Người nào đem tâm tranh cãi, đem tâm lý luận đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không bao giờ gặp được đạo Phật.Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày cho mọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ ai chỉ tìm hiểu đạo Phật mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không bao giờ hiểu được đạo Phật là gì.

Chánh pháp do Đức Phật giảng dạycó những đặc tính như sau:

Hiện kiến

Pháp do Đức Phật thuyết giảng pháp ấy có thể thực hành và có thể chứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại.Chẳng hạn, sau khi quán chiếu, Đức Phật đã thấy rõ pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển là thấy ngay gốc rễ của sinh tử. Và Ngài quán chiếu pháp Mườihai duyên khởi theo hoàn diệt là thấy rõ ngay sự có mặt của giải thoát và giác ngộ.

Lại nữa, trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo lưu chuyển, thì trong đó Ngài đã thấy rõ ngay Khổ đế và Tập đế. Và trong khi quán chiếu pháp Mười hai duyên khởi theo hoàn diệt thì ngay ở giây phút ấy, Ngài thấy rõ Diệt đế và Đạo đế. Do tu tập và thấy rõ pháp một cách thường xuyên như vậy, nên thực hành pháp của Phật, hành giả có thể chứng nghiệm đời sống giải thoát và an lạc trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là có chứng ngộ và sự giải thoát ngay trong cuộc sống này.

Vô nhiệt

Pháp của Phật có hiệu năng làm tươi mát tâm hồn của những ai thực hành nó. Vì pháp ấy đối trị phiền não, mà phiền não là trạng thái làm cho thân tâm nóng bức, khó chịu và khổ đau. Một khi thân đã có những cảm giác khó chịu, thì nó sẽ tác động lên tâm và ngược lại tâm có những cảm giác khó chịu thì nó cũng tác động lên thân, cả thân lẫn tâm đều phát sinh ra những cảm giác khó chịu, và bệnh hoạn cũng có thể phát sinh ra từ những sự bực bội này.

Do đó, một hành giả thực hành pháp của Phật là để trừ bỏ bệnh hoạn của thân và tâm. Lại nữa, bệnh của thân phát sinh là do bốn đại chủng sinh hoạt mâu thuẫn nhau, tạo nên những cảm giác nóng lạnh bất thường, tạo nên những chuyển động của các cơ năng không đều đặn và từ đó chúng có thể phát sinh vô số bệnh lý. Nhưng tất cả những bệnh lý ấy đều bị tác động và ảnh hưởng bởi một tâm hồn bệnh hoạn như lo âu, sợ hãi, khiếp đảm, sầu muộn, sân hận, bất mãn, tham ái, ngu tối mà ra.

Bởi vậy, muốn loại trừ tất cả những bệnh hoạn của thân và tâm, thì hành giả phải thực hành pháp của Phật. Vì chính pháp của Phật là pháp đối trị bệnh hoạn của thân và tâm. Một khi thân và tâm của bất cứ ai không còn bệnh hoạn, thì người ấy có hạnh phúc, có an lạc người ấy có đời sống của Niết-bàn ngay đây và bây giờ.

Thật vậy, con người chỉ có hạnh phúc và an lạc khi nào con người thật sự có được một thân tâm không tật bệnh không phiền não. Nhưng, muốn có được một thân tâm như vậy, thì con người cần phải thực hành pháp của Phật. Vì pháp ấy có hiệu năng làm lắng đọng và tiêu tan tất cả những sự sầu muộn, lo âu, sợ hãi, bất mãn, tham ái, sân hận và u tối của tâm hồn.

Tóm lại, pháp của Phật có tính chất làm tiêu tan tất cả những bệnh hoạn, phiền não và đem lại sự tươi mát, an lạc cho những ai thực hành nó.

Ứng thời

Pháp do Đức Phật thuyết giảng pháp ấy không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Bởi do sự không bị hạn chế này, nên pháp của Phật thích ứng với tất cả mọi không gian và thời gian.Chẳng hạn, trong quá khứ các pháp do duyên mà khởi, trong hiện tại các pháp do duyên mà khởi và trong vị lai các pháp cũng do duyên mà khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp do Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích hợp trong mọi thời gian của thế gian này.

Pháp Duyên khởi do Đức Phật đã giảng dạy, không những ở nơi này các pháp cần có duyên mới sinh khởi, mà ở nơi kia, các pháp cũng cần phải có duyên mới sinh khởi. Vậy, pháp Duyên khởi là pháp Đức Phật đã giảng dạy, pháp ấy luôn luôn có mặt và thích ứng với mọi không gian của thế gian này.

Lại nữa, mọi chúng sanh sinh ra trong quá khứ đều bị những hình thái khổ đau như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ như sanh, già, bệnh, chết, cầu mong mà không được là khổ đau phát sinh… Những chúng sanh sinh ra trong hiện tại, hay trong vị lai cũng như bất cứ ở đâu trong cõi đời này cũng đều bị chi phối như vậy cả.

Do đó, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trên thế gian này, Đức Phật đều nêu rõ Khổ đế. Và Khổ đế là một sự thật hiển nhiên của các chúng sanh ở thế gian này.

Lại nữa, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong thế gian này, sau khi Đức Phật đã nêu rõ ra Khổ đế, Ngài lại tiếptục chỉ rõ những nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Tập đế.
Như vậy, Đức Phật nói về Khổ đế và Tập đế là nói về nhân duyên, nhân quả làm sinh khởi sự khổ đau của thế gian. Bởi pháp mà Đức Phật đã nêu rõ như vậy, pháp ấy không bị hạn chế bởi bất cứ thời gian nào và không gian nào của thế gian này vậy.

Lại nữa, sau khi Đức Phật đã nêu rõ những nhân duyên, nhân quả tạo nên sự khổ đau của thế gian, Ngài lại tiếp tục nêu rõ nhân duyên, nhân quả xuất thế gian, đó là Diệt đế và Đạo đế. Diệt đế là kết quả tất yếu do sự tu tập Đạo đế mà thành tựu. Khổ đế và Tập đế đã được Đức Phật thuyết giảng, nhằm nêu rõ lý do mà thế gian bị trói buộc trong sự khổ đau.Đạo đế và Diệt đế được Đức Phật thuyết giảng nhằm nêu rõ con đường và hướng dẫn cách thoát ly sự khổ đau cho chúng sanh để đến nơi hạnh phúc an lạc. Bởi, pháp mà Đức Phật đã chỉ rõ con đường thoát ly sự khổ đau như vậy, pháp ấy không bị giới hạn bởi bất cứ thời gian và không gian nào.

Vì sao như vậy? Vì trong quá khứ,tất cả chúng sanh đã bị khổ đau và tất cả đều có khát vọng giải thoát. Tronghiện tại, tất cả chúng sanh đang bị khổ đau và tất cả đều đang có khát vọnggiải thoát. Trong vị lai, tất cả chúng sanh sẽ bị khổ đau và tất cả đều sẽ cókhát vọng giải thoát. Và không những chúng sanh ở nơi đây mà bất cứ ở đâu trênthế gian này cũng đều như vậy cả. Do tất cả chúng sanh hiện hành trong khônggian và thời gian trên thế gian này đều bị khổ đau và đều có khát vọng giảithoát khổ đau, nên pháp của Phật nói ra, pháp ấy có tính thích hợp với mọikhông gian và mọi thời đại của tất cả chúng sanh vậy. Do pháp của Phật có tínhnhư vậy, nên gọi là ứng thời.

Dẫn đạo

Pháp do Đức Phật thuyết giảng,pháp ấy có tính cách hướng đạo, dẫn đạo, đưa đường, cụ thể và thực tiễn không mơ hồ.

Thật vậy, trước khi Đức Phật sắpnhập Niết-bàn, có những đệ tử lậu hoặc chưa hết, liền thương tiếc khóc lóc,nhưng Ngài đã bình thản dạy bảo rằng: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi,Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Như Lai tự khẳng định sự hiện hữu của Ngài làngười dẫn đường cho chúng sanh về nơi giác ngộ, và giáo pháp Ngài dạy hẳn nhiêncũng phải mang đầy những tính chất như vậy. Nghĩa là giáo pháp của Phật do Ngàichứng nghiệm mà nói ra, pháp ấy có tính dẫn đạo, có tính khơi mở, chỉ bày, thựcdụng để giác ngộ và hội nhập.

Bởi vậy, trong kinh Đức Phật đãdặn đi, dặn lại nhiều lần với các đệ tử của Ngài rằng: “Các con hãy nương tựa pháp,hãy lấy pháp làm bậc Đạo sư của chính mình”.
Như vậy, trong lời dạy của Đức Phật, chúng ta thấy rằng, pháp với Ngài là một,pháp hiện hữu là Ngài hiện hữu, và Ngài hiện hữu là pháp hiện hữu. Nên, Ngàihiện hữu như một bậc Đạo sư, thì pháp của Ngài hiện hữu cũng hàm ngụ những tínhchất ấy.
Vậy, pháp của Phật hiện hữu là để hướng dẫn cho những ai muốn đi đến đời sốnggiải thoát và giác ngộ; muốn đi đến cuộc sống có trí tuệ và tình thương.

Nói gọn lại, pháp của Phật cótính chất hướng dẫn thực nghiệm, để đi đến đời sống an lạc, giải thoát cho đờinày và đời sau, cho bất cứ ai muốn thực hành nó.

Cận quán

Pháp do Đức Phật thuyết giảng,pháp ấy không phải để tranh cãi, không phải để lý luận, không phải để suy luận.Vì trong kinh Thánh Cầu (Trung Bộ I), Đức Phật dạy: “Pháp do Ta chứng được,thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vidiệu, chỉ có Người trí mới thấu hiểu…”.

Như vậy, người nào đem tâm tranhcãi, đem tâm lý luận, đem tâm suy luận mà đến với đạo Phật, người ấy không baogiờ gặp được đạo Phật. Bởi vì tất cả những gì Đức Phật nói ra, đã trình bày chomọi người, đó là những gì Ngài đã thực nghiệm, đã chứng ngộ. Bởi vậy, bất cứ aichỉ tìm hiểu đạo Phật, mà không thực hành pháp của Phật, người ấy sẽ không baogiờ hiểu được đạo Phật là gì.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật đãdạy: “Pháp của Ta giảng dạy là để thực hành, chứ không phải để nói”. Vậy, nhữngai đến với đạo Phật là để thực hành pháp của Phật, chứ không phải đến với đạoPhật để mà nói về đạo Phật. Nếu một người chuyên nói về đạo Phật, mà không thựchành đạo Phật, người ấy có thể là con vẹt, là cuốn băng, là tủ đựng sách…người ấy hiển nhiên không phải là nguồn sinh lực của đạo Phật, nên sự an lạc,giải thoát và giác ngộ không bao giờ có mặt nơi họ và người ấy vẫn bị triềnmiên với những khổ đau mà thôi.

Do đó, pháp của Phật có tính cáchcận quán, nghĩa là pháp ấy có tính thực hành, chiêm nghiệm và để an trú vào đờisống giải thoát.

Trí giả nội chứng

Như trong kinh Thánh Cầu, ĐứcPhật nói: “Pháp do Ngài chứng đạt, pháp ấy chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu”. Thậtvậy, kẻ ngu si thì tham ái dục, tham danh lợi, chấp ngã sâu nặng, khó mà nhậnthức rõ được chân lý, và rất khó mà từ bỏ được tính chấp thủ của họ.
Bởi vậy, trên thực tế, kẻ có trí tuệ thì hết tâm thương yêu và xây dựng cuộcđời, thường đem lại hạnh phúc an ổn cho đời. Trái lại, kẻ ngu si thường đem tâmnhiễu hại cuộc đời, họ không những đem lại sự đau khổ và bất an cho chính họ,mà còn đem lại sự đau khổ và bất an cho kẻ khác.

Lại nữa, người có trí tuệ thìluôn luôn khai mở để cho mọi người thấy rõ chân lý. Trái lại, kẻ ngu si thìthường làm cho chân lý khuất lấp và hay phỉ báng những điều hay lẽ phải.
Do đó, đối với giáo pháp cao thượng, kẻ ngu si không dễ gì tiếp cận, huống nữalà thực hành để có được sự nội chứng. Trái lại, người có trí tuệ thì đối vớipháp của Phật, họ sẽ tiếp cận một cách dễ dàng, khi nghe Đức Phật nêu rõ chânlý một cách minh thị. Họ không còn nghi ngờ gì nữa, khi nghe Đức Phật dạy rằng:Đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo. Hoặc nói rằng, khát ái, vôminh, chấp thủ năm uẩn là tự ngã… đó là những tác nhân, tác duyên của mọi sựkhổ đau.

Và họ cũng không nghi ngờ gì nữa,khi nghe Đức Phật dạy rằng, các pháp do duyên sinh thì không có tự tính, chúngsinh động, vô thường và không thực hữu. Chúng chỉ tồn tại trong sự tác động qualại hỗ tương, và chúng hiện hữu trong vòng nhân duyên, nhân quả vô tận. Và họkhông còn nghi ngờ gì nữa về pháp Bát chánh đạo, là con đường dẫn đến hạnhphúc, an lạc Niết-bàn.

Bởi, đời sống của trí tuệ là nhưvậy, nên pháp của Phật đã được người trí tiếp cận và thực hành bằng đời sốngnội quán của chính họ.

Pháp hay Dharma còn có nghĩa làtrí tuệ, nên người nào chứng nghiệm được pháp, người ấy được mệnh danh là cótrí tuệ.

Bởi vậy, Đức Phật là người đầutiên trong cõi đời này chứng ngộ được pháp, nên Ngài được mệnh danh là bậc TríTuệ ở trong đời. Và người đầu tiên dẫn dắt mọi người đi trên con đường trí tuệ.Bởi pháp của Phật có tính chất như vậy, nên pháp ấy được chứng ngộ bởi ngườitrí. Và người được gọi là có trí tuệ, khi nào kẻ ấy chứng ngộ được pháp.
Pháp của Phật do có những tính chất đã được đề cập ở trên, nên bất cứ ai thựchành nó, đều có thể phát sinh đời sống trí tuệ và có sự giải thoát ngay trongcuộc đời này.

THÍCH THÁI HÒA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Trong ngày hôm nay, thời gian tổ chức sự kiện Đức Phật...

Những nhân vật tiêu biểu trong quá trình hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Quá trình hình thành Tổng Hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, khi Phật giáo chính thức có một tổ chức đại diện thống nhất trên toàn quốc. Bối cảnh lịch sử – xã hội và thực trạng Phật giáo Việt Nam đầu...

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Về tên...

Khảo cứu lịch sử chất liệu ghi chép lưu trữ kinh Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Thời điểm xưa nhất tài liệu ghi chép, Vua A Dục (Asoka, 268-233 trước Dương lịch) vào lần tập kết kinh điển lần thứ 3 đã cho cán mỏng đồng đỏ thành lá để ghi chép và lưu trữ kinh Phật. Tổng lược các lần tập kết kinh điển theo góc nhìn các nhà nghiên...

Văn bia Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng thời Nguyễn (1802-1945): Một số vấn đề về hình thức
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Theo đà tiến bước của lưu dân Đại Việt về phương Nam, Phật giáo cũng từng bước xuất hiện và cắm rễ sâu trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành một yếu tố văn hóa không thể tách rời trong bức tranh đa sắc của tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. Trong...

Các Giống Dân Cổ Ấn Trước Thời Đức Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Theo các tài liệu cho biết rằng ngày xưa, ở Ấn Độ chỉ có một giống dân tên Negro da đen, tóc quăn, nhỏ con và mặt choắt. Họ không biết canh tác trồng tỉa gì cả. Hiện nay, giống dân này còn sót lại ở một số vùng cao tại Ấn Độ và châu...

Khởi Nguồn Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Phật Giáo Phát Triển còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các...

Lịch Sử Của Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma)
Lịch sử, Nghiên cứu

Trong tuần lễ thứ tư sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài đã suy xét một cách chi tiết về Vô Tỷ Pháp là cốt lõi liên quan đến pháp siêu lý (Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Níp-bàn) cũng là cốt lõi của giáo pháp trong Phật giáo suốt 7 ngày. Trong lúc suy...

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các chúa Nguyễn thực hiện chính sách di dân, mở cõi về phía Nam của đất nước, theo các đoàn di dân có các thiền sư người Việt Nam và Trung Hoa. Mở cõi đến đâu, các thiền sư đều lập am, chùa đến đó để làm chỗ dựa tinh thần cho người dân trên...

Rồng trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý: Từ huyền thoại đến hiện thực
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Hình ảnh rồng trong thời Lý không chỉ phong phú về hình dáng và truyền thuyết, mà còn thể hiện sự kết nối chặt chẽ với những giá trị tâm linh và văn hóa. Mở bài Khi đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, kiến trúc Phật giáo bắt đầu chập chững những...

Sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm thời nhà Trần
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Việc ra đời Thiền phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh Phật giáo đã thực sự bắt rễ tại Việt Nam, thực sự được người Việt đương thời tiếp thu và phát triển. Tóm tắt: Nhà Trần (1226-1400) là...

Triết lý Phật giáo qua bài Kệ vô thường lúc bấy giờ của Trần Thái Tông
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Mở đầu Nhà Trần, như một ngọn hải đăng sáng chói giữa biển cả lịch sử phong kiến Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc. Trong suốt 175 năm trị vì, với mười hai đời vua và bảy năm thời hậu Trần, triều đại này không chỉ nổi bật...

Văn học Phật giáo Đàng Trong: Sự dung hòa tư tưởng Phật – Nho – Đạo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp Tam giáo không phải là sự dung hợp mang tính áp đặt, mà là sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một hệ tư tưởng toàn diện Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, sự dung hợp giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo (Tam giáo đồng...

Văn học Phật giáo Đàng trong và sự dung hợp các tông phái Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Trong bối cảnh lịch sử đặc thù, sự dung hợp giữa các tông phái Thiền tông, Tịnh độ tông, và Mật tông không chỉ phản ánh tinh thần sáng tạo của Phật giáo mà còn khẳng định vai trò trung tâm của nó trong đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển văn hóa...

Triết học cho giáo dục gia trong thế giới cuồng loạn
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

“Chúng ta đang thiếu tinh thần công cộng và lòng ái quốc chân chánh ngay bây giờ. Chúng ta còn đang mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình quá nhiều. Nếu mưu lợi này được thỏa mãn, xin đừng nhân danh này, nọ đến mọi người, khi sự việc bất hạnh xảy đến họ....

Ngài Thế Thân: Cuộc đời, Tác phẩm, Duy Thức, và Những tranh luận
Lịch sử, Nghiên cứu

Ngài Thế Thân (thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch) được đánh dấu niên đại ở vào thời cực thịnh của triều đại Gupta bởi vì sự kiện, theo ngài Chân Đế [Paramàrtha], thì ngài [Thế Thân] đã dạy cho thái tử, hoàng hậu của Vua “Vikramàditva” – danh xưng dành cho Đại Đế Chandragupta...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.