Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn và cộng đồng Phật tử. Quá trình truyền trao và tiếp nhận giới luật là yếu tố cốt lõi để bảo đảm tính chính thống và sự trong sạch của Phật giáo.

Trong Phật giáogiới luật không chỉ là những quy định bắt buộc mà còn là nền tảng đạo đức và tâm linh cho người tu hànhĐức Phật từng dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ, các ông phải lấy giới luật làm Thầy.” Bởi vì giới Kinh dạy: “Giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp mất.” (Tỳ ni tạng trụ Phật pháp cửu trụ; Tỳ ni tạng diệt Phật pháp diệc diệt). Do đó, việc tuân thủ và duy trì giới luật là nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu của mọi Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia.

Quá trình truyền trao giới luật là một quá trình cần phải tuân theo các điều kiện và yếu tố nghiêm ngặt và quan trọng để đạt được sự thành tựuLuật Tứ Phần đã quy định rằng trước khi tác bạch Yết Ma cho thọ Cụ túc giới, Tăng phải tiến hành khảo hạch 13 già nạn. Nếu một giới tử mắc phải bất kỳ một trong 13 già nạn này, họ sẽ không thể đạt được mục tiêu phạm hạnh và không được phép thọ cụ túc giới để trở thành một vị Sư hay Thầy Tỳ-kheo đúng luật, đúng pháp. Hơn nữa, trước khi tiến hành tác bạch Yết-ma thọ cụ túc giới, thành phần tăng-già cần phải tuân thủ một số thủ tục đúng pháp để Yết-ma có thể thành tựu bao gồm: giới thành tựu (10 giới sư phải đồng ý nhất trí cho phép giới tử thọ cụ túc giới), sự thành tựu (quán xét tư cách của giới sư và giới tử có đầy đủ không), tăng thành tựu (10 vị giới sư thanh tịnh hoặc 5 vị nếu là vùng biên địa), và yết-ma thành tựu (khi tất cả các yếu tố và tư cách đều đầy đủ, tuân thủ đúng pháp và được sự đồng ý nhất trí của tăng già).

Trong quá trình phát triển của Phật giáo, ngoài các vị Thánh Đệ Tử của đức Phật Như Tôn Giả Ưu Ba Ly (giới luật đệ nhất) và các vị đệ tử phạm hạnh khác, còn có những vị Tổ Sư như Đức Lục Tổ Huệ Năng và Cư Sĩ Bàn Long Uẩn, đã truyền đạt những bài học quý giá về tôn trọng giới luật và trách nhiệm của một người tu hành.

Đức Lục Tổ Huệ Năng, dù đã ngộ đạo khi còn là cư sĩ tại gia, nhưng khi muốn hoằng pháp lợi sinh, ngài hiện thân tướng tỳ kheo đầu tròn áo vuông. Ngài cũng phải trải qua quá trình truyền trao và thọ nhận giới luật của một vị Tỳ-kheo đúng pháp và đúng luật của Phật, để bảo vệ sự trong sạch và chính thống của đạo pháp. Điều này chứng minh rằng, dù giới Tánh đã đầy đủ, nhưng muốn hiện thân một vị Tỳ-kheo cũng cần phải có giới tướng đầy đủ. Hơn thế nữa, Lục Tổ Huệ Năng đã dùng thân giáo để dạy cho hàng hậu học đời sau sự tôn trọng và biết ơn đối với truyền thống Phật giáo mà còn là một minh chứng cho việc tuân thủ giới luật và quy định của Phật.

Trong khi đó, Cư Sĩ Bàn Long Uẩn, cũng là một người kiến tánh ngộ đạo như đức Lục Tổ, nhưng không hiện thân tướng Tỳ-kheo và vẫn tiếp tục làm tròn bổn phận và trách nhiệm của một cư sĩ tại gia. Ngài không lợi dụng hình tướng tăng để làm vi phạm luật phật chế định. Thay vào đó, ngài giữ vững lòng thành tâm tôn kính đối với giới luật và tăng già và hành động theo đạo đức và giới luật của Phật giáo.

Cả hai ngài này, dù một là người xuất gia hai là người tại gia, nhưng đều thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ giới luật của Phật. Các ngài có trách nhiệm làm tròn vai trò và bổn phận của mình trong đạo Phật và là những tắm gương sáng cho hàng đệ tử Phật cả xuất gia và tại gia. Bằng cách này và theo các ngài, chúng ta có thể bảo vệ và phát triển đạo pháp một cách chân chính và bền vững.

Gần đâyhiện tượng một số người tự ý cạo tóc, khoác y áo, và mang theo nồi cơm điện đi khất thực đã tạo ra nhiều ngộ nhận về Phật giáo. Việc này không chỉ vi phạm các quy định truyền thống mà còn làm mất đi giá trị và sự tôn nghiêm của giới luật.

Thứ nhất, việc tự ý thọ giới mà không qua quá trình truyền trao chính thống là một sự sai lệch nghiêm trọng. Theo luật Phật, không ai được phép tự thọ giới pháp mà không có sự chấp nhận và hướng dẫn của tăng già. Việc này thứ nhứt nhằm bảo đảm cho người thọ giới có đủ kiến thức, phẩm chất và sự hướng dẫn cần thiết để thực hành giới luật một cách đúng đắn và hiệu quả. Thứ hai là sự tôn trọng giới luật của Phật quy định, và thứ ba là bảo đảm tính chính thống và sự trong sạch của Phật giáo.

Thứ hai, hành động này không chỉ gây hiểu lầm mà còn làm tổn thương đến uy tín của Phật giáo. Người dân, vì không hiểu rõ ràng giới và luật của Phật, có thể nhầm lẫn và cho rằng những hành vi tự ý cạo tóc, khoác y, và đi khất thực là chính thống, từ đó dẫn đến việc tẩy chay các chùa chiền và quý thầy tu hành đúng pháp. Điều này không chỉ làm suy yếu hệ thống tôn giáo mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đạo pháp trong cộng đồngxã hội, và đất nước.

Để bảo vệ giá trị cao đẹp và phạm hạnh thanh tịnh của người xuất giatăng già cần phải đoàn kết và kiên quyết không tiếp nhận những người tu hành sai lệch như vậy vào hàng ngũ tăng-già. Sự đoàn kết này không chỉ bảo đảm tính thống nhất và trong sạch của giới luật mà còn giữ vững lòng tin của cộng đồng Phật tử đối với đạo pháp.

Quý Phật tử tại gia cũng cần hiểu rõ những nguyên tắc và giới luật căn bản, cũng như quá trình truyền trao và tiếp nhận giới pháp trong Phật giáo. Điều này giúp các vị không bị lôi cuốn bởi những xu hướng lệch lạc và bảo vệ sự thanh tịnh của giới luậtĐức Phật đã dạy rằng, giới luật là nền tảng của đạo pháp, và việc giữ gìn giới luật là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của Phật giáo.

Trong bối cảnh đầy thách thức và những biến động của xã hội hiện đại, việc bảo vệ sự truyền trao và tiếp nhận giới luật trong Phật giáo trở nên vô cùng quan trọng. Trong Phật giáo, việc bảo vệ sự truyền truyền và tiếp nhận giới luật không chỉ là nhiệm vụ của các tăng già mà còn là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng Phật tửHệ thống giới luật đã được xây dựng qua hàng ngàn năm lịch sử, không chỉ là các quy định hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự thanh tịnh và phát triển của tăng đoàn.

Việc hiện tượng người tự ý cạo tóc, khoác áo cà sa và đi khất thực không chỉ là vi phạm các quy định truyền thống mà còn gây ra nhiều hiểu lầm và tổn thương đến uy tín của Phật giáo. Điều này càng làm cho sự đoàn kết và tuân thủ giới luật trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ bằng sự đoàn kết và kiên quyết của cả tăng già và phật tử tại giachúng ta mới có thể bảo vệ và phát triển đạo pháp một cách chân chính và bền vững. Hơn nữa, việc hiểu biết và tuân thủ giới luật giúp chúng ta không bị lôi cuốn bởi những xu hướng lệch lạc và bảo vệ sự thanh tịnh của đạo pháp. Đó chính là cách để bảo vệ sự tồn tại và phát triển của Phật giáo theo hình thức đúng đắn và trường tồn. Do đó, hãy cùng nhau gìn giữ và tuân thủ những nguyên tắc và giới luật căn bản, để đạo pháp tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự trong sạch và chính thống.

Tỳ Kheo Thích Thiện Trí (Thánh Trí)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng tư tưởng mới trong một tôn giáo, cụ thể là đạo Phật....

Xoay Quanh Câu Chuyện Thầy Minh Tuệ – Niềm Vui Và Nỗi Buồn
Điểm nhìn

Những ngày gần đây, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất, đắp một tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải được nhặt nhạnh từ đâu đó, và ôm bình bát tự chế bằng ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo chiều dài con đường quốc lộ mà không xác định điểm đến. Nhiều người nói rằng vị...

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...

Đức Phật cần gì ở đại gia?
Điểm nhìn

Thời Phật, trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Phật chỉ nhận cúng dường cho tăng thân. Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày...

Hãy Đón Nhận Đề-bà-đạt-đa
Điểm nhìn

Devadatta, phiên âm Hán Việt quen thuộc ở nước ta là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) vốn là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng gia nhập Tăng đoàn thời Đức Thế Tôn tại thế. Devadatta giữa chúng ta Sau khi trực tiếp yêu cầu Đức Phật giao phó Tăng đoàn cho mình lãnh đạo không thành, ông đã mượn thế lực của vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Xin đừng lên án việc xây chùa
Điểm nhìn

Tất cả chúng ta đều phải nương vào Thế gian trụ trì Tam bảo mới hoằng dương được Phật pháp. Do đó, việc xây chùa, tạc tượng, đúc chuông, độ tăng là đạo sự thiết yếu, phải duy trì. Vì nếu không xây chùa, sẽ không có cơ sở thờ tự, tập hợp lực lượng...

Thị phi cuối năm
Điểm nhìn

Sắp hết một năm… Một năm khá yên với tôi. Không sóng, không gió, ngoài đời cũng như trong đạo. Con đường tôi đi vẫn là thế đó Ngày mỗi mở hơn Cho tầm nhìn hạn hẹp nơi mình thoáng ra. Đâu đó, những hiện tượng không hay vẫn đang diễn ra. Không phải quanh tôi. Thế giới quanh tôi...

Hóa Giải Đối Nghịch
Điểm nhìn

Trong sự hóa giải, chuyển hóa nghịch cảnh và chúng sanh đối nghịch, sự giác ngộ, thành Chánh giác là hiệu quả nhất vì nó đi vào tận nơi thâm sâu nhất của tâm chúng sanh. Thành Phật là thành Chánh giác ngay trong tâm của mỗi chúng sanh, dù chúng sanh đó có “vọng tưởng chấp trước điên đảo” đến thế nào. 1/ Bài học từ Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa Trong kiếp Đức Thích Ca thành Phật ở Ấn Độ, người đối nghịch,...

Góc Nhìn Khoa Học Và Phật Giáo Về “linh Hồn” Và Luân Hồi
Điểm nhìn

Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệt là con người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này, không ai có thể tồn tại mãi mãi mà không hề chết, thế nhưng chúng ta vẫn cảm giác như cái chết là điều gì đó rất xa xôi, xa xôi bởi không ai đoán biết được nó sẽ đến...