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để đạt đến nhất tâm bất loạn và muốn đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn này, hành giả trong lúc niệm Phật phải hình dungquán tưởng về thế giới cực lạc để tâm mình hướng tới.

Nhờ cách thức tu tập đơn giản như vậy nên Tịnh Độ Tông là tông phái phổ biến khắp đất nước Việt NamĐâu đâu ta cũng gặp người dân tụng Kinh A Di Đà và niệm danh hiệu của Đức Phật A Di ĐàTượng Phật A Di Đà cũng thuộc loại tượng Phật lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Điển hình là pho tượng Phật A Di Đà bằng đá, cao gần 2m,thờ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, được tạo tác dưới triều Lý Thánh Tông năm 1057. Đây là một bằng chứng đánh dấu sự ảnh hưởng Tịnh Độ Tông đầu tiên ở Việt Nam.

c.Mật tông:

Là một tông phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và những mật ngữmật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyền Mật Tông do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim CươngMật tông truyền vào Việt Nam không còn độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yếm bùa trị tà ma và trị bệnh. Mật tông không có dấu hiệu phát triển rõ ràng ở Việt Nam, chỉ tuỳ thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và của mỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này.

3. Phật Giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ thứ XIII, thời kỳ cực thịnh

Đến thế kỷ thứ X thì Việt Nam đã trải qua 1000 năm Bắc thuộc. Như ta đã thấy, Phật Giáo Việt Nam của thế kỷ thứ V chỉ còn ghi lại hai thiền sư là Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng. Thế kỷ thứ VI ghi lại hai thiền sư Việt Nam: Quán Duyên và Pháp Thiền. Chính trong thế kỷ này mà thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Việt Nam. Ba thế kỷ tiếp theo, thế kỷ VII, VIII và IX là ba thế kỷ thuộc nhà Đường cai trị, đến thế kỷ thứ X thì Việt Nam mới bắt đầu giành được quyền tự chủ. Chính trong thế kỷ này Đạo Phật mới thực sự hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho đất nước. Năm 971 vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho tăng sĩ và ban chức tăng thống cho Thiền sư Ngô Chân Lưu thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, và ngài Khuông Việt Thái Sư, chính thức tiếp nhận Phật Giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng chính trong thế kỷ này vua Lê Đại Hành đã mời thiền sư Pháp Thuận và thiền sư Vạn Hạnh của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm cố vấn chính sự. Các thiền sư Khuông ViệtPháp Thuận và Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục trợ giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp.

Phật Giáo Việt Nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Do ảnh hưởng tư tuởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỷ thứ VIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông và Thảo Đường sát nhập tạo thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiền phái duy nhất dưới đời Trần. Vì vậy đời Trần có thể gọi là thời đại thống nhất của Phật Giáo các hệ phái trước đó. Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như các thiền sư đời Lý, nhưng Phật Giáo là một yếu tố quan trọng để liên kết nhân tâmTinh thần Phật Giáo đã kiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dân, thân dân và dân chủPhật Giáo trong đời Trần là quốc giáomọi người dân trong xã hội điều hướng về Phật Giáo. Nhà nho Lê Quát, học trò Chu Văn An, đã lấy làm tức giận vì thấy toàn dân theo Phật : “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu sa và bền chắc đến như vậy? Trên từ Vương Công, dưới đến thứ dân, hễ làm việc gì thuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền để làm chùa xây tháp thì hớn hở, vui vẻ, như trong tay đã cầm được biên lai để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại. Cho nên trong kinh thành ngoài đến Châu Phủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin, hễ chổ nào có nhà thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại” (8).

Có rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựng trong thời Lý Trần như chùa Phật Tích, chùa Đại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa Một Cột, chùa Phổ Minh. Khâm phục trước những thành tựu văn hóa của Phật Giáo Việt Nam thời Lý Trần mà sách vỡ Trung Hoa truyền tụng nhiều về 4 công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí (9). Đó là:

Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm: chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di Lặc bằng đồng mà theo văn bia mà nay vẫn còn giữ được trong chùa thì tượng cao 6 trượng (1 trượng bằng khoảng 4m) đặt trong một tòa Phật điện cao 7 trượng. Đứng từ bến đò Đông Triều, cách xa 10 dặm vẫn còn trong thấy nóc chánh điện.

Tháp Bảo Thiên: gồm 12 tầng, cao 20 trượng do vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây Hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng. Đây là đệ nhất danh thắng đế đô một thời. Đến năm 1414 tháp bị quân Vương Thông tàn phá, nền tháp còn lại to như quả đồi, có thời dùng làm nơi họp chợ; đến năm 1791 dỡ ra lấy gạch xây thành còn thấy 4 pho tượng Kim Cương trấn giữ 4 cửa và nhiều tượng chim thú khác. Thời Pháp bị phá huỷ hoàn toàn để xây dựng nhà thờ lớn trên mảnh đất ấy.

Chuông Quy Điền: Năm 1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất hàng vạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo nó tại khuôn viên chùa Diên Hựu (10) trong lầu chuông bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng chuông đúc xong to quá (đường kính 1,5 trượng (khoảng 6m) cao 3 trượng (khoảng 12 m), nặng đến vài vạn cân) không treo nổi lên đành để ở ngoài ruộng.

Vạc Phổ Minh: đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đặt tại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc, Nam Hà). Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước nặng trên 7 tấn (11). Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng, trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùa Phổ Minh.

4. Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, thời kỳ phục hưng:

Phật Giáo Việt Nam đã trải qua thời cực thịnh nhất dưới hai triều đại Lý Trần, sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triều thì Phật Giáo phải nhường bước cho Nho giáolúc ấy đang chiếm vai trò độc tôn.

Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Phật Giáo Việt Nam vốn đã suy vi nay lại điêu tàn hơn. Trong bối cảnh đó, Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Nam lại tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương Tây. Tuy tinh thần khai phóng dung hợp của Phật Giáo suốt mấy thế kỷ qua không còn được thể hiện trong chính sách quốc giavăn hóa và xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật Giáo vẫn là tôn giáo chính của dân tộc, đóng vai trò hòa giải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia.

Vào khoảng những năm 1920-1930, trong không khí tưng bừng của phong trào chấn hưng Phật Giáo trên thế giới, đặt biệt ở Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ và Miến Điện, một số tăng sĩ và cư sĩ đã phát động phong trào chấn hưng Phật Giáo tại Việt Nam, từ đó đưa đến sự thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại miền Bắc vào năm 1934 đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, và xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở miền Trung, Hội An Nam Phật Học cũng ra mắt tại chùa Từ Đàm và cho xuất bản tạp chí Viên Âm vào 1934, đặt biệt hội đã mở các Phật Học Viện cho tăng chúng tu học như phật học đường Báo Quốc và Kim SơnTrúc Lâm và Tây Thiên. Ở Bình Định có hội Phật Học Bình Định, ở Đà Nẵng có hội Phật Học Đà Thanh, ra tạp chí Tam Bảo. Tại miền Nam, năm 1920, Hội Lục Hòa được thành lập để đoàn kết và vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo. Hội nghiên cứu Phật Học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn; xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (1932). Năm 1933 Liên Đoàn Học Xã ra đời. Năm 1034, hội Phật Học Lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạp chí Du Tân Phật học và mở Phật Học đường Lưỡng Xuyên.

Nhờ phong trào chấn hưng Phật Giáo này mà đội ngũ tăng ni được đào tạo qua nhiều trường lớp và phát triển nhiều ở các tỉnh. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa phật học ở các thành thị. Nhiều ngôi chùa ở làng xã được trùng tu và có chư tăng ni trụ trì. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, có nhiều hệ phái, tôn phái phật giáo ra đời, như giáo phái Khất Sĩ Việt NamThiên Thai Giáo Quán Tông, Phật Giáo Hoa Tông ..Một yêu cầu thống nhất Phật Giáo được đặt ta tại Huế, đưa đến việc thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm Huế, hội chủ là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đây là một tổ chức thống nhất Phật Giáo ba miền Nam, Trung, Bắc, đồng thời vạch ra một con đường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môi trường tư tưởng và văn hóatiếp tục xây dựng con người và xã hội Việt Nam. Điểm đặc sắc của Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ XX là sự kết hợp của hai giáo phái Nam Tông và Bắc Tông vào năm 1964 để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống NhấtGiáo Hội này hoạt động cho đến năm 1981 thì ngưng hoạt động trong nước, nhưng có văn phòng hai Viện Hóa Đạo đặt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, hoạt động rất mạnh.

Đến tháng mười một năm một nghìn chín trăm tám mốt, sau sáu năm đất nước thay đổi thể chế, một hội nghị với 165 đại biểu của chín tổ chức giáo hội hệ phái cả nước đã họp tại chùa Quán Sứ Hà Nội đưa đến việc thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Đức Nhuận làm pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương, Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương. Giáo hội đặt văn phòng I tại chùa Quán Sứ Hà Nội, văn phỏng II tại chùa Xá Lợi (12) thành phố Hồ Chí Minh.

III. THỐNG KÊ MỘT SỐ THÀNH QUẢ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Từ khi du nhập cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán, do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đây Phật Giáo Việt Nam đã được thống nhất từ Bắc chí Nam. Các hệ phái phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọnghệ thống chùa chiền, tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất. Theo số thống kê được công bố trong hội nghị thường niên của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (13) thì số tự viện Phật Giáo và số tăng ni mà giáo hội đã thống kê được (14) là 14.303 ngôi tự viện, trong đó gồm 13.312 tự viện Bắc tông, 469 tự viện Nam tông nguyên thủy và Khmer, 142 tịnh xá khất sĩ, 95 tịnh thất và 185 niệm Phật đường. Về tăng ni thì có 26.268 vị, có ba Học Viện Phật Giáo, một Trường cao đẳng chuyên khoa phật học, 30 trường cơ bản phật học, một Trường đào tạo đội ngũ giảng viên hoằng phápNgoài ra giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập được Viện Nghiên Cứu Phật Học tại thành phố Hồ Chí Minh và phân viện nghiên cứu tại thủ đô Hà Nội. Và đặc biệt là hội đồng phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam cũng đã được thành lập, tính đến nay hội đồng đã phiên dịch ấn hành 30 tập kinh được dịch từ chữ Hán và chữ Pali, đây là một thành quả đáng kể của Phật giáo Việt Nam. Vì đây là lần đầu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam người Phật tử trong xứ sở này có được một bộ đại tạng kinh bằng tiếng Việt.

Phần B

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO
TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT

I. Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng triết học và đạo lý:

Như đã trình bày ở phần A, ta thấy rằng Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc này cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là thước đo của chân lý thì với bề dày lịch sử đó, Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị của nó trên mãnh đất này. Trong các lĩnh vực xã hộivăn hóa chính trị đặt biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam. Trong phần này sẽ tìm hiểu về tư tưởngđạo lý của Phật Giáo đã tác động đến con người Việt Nam như thế nào và người Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởngđạo lý của Phật Giáo ra sao.

1.Về tư tưởng:

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên KhởiTứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáonguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.

Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tạiDuyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thànhtồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không gián đoạncần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.

Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: “ác giả ác báo”. Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay “chạy trời không khỏi nắng”. Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữatu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họabiến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:

Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Hoặc:

Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan

Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Y của chính mỗi cá nhân. Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến với mìn. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.

2.Về đạo lý:

Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bitinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Bằng cách:

Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn

Đem chí nhân để thay cường bạo

Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.

Thần vũ chẳng giết hại

Thuận lòng trời ta mở đất hiều sinh

Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như “lá lành đùm lá rách”, hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.

Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanhĐạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình thương cha mẹhọ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tửkinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan.. nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: “muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ” (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: “cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu”. Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.

Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanhvũ trụ, đó là môi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.

II. Ảnh hưởng Phật Giáo qua quá trình hội nhập văn hóa Việt Nam

 Phật Pháp là bất định pháp, luôn luôn uyển chuyển theo hoàn cảnh và căn cơ của chúng sanh để hoàn thành sứ mạng cứu khổ của mình. Với tinh thần nhập thế tùy duyên bất biến mà Đạo Phật đã tạo cho mình một sức sống vô biênvượt qua những ngăn cách của địa lý, văn hóatôn giáoý thức hệ, thời gian ,không gian…. Tinh thần tuỳ duyên là tự thay đổi với hoàn cảnh để có thể tiếp độ chúng sanh, tính bất biến là giải thoát ra khỏi mọi đau khổsinh tử luân hồiTuy nhiên Phật Giáo vẫn luôn luôn hòa nhập với tất cả các truyền thống văn hóa tín ngưỡng của các nước trên thế giới. Khi du nhập vào một quốc gia có một sắc thái sống riêng biệt, đặc thù, như Trung Hoa, một quốc gia có nền tư tưởng đông phương khổng lồ, khi Phật Giáo truyền vào thì nền văn minh này đã phát triển tới đỉnh cao của nó, mà trong lịch sử triết học gọi là Bách Gia Chu Tử (15), hàng trăm nhà tư tương đề xướng học thuyết của mình. Nếu lúc đó Trung Hoa có 10 nhà tư tưởng tiêu biểu như Âm Dương gia, Nhạc gia, Nho giaPháp giaDanh giaĐạo Đức gia, Nông gia, Tiểu Thuyết gia ..thì Phật Giáo không dừng lại cái bình bát đi khất thực, một tấm y vàng mà Phật Giáo đã đi vào cuộc đời bằng mười tông phái như Thiền TôngTịnh Độ TôngHoa Nghiêm Tôngthành Thật TôngCâu Xá Tông.. Phật Giáo với mười tông phái này sánh vai với mười dòng tư tưởng của bản địa để đi vào cuộc đời, không chỉ đến với những giới bình dân mà Phật Giáo còn đã đi thẳng vào cung đình, vào với những vị nguyên thủ quốc gia (16). Ở Nhật Bản thì sao? Nhật Bản là một quốc gia được xem là có nhều món ăn tinh thần nhất trên thế giới. Không phải chỉ là khoái cảm cho vị giác, cho thính giác mà nhất là cho cảm giác của tâm linh. Ở trong bối cảnh đó, Phật Giáo đã nhanh chóng đi vào hoa, vào trà để rối cuối cùng nâng nó lên thành một tôn giáotrà đạo hay hoa đạo. Còn ở Việt Nam của chúng ta thì như thế nào? Trong quá trình hội nhập văn hóa sự ảnh hưởng của Phật Giáo đã tác động và đã tạo cho Phật Giáo Việt Nam có những nét đặc thù sau đây:

1.Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống:

Khi được truyền vào Việt NamPhật Giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu tượng chùa Tứ Pháp (17) thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến trúc của chùa chiền Việt Nam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần, các vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc.. Chính vì tinh thần khai phóng này mà về sau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan bên trong Phật Giáo như xin xăm, bói quẻ, cầu đồng.. các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật Giáo Việt Nam dung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong vùng thì không có (19). Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật Giáo không? Vẫn là một vấn đề rất tế nhịtuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hòa và khai phóng của Phật Giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng đáng chú ý.

2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác:

Đó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì đặc tính dung hòa và điều hợp này mà Phật Giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưởng truyền thống của dân tộc Việt. Nó chẳng phải Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà nó là tất cả những khuynh hướng tâm linh của người dân Việt. Nó thực ra là cái “Đồng Qui Nhi Thù Đồ”, cùng về một đích mà đường lối khác nhau, chính tinh thần khai phóng của Phật Giáo Việt Nam đã kết tinh lấy Chân, Thiện, Mỹ làm cứu cánh để thực hiệnNho giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Thiện, tức là hành vi đạo đức để tới chỗ nhất quán với Mỹ và Chân. Đạo giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường Mỹ, tức là tâm lý nghệ thuật để tới chỗ nhất quán với Thiện và Chân. Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường trí tuệ giác ngộ để đạt tới chỗ nhất quán Chân, Thiện, Mỹ. Đó là thực tại Tam Vi Nhất của tinh thần tam Giáo Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ hình ảnh tam giáo tổ sư với Phật Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái và Khổng Tử bên phái đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt.

3. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo:

Đây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật Giáo Việt Nam so với các quốc gia Phật Giáo láng giềng. Chẳng hạn như Thái Lan, Tích Lan, Lào, Campuchia chỉ có Phật Giáo Nam Tông, ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật BảnMông Cổ thuần tuý chỉ có Phật Giáo Bắc Tông. Nhưng ở Việt Nam thì lại dung hòa và điều hợp cả Nam Tông và Bắc Tông. Chính vì tinh thần khế lý khế cơ của Phật Giáo cộng với tinh thần khai phóng của Phật Giáo Việt Nam mới có được kết quả như vậy. Tuy thiền tông chủ trương bất lập văn tự, song ở Việt Nam chính các vị thiền sư xưa lẫn nay đã để lại rất nhiều trước tác có giá trịđặc biệt các thiền viện ở Việt nam điều tụng kinh gõ mõ như các tự viện Tông Tịnh Độ. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì kết hợp với Mật Giáo, có nhiều thiền sư phái này như ngài Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không điều nổi tiếng là giỏi phép thuật trong việc trừ tà, chữa bệnh.

Điều đặc sắc ở đây là trong khi khai triển Phật Giáo Việt Nam, các thiền sư Việt Nam đã không theo thiền kiểu mẫu của các thiền sư Ấn Độ và Trung Hoa mà mở lấy một con đường riêng, phù hợp với dân tộc. Và trong khi tiếp nhận với hai luồng ảnh hưởng ấy, các thiền sư Việt Nam đã khéo léo điều chỉnh tính hai cực, Ấn Độ-Trung Hoa: một bên thì quá ham chuộng sự bay bổng, thần bí, một bên quá thực tiễn duy lý. Khi Phật Giáo vào Trung Hoa đã gây cho các nhà Phật học những cuộc tranh luận sôi nổi về giáo pháp. Rồi suốt cả quá trình lịch sử của nó là sự phái sinh ra những tôn giáo, là những cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội, điển hình là cuộc đấu tranh giữa phái Thiền Nam Phương của Huệ Năng với Thiền Phái Miền Bắc của Thần Tú vào thời kỳ sơ đường. Còn ở Việt Nam thì khác, trên pháp đàn tư tưởng thời Lý cũng như thời Trần, thời kỳ vàng son của Phật Giáo Việt Nam và các thời kỳ sau này không có những mâu thuẩn đối lập mà tất cả điều quy về một mục đích chính là tu hành giải thoátPhải chăng sự thống nhất về ý thức tư tưởngdung hòa giữa các tông phái và đoàn kết dân tộc đã uốn nắn Phật Giáo Việt Nam theo con đường dung hòa thống nhất đó?

4. Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội:

Phật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật Giáo Việt Nam có chủ trương nhập thếtinh thần nhập thế sinh động này nổi bật nhất là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong các thời này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia. Ta thấy có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự, thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều cuộc đô hộ của ngoại bang. Thứ hai: các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoài đời nên được các vua tin tưởng và thứ ba: các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vua mào đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỗ Pháp Thuận, ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn Hạnh đã có công xây dựng triều đại nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế độ tàn bạo của Lê Long Đỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc mía trên đầu sư. Thời nhà Trần có các thiền sư Đa Bảothiền sư Viên Thông.. điều được các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình.

Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Đến thời Diệm, Thiệu (1959-1975) cũng thế, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lâp cho dân tộc, nổi bật là những cuộc đối thoại chính trị giữa các tăng sĩ Phật Giáo và chính quyền. Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh thần nhập thế này cũng không ngừng phát huy, đó là sự có mặt của các thiền sư Việt Nam (20) trong quốc hội của nước nhà.

 5. Ảnh hưởng Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức Việt Nam:

Cũng như tất cả dân tộc nào trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc, lúc sơ khởi người Việt Nam tín ngưỡng và tôn thờ tất cả những sức mạnh hữu hình hay vô hình mà họ cho là có thể giúp đỡ họ hoặc làm hại đến họ như mây, mưa, sấm, sét, lửa, gió.. Trong bối cảnh tín ngưỡng đa thần này, Phật Giáo đã xuất hiện và nhanh chóng quá thân qua hình ảnh của bộ tượng Tứ Pháp ở chùa Dâu, ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam ở Luy Lâu (Hà Bắc ngày nay), đó là bộ tượng Pháp Vân, Pháp VũPháp Lôi và Pháp Điễn, một hình ảnh sống động và gần gũi với người dân nông thôn trong việc cầu xin phước lộccầu đảo, cầu siêu, cầu xin tất cả荊 những gì mà cuộc sống con người đòi hỏi. Người Phật tử trong thời kỳ sơ khai này quan niệm rằng Phật là đấng cứu thế, có thể ban cho con người mọi điều tốt lành.

Trong buổi đầu của Phật Giáo ở Việt Nam mang dáng dấp của Phật Giáo Tiểu Thừa và Mật Giáovì vậy đã dễ dàng gắn với phù chúcầu xin phước lộc hơn là tôi luyện trí tuệ và thiền định. Vả lại, tính đời trội hơn tính đạo, trong quần chúng đa số là phụ nữ đến với Phật Giáo, đó là hạng người đau khổ nhất trong xã hội cũ.

Đến thời nhà Lý, có nhiều thiền sư từ Trung Quốc sang và thiết lập nhiều thiền phái, phong trào học và tu phật phát triển mạnh ở trong giới trí thức, cung đình, đô thị, nhưng trong giới bình dân vẫn tồn tại nhất định một Phật Giáo dân gian với những ảnh hưởng cảm tính vốn có từ trước. Được vua triều Lý, Trần ủng hộhoạt động của Phật Giáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp, người ta học chữ, học kinh, hội hè, biểu diễn rối nước, họp chợ ngay ở trước chùa

Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinhthờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp,. di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh. Bởi vì, kiến trúc của chùa Việt Nam thường hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa với ngoại cảnh. Khung cảnh ấy phù hợp với những giờ phút nghỉ ngơi sau giờ lao động nhọc nhằn và dinh dưỡng tinh thần của tuổi già.

Đến thế kỷ mười lăm, Nho Giáo thay chân Phật Giáo trong lãnh vực thượng tầng xã hộiPhật Giáo từ giã cung đình nhưng vẫn vững vàng trong làng xã. Ngôi đình xuất hiện tiếp thu một số kiến trúc và nghệ thuật Phật Giáođồng thời trở thành trung tâm hành chính của làng xã⮍ Cửa chùa chỉ còn mở cửa cho đàn bà, con gái kêu van,nguyện cầu khi chồng bị bắt phu, con bị bắt nợ, ốm đau bệnh tật, mất mùa đói rét.. xin Phật gia hộ. Bồ Tát Quan Âm hay Phật Bà được ưa chuộng hơn xưa. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng được pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt trong chùa Bút Tháp (tỉnh Hà Bắc) tạc vào năm 1656. Tượng rất đẹp nhưng được tạo vào thời điểm Phật Giáo không còn tôn sùng như quốc giáo nữa, chứng tỏ Phật Giáo đã ăn sâu vào tâm tư và văn hóa nghê thuật dân gian.

Nhìn chung không khó khăn gì khi ta phăng tìm dấu ấn Phật Giáo trong quan niệm dân gian và ta có thể phát hiện rằng nếu không có sự hiện diện của Phật Giáo ở Việt Nam thì ta sẽ mất đi hơn một nữa di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào, sẽ không có chùa Hương rộn ràng, nhộn nhịp sầm uất trong ngày trẩy hội đầu xuân, không có chùa Tây Phương vời vợi, không có chùa Yên Tử mây mù, không có chùa Keo bề thế, không có chùa Thiên Mụ soi mình trên dòng sông Hương.Và cũng không có những chuyện dân gian đầy tính nhân bản như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện Quan Âm Thị Kính…. Sẽ không có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội Chùa Hương…. và trong tâm tư truyền thống cũng vắng tư tưởng bố thí vị tha, lòng hưởng thiện và niềm tin vững chắc vào một tương lai sáng sủa, vắng tinh thần lạc quan ngây thơ của người dân Việt.

Quả thật vậy, Đạo Phật đã có mặt ảnh hưởng khắp mọi giai tầng trong ở xã hội Việt Nam, không những trong giới bình dân mà còn ở trong giới trí thức nữa.

Phật Giáo thiền tông ở Việt Nam phát triển mạnh và ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức, cung đình từ đinh (968-980), tiền Lê (980-1009) đến thời Lý (1010-1225) đã mang được trong mình một tinh thần Việt Nam, đó là sự ra đời của một thiền phái mới, phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông một vị vua anh kiệt đứng đầu. Nhưng thiền tông Việt Nam phát triển rực sáng nhất là ở giai đoạn nhà Trần (1226-1400) với những tư tưởng vừa thăng trầm vừa phóng khoáng của các thiền sư thời Trần đã được đúc kết trong các tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Nhân TôngPháp LoaHuyền Quang đã làm cho bình diện học thuật Việt Nam lúc bấy giờ bổng bừng sáng hẳn lên. Đặc biệt sự xuất hiện thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt Nam sáng lập ra, thể hiện được đầy đủ mọi đặc trưng, độc đáo của người Việt và nó đã để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn hóa Việt Nam cho tới ngày nay.

Phật Giáo không những ảnh hưởng trong đới sống của người bình dân và giới trí thức mà còn ảnh hưởng qua gốc độ nhân văn và xã hội

III. Ảnh hưởng Phật Giáo qua gốc độ nhân văn và xã hội:

 1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữ:

Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo, chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạnđau khổ tỏ lòng thương xót, người ta bảo “tội nghiệp quá”. Hai chữ tội nghiệp là từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo. Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết quả. Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất căn bản của Phật :”thuyết nhân quả báo ứng” thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như “ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão” hay là câu thơ bình dân:

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời mai sau

Hoặc khi muốn diễn tả một vật gì đó quá nhiều, người ta dùng danh từ “hằng hà sa số”. Nếu hỏi hằng hà sa số là cái gì chắn chắn ít ai hiểu chính xác, họ chỉ biết đó là nói rất nhiều, bởi khi xưa Đức Phật thường thuyết pháp gần lưu vực sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, cho nên khi cần mô tả một con số rất nhiều, ngài thí dụ như số cát sông Hằng. Hoặc khi có những tiếng ồn náo, người ta bảo “om sòm bát nhã”, do khi đến chùa vào những ngày sám hối, chùa thưởng chuyển những hồi trống bát nhã, nhân đó mà phát sanh ra cụm từ trên. Lại có những người rày đây mai đó, ít khi dừng chân ở một chổ, khi người ta hỏi anh đi dâu mãi, họ trả lời tôi đi “ta bà thế giới”. Ta bà thế giới là thế giới của Đức Phật Thích Ca giáo hóa, theo thế giới quan của phật giáo thì thế giới ta bà to gấp mấy lần quả địa cầu này, hoặc khi các bà nẹ Việt Nam la mắng các con hay quậy phá, các bà nói: “chúng bay là đồ lục tặc”, tuy nhiên họ không biết từ lục tăc này phát xuất từ đâu? Đó là từ nhà phật, chỉ cho sáu thằng giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp của ngoại cảnh luông luôn quấy nhiễu ta. Một từ ngữ có sâu xa như vậy, nhưng khi Phật Giáo truyền bá vào Việt Nam đã bị Việt Nam hóa trở thành lời mắng của các bà mẹ Việt NamThiền sư Toàn Nhật đời Tây Sơn trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Ký, có phát biểu rằng:

Và như sáu giặc trong mình,

Chẳng nên để nó tung hoành khuấy ta (21)

Còn nghiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộsám hối đã được người dân Việt Nam quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng. Sự ảnh hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa.

2. Ảnh hưởng phật giáo qua ca dao và thơ ca

ca dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩudễ hiểu trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết rõ xuất xứ cũa những lời ca hát đó ở đâu, chỉ biết rằng nó thường được thể hiện dưới hình thức câu hát ru em, những câu hò đối đáp giữa các chàng trai cô gái tuổi đôi mươi hay để kết thúc mỗi câu chuyện cổ tích mà các cụ già kể cho con cháu nghe mang tính chất khuyên răng dạy bảo. Ca dao dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.

 Sự ảnh hưởng của ngôi chùa:

Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về phật, trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam:

Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt

Đất vua, chùa làng là một hình ảnh gần gũi với dân, với làng, vơí nước như vậy, nếu ai xúc phạm đến chùa, phật thì cũng có thể hiểu là xúc phạm đến đạo lý, đến quốc gia. Trên tinh thần đó người dân Việt Nam quyết một lòng bảo vệ ngôi chùa quê hương của mình:

Bao giờ cạn nước Đồng Nai

Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền

Ở đâu có chùa, có phật, ở đó là thắng cảnh, là niềm tự hào của quê hương:

Tây Ninh có núi Bà Đen

Có sông Vàm Cỏ, có toà Cao Sơn

Ở cố đô huế:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông

Ở thành cổ Thăng Long:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem câu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn (22)

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt có nhiều lễ hội, mà lễ hội chùa là chiếm tỷ lệ cao hơn hết:

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba

Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy

AṠngày mùng sáu tháng ba

Ăn cơm với cà đi hội của Chùa Tây (Chùa Tây phương).

Dù ai đi đâu về đâu

Hể trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu

Dù cho cha mẹ đánh treo

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm

Về sự ảnh hưởng của tiếng chuông chùa:

Dân gian Việt Nam vốn có cách định thời gian bằng đêm năm canh, ngày sáu khắc hoặc bằng tiếng gà, tiếng chim nhưng thường khi lại là tiếng chuông, tiếng trống của chùa:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông linh Mụ canh gà thọ Xương

Trên chùa đã động tiếng chuông

Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu

Hoặc:

Chiều chiều bìm bịp giao canh

Trống chùa đã đánh sao anh chưa vế

Về sự ảnh hưởng quan niệm hiếu hạnh:

Là người Việt Nam không thể không hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiênăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Trong tất cả những ảnh hưởng, lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hưởng của đạo phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo phật là đạo hiếu, lời dạy của phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt, và đã thể hiện linh động và triền miên ngang qua ca dao dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hay Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín giữa ghi lòng con ơi

Mến cảnh chùa chiền, phật tượng, nhưng hiếu hạnh của người con vẫn đặt lên trên vì công ơn trời biển của cha mẹ trong suốt quá trình dưỡng dục sinh thành, biết bao nhọ nhằn, gian khổ đối với con. Do đó:

Vô chùa thấy phật muốn tu

Về nhà thấy mẹ công phu chưa đành.

Cũng vì thương kính cha mẹ, nên người con luôn luôn cầu nguyện phật trời gia hộ cho hai đấng từ thân:

Đêm đêm khấn nguyện phật trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Thực ra, hiếu tâm tức thị phật tâm, hiếu hạnh vô phi phật hạnh, làm tròn bổn phận cùa người con đối với cha mẹ chính là một trong những pháp tu của nhà phật:

Tu đâu mà bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

Hoặc Đi về lập miếu thờ vua

Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha

Về sự ảnh hưởng quan niệm nhân quả:

Người Việt Nam thường nhắn nhủ nhau chớ có vì danh lợi phù hoa, làm ác hại người để rồi chuốc lấy đau khổ. Hãy ăn ở cho lương thiện rồi thế nào cũng gặp điều tốt lànhmay mắn và hạnh phúc:

Ai ơi hãy ở cho lành

Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau.

Các bậc cha mẹ lại càng tu nhân tích đức cho con cháu về sau được nhờ:

Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi chùa, về quan niệm hiếu hạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng của phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bình dân mà còn chiếm nhiều trong loại hình thơ ca, văn vầnvăn xuôi, nói chung là văn chương bác học trong nền văn học Việt Nam.

3. Ảnh hưởng phật giáo qua các tác phẩm văn học:

Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của phật giáo. Ở đây chúng ta không đề cập đến dòng văn học chính thống của phật giáo, tức là tác phẩm do các thiền sư sáng tác trong quá trình tu tập của mình, mà chỉ nói đến các thơ văn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của triết lý phật giáo mà thôi. Cái ảnh hưởng đó có ngay từ khi phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán còn thịnh hành, nhưng để thấy rõ ràng hơn, ta chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của phật giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm, chữ Việt thành thạo nghĩa là bắt đầu thừ thế kỷ thứ 18 trở về sau.

Tác phẩm chữ nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là Cung Oán Ngâm Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia thiều (1741-1798), tác phẩm viết bằng thơ nôm. Thể song thất lục bát, dài 356 câu, là khúc ngâm của người cung nữ bị vua ruồng bỏ, oán than về thân phận mình. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của phật giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Khi diễn tả thân phận con người vốn khổ đau và mang tính vô thường, ông viết:

Gót danh lợi bùn pha sắc xám

Mặt phong trần nắng rám mùi dâu

Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.

Theo cái nhìn của phật giáo, khi mô tả nỗi khổ chúng sanh thường được dùng ẩn dụ như khỗ ải (bể khổ). Cái khổ ấy từ đâu mà có, vốn từ chỗ lầm chấp, vô minh của con người mà có, từ chỗ mê lầm ấy mà được hình dung bằng mê tân (bến mê), Như thế danh từ bể khổ của phật giáo đã giúp ông Nguyễn Gia Thiều diễn tả thấu đáo nỗi khổ đau của kiếp người, cái khổ đau ấy, cái vô thường ấy không những chi phối ở con người mà còn ở cả cây cỏ, hoa, lá, thế giới vô tình, tất cả chịu chung qui luật khắc nghiệt ấy:

Tiêu điều nhân sự đã xong

Sơn hà cũng ảo, côn trùng cũng hư

Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ

Quán tu phong đứng rũ tà huy

Phong trần đến cả sơn khê

Tang thương đến cả hoa kia cỏ này

Tuồng ải hóa đã bầy ra đấy

Kiếp phù sinh trông thấy mà dau

Trăm năm còn có gì đây

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Con người và vạn vật đã vô thường và đau khổ như thế, còn gì nữa để đắp chấp, chạy theo nó mà không tìm một con đường giải thoát khỏi vòng lẫn quẩn ấy? Ta hãy nghe Ôn Như Hầu đưa ra giải pháp cuối cùng và quyết định:

Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật

Mối thất tình quyết dứt cho xong,

Đa mang chi nữa đèo bồng,

Vui vì thế sự mà mong nhân tình.

Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa,

Mượn hoa đàm, đuốc tuệ làm duyên

Thoát trần một gót thiên nhiên

Cái thân ngoại vật là tiên trong đời

Điểm qua một vài đoạn trong cung oán ngân khúc, ta thấy Ôn Như Hầu đã dùng triết lý Tam Pháp Ấn để nhắc nhở người đời. Tuy lời văn đượm màu tang thương và bi đát của con người và cuộc đời, nhưng tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng cung oán ngâm khúc là tác phẩm đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc việt đã sử dụng lối biểu diễn bằng cảm giác (23) mà trong đó tư tưởng triết lý đạo phật đóng vai trò chủ đạo.

Qua thế kỷ thứ mười chín, với thi hào Nguyễn Du (2765-1820) ta có được một án văn bất hủ là Truyện Kiều, là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), gồm 3254 câu thơ. Đây là một truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo, trong đó ta thấy nổi bật nhất là thuyết về Khổ Đế, một phần quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế, kế đó là tinh thần về hiếu đạo và thuyết về nhân quả và nghiệp báo. Điều đó có lý, vì lẽ chính Nguyễn Du đã tự nhận mình là một phật tử và từng đọc Kinh Kim Cang Bát Nhã đến cả ngàn lần.

Thật vậy, Đoạn Trường Tân Thanh dường như chỉ là để chứng minh cho triết lý nhân quả của Phật Giáo. Theo thuyết này, những điều họa phúc mà con người phải gánh chịu ở kiếp này điều có nghiệp nhân ở kiếp trước, khi mới sinh ra ở đời ta phải mang lấy cái nghiệp tức là cái kết quả của những vô minh ái dục mà ta đã gây tạo từ trước, và cuộc đời của chúng ta sẽ hạnh phúc hay đau khổtai họa hay may mắn đều tùy thuộc vào cái nghiệp thiện hay ác, tốt hay xấu, nặng hay nhẹ mà chính mình đã gây tạo:

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa

Nhưng theo Phật Giáo thì nghiệp không phải là định nghiệp, là bất khả chuyển, cho nên ông mới tự tin:

Sư rằng phúc họa đạo trời

Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra

Có trời mà cũng có ta

Tu là cội phúc, tình là dây oan

Trong đoạn trường tân thanh nàng Kiều phải mang một cái nghiệp rất nặng. Vì cái nghiệp ấy mà người con gái đầu xanh chưa tội tình gì mới bước chân vào cuộc đời đã gặp biết bao khổ luyﺠcha và em trai bị tù tội, mối tình đầu tan vỡ, và bắt đầu từ đó nàng lăn lóc từ nơi này qua nơi khác, có khi tưởng ra khỏi vòng nhưng rồi lại bị lôi cuốn đày đọa, mãi cho đến khi tự vẫn ở sông Tiền Đường, Đạm Tiên mới cho biết rằng nàng đã qua khỏi bước đoạn trường và sắp được sống một cuộc đời vui tươi sáng lạn:

Chị sao phận mỏng đức dầy,

Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai?

Tâm thần đã thấu đến trời

Bán thân là hiếu, cứu người là nhân.

Một niềm vì nước vì dân

Âm công cất một đồng cân đã già.

Đoạn trường sổ rút tên ra

Đoạn trường thơ đã đem về trả nhau

Còn duyên hưởng thụ về sau

Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào.

Qua ý tưởng phước đứcduyên nghiệp trên của Đoạn Trường Tân Thanh ta thấy cụ Nguyễn Du rõ ràng đã chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật Giáo. Nàng Kiều bao nhiêu năm chìm nổi điêu đứng vì một chữ nghiệp, cứ mỗi lần thất bại là một lần ý nghĩa của chữ ấy càng rõ rệt thấm thía đối với thân phận của nàng. Sự tin tưởng của nàng cũng là sự tin tưởng của Nguyễn Du, người đã từng chịu đau khổ và bao phen thất bại nên thức tỉnh và tìm đường trở về vớí Chánh pháp. Ngoài Đoạn Trường Tân Thanh, nguyễn du còn viết văn tế thập Loại chúng sanh còn gọi là Kinh Chiêu Hồn, là một tác phẩm cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm với triết lý Phật Giáo:

Kiếp phù sinh như bào như ảnh

Có chữ rằng: vạn cảnh giai không

Ai hay lấy Phật làm lòng

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Nếu ở đãu thế kỷ thứ mười chín chúng ta có Nguyễn Du thì cuối thế kỷ thứ mười chín chúng ta có Mạnh Chu Trinh (1862-1905) một nhà thơ VN người làng Phú Thị, huyện Khoái Châu, tỉnh Hải Hưng, ông đậu tiến sĩ năm 1902. Là một người tài hoa về thơ, giỏi và thích kiến trúc, ông đã từng vẽ kiểu và trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích. Cũng trong thời gian (giữa những năm 1891-1892) xây dựng chùa này mà ông đã sáng tác nhiều bài thơ độc đáo về phong cảnh Hương Tích và tất nhiên thơ của ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần của Phật Giáo, chẳng hạn như bài:”Hương Sơn Phong Cảnh”:

Bầu trời cảnh Bụt thú Hương Sơn

Ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây.

Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe yến, cá nghe kinh.

Thoảng bên tai một tiếng chầy kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Thật vậy qua những bài thơ này, ta thấy thơ của Chu Mạnh Trinh đã phản chiếu được lòng tin của ông đối với giáo lý nhà Phật và qua cái nhìn ông một cảnh vật ở đó thật giải thoátan lạcthanh vắng, và có thể nói cảnh vật Hương Sơn với ông trở thành một cõi riêng của Phật trong đó không những người tín đồ mà cho đến cả chim, cá, khe, động đều thấm nhuần được ánh sáng của Chánh Pháp.

Qua đầu thế kỷ thứ hai mươi, chúng ta có một nhà thơ đáng yêu, tuy không phải là tín đồ Phật Giáo, nhưng thỉnh thoảng văn thơ của ông cũng đã ảnh hưởng ít nhiều từ ngôn ngữtư tưởng nhà Phật, đó là thi sĩ Hàn Mạc Tử (1912-1940), xin đơn cử một bài thơ của ông:

Thơ tôi thơm huyền dịu

Mọc lên Đạo Từ Bi

Khi xưa ta là chim Phượng Hoàng

Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất

Bay từ Đao Lợi, đến trời Đâu Suất

Họp tinh khí muôn năm thành Chánh quả

Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu

Não nề lòng viễn khách giữa lúc mơ

Trời từ bi cảm động ứa sương mờ

Sao gió lại bay hồn trong kẻ lá

Những chữ trời từ bi, chín từng trời, Đao LợiĐâu Suấtthành chánh quả..đều là danh từ của nhà Phật. Hay với J. Leiba (24) một nhà thơ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ thứ 20 cũng có những bài ảnh hưởng sâu đậm triết lý nhà Phật:

Phật giáo vô biên độ chúng sanh

Bè từ thả với kiếp lênh đênh

Trần ai đã đẫm muôn hồ lệ,

Xin độ trì đôi lứa tuổi xanh.

 

* * *

 

Con dẫu trần tâm đã sạch rồi

Lòng từ vương một chút không thôi

Đoái trông lục hợp sinh tà lụy

Bao sợi dây oan buộc kiếp người.

Có thể nói J. Leiba là nhà thơ trẻ nhất thời đó đã quay về với Đạo Phật để tìm lấy sự an lạc cho tâm hồn cho những ngày cuối đời mình:

Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá

Lệ lòng mong cạn chốn am không

Cửa thiền một đóng duyên trần dứt

Quên hết người quen chốn bụi hồng

Và với Vũ Hoàng Chương (1916-1976) nhà thơ nổi danh khác của Việt nam lại đi xa hơn, mượn ngay những giáo lý của Phật như Nhân QuảLuân Thường, khổ đau..để diễn tả nổi niềm khao khát vượt ra khỏi bờ mê, để đến bến giác:

Ta còn để lại gì không?

Kìa non đá lở, nay sông cát bồi

Lang thang thừ độ luân hồi

U minh nẻo trước, xa xôi dặm về

Trông ra bến hoặc bờ mê

Nghìn thu cửa chớp, bốn bề một phương.

Điểm qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của Phật Giáo như trên ta thấy tư tưởngtriết học Phật Giáo đã để lại dấu ấn của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam. Không chỉ ảnh hưởng trên mặt văn chương xuất bản mà Phật Giáo còn có mặt trong nhiều phong tục tập quán ở Việt Nam.

4. Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán :

Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều. Song ở đây người viết chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người Việt.

 * Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chaythờ phậtphóng sanh và bố thí:

Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo. Vì khi đã trở về với phật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩa, người phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi con người còn ăn thịt, còn uống máu chúng sanh. Để đạt được mục đích đó, người phật tử phải dùng đến phương pháp ăn chay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ. Thông thường người Việt Nam, cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng, có người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14, 15 và 30, nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 29, có người ăn mỗi tháng sáu ngày là những ngày mùng 8,14, 15, 23, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 28, 29), có người phát tâm ăn chay mỗi tháng mười ngày là ngày 1,8,14,15,18,23,24, 28 và 30 và mùng 1 (nếu tháng thiếu thì ăn vào ngày 27,28,29) cũng có nhiều người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng (thường là tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng (tháng giêng, tháng bảy và tháng mười) hay cả năm, đôi khi có một số người đi phát nguyện ăn trường trai giống như những người xuất gia.

Về mặt ăn uốngăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á Đông, chú trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật, vả lại ăn chay giúp cho cơ thể được nhẹ nhàng, trí óc được minh mẫn sáng suốtGần đây các bác sĩ Soteylo, và bác sĩ Varia Kiplami cho biết trong các thứ thịt có nhiều chất độc, rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Và các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên nguời việt nam dù không phải là Phật Tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xưa đến nay.

Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người phật tử, người mộ đạo thờ phật đã đành, nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêmTheo quan niệm của nhóm người này, phật giáo là một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa..để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh. Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khóhoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên taihoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá làng đùm lá rách.

b/ Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.

Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánhtổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bố tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hốicầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâmQuan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hốiăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kínhthương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ.

Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, đi viếng chùa cũng tùy thuộc vào mục đích và quan niệm của mỗi người. Cánh cửa chùa bao giờ cũng rộng mở đối với thập phương bá tánh, nhất là các ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết Nguyên Đán) hoặc những ngày kỷ niệm lớn của lịch sử dân tộc, (giổ tổ Hùng Vương). Vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong xã hội đều qui tụ về đây. Trước cánh cửa thiền môn, những khuôn mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh thoát của hoa huệ, hoa cúc chen lẫn với hương trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí ấm cúnglinh thiêngthể hiện tấm lòng thành kính của họ đối với Đức Phật và các bậc Thánh Hiền. Những hình ảnh đó đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Trong dòng người tấp nập, đông đảo đó không phải ai cũng đến đây vì lý do tín ngưỡng thuần túy. Một số đông người chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa chiền nhưng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm họ cũng thấy mình trở nên đỉnh đạc và trầm tỉnh hơn, đây là cơ hội giúp họ quay về với Đạo Phật.

c/ Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi :

Đây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt. Về ma chay, theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất là phiền phức và hao tốnTuy nhiên nhờ có sự dẫn dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn. Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau : (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) lễ phát tang; (3) lễ tiến linh (cúng cơm); (4) khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; (5) lễ cáo Triều Tổ (cáo tổ tiên ông Bà trước giờ di quan); (6) lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hươnglong vị, hình vong về nhà hoặc chùa; (8) lễ an sàng; (9) cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) lễ tiểu tường (giáp năm, sau ngày hương linh mất một năm); (11) lễ đại tường (lễ xã tang, sau ngày hương linh qua đời hai năm).

Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật. Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo.

Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn so với Thiên Chúa giáokhổng giáo hay Hồi giáo. Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ “hằng thuận quy y” trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới.

Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận.

d/ Các phong tục tạp quán khác.

1/ Tập tục đốt vàng mã:

Đây là tập tục rất phổ biến ở Việt Nam mà người Việt đã tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này xuất gia từ quan điểm nhân quả luân hồi của Phật giáo, do đó nó đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới ngày nay. Nếu đời này ai ăn ở hiền lànhtu tâm dưỡng tánh thì đời sau sẽ tái sinh trở lại làm người hạnh phúcsung sướng giàu sang hoặc vãng sanh về thế giới cực lạc. Còn nếu kiếp này ăn ở tệ bạc, làm nhiều điều ác, sau khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục cõi âm ti chịu nhiều đau khổ. Người nhiều tội lỗi hay không có ai thờ cúng, cầu siêu thì ở nơi địa ngục bị oan ức, đói lạnh, không thể siêu thoát được hoặc đầu thai được. Cho nên những người thân ở nơi dương thế phải thờ cúngtụng kinh cầu siêu để người thân của mình dưới cõi âm ti bớt đi phần tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ, ngày vọng người chết sẽ nhận được những vật dụng, tiền bạc đã cúng và đốt đó. Trong các đồ mã và giấy tiền vàng bạc để cúng thường có hình ảnh (Phật Di Lặc hay Bồ Tát Quan Âm) hoặc chữ nghĩa (chú vãng sanh, chữ triện) có yếu tố của Phật giáo với ý đồ mong sự cứu độ của Chư Phật đối với người đã khuất.

Ở đây xin nói rõ, tập tục đốt vàng mã là một “hủ tục” mang tính mê tín dị đoan và vô lý, người Phật tử chân chính không bao giờ chấp nhận. Chính trên thế gian này, đồng tiền của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống hố từ nhơn gian, đốt gởi xuống âm phủ xài, là chuyện không có cơ sở để tin cậy được. Theo Phật dạy chúng sanh tùy nghiệp thiện ác theo đó mà thác sanh nơi cõi lành, cõi dữ. Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thiện ác mà thọ sanh vào sáu cõi chứ không ngồi chờ việc đốt vàng mã của người thân, vừa trái với đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích. Theo Phật giáo thì có rất nhiều cách để thể hiện lòng thương và lòng chung thủy của người sống đối với người chết bằng cách khi có người sắp chết, thân quyến phải phát tâm bố thícúng dườngphóng sanh và điều quan trọng là phải thông tin cho người đó biết việc làm của gia đình mà hướng tâm đến con người thiện, nhờ đó mà họ sẽ thọ sanh vào cảnh giới an lành.

2/ Tập tục coi ngày giờ :

Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt nói riêng và cả Châu Á nói chung. Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đám cưới, xuất hành đầu năm… người ta thường về chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngày nào tốt thì làm ngày nào xấu thì tránh. Thông thường người ta hay tránh ba ngày: mùng 05, 14, 23, họ cho ba ngày này là xuôi xẻo, là bất hạnhcần phải tránh.

Theo cái nhìn của Phật giáo thì đây cũng là một loại hình mê tín, người Phật tử không nên chạy theoĐức Phật dạy rằng với người làm điều lành, ngày nào cũng là ngày tốt với người làm việc tốt, ngày nào cũng là ngày lành. Năm tháng đối với người làm thiện đều là ngày tốt cả, gieo nhân thiện thì sẽ gặt quả lành. Giáo lý nhân quả của Đạo Phật là cán cân công bằng với khổ đau và hạnh phúc của con người chứ không phải là sự phân định của hên xuôi.

3/ Tập tục cúng sao hạn :

Tập tục này rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán của người Việt và lại có sự tham gia của Phật giáoNguyên nhân cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Nam rồi vào trong Phật giáoThời xưa ta có Tam giáo đồng nguyên; Phật, Lão và Khổng giáođồng quy về mặt nguồn. Chủ trương như nhau, cùng một thiện chí để đóng góp cho xã hộiphục hưng đạo đức, đưa đời sống của con người đến ấm no hạnh phúc.

Trong bối cảnh Tam giáo đó, các thầy Phật giáo phải linh động, phải tìm hiểuhọc hỏi những cái lưu truyền của đạo bạn để có một cái nhìn hòa đồng, cảm thông và nhất là để kéo Phật tử trở về với bói quẻ, xem tướng, thì các thầy cũng cúng sao, bói quẻm xin xăm, để cho người Phật tử quay về chùa, thay vì để họ lạy thần linh thì lạy Phật tốt hơn. Bước thứ hai là giảng đạo lý nhân quảBát chánh đạo, tạo chánh kiến cho người Phật tử xóa bỏ tà kiến trước đây của họ. Trong phương tiện này đã có một số người lạm dụng và dần dà nó trở thành một loại hình sinh hoạt của Phật giáoHiểu rõ điều này, người Phật tử nên loại bỏ tập tục mê tín này.

4/ Tập tục xin xăm, bỏi quẻ :

Xin xăm bói quẻ là một việc cầu may. Cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, một loại hình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Các chùa làng có thờ Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm. Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ Quan Thánh, khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có 100 thẻ đê lấy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm quẻ xăm đến nhờ thầy trù trì giải đáp giùm vận mạng của mình. Mỗi thẻ ứng với một lá xăm có ghi sẵn trong những điều tiên đoán về công việc làm ăn, học tập, hôn nhângia đình… của mỗi người bốc được quẻ xăm đó. Đây là một tập tục không lành mạnh do tin tưởng vào sự may rủi của số phận đã được sắp đặt, an bài từ trước. Như sách xưa co câu “phước chí tâm linh, hoa lai thần ám”. Nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giở quẻ ra đều tốt, khi họa lại thi rút lá xăm nào cũng xấu. Thế là tốt xấu tại mình, không phải tại xăm quẻ. Người Phật tử chân chính cần phải loại bỏ những loại hình mê tín này.

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau. Nhất là từ Trung Quốc. Trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phải chắc lọc lại để phù hợp với chánh pháp. Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trong thời hiện đại. Bên cạnh sự ảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc. PG còn ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật như, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu cải lương…

IV. ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO QUA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT :

1/ Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói).

Nghệ thuật sân khấu cũng là một loại hình văn hóa, nhất là các chủng loại này thuộc về di sân mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc song song với những phần đã nêu ra ở trên. Tính triết lý “nhân quả báo ứng” của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương đông và nếp sống truyền thống của dân tộc.

Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thốngĐáng kể nhất là vở “Quan Âm Thị Kính” đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật này. Còn có các vở “Trương Viên”, “Lưu Bình Dương Lễ”, “Kim Nhan”, “Chu Mãi Thần”… đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu biểu nên có tên gọi là “chèo cổ”.

Thứ hai, hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ thuật này trở nên một loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu, một phía khác là nó dành cho những ai có trình độ thưởng thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và cảm nhận được chủng loại độc đáo này. Có thể nói xuyên suốt thế kỷ thứ 19 là thời đại hoàng kim của nghệ thuật hát bội. Các vở “San Hậu”; “Tam Nữ Đồ Vương”; “Diễn Võ Đình”, “Nghiêu Sò Ốc Hến”… là những vở mang tính chất dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý “nhân quả báo ứng” và hướng thiện một cách cao đẹp.

Từ nhạc cổ, nhạc tài tử trở thành hình thái “ca ra bộ”, để từ đó trở thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ đầu những năm hai mươi (1922) của thế kỷ này ở Nam Bộ. Có thể nói chưa có nghệ thuật dân tộc nào phát triển nhanh chóng, có sức cuốn mạnh mẽ và dung nạp nhiều mãng dân ca như bộ môn cải lương. Chính vì yếu tố phóng khoáng đó, cải lương dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa được sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình. Đây là một loại hình nghệ thuật được đông đảo bà con lao động Việt Nam nhất là các vùng ngoại ô mến chuộng và ưa thíchGiáo lý “nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác”… được các soạn giả thể hiện các vở cải lương và đã được khán giả say mê thưởng thức và đã đứng vững trên diễn đàn sân khấu trong suốt mấy chục năm qua. Tiêu biểu như các vở “Thích Ca Đắc Đạo”, “Quan Âm Thị Kính”, “Quan Âm Diệu Thiện”, “Mục Liên Thanh Đề”, đặc biệt gần đây (đầu thập niên 90) có hai vở đáng chú ý là “Thoát Vòng Tục Lụy” và ‘Thái Tử A Xà Thế” của soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành, là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đã được trình diễn nhiều nơi và đã thực hiện băng video và băng cassette phát hành rộng rãi trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Phật giáo như các vở “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tấm Cám”, “Kim Vân Kiều”… do sự ảnh hưởng tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo nên luôn luôn các tuồng cải lương ở phần kết thúc đều có hậu. Nhà nghiên cứu Sơn Nam từng phát biểu về điều này : “Nước ta từ xưa vẫn theo truyền thống Tam giáo, nhất là nhờ ảnh hưởng văn hóa Phật giáo mà tiến lên, nhân vật trong vở tuồng dù lố lăng (…) điều quan trọng là nhân vật chính, nhân vật phụ ấy phải được giải quyết ở màn chót theo tinh thần bi trí, dũng, theo luật nhân quả của Phật giáo (…). Phật giáo là phép màu dung hòa mọi mâu thuẫn, chỉ nẻo cho con người thoát khỏi những cảnh ngộ éo le, khó xử nhất. Nếu thoát khỏi luân lý ấy, cải lương sẽ là cái xác không hồn”. (25)

Sau cùng là kịch nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây sau thế chiến thứ hai (1938 – 1945), ban đầu chủ yếu biểu diễn các vở phóng tác từ các vở tuồng của nước ngoài để phục vụ cho Thực Dân và Quan Lại thừa sai. Sau thập niên 60, kịch nói mới có vị trí thật sự trong sân khấu Việt Nam và được người dân hưởng ứng bằng các vở diễn do chính người Việt Nam dàn dựng. Kịch nói chưa có đóng góp gì đáng kể cho Phật giáo như các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên nội dung cũng hàm chứa nhiều căn ban đạo đức dân tộc trong đó có ảnh hưởng Phật giáo.

Không chỉ trong nghệ thuật sân khấu, diễn xuất người ta mới thấy sự yêu mến của đông đảo quần chúng đối với Đạo Phật mà chúng ta còn thấy được điều này qua nghệ thuật tạo hình.

2/ Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình :

– Về kiến trúc : Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời giantinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Theo Nguyễ Quân và Phan Cẩm Thương thì kiến trúc Chùa Tháp ở Việt Nam là “một quần thể kiến trúc có quy mô không lớn, tương xứng với tầm vóc con người, phân bố lớp kiến trúc theo một trục dọc kéo dài gây cảm giác đi sâu không cùng, đưa tự nhiên xen kẻ trong các thành phần, chú trọng cảnh quan sông nước, vườn chùa, làm cho công trình có tính chất cởi mở luôn lớn hơn khối thực thể của nó”. (26)

Theo mô hình kiến trúc theo kiểu chữ “công” : bái đường và điện Phật được nối nhau bằng nhà thiên hương; kiêu chữ “Đinh” : trước; kiểu chữ “Tam” : có ba nếp nhà song song với nhau, hay kiểu “Nội công ngoại Quốc” : phía trước là tiền đường và điện Phật, sau là mảnh sân hình vuông trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, phía sau là nhà hậu tổ, hai bên là nhà Đông và nhà Tây (27). Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương, chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, và ở miền Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng

– Về điêu khắc : Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Namchúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (28). Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao 3,2m), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng), Bộ tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà Tây). Tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng là hiện vật Bảo tàng lịch sử TPHCM… là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo của Việt Nam còn có những công trình điêu khắc quy mô và mang tính lịch sử như tượng “Phật Nhập Niết Bàn” dài 49m ở núi Trá Cú, Phan Thiết được kiến tạo năm 1962, tượng Đức Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 11m tại Vũng Tàu, Khánh Thành ngày 10/3/963 ; tượng “Kim thân Phật tổ” cao 24m ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang được thực hiện vào năm 1964.

Và về hội họa : Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm như “chùa Thầy” của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938, “Lễ Chùa” của Nguyễn Siêu, “Bức Tăng” của Đỗ Quang Em, “Đi Lễ Chùa” của Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lại đây, có “Thiền Quán”, “Quan Âm Thị Hiện”; “Bích Nhãn”, “Rừng Thiền” của họa sĩ Phượng Hồng, “Hồi Đầu Thị Ngạn” của Huỳnh Tuần Bá; “Nhất Hoa Vạn Pháp” của Văn Quan

Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng những tư tưởng và hình ảnh của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong phong tục tập quán, trong văn học và nghệ thuật của người Việt Nam trong lịch sử và nó sẽ tiếp tục tỏa sáng cái tinh hoa độc đáo của mình cho dân tộc Việt nói riêng và cả nhân loại nói chung trong tương lai.

Phần C

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

 

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong bài xã luận của tạp chí Phật giáo Việt Nam đã viết : “Trong tâm hồn dân tộc Việt Nam thật đã sẵn có mầm móng tinh thần Phật giáo. Hèn gì mà Đạo Phật với dân tộc Việt Nam trong gần hai ngàn năm nay, bao giờ cũng theo nhau như bóng với hình trong cuộc sinh hoạt toàn cầu. Đã là viên đá nền tảng cho văn hóa dân tộc, cố nhiên Phật giáo Việt Nam vĩnh viễn phải là một yếu tố bất ly của cuộc sống toàn diện. Ngày nay những hào nhoáng của một nền văn minh vật chất đã làm mờ mắt một số đông người, nhưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc đang còn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lôi cuốn phần nào trong một thời gian, rồi cũng hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu ngàn xưa…”. (29)

Thật vậy, Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởngđạo đứcvăn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ… tìm hiểu và nghiên cứu về “Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt”, chúng ta càng thấy rõ nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Những câu nói đầu lưỡi “ở hiền gặp lành”, “tội nghiệp”, “hằng hà sa số”, “ta bà thế giới”… là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người, các ngày đại lễ Phật giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết dân tộc mọi người dân dù bận rộn đến mấy cũng vài lần trong đời đến viếng cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, chung vui lễ hội hoặc để gần gũi, tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, Chùa làng một thời đã đóng vai trò trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt và chúng ta không thể phủ nhận ý kiến trong quyển “văn hóa Việt Nam tổng hợp 1985 – 1995″ : “Nếu không có những hoạt động Phật giáo lịch đại thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửa số di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào” (30). Tại sao Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, trong phong tục tập quán và cảnh quan của dân tộc Việt Nam như vậy ? Nhìn lại lịch sử và văn hóa dân tộc, ta thấy rằng ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên Phật giáo đã truyền vào Việt Nam và tư tưởngtriết học Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với tâm tư, tình cảm, đạo lý dân tộc nên đã được người Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận và dung hóa. Người Việt vốn hiền lành, hiếu hòa, hiếu sinh, chân thậtyêu thương đồng loạiĐạo Phật thì dạy con người biết ăn ở hiền lành, thấy rõ lẽ phải trái, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh trau dồi đức hạnh và thăng hoa trí tuệ, cho nên được quảng đại quần chúng chấp nhận. Qua quá trình lịch sửtrải qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật giáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hộiLịch sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng; nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự doGương sáng của thiền sư Khuông Việt thiền sư Vạn Hạnh còn kia, công lao lớn của vua Trần Nhân Tông đối với đất nước và dân tộc còn đó, tiếng chuôntg thức tỉnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức vẫn còn vang vọng đâu đây… Phật giáo đã từng đóng một vai trò trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện phát triển, Phật giáo cũng góp phần không nhỏ làm nên những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Những mái chùa cong vút gần gũi, duyên dáng, những tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, các bộ tượng La Han với những đường nét tinh xảo, sống động dưới con mắt thán phục và cung kính của du khách quốc tế, những lễ hội rộn ràng, những áng văn chương trác tuyệt… mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam.

Tuy nhiênchúng ta cần phải nhìn nhận rằng chính tinh thần khai phóng, dung hòa và phương tiện của Phật giáo VN đã bị một số người lợi dụng và cố tình hiểu sai lạc đi, biến Phật giáo, chùa chiền thành một nơi xa lánh, tách biệt với xã hội, cúng kiến mê tín và bị kẻ xấu lợi dụng để xin xăm, bói quẻ, đốt vàng mã, là những sinh hoạt biến dạng vốn không phải của Đạo Phật. Người viết bài này đã hơn một lần cảm thấy hổ thẹn, khi nghe các nhà nghiên cứu tôn giáo nước ngoài đề cập đến nhiều loại hình mê tính dị đoan mà họ đã mục kích được khi đến thăm các chùa ở Việt Nam. Do đó, người viết thiết nghĩđánh giá về tầm ảnh hưởng về vị trí và vai trò Phật giáo trong nền văn hóa và lịch sử dân tộc cần phải dựa trên tinh thần khoa học và khách quan để thấy những mặt thiếu sótlạc hậu, tệ nạn để có thể hạn chếloại bỏ cũng như mặt tích cực, hữu ích để duy trì và phát triển.

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển với thế giớiViệt Nam cần phải mở cửa để giao lưư với bạn bè quốc tế ngỏ hầu tiếp thu và học tập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều đó sẽ dẫn đến sự du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao chúng ta có thể phân biệt và tiếp thu cái tốt và giải trừ cái xấu ? Đây là một câu hỏi lớn cho các nhà giáo dục, đạo đứcxã hộitôn giáo… và nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia chứ không phải chỉ là chuyên cá nhân hay riêng tư nữa. Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu chúng ta có một nền văn hóa lành mạnhđậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhận định, chắc lọc và cũng là liều thuốc tốt nhất giúp chúng ta chống lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa. Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách./.



CHÚ THÍCH:

(1) Gồm các tài liệu lịch sử giá trị hiện nay là :

– Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII (nguyên tác chữ Hán của Trần Văn Giáp, Tuệ Sỹ dịch ra Việt ngữ, Tu thư Viện Đại Học Vạn Hạnh xb Sài Gòn 1967).

– Việt Nam Phật giáo sử lược. Thích Mật Thể, Minh Đức, Đà Nẵng, 1970.

– Việt Nam Phật giáo sử luận. Nguyễn Lang, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 1994.

– Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên) nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1988.

(2) Sách A Corelated History of the far East của Maria Penkala ghi : “C. 240 Buddist introduced into Ceylon by Mahendra, Son of Asoka, Kingdom of Au Lac, The history of the Black river”.

(3) Lịch sử Bang giao Việt Nam và Đông Nam Á, GS TS Phan Lạc Tuyên, viện đào tạo mở rộng khoa Đông Nam Á Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1993.

(4) Bài “Phải chăng Đồ Sơn là nơi đầu tiên nước ta tiếp xúc với Đạo Phật” trong sách Phật giáovăn hóa và dân tộc “trang 12, Hà Nội, 1990.

(5) Thiền tuyển Tập Anh, trang 98. Lê Mạnh Thát, bản Ronéo, 1976.

(6) “Những con đường tơ lụa” tạp chí Unesco số tháng 3 năm 1989. Ferdinad Von Richthojen, một nhà địa lý, địa chất người Đức, gọi những con đường thương mại nối liền Đông Tây ấy là Seidenstrassen. Đó là con đường truyền bá tư tưởng, kỹ thuật, tôn giáo, nghệ thuật và đã góp phần vào sự giao phối giữa các nền văn minh.

(7) Lịch sử Phật giáo thế giới, tập II, Tịnh Hải pháp sư, nhà xuất bản Đại Học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992.

(8) Phật giáo với dân tộc, trang 2, Thích Thanh Từ, thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản, 1992.

(9) Theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, trang 483, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, NXB TP. HCM 1996.

(10) Tiền thân chùa Một Cột (Hà Nội) sau này, chùa Diên Hựu xây năm 1049 với quy mô rất to lớn.

(11) Theo tài liệu mới nhất là sách Nam Hà Di tích và thắng cảnh (Sở VHTT Nam Hà, 1994).

(12) Văn phòng II được dời về thiền viện Quảng (số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. HCM) từ đầu năm 1993.

(13) Hội nghị tổ chức tại Thiền viện Quảng Đức, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 13 – 16 / 01/ 1994.

(14) Con số có thể cao hơn vì việc thống kê chưa hoàn tất.

(15) Theo Bách Gia Chư Tử, NXB TP. HCM, 1992.

(16) Có các vị như Võ Tắc ThiênLương Võ Đế

(17) Pháp VânPháp VũPháp Lôi và Pháp Điển.

(18) Sự tích Man Nương kể rằng : “Khi đẽo tới cây, chỗ ngày xưa sư khâu Đà La giấu người con gái, thì chỗ ấy đã hóa thành một phiến đá rất cứng. Búa rìu của thợ đẽo vào bị sứt mẻ hết. Mới lấy phiến lá ném xuống nước, phiến đá ấy phóng ra hào quang… mọi người thấy vậy liền vớt phiến đá lên và rước vào điện Phật mà thờ”. Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1988, trang 49.

(19) Xem bài “Đạo Phật Việt Nam qua cái nhìn của hai Phật tử Đan Mạch”. Thích Nguyên Tạng phỏng vấn ông Ole Felsby và bác sĩ Pia Jeppesen, Báo Giác Ngộ, số 2, tháng 5, 1996. Trang 67 – 96.

(20) Gồm có Thiền sư Thích Minh Châu, TS Thích Thiện Siêu, TS Kim Cương Tử và TS Thích Danh Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khóa VIII & IX.

(21) Theo Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989 – 1995 – NXB văn hóa văn nghệ Trung ương, Hà Nội 1989.

(22) Ngọc Sơn, là đền, nhưng dân gian cũng có khi gọi là chùa, vả chăng trong ý niệm của người Việt Nam, nhiều khi đền và chùa vừa là hai vừa là một.

(23) Theo Từ Điển văn học tập I, trang 167, NXB KHXH, Hà Nội 1983.

(24) J. Leiba (1912 – 1941), ông sinh ra tại Yên Bái nên cha mẹ đã đặt tên cho ông là Lê Văn Bái, khi lấy bút hiệu ông đã xếp lại các thứ tự chữ trong tên thành Leiba và đã thêm chữ J ở đầu. Gọi J. Leiba, chúng ta thấy cái tên chẳng Việt Nam chút nào nhưng thơ của ông mang lại nhiều màu sắc cổ điển của Việt Nam.

(25) “Các tỉnh miền Nam”, trang 117 Sơn Nam, NXb Đông Phố, Sài Gòn, 1974.

(26) Mỹ thuật thời nay, NXB Mỹ thuật, Hà Nội 1989.

(27) Theo “Ngôi chùa và văn hóa làng xã Việt Nam”, luận văn cao học ngữ văn, của Võ Văn Tường trường đại học tổng hợp TP. HCM, 1994 trang 60.

(28) Hiện được tôn trí tại viện Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội, tượng được dựng từ thế kỷ thứ 16, cao 2,90m.

(29) Tạp chí Phật giáoViệt Nam, quan điểm của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, số ra ngày 15/8/1956.

(30) Văn hóa Việt Nam tổng hợp… 1989 – 1995 – NXB văn hóa văn nghệ Trung ương, Hà Nội 1989.

————————-

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ :

1. ĐÀO DUY ANH, (1992) , Việt Nam văn hóa sử cương. NXB TP. HCM.
2. TOAN ÁNH, (1969) , Nếp cũ-tín ngưỡng Việt Nam, NXB Hoa Đăng, Sài Gòn,.
3. MINH CHI, (1994) , Tôn giáo học và tôn giáo vùng Đông Á, trường Đại học tổng hợp, TPHCM XB,.
4. MINH CHI, (1995) , Các vấn đề Phật học, Viện Nghiên Cứu Phật Học VN, XB.
5. MINH CHI, (tháng 12/1995), Về sự hội nhập của Phật giáo vào nên văn hóa VN, tạp chí Giao Điểm, Hoa Kỳ,.
6. MINH CHI, (tháng 1/1995) , Vai trò của tôn giáo trong sách lược phát triển của đất nước, tập văn thành đạo số 39, ban văn hóa Trung ương XB,.
7. MINH CHÂU VÀ MINH CHI, (1991) , Từ điển Phật Học Việt Nam, NXB TP. HCM khoa học xã hội, Hà Nội,.
8. NGUYỄN HIỀN ĐỨC, (1995) , Lịch sử Phật giáo đàng trong, NXB TP. HCM,.
9. THÍCH MÃN GIÁC, (1997) , Phật họcthiền học và thi ca... Tu thư đại học Vạn Hạnh,.
10. TRẦN VĂN GIÁP, (1968) , Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ thứ 13 (tiếng Pháp) Tuệ Sỹ dịch, Vạn Hạnh XB,.
11. NGUYỄN LANG, (1994) , Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I, II và III, NXB Hà Nội,.
12. NGUYỄN BÁ LĂNG, (1972) , Kiến trúc Phật giáo VN, tập I, Vạn Hạnh XB,.
13. TRẦN HỒNG LIÊN, (1996) , Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975, NXB TP. HCM,.
14. THÍCH NHẤT HẠNH, (1965) , Đạo Phật Hiện Đại hóa, lá bối XB, Sài Gòn,.
15. THÍCH THIỆN HOA, (1970) , 50 năm chấn hưng Phật giáo, tập I, Viện Hóa Đạo XB, Sài Gòn,.
16. THÍCH ĐỨC NHUẬN, (1969) , Phật học tinh hoa, một tổng hợp đạo lýVạn Hạnh XB, Sài Gòn,.
17. THÍCH ĐỨC NHUẬN, (1969) , Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, Vạn Hạnh XB, Sài Gòn,.
18. NGUYỄN PHAN QUANG, (1993) , Chùa Việt Nam qua ca dao, bản vi tính trong kỷ yếu "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện nghiên cứu Phật học VN, TP. HCM,.
19. LÊ VĂN SIÊU, (1964) , Văn minh Việt Nam, Nam chi tùng thư Sài Gòn,.
20. THÍCH NGUYÊN TẠNG, (tháng 5/1996) , Đạo Phật Việt Nam qua cái nhìn của hai Phật tử Đan Mạch, Nguyệt San Giác Ngộ, số 2, TP. HCM.
21. NGUYỄN TÀI THƯ, (chủ biên), (1988) , Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội,.
22. THÍCH MẬT THỂ, (1960) , Việt Nam Phật giáo sử lược, Minh Đức XB, Sài Gòn.
23. TRẦN NGỌC THÊM, (1996) , Tìm về bản sắc dân tộc VN, NXB TP. HCM,.
24. THÍCH TÂM THIỆN, (1995 ), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
25. NGUYỄN ĐĂNG THỤC, (1992) , Lịch sử tư tưởng VN, Tập I, NXB TP. HCM,.
26. DƯƠNG KINH THÀNH (Giác Đạo), (tháng 01/1995) , Bàn về nghệ thuật sân khấu Phật giáo (cải lương), Tập văn Thành Đạo, số 31, TP. HCM.
27. THÍCH THANH TỪ, (1992) , Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
28. THÍCH THANH TỪ, (1992) , Bước đầu học Phật, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
29. THÍCH THANH TỪ, (1991) , Bước đầu học Phật, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb,.
30. LÊ MẠNH THÁT, (1982) , Nghiên cứu về Mâu Tử, Tập I, Tu thư Đại học Vạn Hạnh,.
31. THÍCH MINH TUỆ, (1993.) , Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb, 
32. VÕ VĂN TƯỜNG, (1992) , Việt Nam Danh Lam cổ tử, NXB KHXH, Hà Hội,.
33. VÕ VĂN TƯỜNG, (1995) , Những ngôi chùa nổi tiếng VN, NXB Thông tin, Hà Nội,.
34. VŨ TAM LANG, (1991) , Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Hội,.
35. PHAN LẠC TUYÊN, (1993) , Lịch sử bang giáo VN và Đông Nam Á, Bộ giáo dục đào tạo TP. HCM xb,.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUNG :

36. TỪ ĐIỂN VĂN HỌC, Tập I và II, NXB KHXH, Hà Nội 1983-1984.
37. ALAMANACH NHỮNG NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 1996.
38. TẠP CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM, (từ năm 195 đến năm 1996).
39. TẠP CHÍ VĂN HÓA Á CHÂU, (từ năm 1958 đến năm 1966).
40. TẠP CHÍ VẠN HẠNH (từ năm 1965 đến năm 1966).
41. TẠP CHÍ TỪ QUANG (từ năm 1967 đến năm 1973).
42. TẠP CHÍ HOẰNG PHÁP (từ năm1973 đến năm 1975).
43. TẬP VĂN PHẬT GIÁO (từ năm 1989 đến năm 1975).
44. TẠP CHÍ NGUỒN SÁNG (từ năm 1995 đến năm 1996).
45. TẠP CHÍ VĂN (từ năm 1988 đến năm 1996).
46. TẠP CHÍ UNESCO (từ năm 1988 đến năm 1996).
47. BÁO GIÁC NGỘ (từ năm 1980 đến năm 1996).
48. BÁO TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT (từ năm 1988 đến năm 1996).
49. MỸ THUẬT THỜI NAY (từ năm 1988 đến năm 1992).
50. KIẾN THỨC NGÀY NAY (từ năm 1988 đến năm1996).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì. Tóm tắt: Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.