1. Vài nét về A Dục Vương

Có thể nói rằng A Dục vương là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn ĐộCho đến nay, sau hơn hai ngàn năm, nhưng tiếng tăm và uy đức của ông vẫn còn được người Ấn tôn kính. Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.

Trong khoảng năm 260 TCN, A Dục vương tiến hành một cuộc chiến tranh khóc liệt xâm chiếm đất nước Kalinga. Sau vinh quang chiến thắng, ông nhìn thấy cảnh người chết la liệt. Kinh hoàng trước cảnh chết thảm khốc này, ông hồi đầu quy y Tam bảo dưới sự hướng dẫn của Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta Tissa).

Sau khi quay trở về với Phật giáoA Dục vương dóc hết lòng hộ trì và xiễn dương Phật pháp. Từ một ông vua được gọi là Ác vương nay trở thành Thiện Kiến vươngtức từ một ông vua cực ác trở thành một vị vua cực thiện hết lòng hộ trì Phật pháp. Trên cương vị của mình, ông hộ trì Phật pháp một cách tích cực và hiệu quả. Cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba khoảng năm 250 BCE tại Hoa Thị Thành (Pāṭaliputta) là một trong những cuộc kết tập quan trọng được sự bảo hộ của vua A DụcLịch sử ghi lại rằng tam tạng kinh, luật và luận được kết tập trọn vẹn và được ghi chép bằng văn bản.  Trong cuộc kết tập này, ngoài sự thanh lọc Tăng đoàn thì một vấn đề quan trọng nữa đó là đem giáo pháp của đức Phật truyền ra các nước bên ngoài Ấn ĐộCụ thể là có 9 đoàn đi đến những vùng khác nhau để truyền bá Chánh pháp.

2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài

Theo biên niên sử Tích Lan, trong triều đại của A Dục Vương gồm có chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài theo lời đề nghị của Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu. Những vị tăng xuất chúng được cử đi chín vùng để truyền bá Phật pháp. Tất cả họ đều là những vị Tăng sỹ đã thông thạo Tam tạng kinh điểnuyên thâm Phật pháp và có khả năng diễn giảng giáo pháp một cách thông thạo. Đây được xem như lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo được truyền ra khỏi lãnh thổ. Từ đó Phật giáo bắt đầu có mặt trên khắp các lục địa Á, Âu.

Đây được xem như những sự kiện đặt nền mống đầu tiên cho việc hoằng truyền Phật giáo trên thế giới. Chin đoàn truyền giáo cụ thể:

1. Đoàn thứ nhất đi đến vùng Kashmir và Gandhara, do ngài Majjhantika dẫn theo 5 vị Tăng sĩ khác. Tại đây, đoàn đã sử dụng năng lực thần thông để quy phục một con rồng dữ và truyền dạy cho dân chúng lời dạy của đức Phật qua bài kinh Āsivisūpama và Āsīvisa trong Tương Ưng bộ kinhBài kinh Āsivisūpama tựa như một câu chuyện ngụ ngôn về sức mạnh của những điều xấu ác mà con người ý thức được. Và dạy một bài kinh khác có tên Āsīvisa, nói về sự nguy hiểm của tâm sân hận.

Kashmir và Gandhara thuộc vùng sâu, vùng xa của Ấn Độ thời đó, nên rất ít chư Tăng hành hóa. Do vậy, tại những vùng này trong giới luật khai mở hơn, có thể từ 5 vị Tăng là tiến hành được một Đại giới đàn truyền giới. Đây là trường hợp dành cho giới tử ở những nơi biên địa không có đông đảo Tăng chúng cư ngụ. Trong trường hợp này phải có ít nhất là một vị trì Luật và hiểu các pháp Yết-ma. Còn ở những vùng khác Phật giáo vững mạnh thì phải có đầy đủ Tam sư, Thất chứng mới cử hành được một Đại giới đàn.

2. Đoàn truyền giáo thứ 2 do ngài Rakkhita đến Varanasi để giảng dạy bài kinh Anamattagiya nhằm chuyển hóa những người còn đầy dẫy tâm vô minh và lòng tham áiHay nói cách khác, bài kinh này để đối trị với bốn thứ phiền não căn bản của con người đó là: ngã singã áingã mạn và ngã kiến.

3. Đoàn truyền giáo thứ 3 do ngài Mahādeva đến vùng Mahisamandala để giảng bài kinh Đề Bà Đạt Đa. Đất nước này ngày nay thường được gọi là Mysore. Có nơi gọi Máhissati là thủ đô của một hòn đảo trên dòng sông Narbadá[1].

4. Đoàn truyền giáo thứ 4 do ngài Dhamma Rakkhita đến vùng Aparantaka bờ biển phía Tây Ấn Độ để giảng bài kinh AgghikhandupamaBài kinh này nhấn mạnh trên hành vi đạo đức của con người. Theo Mahāvamsa, trong lần truyền giáo này có hơn 37 ngàn người quay trở về với Phật giáo và hơn ngàn người xuất gia vào trong hàng ngũ Tăng đoàn.[2] Trong đó phải nói đến ngài Na Tiên Tỷ kheo một nhân vật nổi tiếng gắn liền với bài kinh Milindapanna cũng là đệ tử của Ngài Dhamma Rakkhita.

Nước Aparantaka được xác định là nằm về phía Tây của Tiểu lục địa Ấn Độbao gồm bắc Gujarat, Kathiawar, Kachch và Sindh. Khu vực này cộng đồng người Hi lạp có thể đã tập trung. Ngày nay thành phố Gujarat được đặt tên là Junagadh gọi là “Thành phố của người Hy Lạp”.

5. Đoàn truyền giáo thứ 5 do ngài Mahadhammarakkhita đến vùng Maharattha để giảng bài kinh Mahanaradakassapa trong Jātaka. Trong đó nhấn mạnh về lòng từ bi và hỷ xả, bỏ ác, làm lành mang lại sự an lạc hơn là tham đắm trong các thú vui dục lạc.

6. Đoàn truyền giáo thứ 6 do ngài Mahārakkhita đến vùng Yonaloka trong đất nước Thổ Nhĩ Kỳ để giảng kinh Kālakārāma. Trong đó đức Phật nhấn mạnh đến niềm tin phải thông qua lý trí. Không nên tin tưởng một cách mù quáng.

7. Đoàn thứ 7 do ngài Majhima đến vùng Hi Mã Lạp Sơn để giảng kinh Chuyển pháp luân. Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại vườn Lộc Uyển về sự thật bốn chân lý: Khổ, Tập, Diệt và Đạo và con đường Trung đạo (Thánh đạo Tám nghành) đưa đến giải thoát.

8. Đoàn truyền giáo thứ 8 do 2 ngài Sonaka and Uttara đến vùng Tam giác vàng thuộc Miến Điện để giảng kinh Brahmajālā. Trong đó, phân tích về sự suy đoán của triết học và nhánh mạnh đến hành vi đạo đức của con người. Theo Mahāvamsa cũng đề cập đến việc hoàng đế A Dục gởi 2 vị tăng sĩ là Sona và Uttara đến vùng Suvannabhumi để truyền bá Phật giáo.

9. Đoàn thứ 9 do ngài Mahinda đến đảo Tích Lan để giảng kinh Cūlahatthipadopama và một số bài kinh khác. Trong đó, nhánh mạnh đến sự niềm tin chân chính vào Tam bảo.

Tên gọi về chín đoàn truyền giáo cũng thấy xuất hiện trong cuốn Samantapāsādikā, nơi mà những chi tiết thú vị đã được đưa ra.

Theo Sasanavamsa đề cập đến 5 nơi ở vùng Đông Nam châu Á, nơi mà đoàn truyền giáo của A Dục vương thuyết giảng kinh Phật và làm lễ quy y Tam bảo cho hàng Phật tử. Đó là Kasmira và Gandhara là ở phía Nam của Kabul; Mahisamandala là ở AndhraVanavasa là ở vùng quanh Prome; Aparantaka là ở  trên phíaTây của Irrawaddy; Maharattha là Thái Lan, Yona là đất nước của bộ tộc Shan và Suvannabhumi (vùng tam giác vàng) là Thaton nay thuộc cộng hòa Miến Điện.

3. Kết quả của sự truyền giáo

Một trong những thành tựu quan trọng nhất được gắn với truyền thống của Phật giáo Theravāda đó là sự kết tập giáo pháp của đức Phật. Những thành tựu lớn lao này kéo dài hàng thế kỷ đó là do Hoàng đế A Dục gởi những nhà sư thành thạo về Tam tạng kinh điển và có thể đọc tụng thuộc lòng để truyền dạy trong chín quốc gia và vùng lảnh thổ khác nhau.

Trong đó phải nói đến sự truyền giáo đến Tích LanKashmir và Gandhara là rất thành công. Kết quả là dẫn đến một thời gian dài Phật giáo hiện diện và thống trị tại các vùng đó.[3] Sự thành công nhất của vua A Dục đó là việc đưa Mahinda con trai của mình đến Tích Lan cùng với 4 vị tu sĩ khác cùng một tiểu tăng. Đoàn truyền giáo này đã thành công trong việc chuyển hóa nhà vua Tích Lan thời bấy giờ trở thành một Phật tử hộ trì Phật pháp, và là nơi lưu giữ Tam tạng kinh điển Pāli cho đến ngày nay. Một thành công khác nữa đó là phái đoàn truyền giáo đến vùng đất Ai Cập và Hi Lạp. Tại đây có sự lẫn trộn giữa tư tưởng của người Hi Lạp và giáo lý Phật giáo ngay tại thời điểm đó. Do vậy, đã có sự hiện diện một cộng đồng người theo Phật trong xã hội Hi Lạp cỗ đại, đặc biệt là có những tu viện đầu tiên được xây dựng trước kỷ nguyên của Ki Tô Giáo.[4] Vai trò của các nhà sư Hi Lạp cho sự phát triển của Phật giáo tại đây là rất quan trọng. Trong đó phải nói đến triều đại Menander được đề cập trong Mahāvamsa. Ở đó, xuất hiện một bài kinh quan trong nằm trong Hậu tạng đó là Kinh Na Tiên Tỷ Kheo. Kinh này chủ yếu mô tả về cuộc vấn đáp giữa thầy Na Tiên và trò vua Di Lan Đà. Nội dung đối thoại nầy được truyền tụng, các giới Phật tử tôn thờ gần ngang hàng với các kinh do kim khẩu Phật nói ra. Đặc biệt với Phật Giáo Miến Điện, kinh này được nhiếp thâu vào Tiểu Bộ Kinh tức bộ thứ năm trong Ngũ Bộ Kinh của Giáo điển Nguyên Thủy. Niên đại xuất hiện của kinh nầy sớm nhất là vào khoảng thế kỷ I trước Tây lịch. Và nơi chốn xuất hiện lần đầu tiên hẳn phải là miền Tây Bắc Ấn Độ, trên lưu vực Ngũ Hà, nơi đã xảy ra cuộc đối thoại ấy.

Có một điều đáng nói ở đây, đó là sự uyển chuyển của các nhà sư truyền giáo trong giai đoạn này quá thành công bởi việc sử dụng phương tiện quyền xảo để giáo hóa chúng sanhPhật giáo truyền vào mỗi quốc gia đều hòa nhập với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của vùng miền đó. Chính sự hòa nhập này đã làm cho Phật giáo dần dần có chỗ đứng vững chắc và để phát triển bền vững tại mỗi địa phương.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng A Dục vương có một vai trò rất lớn trong việc truyền bá chánh pháp của đức Phật không những trong đất nước Ấn Độ mà còn lan rộng ra các nước khác trên thế giới. Chín đoàn truyền giáo đều có bảo hộ của vua A Dục, nên họ khá dễ dàng trong việc truyền tải lời Phật dạy đến với dân chúng. Và dần dần ăn sâu bán rể trở thành những trung tâm Phật giáo phát triển vững mạnh về sau.

Về Moggaliputta Tissa, nhân vật trung tâm trong các hoạt động truyền giáo của vua A Dục mà dòng chữ “Sappurisasa Mogalīputasa” được khắc trong bia ký, Cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của Ngài đối với Vua A Dục. Người có khả năng chuyển đổi nhà vua từ việc lấy chiến chinh xâm lược và tàn sát làm thú vui trở thành một vị vua hộ trì và truyền bá Phật pháp vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo thế giới mà cho đến nay ai cũng thừa nhận.

Thích Trung Định

Tài liệu tham khảo:

1. H.G. Wells, The Outline of History, London, 1920.
2. Mahāvamsa.
3. Dr. A. K. Singh, Nine Missions and its importance in spread of Buddhism.
3. Cao Hữu Đính, (dịch) kinh Na Tiên Tỷ Kheohttp://www.budsas.org.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt
Lịch sử, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc...

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là...

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mục lục bài viết1. Vài nét về A Dục Vương2. Chín đoàn truyền giáo ra nước ngoài3. Kết quả của sự truyền giáo Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.