Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là “cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo“. Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: “Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?” thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó? Nếu nêu lên câu hỏi tâm điểm của Phật Giáo là gì thì một số người sẽ bảo rằng đấy là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), một số người khác thì lại cho đấy là aniccamdukkhamanatta (tức là Ba Dấu Ấn hay Ba Nguyên Lý Căn Bản của Phật Giáo là aniccam: vô thường, dukkha: khổ đau hay bất toại nguyên, manatta: vô ngã. Tuy nhiên cũng xin ghi nhận thêm là nhiều kinh sách còn đề nghị thêm một dấu ấn thứ tư là nibbanâ hay niết-bàn) và một số người khác nữa thì lại đọc lên vanh vách các câu sau đây:

Sabba pipassa akaranam
Kusalassupasampada
Sacitta pariyodapanam
Etam Buddhanasasanam

(có nghĩa là : “không nên làm điều xấu, chỉ nên làm điều tốt, tinh khiết tâm thức mình, đấy là cốt lõi giáo huấn của Đức Phật”)

Tất cả các câu trả lời trên đây đều đúng, thế nhưng chỉ đúng được một phần, chẳng qua bởi vì mọi người chỉ trả lời một cách thuộc lòng mà quên mất đi là phải tự kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính mình xem có đúng thật như thế hay không.

Để nêu lên cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo tôi chỉ xin nhắc lại với quý vị một câu phát biểu vô cùng đơn giản của Đức Phật: “Không được bám víu vào bất cứ gì cả”. Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu Ngài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu được thì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đã nói lên câu trên đây: Sabbe dhamma nalam abhinivesaya” tức là “Không được bám víu vào bất cứ gì cả” (“Sabbe dhamma” có nghĩa là bất cứ gì, “nalam” không được phép, “abhinivesaya” bám víu vào). Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằng nếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cả giáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy (không bám víu vào bất cứ gì) thì cũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vững được sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo – tuyệt đối không được bám víu vào bất cứ gì cả – thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vi khuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là các thứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khi có một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiện tượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể “không được bám víu vào bất cứ gì cả” sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhập được, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúng hơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnh được, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậy kháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo, của tất cả Dhamma. Không được bám víu vào bất cứ gì cả!

Bất cứ ai đã thực hiện được sự thật đó thì cũng có thể xem như đã tạo được cho mình kháng thể giúp hóa giải mọi sự tác hại của căn bệnh tâm linh và khiến cho nó phải chấm dứt. Người ấy sẽ không còn bị căn bệnh làm cho mình phải khổ sở với nó nữa. Thế nhưng đối với trường hợp của một người bình dị không thấu triệt được cốt lõi của giáo huấn của Đức Phật là gì thì hoàn toàn khác hẳn: người này không có một sức đề kháng nào cả.

Đến đây có lẽ quý vị cũng đã nắm vững được ý nghĩa của “căn bệnh tâm linh” là gì và ai là vị lương y chữa khỏi được căn bệnh ấy. Thế nhưng chỉ khi nào ý thức được là mình đang bệnh thì khi ấy mình mới thật sự nghĩ đến việc chữa chạy và sử dụng liều thuốc thích nghi. Nếu chưa ý thức được là mình đang bệnh thì mình vẫn cứ sống nhởn nhơ và đua đòi những gì mình thích. Đấy chẳng khác gì như một người bị lao phổi hay bị ung thư mà cứ lo vui đùa không quan tâm đến việc chữa chạy cho đến một lúc nào đó thì mọi sự đã muộn, người ấy sẽ không sao tránh khỏi cái chết do căn bệnh của mình gây ra.

Không nên vướng vào những chuyện ngu xuẩn đại loại như thế! Phải luôn tuân theo những lời chỉ dạy của Đức Phật: “Không được chểnh mãng. Phải luôn chú tâm thật mạnh”. Biết chú tâm thật mạnh thì chúng ta mới nhận ra được là mình đang bị căn bệnh tâm linh hành hạ và từ đó mình mới khám phá ra được đám “vi khuẩn” gây bệnh cho mình. Nếu áp dụng được những điều chỉ bảo trên đây một cách đúng đắn và kiên trì thì nhất định quý vị cũng sẽ tiếp nhận được ngay trong cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất mà con người có thể có được.

Trích từ:
Buddhadasa Bhikkhu
CỐT LÕI CỦA CỘI BỒ ĐỀ
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2012
(Phần I)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

An Cư Kiết Hạ Theo “Tứ Phần Luật”
Luật, Phật học

An cư là chế định quan trọng trong đời sống tu tập của Tăng đoàn Phật giáo, giúp tăng sĩ ổn định tinh thần và thân thể để chuyên tâm tu học. Trong Tứ phần luật và các bộ luật Phật giáo nguyên thủy, an cư thể hiện sự quy củ, thanh tịnh của tăng...

Giới luật cư sĩ trong kinh điển Pali
Luật, Phật học

Giới luật dành cho người cư sĩ trong kinh điển Pāli, đặc biệt được làm rõ trong kinh Sigālovāda và được soi sáng bởi các nguyên lý như trung đạo, tâm từ, nghiệp và tinh tấn, không chỉ đơn thuần là những quy tắc đạo đức khô khan. Tóm tắt: Bài viết này khảo sát nền...

Sáu điểm tương đồng và hai điểm khác biệt trong ba bộ Kinh Tịnh Độ
Kinh, Phật học

Ba bộ Kinh Tịnh Độ là những bản kinh nền tảng của Tịnh Độ tông, một pháp môn Phật giáo quan trọng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết, với mục đích duy nhất là dẫn dắt chúng sinh phát nguyện vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà...

Từ tín ngưỡng đến bất hoại tín
Kinh, Phật học

Trong xã hội công nghệ hiện đại ngày nay, trước làn sóng thông tin đa chiều, với vô số tin tức, hình ảnh báo chí thật hư lẫn lộn, nhiều kẻ lừa đảo, mượn đạo tạo đời, tự đánh bóng mình bằng các chiêu trò lừa bịp tinh vi, nhắm vào tâm lí ủy mị,...

Vay Trả Trả Vay (Tâm Lý Học Siêu Hình Của Phật Giáo)
Luận, Phật học

“Vay trả, trả vay” là công năng, hoạt dụng và địa vị của thức (năng-hoạt-vị thức) biến chuyển khiến vòng saṃsāra (luân hồi) luôn tiếp diễn. Có lẽ chúng ta chẳng ngỡ ngàng gì với nghi vấn: “Sau khi chết là hết?” hay “sau khi chết, con người sẽ đi về đâu?”, mà nó đã quá xa xưa và cổ hủ đối với người phương Đông nói chung...

Phương pháp quán chiếu duyên khởi
Luận, Phật học

Đối với pháp Mười hai duyên khởi, Kinh và Luận dạy ta thực hành hai pháp quán. Một là lưu chuyển và hai là hoàn diệt. Quán chiếu lưu chuyển Thực tập phương pháp quán chiếu này là để thấy rõ nguyên lý duyên khởi: “Cái này sinh, thì cái kia sinh”. Nghĩa là “vô...

Kinh Quán Niệm Hơi Thở | Thích Nhất Hạnh dịch
Kinh, Phật học, Sách PDF

KINH QUÁN NIỆM HƠI THỞ Thích Nhất Hạnh dịch Tôi nghe như sau: Hồi đó, Bụt còn ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v… Trong cọng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo...

Nhập Trung Quán Luận
Luận, Phật học

NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN Nguyệt Xứng (Candrakīrti, 560-640) TÀI LIỆU GIÁO KHOA TU HỌC Huynh Trưởng bậc Lực Gia Đình Phật Tử Việt Nam THÍCH NHUẬN CHÂU biên dịch LỜI DẪN Nhập Trung quán, là đi vào tinh thần Trung đạo, siêu việt các cực đoan có, không, như trong bài kệ Bát bất của...

Luận Thích Du Già Sư Địa
Luận, Phật học

Luận Thích Du Già Sư Địa Tối Thắng Tử Đẳng tạo, Đường Huyền Tráng dịch Bản Việt dịch của Thích Tâm Châu Kính lễ Thiên Nhân Ðại-Giác-Tôn,[4] Phúc-đức, trí-tuệ đều viên mãn. Vô thượng, văn-nghĩa pháp chân-diệu, Thụ học, chính tri Thánh Hiền chúng. Ðỉnh lễ Vô Thắng Ðại Từ-thị, Mong các hữu tình chung lợi...

Luận ngũ uẩn
Luận, Phật học

Luận ngũ uẩn Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) – Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng – Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh Đức Thế Tôn nói về Ngũ uẩn: Sắc uẩn; Thọ uẩn; Tưởng uẩn; Hành uẩn; Thức uẩn. Sắc uẩn là gì? Là bốn đại chủng 1 và những...

Đức Phổ Hiền Bồ-tát với pháp môn Tịnh độ
Phật học

Khi nhắc đến Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ tới hình ảnh Tây phương Tam Thánh, đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba vị thánh này ở cõi nước Cực Lạc phương Tây, trong đó đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ, còn đức Quán Âm và Thế Chí...

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia
Luật, Phật học

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo...

Một số vấn đề trong A tỳ đàm
Luận, Phật học

Không hài lòng với việc phân loại thực tại (các pháp) thành các uẩn, xứ và giới, các bộ phái ngày càng thấy nhu cầu thảo ra một danh sách tổng thể các pháp, và việc này đã đưa đến một liệt kê khá cụ thể cho các mục tiêu thiền quán về những thành...

Tìm hiểu tổng lược về Bộ kinh Milindapañha
Kinh, Phật học

Bộ kinh phản ánh đầy đủ giáo lý căn bản trong Kinh tạng Pāli của Phật giáo Theraveda, “những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, ít bị pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này” I. Tổng lược Kinh Milindapañha...

Giới thiệu kinh ‘Chuyện vua Thập Xa’
Kinh, Phật học

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến quí Phật tử từng mẩu chuyện trong kinh Tạp bảo tạng (雜寶藏經 ‘Saṃyukta-ratna-piṭaka-sūtra’), 10 quyển, do ngài Cát-ca-dạ (Kiṅkara, dịch là Hà sự, người Tây Vực) và Đàm Diệu (Tăng nhân thời Bắc Ngụy, năm sinh, mất và quê quán không rõ) dịch thời Nguyên Ngụy (A.D...

Luật tạng trong tổ chức Tăng đoàn ngày nay tại Việt Nam
Luật, Phật học

Tăng đoàn (Sangha) là những người nguyện sống với đời sống hoà hợp, để hổ trợ cho nhau thực hiện đời sống Giải thoát và Giác ngộ. I.  Luật tạng trong tổ chức tăng đoàn. Định nghĩa về tăng, Thiền sư Nhất Hạnh viết: “Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.