ĐẠO PHẬT
THÍCH ĐỒNG THÀNH

A – GIỚI THIỆU:

– Đạo Phật là một trong những Tôn giáo lớn của nhân loại. Đó là một truyền thống tâm linh có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử văn minh của nhân loại.

– Vì sao Đạo Phật có thể tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng tích cực đối với nền văn minh của nhân loại? Đặc tính của đạo Phật là gì? Vai trò của Đạo Phật đối với xã hội ngày nay như thế nào? v.v. Đó là những vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu.

B – NỘI DUNG:

I – Định nghĩa:

1. Đạo:

– Chữ Đạo thường có 3 nghĩa:

+Con đường: các cảnh giới như chư thiên (Thiên đạo), loài người (Nhơn đạo), Atula (Atula đạo)…

+Đạo lý: bổn phận, nguyên tắc đạo đức xã hộ, các hành xử giữa người với người.

+Lộ trình đưa đến sự trức nhận (nhận rõ trực tiếp) và thể nhập lý tánh tuyệt đối, chân lý vũ trụ và bản thể vạn vật. Đây chính là ý nghĩa chữ Đạo trong Đạo Phật.

2. Phật:

– Chữ Buddha có nghĩa là Bậc Tỉnh Thức, Đấng Giác Ngộ (Giác Giả), chỉ cho bậc đã giác ngộ hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn, chứng đắc cảnh giới Niết Bàn.

*Xét về nghĩa, chữ Giác có 3 nghĩa:

– Tự giác: tự thân tu tập, thành tựu phước huệ viên mãn, giác ngộ được chân lý của vũ trụ, phước trí nhị nghiêm. Chứng ngộ nhân quả thế gian và xuất thế gian.

– Giác tha: dùng bình đẳng trí, vọng tâm vô duyên từ để dộ khắp chúng sánh (Đây là công hạnh của Bồ Tát).

– Giác hạnh viên mãn: Đức Phật chứng được căn bản trí, đoạn trừ phiền não ngũ trược, không còn hai thứ sanh tử, muôn đức đều đầy đủ, 10 hiệu trọn vẹn, nên được tôn xưng là Viên Mãn Giác Hạnh.

* Xét về quả vị, chữ Phật thường được dùng để chỉ 2 quả vị:

– Độc Giác Phật: là bậc hoàn toàn giác ngộ nhưng không có duyên hóa độ chúng sanh.

– Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác: bậc đã giác ngộ hoàn toàn và giáo hóa chúng sanh.

3. Đạo Phật:

Là một truyền thống tâm linh do Đức Phâtk thiết lập, là con đường đưa đến sự giác ngộ do Đức Phật khám phá, chứng ngộ và chỉ dạy.

Đạo Phật có thể hiểu theo 3 nghĩa:

– Trên phương diện đạo đức xã hội, Đạo Phật là lối sống cao thượng, đạo đức, mô phạm để đưa đến hạnh phúc chân thật và trọn vẹn.

– Trên phương diện triết học. Đạo Phật là hệ thống giáo lý, triết lý sâu sắc giúp hành giả nhận rõ chân lý vũ trụ và bản thể của vạn vật.

– Trên phương diện tôn giáo, Đạo Phật là một truyền thống tâm linh tỉnh thức, hưởng đến việc tự lợi và lợi tha, tự giác và giác tha, độ mình và độ người được rốt ráo viên mãn.

II – Đạo phật là một tôn giáo hay một hệ thống triết học?

1. Tôn giáo:

– Theo quan điểm Tây phương, Tôn giáo (religion) là sự thâu lượm sức mạnh siêu nhiên, là sự chú ý hay tôn kinh.

– Theo quan điểm Đông phương, tôn giáo là gốc, nơi sinh ra cành ngọn, giáo là dạy dỗ, là tu sửa những gì đã có => Tôn giáo là sự biểu lộ của những tư tưởng, tình cảm của quần chúng đối với các đấng thần linh siêu nhiên. Đó là một hệ thống tín ngưỡng bao gồm nghi lễ, giáo điều,…

2. Triết học:

– Theo tây phương, Triết học (Philosophi) có nghĩa là yêu chuộng tri thức, là một hệ thống lý thuyết để giải thích về những:

(1) Cái chưa biết (bản thể, siêu hình)

(2) Cái đã biết nhưng chưa rõ ràng (nhận thức luận, tâm lý học, thẩm mỹ học…), dùng ngôn ngữ phức tạp để mổ xẻ vấn đề đơn giản của cuộc sống.

– Theo Đông phương, Triết học là môn học luận lý có tính cách chia chẻ phân tích và làm sáng tỏ từng vấn đề, tìm hiểu đặc điểm và bản chất sự vật.

* Đạo Phật không giống những hình thức tôn giáo Tây phương. Đức Phật cũng không muốn đạo của Ngài là một hệ thống triết học, bởi vì triết học chỉ quanh quẩn trong phạm vi tìm hiểu và lý giải hơn là sự thực hành và thể nghiệm. Đạo Phật không phải riêng của ngành học nào mà nó bao trùm khắp tất cả như: Tôn giáo, luân lý, triết học, khoa học,…

III – Mục đích của Đạo Phật:

1. Điều phục tự thân:

– Là sự phòng hộ, kiểm thúc, điều phục và làm chủ được các căn và văn bản thân mình, để từ đó chế ngự những phiền não trong tâm.

2. Đạt được sự thanh tịnh và an lạc:

– Theo Đạo Phật, sự thanh tịnh và an lạc đích thực không phải đến từ đời sông vật chất, danh vọng hay sự thành đạt trong sự nghiệp mà đến từ trong tâm của minh. Người có sự thanh tịnh và an lạc thì không còn phải sợ hãi, lo âu, phiền muộn dù người ấy đang ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào và làm bất cứ việc gì.

3. Đạt được sự giải thoát (Moksa), Niết bàn (Nirvana):

– Niết bàn là mục đích tối hậu trong đạo Phật, đó là sự chấm dứt mọi khổ đau, phiền não; là trạng thái thanh tịnh và sáng suốt tuyệt đối; là sự thành tựu trí tuệ tối thượng.

IV – Những đặc tính tiêu biểu của Đạo Phật:

1. Tính chân thật (tathagat):

–  Đạo Phật là đạo Như Thật, đạo nói về chân lý và sự thật. Người tu theo Đạo Phật cần phải xa lìa sự giả dối để trở về với sự thật: sự thật về con người (vô thường, khổ, vô ngã) sự thật về thế giới (duyên khởi, nhân quả).

– Phương pháp tu tập, sự thành đạo và sự giáo hóa của Đức Phật được đặt trên nền tảng của nguyên lý Như thị hay Như Thật, nghĩa là trở về với cái nguồn thanh tịnh của chân tâm.

– Để nhận được tính Như thật đó, hành giả phải thực hành những nguyên lý (Tứ Thánh Đế, Duyên Khởi, Vô ngã v.v.) theo lộ trình Giới Định Tuệ.

2. Tính nhân bản:

– Nhân bản là đáp ưng và giải quyết những nhu cầu, ưu tư và ước vọng chân chính của loài người. Đức Phật không chấp nhạn quan điểm về một thượng đế hay đấng sáng tạo quyết định vận mệnh của mỗi người mà ngược lại, trên nền tảng của nhân quả nghiệp báo, Ngài khẳng định hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người hay mỗi cộng đồng do chính con người hay chính khổ đau của mỗi người hay mỗi cộng đồng là do chính con người hay chính cộng đồng ấy quyết định.

– Tinh thần tự lực được xem là nhân tố chính để thành tựu mọi ước vọng của con người.

– Theo Đạo Phật, con người không chỉ có khả năng hoàn thiện nhân cách của chính mình mà còn có thể tu tập chứng đắc các quả vị thánh thiện, ngay cả quả vị Phật,

3. Tinh thần từ bi và trí tuệ:

– Đạo Phật được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. ở đâu có Đạo Phật ở đó có tình thương và sự sống đích thực. Hành giả tu theo Đạo Phật là người đang nhận diện, thể nghiệm và ban rải lòng từ bi đến cho mọi muôn loài, đến cả pháp giới chúng sinh.

– Trong Phật pháp, Chánh kiến là yếu tố đầu tiên trong nhận thức và tu tập, mục đích tối hậu của Đạo Phật là thành tựu trí tuệ giải thoát. Đạo Phật luôn lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

–  Từ bi và trí tuệ được xem là hai yếu tố cần và đủ của những hành giả Phật giáo, đó chính là nền tảng của Đạo Phật.

4. Tinh thần thực tiễn:

– Đạo Phật không bàn đến những vấn đề siêu hình, không hứa hẹn một tương lai xa xôi, mà chỉ chú trọng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề trước mắt của kiếp người.

– Một trong những nghĩa của chữ Pháp là thiết thực, hiện tại, không hoài niệm về quá khứ, không vọng tưởng về tương lai mà chỉ tiếp xúc trọn vẹn với hiện tại.

5. Tinh thần hướng đến tự do, giải thoát:

– Tùy theo căn cơ, nghiệp thức, hoàn cảnh và nhân duyên khác nhau mà mỗi người đến để tìm hiểu và hành trì theo Đạo Phật bằng những phương cách khác nhau.

– Đạo Phật đề cao tinh thần tự do tư tưởng, tự do ý chí, tự do tu tập. Nhưng đó không phải là sự tùy tiện mà là sự tự do trong ý thức tự chủ. Trên nền tảng của sự tự do này, nhiều tư tưởng giáo lý và nhiều tông phái được hình thành. Tuy là có sự khác nhau, nhưng giống như nước bốn biển chỉ có một vị mặn, các hệ thống tư tưởng và tông phái của Đạo Phật đều hướng đến một mục tiêu tối hậu là Giác ngộ, giải thoát.

C – KẾT LUẬN

– Đạo Phật không phải là một hệ thống lý thuyết suông mà là một phương pháp để thực tập và thể nghiệm.

– Người học Phật không chỉ giáo lý của Đức Phật mà còn phải học từ đời sống phạm hạnh, mô phạm và thanh tịnh của Ngài để áp dụng cho đời sống tu học của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Ba
Luật, Phật học

Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập Pháp Tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ . Vua...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai
Luật, Phật học

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10 điều phi pháp như sau: 1/ Tỳ kheo ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn hợp pháp, 2/ Tỳ kheo ăn xong, nhận được thức ăn khác, dùng hai ngón tay cầm thức ăn để ăn vẫn hợp pháp, 3/ Tỳ kheo ăn xong, rời khỏi chỗ, rồi ngồi ăn lại vẫn hợp pháp, 4/ Tỳ kheo ăn xong, đi sang nơi...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Nhất
Luật, Phật học

Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo:...

Tu tập tịnh giới và pháp môn Tịnh Độ
Luận, Phật học

Thầy Thích Thái Hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564  I. Im lặng 1- Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới Chúng ta muốn công cụ Tịnh độ thành công nên phải đặt nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của Phật...

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
Luật, Phật học

CĂN BẢN GIỚI BỒ TÁT CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG Nguyên tác: Root Bodhisattva Vows modified, March 2002, from Berzin, Alexander. Taking the Kalachakra Initiation Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thursday, March 05, 2015 Giới Thiệu Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành...

Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ
Phật học

Phật tử tu học theo truyền thống Bắc tông thường tụng niệm mười Phổ Hiền hạnh nguyện trong mỗi khoá lễ. Hầu như ai cũng thuộc lòng, tụng như cháo chảy nhưng nhiều khi chỉ là đọc tụng theo quán tính, theo trí nhớ chứ ít khi tìm hiểu thấu đáo, hoặc là thật sự...

Hạnh nguyện của Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Luận, Phật học

Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên...

Tánh Khởi Luận: Lý thuyết phân phối trật tự trong Hoa Nghiêm Tông
Luận, Phật học

(I) Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô. Họ khởi đầu bằng nỗ lực nghe và thấu hiểu mọi lời được nói ra. Họ nỗ lực để thấy hiểu mọi chiều hướng tác...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không
Kinh, Phật học

BÀI KINH DÀI VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Mahasunnata-sutta-sutta (dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong Tôi từng được nghe như thế này: Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha). Vào buổi...