Để bầy khỉ hoang không bị đói, hàng ngày Đại đức Thích Tĩnh Hải, trụ trì chùa Linh Ứng, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) mang cả yến ngô để cho bầy khỉ xuống ăn.

Chùa Linh Ứng nằm trong quần thể khu danh thắng quốc gia Kim Sơn, thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc. Chùa không rõ được xây dựng từ thời nào, nhưng còn tấm bia khắc vào vách đá ghi trùng tu thời vua Bảo Đại, đến năm 2006 được khôi phục lại trên nền móng cũ.

Ngôi chùa nằm tại vị trí sơn thủy hữu tình, ở khoảng giữa của cửa Ngọc Kiều động và Kim Sơn động, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi đá hùng vĩ.

Chùa Linh Ứng tựa lưng vào vách núi.

Chùa Linh Ứng tựa lưng vào vách núi.

Theo Đại đức Thích Tĩnh Hải, Đại đức được bổ nhiệm về làm trụ trì ở chùa Linh Ứng từ năm 2009. Ngày Đại đức Thích Tĩnh Hải mới về, ngôi chùa còn rất hoang sơ. Đại đức đã thấy những đàn khỉ hoang về các núi đá ở gần chùa và xuống sân nhà chùa.

“Thời gian đầu, khi khỉ xuống tôi lấy đồ cho chúng ăn. Đàn khỉ hoang rất sợ người, tôi chỉ bỏ đồ ăn xuống sân rồi đi vào bên trong, đàn khỉ mới dám lại gần. Khoảng một thời gian sau đàn khỉ quen dần và thường xuyên về chùa”, thầy Hải cho biết.

Thầy Thích Tĩnh Hải chia sẻ về việc chăm sóc đàn khỉ hoang suốt nhiều năm qua.

Thầy Thích Tĩnh Hải chia sẻ về việc chăm sóc đàn khỉ hoang suốt nhiều năm qua.

Cũng theo thầy Hải, thời gian đầu đàn khỉ về không nhiều. Khoảng 5 năm trở lại đây khi các dãy núi xung quanh chùa được cấp phép khai thác mỏ đá (cách chùa bán kính khoảng 1km có tới 5 mỏ đá), tiếng nổ mìn phá đá ảnh hưởng tới cảnh quan, mất dần môi trường sống của các loại động vật, nên những con khỉ phải tìm nơi trú ngụ và kiếm thức ăn.

Thầy Hải đang vãi ngô cho khỉ xuống ăn.

Thầy Hải đang vãi ngô cho khỉ xuống ăn.

Thầy Hải nhớ lại, một lần, tiếng mìn phá đá nổ liên tục, một đàn khỉ khoảng hai chục con chạy toán loạn về chùa. Thầy thấy có một con khỉ vừa xuống sân chùa đã lăn đùng ra chết nên mang con khỉ đó đi chôn.

Biết bọn chúng có thể bị thương hay bị đói nên thầy Hải vào trong chùa lấy ra một chậu hạt ngô cho đàn khỉ ăn.

Từng đàn khỉ xuống ăn ngô dưới sân chùa.

Từng đàn khỉ xuống ăn ngô dưới sân chùa.

Empty

“Ngày nào tôi cũng cho ăn, mỗi bữa cho ăn cũng hết hơn một yến ngô hạt. Lâu dần thành quen, cứ đến giờ quy định là đàn khỉ lại xuống chùa, ăn song chúng lại lên núi.

Thông thường vào mùa đông khỉ xuống ăn sẽ đúng giờ hơn, dao động từ 7h-8h sáng. Mùa hè, trên núi có nhiều loại quả nên chúng về thất thường không theo giờ cố định. Tuy nhiên đàn khỉ cứ về lúc nào là tôi lại cho ăn lúc đó”, thầy Hải cho biết.

Cũng theo thầy Hải, có những hôm số lượng khỉ rủ nhau về chùa lên tới hơn 100 con.

Để có thức ăn nuôi khỉ trong những năm qua, thầy Hải đã động viên các Phật tử.

Thầy kể, nhiều phật tử đến chùa phóng sinh theo truyền thống Phật giáo. Bản thân thầy nhận thấy việc phóng sinh có nhiều vấn đề nên đã phân tích thay vì mua các loại con vật để phóng sinh thì nên hỗ trợ mua ngô, lúa cho khỉ ăn thì sẽ tốt và thiết thực hơn.

“Du khách về tham quan khu danh thắng Kim Sơn rất thích được ngắm những con khỉ hoang đùa nghịch trên vách núi, cành cây. Đây cũng là điểm nhấn để phát triển du lịch ở địa phương. Qua đây, chúng tôi cũng đề nghị các cấp chính quyền cần hạn chế tối đa việc cho khai thác các mỏ đá và phải có biện pháp bảo vệ đàn khỉ không bị mai một và dần biến mất”, thầy Hải nói.

Thầy Hải chia sẻ, đây là đàn khỉ hoang, lại có số lượng lớn hàng trăm con nên việc nhà chùa cho ăn những năm qua cũng chưa thể thuần hóa được. Khỉ vẫn sợ khi có người lại gần, chính vì vậy vẫn có việc đàn khỉ xuống chùa phá phách đồ thờ cúng.

Nguồn: Báo Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chùa cổ 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3000 “báu vật”
Chùa Việt

Chùa Vĩnh Nghiêm, hay còn gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là điểm đến thu hút nhiều phật tử và du khách thập phương. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở vị trí đắc địa – phía trước...

Chùa Ngọc Hoàng – Phước Hải tự có từ khi nào?
Chùa Việt

Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, tín ngưỡng dân gian Trung Hoa do một người Hoa gốc Quảng Đông tên là Lưu Minh dựng lên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho biết Lưu Minh là một người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh...

Chùa Nôm, ngôi cổ tự nổi tiếng đất Hưng Yên
Chùa Việt

Chùa Nôm, ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi...

Khám phá chùa Thiên Tượng – Vẻ đẹp tĩnh mịch tại Hà Tĩnh
Chùa Việt

Chùa Thiên Tượng là địa danh sở hữu vẻ đẹp uy nghiêm, tĩnh mịch khiến bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng. Bạn sẽ bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị khi chiêm ngưỡng khung cảnh đại ngàn và lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa linh thiêng tại Hà Tĩnh này....

Chùa Phúc Khánh ẩn chứa nhiều tinh hoa vô giá của mảnh đất Thăng Long
Chùa Việt

Dù trải qua nhiều thăng trầm, chùa Phúc Khánh vẫn giữ được nét kiến trúc phong kiến thời xưa với diện mạo và kết cấu chung hướng đến những nét đẹp bình dị, mộc mạc mà uy nghiêm. Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu đời nhất và có tiếng tại Hà Nội,...

Kiến trúc chùa Huế
Chùa Việt, Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Với lối kiến trúc đặc trưng nhưng vẫn nằm trong dòng chảy kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt, chùa Huế thực sự đã tạo ra một dấu ấn đậm nét đối với khách thập phương. Với nét đặc trưng đó những ngôi chùa xứ Huế không chỉ góp phần làm phong phú cho...

Khám phá ngôi chùa trên 700 năm tuổi linh thiêng bậc nhất ở Quảng Bình
Chùa Việt

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với tuổi đời đã lên tới 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất giàu lịch sử này. Chùa Hoằng Phúc trước kia thường...

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Việt

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá...

Độc đáo ngôi chùa trên tầng 4 của chung cư gần 50 năm tuổi ở nội thành TP.HCM
Chùa Việt

Trên tầng 4 của chung cư số 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, tồn tại một ngôi chùa nhỏ gần 50 năm qua. Với diện tích bằng 10 căn hộ, ngôi chùa này từ lâu đã trở thành địa điểm tâm linh của nhiều dân dân, Phật tử tìm về chiêm bái, lễ Phật. ...

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm
Chùa Việt

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm Chùa chính chỉ rộng hơn 10m2 với các kết cấu chủ yếu làm bằng đá và gỗ “trơ gan cùng tuế...

Độc đáo ngôi chùa gốm sứ ở Bát Tràng
Chùa Việt

Làng gốm Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà nơi đây còn có một ngôi chùa có vẻ đẹp độc đáo. Lưu giữ tinh hoa làng nghề Xã Bát Tràng có hai thôn là Giang Cao và Bát Tràng,...

Chiêm ngưỡng tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á trên núi Thiên Mã
Chùa Việt

Chùa Minh Đức nằm trên núi Thiên Mã (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) với vị trí tuyệt đẹp, giao thoa biển, núi, sông. Đến đây, du khách sẽ thưởng lãm, chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á. Mây vờn chùa Minh Đức – Ảnh: BÙI THANH TRUNG. Núi Thiên Mã...

Chùa Cao Linh – Ngôi chùa cổ độc đáo tại Hải Phòng
Chùa Việt

Một trong những ngôi chùa cổ lâu đời thu hút khách tham quan hiện nay tại Hải Phòng là chùa Cao Linh. Đây là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc ấn tượng cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Giới thiệu về ngôi chùa Cao Linh Hải Phòng Chùa Cao Linh là ngôi chùa tọa...

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo
Chùa Việt

Chùa Keo là một trong các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời của Việt Nam tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo các văn bia và cứ liệu cổ còn lưu, chùa Keo còn có tên gọi khác là “Thần Quang Tự”. Ngôi chùa được xây dựng...

Chùa cổ Bút Tháp – lưu giữ nhiều báu vật độc nhất vô nhị
Chùa Việt

Chùa cổ Bút Tháp vẫn gìn giữ được nét độc đáo riêng biệt có giá trị văn hoá cao được thể hiện qua việc lưu giữ các bảo vật quốc gia đặc biệt có một không hai. Không những vậy, về mặt tinh thần, chùa cổ Bút Tháp đã duy trì và phát huy được...

Viếng chùa “vàng” xứ Huế
Chùa Việt

Giữa bao bộn bề của cuộc sống hối hả, tìm về một ngôi chùa ở xứ Huế mang lại cho ta những phút thảnh thơi, an nhiên, tự tại, chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng. Cùng với sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm,… thì chùa chiền cũng trở thành một trong những điểm nổi...