Chùa Thiền Lâm hay còn có tên gọi khác là Chùa Phật đứng – Phật nằm. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi Quảng Tế, thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Thevarada (Nam tông) tạo cho địa danh này trở thành một nét đẹp riêng tại cố đô. Chùa có không gian yên tĩnh, bình an nên thu hút được nhiều khách du lịch đến đây để tham quan và thư giãn.
Chùa là quần thể bao gồm nhiều công trình khác như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng… Không giống với những ngôi chùa của Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn vào vườn thiền, nơi đây lại có cổng vào mang phong cách Phật giáo Nam Tông nhẹ nhàng nhưng chất thiền vẫn hiện rõ nét trong không gian và cả trong những công trình kiến trúc tại chùa.
Chùa Thiền Lâm có lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Thevarada
Chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa độc đáo và khác lạ bậc nhất xứ Huế. Hiện nay, ngôi chùa là nơi cho các Phật tử và du khách gần xa đến viếng thăm.
Khác hẳn với các ngôi chùa ở Huế, chùa Thiền Lâm là ngôi chùa khá nổi tiếng với khối kiến trúc độc đáo được lấy cảm hứng từ các mẫu tháp chùa ở Ấn Độ. Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất Cố đô.
Nằm trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Hộ Nhẫn lập ra vào những năm 1960.
Trước đó năm 1958, Giáo hội đề cử Hòa thượng Hộ Nhẫn từ Tam Bảo về trụ trì chùa Tăng Quang nhưng Hòa thượng Hộ Nhẫn nhận thấy không thích hợp nên đã dựng một am thất nhỏ tại đồi Quảng Tế để tu hành. Sau đó, đạo hạnh của ngài khiến không chỉ Phật tử Nam tông mà cả Bắc tông kính phục và cùng nhau cúng đường để xây dựng chùa Thiền Lâm năm 1966 mang phong cách của hệ phái Nam Tông (có nguồn gốc từ Ấn Độ).
Lối kiến trúc, hoa văn chùa Thiền Lâm mang đặc trưng của phật giáo hệ phái Nam Tông nên được coi là ngôi chùa “Ấn Độ” trên đất Huế.
Hòa thượng Hộ Nhẫn đã xây tại đây hai tượng Phật lớn, một là Bảo tượng Thế Tôn Niết Bàn với dáng nằm thể hiện vẻ an lạc và hai là tượng Phật đứng, tay cầm bình bát khất thực trên đỉnh đồi.
Pho tượng “Thế Tôn khất thực” cao khoảng 8 mét trên đồi Quảng Tế
Bảo tượng Thế tôn Niết Bàn đang nằm với chiều dài trên 8 mét.
Khác với những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông khác có cổng tam quan dẫn lối vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm mở cửa đón du khách bằng cổng chào mang phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng, gợi cho du khách hay những người hành hương cảm giác “là lạ”, nhẹ nhàng và tĩnh tại.
Vào đến chùa ta sẽ thấy bức tượng Đức Phật bằng đồng với dáng đứng trang nghiêm. Bên trái là ngôi bảo tháp với 2 phần: tầng dưới là chánh điện, tầng trên là tôn tri Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Ngoài ra, trước khuôn viên chùa còn có tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên tòa sen cao 5,2m (cả tượng và tòa sen) đặt trên bảo đài 3 tầng, cao 9m cùng những bức tượng mô phỏng “7 bước chân của Đức Phật” khi Đức Thích Ca sinh ra và tượng Đức Phật Thích Ca đang ngồi tọa thiền dưới sự bảo vệ của Xà vương, đặt bài trí trước khuôn viên chùa.
Trong chánh điện ở chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền. Phía bên trái là bức tượng sáp mô phỏng Hòa thượng Hộ Nhẫn đang ngồi thiền được thiết kế rất tỉ mỉ nhìn giống như người thật.
Chùa Thiền Lâm có nhiều bức tượng hết sức độc đáo và cuốn hút. Có thể kể đến Tượng sư tử phong cách Thevarada được bài trí phía trước bảo tháp, Tượng Thế Tôn nhập Niết Bàn nằm dài hơn 7m…
Tượng kim xí điểu theo phong cách Thevarada tại chùa Thiền Lâm
Khu vườn cạnh cổng chính có bức tượng Đức Phật bằng đồng ở tư thế đứng. Tượng có với dáng vẻ uy nghi và thanh thoát ở trung tâm, xung quanh bài trí tượng, trụ biểu, Phật tháp.
Với vị trí tọa lạc tự nhiên tuyệt đẹp, phong cảnh thiên nhiên thoáng mát, có nhiều cây cao bóng cả, nhiều công trình đẹp mắt, môi trường sinh hoạt tốt, chùa Thiền Lâm luôn là điểm thu hút nhiều khách thập phương, phật tử các giới ghé thăm.
Du Lịch