Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật.Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.

Chánh pháp do Đức Phật giảng dạycó những đặc tính như sau:

Hiện kiến

Pháp do Đức Phật thuyết giảng pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại.Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, Đức Phật đã thấy rõ pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển là thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp Mườihai duyên khởi theo hoàn diệt là thấy rõ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.

Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển, thì trong đó Ngài đã thấy rõ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt thì ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rõ Diệt đế và Đạo đế. Do tu tập và thấy rõ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng nghiệm đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là có chứng ngộ và sự giải thoát ngay trong cuộc sống này.

Vô nhiệt

Pháp của Phật có hiệu năng làm tươi mát tâm hồn của những ai thực hành nó. Vì pháp ấy đối trị phiền não, mà phiền não là trạng thái làm cho thân tâm nóng bức, khó chịu và khổ đau. Một khi thân đã có những cảm giác khó chịu, thì nó sẽ tác động lên tâm và ngược lại tâm có những cảm giác khó chịu thì nó cũng tác động lên thân, cả thân lẫn tâm đều phát sinh ra những cảm giác khó chịu, và bệnh hoạn cũng có thể phát sinh ra từ những sự bực bội này.

Do đó, một hành giả thực hành pháp của Phật là để trừ bỏ bệnh hoạn của thân và tâm. Lại nữa, bệnh của thân phát sinh là do bốn đại chủng sinh hoạt mâu thuẫn nhau, tạo nên những cảm giác nóng lạnh bất thường, tạo nên những chuyển động của các cơ năng không đều đặn và từ đó chúng có thể phát sinh vô số bệnh lý. Nhưng tất cả những bệnh lý ấy đều bị tác động và ảnh hưởng bởi một tâm hồn bệnh hoạn như lo âu, sợ hãi, khiếp đảm, sầu muộn, sân hận, bất mãn, tham ái, ngu tối mà ra.

Bởi vậy, muốn loại trừ tất cả những bệnh hoạn của thân và tâm, thì hành giả phải thực hành pháp của Phật. Vì chính pháp của Phật là pháp đối trị bệnh hoạn của thân và tâm. Một khi thân và tâm của bất cứ ai không còn bệnh hoạn, thì người ấy có hạnh phúc, có an lạc người ấy có đời sống của Niết-bàn ngay đây và bây giờ.

Thật vậy, con người chỉ có hạnh phúc và an lạc khi nào con người thật sự có được một thân tâm không tật bệnh không phiền não. Nhưng, muốn có được một thân tâm như vậy, thì con người cần phải thực hành pháp của Phật. Vì pháp ấy có hiệu năng làm lắng đọng và tiêu tan tất cả những sự sầu muộn, lo âu, sợ hãi, bất mãn, tham ái, sân hận và u tối của tâm hồn.

Tóm lại, pháp của Phật có tính chất làm tiêu tan tất cả những bệnh hoạn, phiền não và đem lại sự tươi mát, an lạc cho những ai thực hành nó.

Ứng thời

Pháp do Đức Phật thuyết giảng pháp ấy không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Bởi do sự không bị hạn chế này, nên pháp của Phật thích ứng với tất cả mọi không gian và thời gian.Chẳng hạn, trong quá khứ các pháp do duyên mà khởi, trong hiện tại các pháp do duyên mà khởi và trong vị lai các pháp cũng do duyên mà khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp do Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích hợp trong mọi thời gian của thế gian này.

Pháp Duyên khởi do Đức Phật đã giảng dạy, không những ở nơi này các pháp cần có duyên mới sinh khởi, mà ở nơi kia, các pháp cũng cần phải có duyên mới sinh khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích ứng với mọi không gian của thế gian này.

Lại nữa, mọi chúng sanh sinh ra trong quá khứ đều bị những hình thái khổ đau như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ như sanh, già, bệnh, chết, cầu mong mà không được là khổ đau phát sinh… Những chúng sanh sinh ra trong hiện tại, hay trong vị lai cũng như bất cứ ở đâu trong cõi đời này cũng đều bị chi phối như vậy cả.

Do đó, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trên thế gian này, Đức Phật đều nêu rõ Khổ đế. Và Khổ đế là một sự thật hiển nhiên của các chúng sanh ở thế gian này.

Lại nữa, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong thế gian này, sau khi Đức Phật đã nêu rõ ra Khổ đế, Ngài lại tiếptục chỉ rõ những nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Tập đế.
Như vậy, Đức Phật nói về Khổ đế và Tập đế là nói về nhân duyên, nhân quả làm sinh khởi sự khổ đau của thế gian. Bởi pháp mà Đức Phật đã nêu rõ như vậy, pháp ấy không bị hạn chế bởi bất cứ thời gian nào và không gian nào của thế gian này vậy.

Lại nữa, sau khi Đức Phật đã nêu rõ những nhân duyên, nhân quả tạo nên sự khổ đau của thế gian, Ngài lại tiếp tục nêu rõ nhân duyên, nhân quả xuất thế gian, đó là Diệt đế và Đạo đế. Diệt đế là kết quả tất yếu do sự tu tập Đạo đế mà thành tựu. Khổ đế và Tập đế đã được Đức Phật thuyết giảng, nhằm nêu rõ lý do mà thế gian bị trói buộc trong sự khổ đau.Đạo đế và Diệt đế được Đức Phật thuyết giảng nhằm nêu rõ con đường và hướng dẫn cách thoát ly sự khổ đau cho chúng sanh để đến nơi hạnh phúc an lạc. Bởi, pháp mà Đức Phật đã chỉ rõ con đường thoát ly sự khổ đau như vậy, pháp ấy không bị giới hạn bởi bất cứ thời gian và không gian nào.

Vì sao như vậy? Vì trong quá khứ,tất cả chúng sanh đã bị khổ đau và tất cả đều có khát vọng giải thoát. Tronghiện tại, tất cả chúng sanh đang bị khổ đau và tất cả đều đang có khát vọnggiải thoát. Trong vị lai, tất cả chúng sanh sẽ bị khổ đau và tất cả đều sẽ cókhát vọng giải thoát. Và không những chúng sanh ở nơi đây mà bất cứ ở đâu trênthế gian này cũng đều như vậy cả. Do tất cả chúng sanh hiện hành trong khônggian và thời gian trên thế gian này đều bị khổ đau và đều có khát vọng giảithoát khổ đau, nên pháp của Phật nói ra, pháp ấy có tính thích hợp với mọikhông gian và mọi thời đại của tất cả chúng sanh vậy. Do pháp của Phật có tínhnhư vậy, nên gọi là ứng thời.

Dẫn đạo

Pháp do Đức Phật thuyết giảng,pháp ấy có tính cách hướng đạo, dẫn đạo, đưa đường, cụ thể và thực tiễn không mơ hồ.

Thật vậy, trước khi Đức Phật sắpnhập Niết-bàn, có những đệ tử lậu hoặc chưa hết, liền thương tiếc khóc lóc,nhưng Ngài đã bình thản dạy bảo rằng: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi,Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Như Lai tự khẳng định sự hiện hữu của Ngài làngười dẫn đường cho chúng sanh về nơi giác ngộ, và giáo pháp Ngài dạy hẳn nhiêncũng phải mang đầy những tính chất như vậy. Nghĩa là giáo pháp của Phật do Ngàichứng nghiệm mà nói ra, pháp ấy có tính dẫn đạo, có tính khơi mở, chỉ bày, thựcdụng để giác ngộ và hội nhập.

Bởi vậy, trong kinh Đức Phật đãdặn đi, dặn lại nhiều lần với các đệ tử của Ngài rằng: “Các con hãy nương tựa pháp,hãy lấy pháp làm bậc Đạo sư của chính mình”.
Như vậy, trong lời dạy của Đức Phật, chúng ta thấy rằng, pháp với Ngài là một,pháp hiện hữu là Ngài hiện hữu, và Ngài hiện hữu là pháp hiện hữu. Nên, Ngàihiện hữu như một bậc Đạo sư, thì pháp của Ngài hiện hữu cũng hàm ngụ những tínhchất ấy.
Vậy, pháp của Phật hiện hữu là để hướng dẫn cho những ai muốn đi đến đời sốnggiải thoát và giác ngộ; muốn đi đến cuộc sống có trí tuệ và tình thương.

Nói gọn lại, pháp của Phật cótính chất hướng dẫn thực nghiệm, để đi đến đời sống an lạc, giải thoát cho đờinày và đời sau, cho bất cứ ai muốn thực hành nó.

Cận quán

Pháp do Đức Phật thuyết giảng,pháp ấy không phải để tranh cãi, không phải để lý luận, không phải để suy luận.Vì trong kinh Thánh Cầu (Trung Bộ I), Đức Phật dạy: “Pháp do Ta chứng được,thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vidiệu, chỉ có Người trí mới thấu hiểu…”.

Như vậy, người nào đem tâm tranhcãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không baogiờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày chomọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ aichỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không baogiờ hiểu được đạo Phật là gì.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật đãdạy: “Pháp của Ta giảng dạy là để thực hành, chứ không phải để nói”. Vậy, nhữngai đến với đạo Phật là để thực hành pháp của Phật, chứ không phải đến với đạoPhật để mà nói về đạo Phật. Nếu một người chuyên nói về đạo Phật, mà không thựchành đạo Phật, người ấy có thể là con vẹt, là cuốn băng, là tủ đựng sách…người ấy hiển nhiên không phải là nguồn sinh lực của đạo Phật, nên sự an lạc,giải thoát và giác ngộ không bao giờ có mặt nơi họ và người ấy vẫn bị triềnmiên với những khổ đau mà thôi.

Do đó, pháp của Phật có tính cáchcận quán, nghĩa là pháp ấy có tính thực hành, chiêm nghiệm và để an trú vào đờisống giải thoát.

Trí giả nội chứng

Như trong kinh Thánh Cầu, ĐứcPhật nói: “Pháp do Ngài chứng đạt, pháp ấy chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu”. Thậtvậy, kẻ ngu si thì tham ái dục, tham danh lợi, chấp ngã sâu nặng, khó mà nhậnthức rõ được chân lý, và rất khó mà từ bỏ được tính chấp thủ của họ.
Bởi vậy, trên thực tế, kẻ có trí tuệ thì hết tâm thương yêu và xây dựng cuộcđời, thường đem lại hạnh phúc an ổn cho đời. Trái lại, kẻ ngu si thường đem tâmnhiễu hại cuộc đời, họ không những đem lại sự đau khổ và bất an cho chính họ,mà còn đem lại sự đau khổ và bất an cho kẻ khác.

Lại nữa, người có trí tuệ thìluôn luôn khai mở để cho mọi người thấy rõ chân lý. Trái lại, kẻ ngu si thìthường làm cho chân lý khuất lấp và hay phỉ báng những điều hay lẽ phải.
Do đó, đối với giáo pháp cao thượng, kẻ ngu si không dễ gì tiếp cận, huống nữalà thực hành để có được sự nội chứng. Trái lại, người có trí tuệ thì đối vớipháp của Phật, họ sẽ tiếp cận một cách dễ dàng, khi nghe Đức Phật nêu rõ chânlý một cách minh thị. Họ không còn nghi ngờ gì nữa, khi nghe Đức Phật dạy rằng:Đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo. Hoặc nói rằng, khát ái, vôminh, chấp thủ năm uẩn là tự ngã… đó là những tác nhân, tác duyên của mọi sựkhổ đau.

Và họ cũng không nghi ngờ gì nữa,khi nghe Đức Phật dạy rằng, các pháp do duyên sinh thì không có tự tính, chúngsinh động, vô thường và không thực hữu. Chúng chỉ tồn tại trong sự tác động qualại hỗ tương, và chúng hiện hữu trong vòng nhân duyên, nhân quả vô tận. Và họkhông còn nghi ngờ gì nữa về pháp Bát chánh đạo, là con đường dẫn đến hạnhphúc, an lạc Niết-bàn.

Bởi, đời sống của trí tuệ là nhưvậy, nên pháp của Phật đã được người trí tiếp cận và thực hành bằng đời sốngnội quán của chính họ.

Pháp hay Dharma còn có nghĩa làtrí tuệ, nên người nào chứng nghiệm được pháp, người ấy được mệnh danh là cótrí tuệ.

Bởi vậy, Đức Phật là người đầutiên trong cõi đời này chứng ngộ được pháp, nên Ngài được mệnh danh là bậc TríTuệ ở trong đời. Và người đầu tiên dẫn dắt mọi người đi trên con đường trí tuệ.Bởi pháp của Phật có tính chất như vậy, nên pháp ấy được chứng ngộ bởi ngườitrí. Và người được gọi là có trí tuệ, khi nào kẻ ấy chứng ngộ được pháp.
Pháp của Phật do có những tính chất đã được đề cập ở trên, nên bất cứ ai thựchành nó, đều có thể phát sinh đời sống trí tuệ và có sự giải thoát ngay trongcuộc đời này.

THÍCH THÁI HÒA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Giới thuyết về Thiền uyển tập anh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trích yếu: Thiền uyển tập anh là bộ sử Phật giáo quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thiền uyển tập anh tập hợp các tiểu truyện thiền sư trong khoảng gần 1000 năm lịch sử, hàm chứa các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tôn giáo của Việt Nam từ...

Cuộc đời Tôn giả Rahula qua Kinh tạng Nikaya
Lịch sử, Nghiên cứu

Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống....

Chính quyền Chúa Nguyễn với các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)
Lịch sử, Nghiên cứu

Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật...

Đi tìm cơ sở truyền thừa của Ni giới tại Việt Nam qua thư tịch Hán cổ
Lịch sử, Nghiên cứu

Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn. Ngay như tại Việt Nam, do đặc thù của các điều kiện lịch sử, thế nên nhiều nguồn thư tịch quý giá cổ xưa...

Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Vị Xuyên – Hà Giang không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên phong phú, nhiều phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và những di tích lịch sử mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà còn nhiều điểm du lịch tâm linh như: Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, đền thờ...

Chủ nghĩa Platon và giáo lý đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thời đó, khoa học chưa phát triển, máy móc còn thô sơ nhưng họ hướng tới sự tìm tòi thế giới, bản tính con người một cách sâu sắc. Phật pháp ở thế gian, không xa sự giác ngộ của thế gian, tuy hai nền triết học khác nhau nhưng đều chung tư tưởng giúp...

Chấn hưng Phật giáo – Con đường truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong hành trình phương Nam, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ… Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước. Trong hành trình trên mảnh...

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua trường hợp Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Hồng qua trường hợp thiền Sự Từ Đạo Hạnh đã tạo nên hỗn hợp Phật – Thánh mang tính quy chuẩn từ kiến trúc không gian thờ tự cho đến nội dung tôn giáo, trở thành một tổng thể tương đối...

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên… Tín ngưỡng thờ...

Bước đầu khảo cứu mộc bản kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Thông qua hoạt động tổ chức khắc in kinh sách, chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền chúa Nguyễn với các vị cao tăng, bên cạnh đó là mối quan hệ gắn bó, cầu tiến, giúp đỡ lẫn nhau giữa các vị sư tăng ở các tông phái khác nhau....

Quá trình phát triển giáo dục Phật giáo miền Nam 1954-1981
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Giáo dục Phật giáo là nền tảng cho mọi hoạt động hoằng pháp của tăng ni, tri thức giúp họ gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp truyền thừa mạng mạch phật pháp. Lời mở đầu Lịch sử Việt Nam được hình thành và phát triển trên hai nghìn năm văn...

Bồ-tát Quán Thế Âm Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Người Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người đều có hình ảnh về vị Bồ-tát luôn đầy lòng bi mẫn này. Ngài là một đối tượng tín ngưỡng thiêng liêng nhưng đồng thời là một người Mẹ thân thương luôn là chỗ dựa cho con cái trên đường đời lắm thác ghềnh,...

Thuyết tái sinh góp phần xây dựng giá trị đạo đức xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo nhân quả nghiệp báo thì một hành động thiện sẽ dẫn đến các cảnh giới tái sinh tốt đẹp, do đó, tinh thần bất bạo động được xây dựng dựa trên nền tảng từ bi vô ngã trí tuệ của Phật giáo. Tóm tắt: Thuyết tái sinh và nghiệp báo là một trong những chủ...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.