1/ – Thâu nhiếp vào Tăng:

Giới luật là yếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãiGiới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà hoàn toàn mang tính chất tự giác, tự phát nguyện thọ trì.

Thọ giới Tỳ-kheo là chính thức gia nhập Tăng số, là một thành viên ưu tú bước vào địa vị chúng trung tôn, một trong ba ngôi báu. Giới luật nghiêm cẩn tạo một môi trường an ổn vững vàngbảo trì sự tồn tại của Tăng đoàn. Như thế gọi là nhiếp thủ ư Tăng (thâu nhiếp vào ngôi Tăng bảogiữ gìn cho được vững bền).

2/ – Khiến Tăng hoan hỷ:

Hương thơm của giới phẩm bay khắp mười phương. Dù ngược chiều gió vẫn lan xa. Trong kiếp sống vô minhgiới luật cần thiết như đi đêm cần đèn đuốc. Tăng già được tô đậm nét uy nghiêm thuần nhã. Uy tín ngôi Tam-bảo được nâng lên. Tai nghe mắt thấy một pháp khí, lòng người đã mừng rỡ bao nhiêu huống chi được sống chung với các Thánh nhân, thật là một hạnh phúc hiếm có.

3/ – Khiến Tăng an vui:

Tục ngữ có câu : “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Người xuất gia cắt ái từ thân, chung sống với các bạn đồng lý tưởng. Lỡ một Tỳ-kheo bị phiền não chế ngựba nghiệp theo ma. Phật bắt buộc cả đại chúng phải răn nhắc, khuyến tấn, dạy sám hối. Một người không thanh tịnh, cả chúng không được bố tát. Nếu vi phạm tới mức độ như thương tích nặng, chỉ cái cổ họng còn hơi thở, thì Tăng chúng phải hợp sức chữa trị. Nếu bị chặt đứt đầu rồi, thì chẳng những mất đi một phần-tử trong đoàn thể mà cả đoàn thể phải chung gánh chịu sự nhục mạ chê bai của thế gian. Thiếu quy củ nề nếp, giáo đoàn sẽ bị xáo trộn, trong nát rữa ngoài khinh rẻ. Nếu không chỉnh đốn kịp thời, sớm muộn cũng tan rã. Cho nên giới luật quan hệ vô cùng đến sự an ổn của đại chúng.

4/ – Chưa tin khiến khởi lòng tin:

Ngọn đuốc chánh pháp toàn do Tăng Ni thắp sáng. Đây là nơi trông mong duy nhất của những chúng sanh không nơi nương tựa. Đang bị chìm đắm trong sông mê biển khổ, vớ được con thuyền giác ngộ này, hẳn đem cả thân mạng phó thác.

Đức Phật nhập diệt đã lâuHình ảnh toàn trí toàn năng toàn thiện nay đã phai mờ. Tỳ-kheo đầy đủ oai nghiphạm hạnh thanh tịnh, có thể thay Phật tuyên dương giáo phápHình tướng đoan nghiêm của Tăng bảo phát khởi lòng tin cho chúng sanh như những người chết đuối được thấy một lái thuyền khỏe mạnh đến cứu vớt. Giới luật khiến chúng sanh tin Tăng bảo là hình ảnh sống động của đức Phậtđảm đương trách nhiệm lèo lái con thuyền giải thoát. Những bài thuyết pháp khó được hưởng ứng nếu chính người nói đã bị quần chúng miệt thị. Phải có giải pháp kiện toàn Tăng sự mới có thể khiến người chưa tin khởi lòng tin.

5/ – Đã tin khiến tăng trưởng:

Giới luật là bức chấn song vững chắcHành giả do đây không tạo nghiệp sa ngã. Thân miệng ý thanh tịnh thì tâm an định. Kinh thường thí dụ : Nước lặng thì ánh trăng hiện rõ. Tâm định phát tuệ. Ba vô lậu học tuy mật thiết với nhau như đỉnh 3 chân nhưng Phật vẫn cho chúng ta tập dần, bắt đầu từ giới luậtTuệ giác của Tỳ-kheo lấy khéo trì Thánh giới làm căn bản. Người đời gieo hạt giống chánh tín vào ruộng phước Tăng bảo hẳn là đầy đủ màu mỡ để hạt giống nảy mầm và phát triển. Lòng tin càng sâu dầy vững chắc nếu được thấy Tăng Ni thanh tịnh hòa hợplời nói hành động đúng pháp. Họ sẽ không bị lung lay vì những phỉ báng hủy nhục của các ngoại đạo tà kiếnNghiệp báo xấu xa của một vài cá nhân mục nát không thể khiến họ thay đổi. Từ tín căn phát sanh tín lực, họ sẽ là những hộ pháp dũng mãnh.

6/ – Điều phục kẻ khó điều phục:

Giới luật là thước đo hành vi ngôn ngữ có đúng với thể thức của một vị Tăng không ? Con người ương ngạnh, không chịu nhận tội, không chịu sám hối, Tăng không điều phục được. Đức Phật dạy đại chúng yết ma đuổi đi, không dung túng giặc ở trong nhà. Theo chế độ Tăng già, những quyết nghị này sẽ được nơi nơi tôn trọng. Người vi phạm không thể có chỗ dung thân. Những ai còn có chút tâm tu hành, chịu sám hối, chịu sửa đổi, thì Tăng chúng phải khuyên can, tận tình dẫn dụ, như pháp xử trịNgoan cố lắm mới đành bỏ đi. Như thế gọi là điều phục người khó điều phục.

7/ – Người biết thẹn hổ được an vui:

Biết thẹn hổ là biết tự trọng. Tham sân si là tánh của phàm phu. Sát đạo dâm vọng là nghiệp của thú vật. Người biết thẹn hổ tự biết mình là Phật nên chẳng để những duyên hèn làm ô lụy. Giới luật rất nghiêm chỉnh. Hơi chút vi phạm liền lo sợ như đang ôm phao nổi đi biển mà biết rằng chiếc phao của mình đã bị châm kim. Phải sám hối ngay mới an tâm. Những bậc này thấy ai sơ sót, dù chỉ chút oai nghi, cũng vội nhắc nhở. Bởi vì con mắt trí tuệ biết phao lủng không thể bền nên rất xót thương người lạc bước. Bao giờ đại chúng ai nấy đầy đủ giới luật, người biết thẹn hổ mới an vui.

8/ – Đoạn hoặc lậu hiện tại:

Kinh Bát Đại Nhân Giác nói : “Vọng tâm là nguồn ác, vọng thân là rừng tội”. Tâm phàm phu đủ 8 vạn 4 ngàn phiền nãoBa độc tham sân si kích thích thân miệng ý tạo nghiệp đọa lạc. Phật đặt ra giới luật để câu thúc thân và miệng, ngăn chặn ác nhân, tránh ác quả.

9/ – Đoạn hoặc lậu vị lai:

Không được hiện hànhcác chủng tử mòn dần. Văn tư tu tuệ phát triển. Như người làm vườn trồng cây thì cỏ dại mất chỗ. Năng lực giới định tuệ vững chắchành giả bước lên đường giải thoát. Như thế gọi là đoạn vị lai hữu lậu.

10/ – Khiến chánh pháp cửu trụ:

Đức Thế Tôn bắt đầu chế định giới luật khi các pháp hữu lậu phát sanh trong Tăng đoàn. Các Tỳ-kheo dần dà bị danh lợi lôi cuốn, sống xa rời tinh thần giải thoátGiới luật là hàng rào ngăn chặn những hư đốn, bảo vệ sự thanh tịnh hòa hợp khiến ngôi trụ trì Tam-bảo không bị hư hủy.

Đức Phật trao vận mạng Phật Pháp cho Tăng Ni, di chúc phải vâng thờ giới luật làm Thầy. Chỉ có giới luật mới hàng phục được ma quân trong ngũ trược ác thế. Những ai có hoài bão nối thịnh dòng Thánh, đền trả 4 ân cứu giúp 3 cõi, không thể không nghiêm trì giới luật.

Nguyện cầu Tam-bảo hưng longpháp luân thường chuyển, mười phương chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Tỳ Kheo Thích Minh Thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...

Quy Sơn Cảnh Sách Văn
Luật, Phật học

溈山大圓禪師警策文 Quy Sơn Cảnh Sách Văn (Bài Văn Cảnh Sách Của Ngài Quy Sơn) (Đề này còn viết “Qui sơn Đại viên thiền sư cảnh sách”, nghĩa: Bài văn Cảnh sách của Đại viên thiền sư ở núi Quy sơn.) (1) 夫業繫受身。未免形累。禀父母之遺體。假衆緣而共成。雖乃四大扶持。常相違背。 Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị...

Chánh niệm phát huy khả năng nhận thức, điều tiết cảm xúc và làm chủ hành vi
Luận, Phật học

Chánh niệm viết đầy đủ trong tiếng Pali là “sammā-sati”, nghĩa là sự tâm niệm đúng đắn. Nó có nguồn gốc xuất phát từ tuyền thống thiền quán phương Đông, cụ thể là từ Phật giáo Nguyên thủy (Hart, 1987). Có mặt hơn 25 thế kỷ, thế nhưng chánh niệm mới được tiếp cận và...

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác
Kinh, Phật học

BÀI KINH VỀ SỰ CHÚ TÂM TỈNH GIÁC Satipatthana Sutta (Majjhima Nikaya 10) HOANG PHONG chuyển ngữ Lời giới thiệu của người dịch Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana, nghĩa từ chương là “Sự quán thấy chuyên biệt” hay “sâu sắc”, kinh sách Hán ngữ gọi là “Minh Tuệ” hay...

Tứ diệu đế với vấn đề giáo dục đạo đức toàn cầu
Luận, Phật học, Văn hóa

TÓM TẮT Tứ diệu đế hay là bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo chính là cốt tủy cơ bản để hợp thành học thuyết nhân sinh cứu đời. Đó là kết quả suy ngẫm và trải nghiệm thông qua thực tiễn cuộc sống của chính Phật tổ và sự tổng kết những suy...

Thông Điệp Thành Đạo Của Đức Phật
Phật học, Sự kiện

Vậy là hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, kể từ một đêm khu rừng hoang vắng bên bờ sông Ni-liên-thuyền (Nairanjama), ánh trăng chiếu lờ mờ bàng bạc trong không gian hoàn toàn im ắng, cô tịch. Khu rừng chìm trong màn đêm huyền ảo, thỉnh thoảng có âm vang những tiếng muông thú kêu trong đêm trường nghe rờn rợn, tiếng côn trùng...