Khi vệt nắng đầu ngày mới lên, chỉ vừa đủ ấm để làm tan những hạt sương mai, hiện ra vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên nơi làng quê yêu dấu, khiến kẻ xa xứ lâu năm càng yêu quê hương mình thêm thắm thiết. Với tôi, mỗi ban mai là mỗi kỷ niệm được lưu vào ký ức. Mỗi khoảnh khắc là mỗi niềm yêu thương được ôm ấp vào lòng. 

Khi bắt đầu cho ngày mới với những năng lượng tích cực, tâm sẽ rất an và tinh thần rất thoải mái. Khi tâm ở trạng thái bình, tịnh và thiện thì dẫu có gặp phiền toái, rắc rối cũng sẽ giải quyết một cách nhẹ nhàng theo phong cách của người có tu tập, có trí tuệ. Tránh được nông nổi, dại dột, mất kiểm soát gây tội lỗi, khổ sầu. Gặp phiền não trong công việc, trong đời sống hằng ngày thì không ai tránh khỏi, nên ta phải cố gắng nhẫn nhục.

Nhẫn nhục không phải là chịu đựng hay bị thiệt thòi, mà nhẫn nhục để chuyển hóa cái tôi của mình, để hướng tâm chất chứa tam độc đầy tham sân si của mình hướng thiện và để chiến thắng chính mình. Chiến thắng trong lặng yên mới là một bản lĩnh mà khi ai đạt được nó mới cảm nhận được hết giá trị của nó. Bản lĩnh là giá trị của con người nên bản lĩnh không có trị giá bởi nó là một loại tài sản về trí tuệ. Người sở hữu một tài sản vô giá thì họ được sống một cuộc sống rất thanh thản, bình yên và an nhiên giữa bao sự đời vừa nghiệt ngã, đau thương, rối ren sầu thảm, oan gia, thị phi và đàm tiếu.

Ở đời hoặc trong đạo đều tương tự. Điều làm ta cảm thấy không mấy thoải mái là rơi vào hoàn cảnh không ưa nhau nhưng lại phải chung sống cùng nhau. Đó là nghịch cảnh đối với ta nhưng lại là cơ hội cho người ghét mình. Họ tha hồ tung hoành, chì chiết, làm tổn thương ta mọi lúc hoặc ta mặc sức gây oán chuốc thù, ăn miếng trả miếng và hành hạ tinh thần lẫn nhau, muốn làm tổn thương kẻ từng làm ta khốn đốn. Nếu không biết hóa giải ở ngay kiếp hiện tại thì nghiệp chồng nghiệp kéo dài theo cả những kiếp ở vị lai.

Nợ ân oán cũng giống như nợ tiền bạc vậy. Nhưng sẽ nhọc nhằn hơn nhiều nếu không giải quyết dứt khoát thì nghiệp xấu chồng nghiệp xấu. Ví như lãi sẽ chồng lãi, nợ tăng thêm nhiều từng ngày. Mà nợ càng nhiều thì sẽ càng nghèo. Cũng vậy, thù càng sâu thì nghiệp xấu càng đầy, phước càng vơi càng hiếm hoi cạn kiệt, khổ hình thành cũng từ đó.

Tình thương cũng giống như thế. Nếu mỗi ngày yêu thương, niềm thương sẽ nhân đôi. Nỗi thù hằn sẽ dần tan biến. Sóng gió sẽ dần lặng yên và bình yên sẽ hiện hữu. Đối với người lớn hơn ta phải nhịn, còn người nhỏ hơn ta phải nhường. Đây là một đạo đức chớ không phải chỉ đơn thuần là một nghệ thuật sống. Mặc người sai hay đúng, ta chỉ nên chấn chỉnh chính mình. Vạn pháp ngàn duyên đều có nhân quả công minh. Cũng giống như việc gieo hạt vậy. Gieo hạt bí sẽ lên dây bí, rồi trổ ra hoa bí, kết thành quả bí. Đâu thể nào gieo hạt bí mà ra dây dưa leo được.

Muốn được bình yên, trước tiên đừng gieo giông tố cho người, cho đời. Chỉ cần ta sống bình yên là đã góp phần làm cho xã hội bình yên. Hằng ngày đối đãi với nhau tử tế, bình đẳng là đã tạo phước rồi đó. Nếu vì ác nghiệp quá nặng sâu, bị chướng duyên ngăn lối che đường, không tin vào giáo pháp của Đức Phật thì cứ học theo thiên nhiên đầy thiêng liêng nhiệm mầu của bầu trời, bình minh và hoàng hôn để hoàn thiện mình.

Bầu trời không thiên vị ai mà rợp nắng vàng hay u ám xám xịt mây đen. Bình minh cũng không vì người giàu sang hay kẻ nghèo nàn mà ló dạng hay ẩn mình. Hoàng hôn cũng vậy, không vì người bất hạnh, cơ hàn hay vì người có phước báu, cũng không vì người thương kẻ ghét mà ửng đỏ làm đẹp cả vùng trời hay sấm chớp vô cớ giữa chiều tà không mưa gió. Một người biết chọn cho mình lối sống lành mạnh, chọn tử tế hay bất nhân, sống đàng hoàng hay bê tha thì dẫu quy y Tam bảo hay chưa, xuất gia hay không thì mỗi hành động, suy nghĩ để kết quả nhận được vui buồn, sướng khổ đều do tự thân quyết định qua cách sống của chính mình.

Môi trường sống cũng quan trọng không kém gì nhân cách sống. Bởi sách có câu: “Gần mực thì đen, gần thì sáng” và “Làng chài tanh cá, làng hương thơm trầm”. Nếu mỗi ban mai tập cho mình thói quen như hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng đại hồng chung để quay về thực tại, lật trang kinh một cách nâng niu với tâm chánh niệm, chiêm nghiệm những lời dạy của Đức Phật một cách nghiêm túc, trải lòng từ với vạn vật từ cỏ cây cho đến chim chóc côn trùng, từ người thân kẻ lạ, từ người tốt kẻ tội đồ thì bình yên hiện hữu trong ta rồi.

Cần chi lặn lội đường xa, vượt suối băng đèo để tìm sự bình yên nơi hoang vắng không người lui tới. Vẫn biết quang cảnh cũng giúp tâm người được an, được tịnh, được bình yên. Nhưng đừng quên nó chỉ là một phần nhỏ thôi, phần lớn là do tự thân của mỗi người quyết tâm và cố gắng. Cố gắng không làm sai, quyết tâm không tạo tội. Nếu đủ phước báu sẽ được sống ở nơi thanh bình, có sẵn sự bình yên. Người có phước báu đủ đầy từ sự tu tập, sẽ bình yên mọi lúc mọi nơi. Dẫu nơi phố xá ồn ào, nơi thị phi đàm tiếu hay nơi cửa Thiền thanh tịnh thì người có công phu tu tập sẽ luôn bình yên, an lạc, thanh tịnh cả thân lẫn tâm.

Bất kỳ ai mà có trái tim từ bi bao dung, yêu thương tất cả từ người đến vật, đến cỏ dại, đến thiên nhiên sẽ có một tâm hồn thanh cao, tâm bình yên, sống bình yên và góp phần vào thiên nhiên một khoảng trời bình yên cho đạo lẫn đời đều bình yên. Và hiện giờ, ngay giây phút này, nơi đây từ tâm đến cảnh đều bình yên. Lành thay!

SC. Thích Nữ Diệu Hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ngát Hương – Vô Ưu
Sự kiện, Tuỳ bút, Văn học

Hằng năm cứ độ tháng Tư lại về, bầu trời trong xanh tươi mát, gió thoảng đong đưa, người trời hân hoan đón mừng bậc Thế Tôn giáng trần. Là người con Phật ai ai cũng hiểu ngày đó, chính là ngày Đức Thế Tôn đản sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Chúng ta một lòng hướng về cội...

Thơ: Giấc mộng phù sinh
Thơ, Văn học

Giấc mộng phù sinh Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng Hoa yên nhuộm áo nâu sòng Đường xa tuyết...

Lời Kinh Từ Những Buồng Biệt Giam
Tuỳ bút, Văn học

Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang...

“Xuân Khai Phúc Lạc” qua góc nhìn chư Tổ
Thơ, Văn học

“Xuân Nhật Tức Sự” được lưu truyền là của Thiền sư Huyền Quang (1254- 1334) là vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm. Đây là bài thơ hay, bài thơ này rất đẹp về “Xuân”, vì sao? Vì Ngài diễn tả một hành động thong dong tự tại của cô gái tuổi tròn trăng...

Cảm Niệm Đêm Phật Thành Đạo
Thơ, Văn học

Namo Sakya Muni Buddha CẢM NIỆM ĐÊM PHẬT THÀNH ĐẠO Thích Tánh Tuệ Cách đây hơn 2500 năm về trước, Đức Phật nhập định dưới cội cây bồ đề, rồi từ đó cả nhân loại bước sang một trang mới. Lòng từ bi của Người soi sáng cả pháp giới, ánh quang minh bao phủ muôn vạn loài, những khổ đau muôn kiếp theo vô minh vỡ tan. Nhờ có đêm thành đạo mà...

Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ
Thơ, Văn học

Một giọt sương rơi Cho hiên chùa thêm quạnh Một vầng trăng về tây Cho biển tối thêm sâu Một Tăng Triệu thời nay Giũ áo qua cầu Tiếng thạch sùng khuya Gió lùa tàng kinh các Cầm đèn tuệ chênh vênh sống một đời cao sĩ Vóc hạc gầy mong manh hồn chứa hết...

Cội tùng Phật giáo, 500 năm có một
Tuỳ bút

Hay tin Ôn bệnh đã lâu, đêm qua bất chợt tôi lại thao thức đến gần 2h sáng. Những niệm cảm xúc trượt qua tâm tư cứ ghim chặt tại chỗ không muốn rời đi, nhói lòng. Chúng ta đều sở hữu thân phàm, không ai có thể tránh khỏi lực hút của vòng xoáy...

Tuệ Sỹ, buông tay nơi vách núi
Tuỳ bút

Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ. Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại...

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn
Tuỳ bút, Văn học

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng...

Hãy Bỏ Bớt Những Gánh Nặng Cuộc Đời!
Tuỳ bút, Văn học

Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn? Người đời thường quan tâm đến những thứ đang tồn tại bên ngoài, mong muốn chinh phục và nắm giữ những thứ phù phiếm hư danh,...

Nhật ký một Phật tử
Tuỳ bút, Văn học

Ngày đầu tuần, tháng này, năm nay Buổi sáng vào hãng, sau khi chào hỏi và cụng ngực với những người làm chung. Mình bị tay đốc công gọi vào văn phòng giũa: “Tại sao mầy không coi ngó tụi nó, tuần rồi mấy lô hàng bị sai, ông chủ đang giận dữ”. Mình tức...

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn học

Lịch sử văn học kinh Hoa Nghiêm Thích Nhuận Thịnh A. DẪN NHẬP Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết mà được lưu giữ bằng trí nhớ của các bậc trưởng lão kỳ túc, tức là hình thức khẩu...

Kinh Địa Tạng, bà mẹ của mặt đất điêu linh
Tuỳ bút

Lúc nào có dịp đọc lại mấy câu ca dao này: Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Thì tự nhiên trong ký ức bề bộn của tôi cũng đều hiện lên những mảnh đời lam lũ của một vùng quê nghèo xơ...

Lễ Vu Lan, Mùa Của Tình Thương!
Tuỳ bút, Văn học

Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.  ...

Thơ: Mẹ là bình yên
Thơ, Văn học

Mẹ là bình yên! Nắng trưa phủ xuống hiên nhà Mẹ ngồi nhóm bếp khói pha vườn trầu Thương cho đôi mắt đã sâu Tóc pha sương bởi dãi dầu nắng mưa Nhớ ngày Mẹ trẻ thời xưa Nụ cười thắm sắc, tóc thời còn xanh Thời gian bỏ ngõ qua mành Mẹ đà già...

Thơ: Tùy Duyên
Thơ, Văn học

  Ở đời nên học chữ tùy duyên Học chi thi nấy chớ than phiền Bận tâm chi chuyện thi và điểm Hãy học cho mình cảm thấy yên Ở đời nên học chữ tùy duyên Ai đến ai đi cũng có quyền Miễn sao xin chớ làm liên lụy San sẻ niềm vui lấy...