Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian.

Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu tiên, người khai sáng triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam.

Nguyễn Hoàng là con thứ hai của Nguyễn Kim. Ông nội là Trừng quốc công Nguyễn Hoằng Dụ, đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong Thái phó Trừng quốc công.

Ảnh: Sưu Tầm

Cha Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim, làm quan dưới triều Lê, chức Hữu vệ điện tiền tướng quân tước An Thanh hầu. Khi họ Mạc lấy ngôi vua Lê, Nguyễn Kim đưa con em lánh nạn sang Ai Lao, thu nạp hào kiệt, tính cuộc trung hưng nhà Lê và được phong Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự. Năm 1540 Nguyễn Kim đưa quân về chiếm Nghệ An. Năm 1542 ra Thanh Hóa cùng với vua Lê chiếm lại Tây Đô, sự nghiệp trung hưng nhà Lê do Nguyễn Kim tạo dựng buổi đầu đã lớn mạnh.

Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Quyền hành từ đó lọt vào tay Trịnh Kiểm, con rể của Nguyễn Kim (Trịnh Kiểm lấy Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim, chị ruột của Nguyễn Hoàng).

Khi Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao, Nguyễn Hoàng lúc này mới có 2 tuổi, được Thái phó Nguyễn Ư Dĩ nuôi dạy nên người. Lớn lên, Nguyễn Hoàng làm quan cho triều Lê, từng đem quân đánh Mạc Phúc Hải, lập công lớn, được vua Lê phong cho tước Đoan quận công.

Trịnh Kiểm là anh rể, lo sợ hai người con trai của Nguyễn Kim (Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) sẽ giành quyền kế tục sự nghiệp của cha bèn tìm cách hãm hại Nguyễn Uông. Thấy vậy, Nguyễn Hoàng phải giả bệnh nằm nhà để hóa giải nghi kỵ.

Để bảo toàn tính mạng và trả thù họ Trịnh, Nguyễn Hoàng được người cậu ruột cũng là quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ tìm gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi, được Trạng khuyên bóng gió rằng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (Đèo ngang một dãy dung thân muôn đời).

Nguyễn Hoàng hiểu ý của Trạng Trình, nhờ chị gái Ngọc Bảo nói với anh rể Trịnh Kiểm cho mình vào trấn giữ đất Thuận Hóa. Đất ấy, nơi Ô châu ác địa, hiểm trở, xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, vào đó Nguyễn Hoàng thực sự là tự nguyện đi đày và không thể tranh chấp quyền hành gì với Trịnh Kiểm. Mặt khác, Trịnh Kiểm cũng lo ngại quân Mạc có thể dùng thuyền vượt biển đánh vào phía sau lưng, nay có Nguyễn Hoàng trấn giữ thì yên tâm hơn. Vì vậy Trịnh Kiểm đồng ý và dâng biểu tâu vua trao quyền cho Nguyễn Hoàng đi làm trấn thủ Thuận Hóa, toàn quyền xử lý mọi việc.

Được lệnh vào Nam, năm 1558, bất chấp thời tiết mùa đông giá rét, Nguyễn Hoàng đem người nhà và quân bản bộ giong buồm đi ngay. Cùng đi còn có nhiều đồng hương Tống Sơn và Nghĩa Dũng, Thanh Hóa. Khi đoàn đi qua Thanh – Nghệ – Tĩnh, nhiều người hưởng ứng đem cả vợ con theo ông rất đông. Có cả một số danh thần cùng đi.

Thời gian đầu, Nguyễn Hoàng dựng dinh trại ở Ái Tử, huyện Đăng Xương (Triệu Phong, Quảng Trị). Ông là người khôn ngoan, nhân hậu, lưu tâm đến dân tình, khéo vỗ về quân dân, hết lòng thu dung hào kiệt, giảm sưu, hạ thuế, được người người mến phục, gọi là “Chúa Tiên”.

Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra chầu vua Lê ở An Trường. Năm 1570, ông dược trao trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Ảnh hưởng chính trị của Chúa Tiên lan rộng đến tận Đồng Xuân, Tuy Hòa.

Một mặt Nguyễn Hoàng giữ hòa hiếu với họ Trịnh ở phía bắc, mặt khác ra sức xây dựng đất Thuận Quảng, lập kho tàng, tổ chức khai hoang, mở rộng công thương nghiệp, tính chuyện lâu dài.

Năm 1572, tướng Mạc là Lập Bạo đem quân theo đường biển vào đóng ở hai làng Hồ Xá và Lang Uyển (Quảng Trị) định triệt hại sự nghiệp ở Thuận Quảng của Nguyễn Hoàng, ông đã dùng kế đánh tan được quân Mạc.

Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô giúp Trịnh Tùng đánh dẹp dư đảng họ Mạc. Nhờ công lao to lớn, ông được phong Thái úy Đoan quốc công. Nhưng cũng vì thế, ông lại bị Trịnh Tùng lo ngại, nảy ý hãm hại. Năm 1600, biết không thể thay đổi được tình thế, ông quyết định giong thuyền vào Nam, củng cố thế lực của mình ở Đàng Trong.

Nguyễn Hoàng toàn tâm toàn ý chăm lo phát triển vùng đất do ông cai quản. Lê Quý Đôn đã ca ngợi Nguyễn Hoàng: “Đoan quận công có uy lược, xét kỹ nghiêm minh, không ai dám lừa dối… chinh sự khoan hòa, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng, nghiêm giữ quân sĩ có kỷ luật, cấm chấp kẻ hung bạo. Quân dân hai xứ đều mến yêu kính phục; thay đổi phong tục xấu, ai ai cũng cảm ơn và mến đức. Chợ không có hai giá, trong dân gian không có trộm cướp, đêm không phải đóng cổng; thuyền ngoại quốc đến buôn bán, việc giao dịch phân minh, ai cũng cố gắng, toàn cõi nhân dân an cư lạc nghiệp. Hàng năm nộp thuế má để giúp việc quân, việc nước, triều đình cũng được nhờ” ( Lê Quý Đôn, Toàn tập (Phủ biên tạp lục), Tập 1, Nxb KHXH, H.1977, tr.50).

Thuận Quảng vốn là vùng đất cũ của người Chiêm, chịu ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa. Nguyễn Hoàng đã dùng Phật giáo để thuần tính nhân dân dưới quyền ông. Ông là người rất coi trọng đạo Phật, đã cho sửa sang và xây dựng nhiều ngôi chùa.

Năm 1601, Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ, gắn liền với huyền thoại bà Tiên áo đỏ, nên chùa có tên là Thiên Mụ (bà Tiên trên trời). Chùa là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Chùa được xây dựng trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. (Xem thêm bài Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ).

Chùa Thiên Mụ, ảnh: St
Chùa Thiên Mụ, ảnh: St

Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho sửa chùa Sùng Hóa ở xã Triêm Ân (Phú Vang). Chùa có từ trước thế kỷ XVI, sông Hoài Trì bao bọc ở phía bắc, bia Sùng Phúc dựng ở phía nam. Tượng Phật tôn nghiêm, cung Tiên rực rỡ. Hàng năm đến kỳ lễ tiết, các quan tam ty và các nha môn vệ sở đều đến làm lễ, áo mũ lễ nhạc tấp nập đông vui. Đến đầu thế kỷ XVII, chùa hoang phế.

Năm 1602, Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đến xã Triêm Ân thấy giữa nơi đất bằng nổi lên một lùm cây xanh rậm rạp, cỏ lạ hoa kỳ. Ông bèn lên bờ ngắm cảnh, thấy ngôi chùa cổ tường vách sụp nát, mái đổ nghiêng bèn cho tu sửa, làm lại điện thờ gác chuông, lầu trống, phụng thờ chư vị Bồ Tat để cầu phúc cho dân. Chỉ sau vài tháng, chùa đã làm xong, quy mô tráng lệ, đặt tên là “Sùng Hóa tự”.

Cũng trong năm 1602, Nguyễn Hoàng sai con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên (về sau là chúa Sãi) làm trấn thủ dinh Quảng Nam. Quảng Nam đất tốt dân đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân chỉ bằng quá nửa. Nguyễn Hoàng thường đi kinh lý đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, ông thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Nguyễn Hoàng khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Ông liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc, thuộc huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), xây kho tàng, chứa lương thực. Lại dựng chùa Long Hưng ở phía đông trấn.

Chùa Long Hưng là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên đất Quảng Nam.

Tiếp theo, 5 năm sau (1607), chùa Bảo Châu dược xây dựng trên nền của một phế tích Chăm pa ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.

Năm 1609, Nguyễn Hoàng cho dựng chùa Kính Thiên (nay là chùa Hoằng Phúc) ở Quảng Bình. Chùa tọa lạc ở làng Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là một ngôi chùa lớn ở phủ Tân Bình – địa danh cũ đời Lê của tỉnh Quảng Bình ngày nay. Chùa có quả chuông nặng ngàn cân. Năm 1609, tức là năm thứ 52 sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa, Đoan quốc công Nguyễn Hoàng cho làm lại chùa trên nền cũ, đặt tên là chùa Kính Thiên.

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Cũng từ đây, dần dần chùa làng đã được định danh thành xứ đất như: xóm Chùa, thôn Chùa, ruộng Chùa… Cũng tại chùa Kính Thiên (chùa Hoằng Phúc), sau này hậu duệ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn thứ 6 là Nguyễn Phúc Chu năm 1716 đã cấp tiền tu sửa, ban một biển đề tên chùa, một bức đại tự đề “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và năm bộ câu đối chữ Hán.

Năm 1613, Nguyễn Hoàng đã già và mệt nặng, ông cho triệu con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam về. Ông bảo với các cận thần rằng: “Ta với các ngươi cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ngươi nên cùng lòng giúp đỡ cho thành công nghiệp”.

Ông lại dặn dò Nguyễn Phúc Nguyên rằng: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em trước hết phải thương yêu nhau. Con giữ được lời dặn dò đó thì ta không ân hận gì nữa. Đất Thuận Quảng này phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có các núi Hải Vân, thật là nơi trời đất để cho người anh hùng dụng võ. Vậy con phải thương yêu dân, luyện tập quân sĩ để gây dựng cơ đồ muôn đời”.

Ngày 21/5/1613, Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi, trấn thủ đất Thuận Quảng được 56 năm (1558 – 1613). Sau này triều Nguyễn truy tôn là Thái tổ Gia dụ Hoàng đế.

Tác giả: Đặng Việt Thuỷ
Đường Hoàng Hoa Thám, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội

Link bài viết gốc: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chua-nguyen-hoang-1525-1613-voi-dao-phat.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Trong ngày hôm nay, thời gian tổ chức sự kiện Đức Phật...

Những nhân vật tiêu biểu trong quá trình hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Quá trình hình thành Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi Phật giáo chính thức có một tổ chức đại diện thống nhất trên toàn quốc. Bối cảnh lịch sử – xã hội và thực trạng Phật giáo Việt Nam đầu...

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên...

Khảo cứu lịch sử chất liệu ghi chép lưu trữ kinh Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Thời điểm xưa nhất tài liệu ghi chép, Vua A Dục (Asoka, 268-233 trước Dương lịch) vào lần tập kết kinh điển lần thứ 3 đã cho cán mỏng đồng đỏ thành lá để ghi chép và lưu trữ kinh Phật. Tổng lược các lần tập kết kinh điển theo góc nhìn các nhà nghiên...

Văn bia Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng thời Nguyễn (1802-1945): Một số vấn đề về hình thức
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo đà tiến bước của lưu dân Đại Việt về phương Nam, Phật giáo cũng từng bước xuất hiện và cắm rễ sâu trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành một yếu tố văn hóa không thể tách rời trong bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. Trong...

Các Giống Dân Cổ Ấn Trước Thời Đức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo các tài liệu cho biết rằng ngày xưa, ở Ấn Độ chỉ có một giống dân tên Negro da đen, tóc quăn, nhỏ con và mặt choắt. Họ không biết canh tác trồng tỉa gì cả. Hiện nay, giống dân này còn sót lại ở một số vùng cao tại Ấn Độ và châu...

Khởi Nguồn Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Phật Giáo Phát Triển còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các...

Lịch Sử Của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma)
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong tuần lễ thứ tư sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã suy xét một cách chi tiết về Vô Tỷ Pháp là cốt lõi liên quan đến pháp siêu lý (Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Níp-bàn) cũng là cốt lõi của giáo pháp trong Phật giáo suốt 7 ngày. Trong lúc suy...

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các chúa Nguyễn thực hiện chính sách di dân, mở cõi về phía Nam của đất nước, theo các đoàn di dân có các thiền sư người Việt Nam và Trung Hoa. Mở cõi đến đâu, các thiền sư đều lập am, chùa đến đó để làm chỗ dựa tinh thần cho người dân trên...

49 năm đức Phật thuyết pháp hay im lặng?
Lịch sử

Tóm tắt: Quan điểm của các nhà tư tưởng Đại thừa giáo cho rằng trong suốt 49 năm đức Phật chưa từng nói một lời, nhằm phản ánh tinh thần phá chấp vào ngôn ngữ, chấp ngã, chấp pháp, nêu bật tính siêu việt của triết lý tính không, nhận ra tự tính chân thật...

Rồng trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý: Từ huyền thoại đến hiện thực
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Hình ảnh rồng trong thời Lý không chỉ phong phú về hình dáng và truyền thuyết, mà còn thể hiện sự kết nối chặt chẽ với những giá trị tâm linh và văn hóa. Mở bài Khi đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, kiến trúc Phật giáo bắt đầu chập chững những...

Sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh Phật giáo đã thực sự bắt rễ tại Việt Nam, thực sự được người Việt đương thời tiếp thu và phát triển. Tóm tắt: Nhà Trần (1226-1400) là...

Triết lý Phật giáo qua bài Kệ vô thường lúc bấy giờ của Trần Thái Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mở đầu Nhà Trần, như một ngọn hải đăng sáng chói giữa biển cả lịch sử phong kiến Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc. Trong suốt 175 năm trị vì, với mười hai đời vua và bảy năm thời hậu Trần, triều đại này không chỉ nổi bật...

Văn học Phật giáo Đàng Trong: Sự dung hòa tư tưởng Phật – Nho – Đạo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp Tam giáo không phải là sự dung hợp mang tính áp đặt, mà là sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một hệ tư tưởng toàn diện Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, sự dung hợp giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo (Tam giáo đồng...

Văn học Phật giáo Đàng trong và sự dung hợp các tông phái Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trong bối cảnh lịch sử đặc thù, sự dung hợp giữa các tông phái Thiền tông, Tịnh độ tông, và Mật tông không chỉ phản ánh tinh thần sáng tạo của Phật giáo mà còn khẳng định vai trò trung tâm của nó trong đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển văn hóa...

Triết học cho giáo dục gia trong thế giới cuồng loạn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

“Chúng ta đang thiếu tinh thần công cộng và lòng ái quốc chân chánh ngay bây giờ. Chúng ta còn đang mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình quá nhiều. Nếu mưu lợi này được thỏa mãn, xin đừng nhân danh này, nọ đến mọi người, khi sự việc bất hạnh xảy đến họ....

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.