1. Nguyên văn

啟建法筵 為牒仰事。茲據

越南國…省…縣(郡)…社…村、家居奉

佛修香諷經設供施食孤魂祈陰超陽泰事。今齋主… 維日香花載設、禮品具陳、仰望佛恩、俯垂接度。

痛念、伏為法界三十六部、河沙男女無祀陰孤魂、自 他先亡家親眷屬、及本處遠近無祀陰靈孤墓列位。普召 界內、幾次戰爭、志士列士亡軀兵士陣亡、人民難亡、 冤魂枉死、男女無祀陰靈、空行水陸列位。

言念、只因逐妄、墮落邊鄉、不悟真常、沉淪苦趣。 今霄幸遇、甘露門開、承三寶力、召到壇前、聽妙法 音、受甘露味、俾悟圓明湛寂真如、妙理之機關、令知 清淨虛空、大覺正尊之彼岸、不生不滅、無去無來、長 依般若之鄉、共證菩提之果、匡扶齋主以平安、保護生 人而康泰。須至牒者。

右牒仰 恭望

南無面燃王菩薩證明、示下河沙男女無祀陰孤魂列位 允納。

歲次…年…月…日時、請薦牒

2. Phiên âm:

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự.

Tư cứ: Việt Nam Quốc … Tỉnh, … Huyện (Quận), … Xã, … Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ ẩm siêu dương thái sự. Kim trai chủ … duy nhật hương hoa tải thiết, lễ phẩm cụ trần; ngưỡng vọng Phật ân, phủ thùy tiếp độ.

Thống niệm: Phục vị pháp giới Tám Thập Lục Bộ1, hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn2, tự tha tiên vong gia thân quyến thuộc, cập bồn xứ viễn cận vô tự âm linh cô mộ liệt vị. Phổ triệu giới nội, kỉ thứ chiến tranh, chí sĩ liệt sĩ vong xu, binh sĩ trận vong, nhân dân nạn vong, oan hồn uổng tử, nam nữ vô tự âm linh, không hành thủy lục liệt vị.

Ngôn niệm: Chỉ nhân trục vọng, đọa lạc biên hương; bất ngộ chơn thường, trầm luân khổ thú; kim tiêu hạnh ngộ, Cam Lộ3 môn khai; thừa Tam Bảo lực, triệu đáo đàn tiền; thính diệu pháp âm, thọ Cam Lộ vị; tỷ ngộ viên minh trạm tịch, chơn như4 diệu lý5 chi cơ quan; linh tri thanh tịnh hư không, Đại Giác6 chánh tôn chỉ bỉ ngạn; bất sanh bất diệt7, vô khứ vô lai8; trường y Bát Nhã chi hương, cọng chứng Bồ Đề chi quả; khuôn phò trai chủ dĩ bình an, bảo hộ sanh nhân nhi khương thái. Tu chí điệp giả.

HỮU ĐIỆP NGƯỠNG

Cung vọng: Nam Mô Diện Nhiên9 Vương Bồ Tát chứng minh, thị hạ hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn liệt vị doãn nạp.

Tuế thứ … niên … nguyệt … nhật thời. Thỉnh tiến điệp.

3. Chú thích

Pháp Diên Mở Bày  Điệp xin dâng cúng.

Nay căn cứ: việc gia đình hiện ở tại Thôn …, Xã …, Huyện (Quận) Tinh nước Việt Nam dâng hương tụng kinh, thiết cúng thí thực cô hồn, cầu âm siêu dương thái … Nay có trai chủ … ngày này hương hoa dọn khắp, lễ phẩm đủ bày; ngưỡng mong Phật ơn, cúi thương tiếp độ:

Xót nghĩ: Kính vì pháp giới Ba Mươi Sáu Bộ, hà sa nam nữ không nơi thờ tự, âm linh cô hồn, ta người quá vãng, thân thích quyến thuộc, cùng chốn này xa gần các vị âm linh vô tự cô mộ. Mời khắp trong vùng, bao đời chiến tranh, chí sĩ liệt sĩ bỏ thân, binh sĩ trận vong, nhân dân nạn vong, oan hồn chết uống, nam nữ âm linh không nơi thờ tự, không hành thủy lục các vị.

Trộm nghĩ: Chỉ vì sai lạc, đọa lạc vùng ven; chẳng ngộ chơn thường, đắm chìm nẻo khổ. Chiều nay may gặp, Cam Lộ cửa bày; nhờ Tam Bảo lực, mời đến trước đàn; nghe pháp âm mầu, nhận Cam Lộ vị; khiến ngộ viên minh vắng lặng, chơn như lý mầu ấy cửa huyền; giúp biết trong sạch hư không, Đại Giác chí tôn ấy bờ bến; chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi; mãi nương Bát Nhã quê hương, cùng chứng Bồ Đề quả vị; phò giúp trai chủ được bình an, bảo hộ người sống mà khương thái. Kính dâng điệp nầy.

Kính Dâng Điệp

Kính trông: Nam Mô Diện Nhiên Vương Bồ Tát chứng minh tiếp độ, hạ lệnh hà sa nam nữ vô tự âm linh cô hồn các vị thọ nhận.

Ngày … tháng … năm … Điệp thỉnh cúng.

4. Chú thích

  1. Trong Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh (正法念處經, Taishō Vol. 17, No. 721) quyển 16, phẩm Ngạ Quỷ (餓鬼品) cũng như Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō Vol. 53, No. 2122) quyền 6, phần Liệt Số Bộ (列數部) thứ 4 cũng có nêu ra tên 36 loại Ngạ Quỷ, nhưng tên gọi có khác. Pháp Uyển Châu Lâm quyển 6 nêu rõ từng nguyên nhân vì sao bị đọa làm thân quỷ của từng loại như vậy. (1) Hoạch Thang Quỷ (鑊湯鬼, quỷ vạc nước sôi), do được người khác thuê sát sanh, nên bị bỏ vào vạc nước sôi nấu luộc; (2) Châm Khẩu Xú Quỷ (針口臭鬼, quỷ hôi thối có miệng nhỏ như cây kim), do vì lấy tiền tài mướn người giết hại, nên bị quả báo cổ họng nhỏ như cây kim, đến nỗi giọt nước cũng không chảy lọt; (3) Thực Thổ Quỷ (食吐鬼, quỷ ăn vào nôn mữa ra), chồng khuyên vợ bố thí, nhưng vợ tiếc của mà từ chối, tích trữ tài sản, keo kiệt, bỏn xẻn, nên thường ăn vào mà nôn mữa ra; (4) Thực Phần Quỷ (食糞鬼, Quỳ Ăn Phân), do vì người vợ lừa dối chồng, tự ăn các thức ăn uống, hiềm ghét chồng, nên ăn rồi mữa ra phân; (5) Thực Hỏa Quỷ (食火鬼, quỷ ăn lửa), do vì cấm người khác không cho lương thực, khiến họ tự chết, cho nên bị lửa thiêu đốt, kêu la thất thanh, đói khát khổ sở; (6) Thực Khí Quỷ (食 氣鬼, quỷ ăn hơi), ăn nhiều đồ thức ăn ngon, không cho vợ con đang bị đói khát ăn, nên bị quả báo ngửi không khí mà thôi; (7) Thực Pháp Quý(食法鬼,quỷ ăn pháp), vì cầu tài lợi mà nói pháp cho người, nên thân thường đói khát, thịt nơi thân tiêu mất dần, chỉ mong chư tăng thuyết pháp thì mạng mới bảo tồn được; (8) Thực Thủy Quỷ (食 水鬼, quỷ ăn nước), do bán rượu như nước để phỉnh gạt người ngu, không giữ trai giới, nên thường bị khát nước; (9) Hy Vọng Quỷ (希 望鬼, quỹ hy vọng), do mua bán tranh giành giá cả, lừa gạt lấy đồ, nên thường bị đói khát, nhờ cúng tế cho các vong linh đời trước mà được ăn no đủ; (10) Thực Thùy Quỷ (食唔鬼, quỷ ăn đồ khạc nhổ), do vì lấy đồ không được trong sạch mà lừa dối người xuất gia, nên thân thường đói khát, luôn bị thiêu đốt, cầu mong người khạc nhổ ra để ăn đồ bất tịnh; (11) Thực Man Quỳ(食髮鬼, quỷ ăn tràng hoa), do vì vào đời trước, trộm cắp tràng hoa của Phật để tự trang sức cho mình; nên nếu có người lấy tràng hoa cúng tế, nhờ vậy mà có tràng hoa để ăn; (12) Thực Huyết Quỷ (食血鬼, quỷ ăn máu), do giết hại sinh mạng, ăn máu huyết mà không chia cho vợ con, nên phải chịu làm thân quỷ nầy; chỉ nhờ cúng tế máu mới được ăn; (13) Thực Nhục Quỷ (食肉鬼, quỷ ăn thịt), do vì lấy thịt thân chúng sanh, băm nhỏ từng miếng rồi đem cân, mua bán lừa đảo, vì vậy phải chịu quả báo nầy; nhờ cúng tế thịt đủ loại mới có thể ăn được; (14) Thực Hương Quỷ (食香鬼, quỷ ăn hương), do vì bán loại hương xấu mà lại được lợi nhiều, nên bị quả báo chỉ ăn hương khói mà thôi; (15) Tật Hành Quỷ (疾行鬼, quỷ đi nhanh), nếu có phá giới mà lại mang pháp phục tu sĩ, lường gạt, làm mê hoặc để lấy tài của; bảo cúng cho người bệnh, cuối cùng chẳng đưa cho người đó, lại lấy tự ăn một mình, nên bị quả báo thường ăn đồ nhơ nhớp, tự thiêu cháy thân mình; (16) Tú Tiện Quỷ (伺便鬼,quỷ dòm rình đại tiểu tiện), do dùng mưu mô, lường gạt lấy tài của mà chẳng tu phước nghiệp, vì vậy mới thọ quả báo nầy, nơi lông của thân có lửa phát ra, thường ăn khí lực bất tịnh của người để tự tồn tại; (17) Hắc Ám Quỷ (黑闇鬼,quỷ đen tối), do vì làm trái pháp luật mà mong cầu tài của, làm cho người khác phải bị vào lao ngục, nên mắt chẳng thấy được, tiếng thường ai oán, bị ở trong chỗ tối tăm có nhiều rắn; (18) Đại Lực Quỷ (大力鬼,quỷ có sức mạnh lớn), do vì trộm cắp đồ của người, lại đem cho kẻ ác, nên chịu quả báo nầy, có sức thần thông lớn, chịu nhiều khổ não; (19) Xí Nhiên Quỷ (熾然鬼,quỷ bốc cháy), do phá thành, lục soát, cướp bóc, sát hại bá tánh, nên chịu quả báo nầy, thường la hét, khóc than, thân biến bốc lửa cháy; (20) Tú Anh Nhi Tiện Quý (伺嬰兒便 鬼, quỷ dòm rình con nít đại tiểu tiện), do giết hại con nít, tâm sanh giận dữ, nên chịu quả báo nầy, thường rình dòm người đại tiểu tiện, và có thể hại con nít; (21) Dục Sắc Quỷ (欲色鬼,quỷ ham sắc dục), do háo dâm, có tài của mà không bố thí để tạo ruộng phước, nên chịu quả báo nầy, du hành trong cõi người, cùng người giao tiếp, liều làm yêu quái để cầu mạng sống; (22) Hải Chủ Quỷ (海渚鬼, quỷ sống ở cồn biển), do khi đi nơi đồng trống thấy người bệnh khổ, lừa dối người để lấy tài vật, nên bị sanh nơi cồn biển, chịu nỗi khổ nóng lạnh, gấp hơn con người 10 lần; (23) Diêm La Vương Chấp Trượng Quỷ (閻羅王執杖鬼, quỷ cầm gậy vua Diêm La), do đời trước, từng gần gũi quốc vương đại thần, chuyên làm việc bạo ác, nên chịu quả báo nầy, làm sứ giả cho nhà vua, làm con quỷ cầm gậy; (24) Thực Tiểu Nhi Quỷ (食小兒鬼,quỷ ăn con nít), do vì nói chú thuật làm mê hoặc, lừa dối lấy tài vật của người, giết hại heo dê, chết rồi đọa Địa Ngục, sau chịu quả báo nầy, thường ăn thịt con nít; (25) Thực Nhân Tỉnh Khí Quỷ (食人精氣鬼, quỷ ăn tinh khí người), do lừa dối là bạn thân, bảo rằng tôi sẽ cứu giúp bạn, khiến người ấy dung sức mạnh xông pha chết trong trận chiến, rốt cuộc không được cứu giúp, nên chịu quả báo nầy; (26) La Sát Quỷ (羅刹鬼, quỳ La Sát), do giết hại sinh mạng để làm đại hội, nên chịu quả báo đói khát, lửa thường bốc cháy; (27) Hỏa Thiêu Thực Quỷ (火燒食鬼,quỷ lửa cháy), do tâm keo kiệt, ganh tỵ, ăn đồ chúng tăng, nên trước đọa Địa Ngục, rồi từ Địa Ngục ra, làm thân con quỷ lừa thiêu đốt thân; (28) Bất Tịnh Hạng Mạch Quỷ (不淨巷陌鬼, quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẽm, bờ ruộng), do lấy đồ bất tịnh nầy mà cho người Phạm hạnh, nên chịu quả báo nầy, thường ăn đồ bất tịnh; (29) Thực Phong Quỷ (食風鬼, quỷ ăn gió), do thấy người xuất gia đến khất thực, hứa mà không bố thí cho họ thức ăn, nên thường bị đói khát, như cái khổ địa ngục; (30) Thực Thán Quỷ (食炭鬼,quỷ ăn than), do làm chủ hình ngục, cấm không cho ăn uống, nên chịu quả báo nầy, thường ăn than lửa; (31) Thực Độc Quỷ (食毒鬼, quỷ ăn chất độc), do vì lấy thức ăn độc làm cho người mất mạng, nên bị đọa Địa Ngục, sau làm thân quỷ, thường đói khát, ăn lửa độc, đốt cháy thân hình; (32) Khoáng Dã Quỷ (曠野鬼, quỷ nơi đồng trống), do các ao hồ nơi đồng trống tạo nên để bố thí nước cho người, nhưng vì ác khẩu, quyết phá khiến cho người đi đường phải chịu khát mệt, nên chịu quả báo nầy, thường bị đói khát, lửa đốt cháy thân hình; (33) Trũng Gian Thực Thán Thổ Quỷ (塚間食灰土鬼, quỷ sống nơi gò mã ăn tro đất), do lấy trộm hoa cúng Phật bán để nuôi sống, nên chịu quả báo nầy, thường ăn người chết, thây chết bốc cháy thành tro nóng; (34) Thọ Hạ Trú Quỷ (樹下 住鬼, quỷ sống dưới gốc cây), do thấy người trồng cây để đem lại bóng mát cho người, lấy ác tâm mà chặt đi, lấy làm tài vật sử dụng, nên bị đọa vào trong thân cây, thường bị nóng lạnh bức thân; (35) Giao Đạo Quỷ (交道鬼, quỷ sống nơi đường giao thông), do cướp đoạt lương thực người đi đường, nên thường bị cưa sắt cắt thân, nhờ cúng tế nơi ngã tư đường, lấy thức ăn để nuôi sống bản thân; (36) Ma La Thân Quý(魔羅身鬼,quỷ thân Ma La), do làm việc tà đạo, không tin chân chánh, đọa làm ma quỷ, thường phá pháp lành của người.
  2. Cô hồn (孤魂): chỉ những linh hồn cô đơn, không nơi nương tựa. Như trong tác phẩm Đông Kinh Mộng Hoa Lục (東京夢華錄), phần Trung Nguyên Tiết (中元節), của Mạnh Nguyên Lão (孟元老,?-?) nhà Tống, có đoạn: “Thiết đại hội, phần tiền sơn, tế quân trận vong một, thiết cô hồn chỉ đạo tràng(設大會、焚錢山、祭軍陣亡歿、設 孤魂之道場, thiết lập đại hội, đốt núi tiền, tế các vong linh chết trong quân trận, lập đạo tràng cô hồn).” Trong Pháp Giới Thánh Phảm Thùy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ (法界聖凡水陸勝會修齋儀 軌,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1497) quyển 5 có câu: “Cô hồn diểu diểu dĩ vô y, trường dạ man man nhi vị đán (孤魂渺渺以無依、 長夜漫漫而未旦, cô hồn mù mịt biết nương đâu, đêm tối mênh mang chưa tỏ sáng).” Hay trong Liên Tu Khởi Tín Lục (蓮修起信錄,卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1204) quyển 6, phần Ngục Không Sám Biểu (獄空懺表), cũng có đoạn: “Vô luận thử quốc độ, tha quốc độ, thử thế giới, tha thế giới, vô lượng quốc độ, vô tận thế giới, phàm trầm nịch Tam Đồ chỉ thảm thảm cô hồn, tất trượng Phật ân tận độ (無論 此國土、他國土、此世界、他世界、無量國土、無盡世界、凡沉 溺三塗之慘慘孤魂、悉仗佛恩盖度, không kể quốc độ nấy, quốc độ kia, thế giới nầy, thế giới kia, vô lượng các quốc độ, vô tận các thế giới, phàm chúng cô hồn thê thảm bị chìm đắm trong Ba Đường, đều nhờ ơn Phật được độ hết cả).” Trong Thiền môn có bài Tán Cô Hồn rằng: “Cô hồn phất tử, vô chủ vô y, giai nhân lụy thế bất tu trì, chánh pháp vĩnh văn tri, kim ngộ minh sư, thoát khổ sanh Đao Lợi (孤魂白 子、無主無依、皆因累世不修持、正法永聞知、今遇明師、脫苦 生忉利, cô hồn đầu quỷ, không chủ nương gì, đều do đời trước chẳng tu trì, chánh pháp mãi biết nghe, nay gặp minh sư, thoát khổ sanh Đao Lợi).”
  3. Cam Lộ (s: amṛta, p: amata, 甘露): hay Cam Lồ; âm dịch là A Mật Ri Đa (阿密哩多), A Mật Lật Đa (阿蜜噪哆), ý dịch là Bất Tử (不死, không chết), Bất Tử Dịch (不死液, chất dịch bất tử), Thiên Tửu (天 酒, rượu trời), là loại thuốc thần diệu bất tử, rượu linh trên trời. Trong kinh Phệ Đà (Veda) có nói rằng Rượu Tô Ma (Soma) là loại do các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lộ. Người ta còn lấy Cam Lộ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lộ (不死甘露). Trong Chú Duy Ma Kinh (注維摩經,Taishō vol. 38, no. 395) quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chúng chủng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, linh thành Cam Lộ, thực chỉ đắc tiên, danh bất tử dược (諸天 以種種名藥著海中、以寶山摩之、今成甘露、食之得仙、名不死 藥, các vị Trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trong biển, lấy núi bảu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lộ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử)”, hay “Thiên thực vi Cam Lộ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã (天食為甘露味也、食之長壽、遂 號為不死食也, thức ăn của trời có vị Cam Lộ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử)”. Ngoài ra, trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經, Taishō 12, 271) quyển Thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lộ (八功德水、湛然盈滿、清淨香潔、味如甘露,nước có tám thứ công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tỉnh khiết, mùi vị của nó như Cam Lộ).” Tại Giang Thiên Thiền Tự (江天 禪寺) ở Trấn Giang (鎮江), Giang Tô (江蘇), Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long (乾隆, tại vị 1735-1795) ban tặng là: “Cam Lộ thường lưu công đức hải, hương vân diêu ánh Phổ Đà Sơn (甘露常流功德海、香雲遙映普陀山, Cam Lộ thường chảy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毘尼日用切要, Taishō No. 1115) quyển 1 có bài kệ Tẩy Bát (洗鉢, Rửa Chén) có liên quan đến Cam Lộ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lộ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma hưu ra tất tá ha (以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼 神、悉皆獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, lấy nước rửa bát nầy, như vị Cam Lộ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tá ha).”
  4. Chơn như, chân như (s: bhūta-tathatā, tathatā, 真如): chơn nghĩa là chơn thật, không hư vọng, như là như thường, bất biến. Chơn như là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu. Từ nầy còn được gọi là Như Như (如如), Như Thật (如實), Pháp Giới (法界), Pháp Tánh (法性), Thật Tế (實際), Thật Tướng (實相), Như Lai Tạng (如來藏), Pháp Thân (法身), Phật Tánh (佛性), Tự Tánh Thanh Tịnh Thân (自 性清淨身), Nhất Tâm (一心), Bất Tư Nghi Giới (不思議界). Trong các Phật điển Hán dịch thời kỳ đầu, Chơn Như được dịch là Bản Vô (本無). Nếu nghiên cứu kỹ, các tông phái dùng từ nầy với nghĩa khác nhau. Theo A Hàm Kinh (阿含經), lý pháp của Duyên Khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, nên gọi đó là Chơn Như. Lại nữa, căn cứ vào thuyết Cửu Vô Vi (九無為,9 loại Vô Vi) do Hóa Địa Bộ (s: Mahīśāsaka, 化地部) trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論, Taisho Vol. 49, No. 2031), có Thiện Pháp Chơn Như (善法真如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法真如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法真如), Đạo Chỉ Chơn Như (道支真如), Duyên Khởi Chơn Như (緣起真如), v.v. Theo chủ trương của Phật Giáo Đại Thừa, bản tánh của tất cả tồn tại như người và pháp đều vô ngã, vượt qua các tướng sai biệt vốn có; nên gọi là Chơn Như. Tỷ dụ sự tự tại của Pháp Thân Như Lai là Chơn Như. Theo Phật Địa Kinh Luận (佛地經論, Taishō Vol. 26, No. 1530) quyển 7, Chơn Như là thật tánh của tất cả vạn tượng; tướng của nó tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng thể của nó cùng một vị, cùng với các pháp không một cũng không khác, vượt ra ngoài những phạm trù của ngôn ngữ, tư duy. Từ quan điểm xa lìa những sai khác, hư ngụy, Chơn Như còn được gọi là Giả Danh Chơn Như (假名真如). Hay nếu là nơi nương tựa của tất cả các điều thiện, thì có tên là Pháp Giới. Nếu là chỗ sở ngộ của trí vô phân biệt, nó có tên là Thắng Nghĩa (勝義). Về các tên gọi khác nhau của Chơn Như, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 360, có nêu 12 từ như Chơn Như, Pháp Tánh, Bất Hư Vọng Tánh (不虛妄性), Bình Đẳng Tánh(平等性), Ly Sanh Tánh (離生性), Pháp Định (法 定), Pháp Trú (法住), Thật Tế, Hư Không Giới (虛空界) và Bất Tư Nghì Giới. Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận(大乘阿毘達磨雜 集論, Taishō Vol. 31, No. 1606) quyển 2 có liệt ra 6 từ như Chơn Như, Không Tánh (空性), Vô Tướng (無相), Thật Tế, Thắng Nghĩa, Pháp Giới. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa (妙法蓮華經 《玄義,Taishō Vol. 33, No. 1716) quyền 8 cũng nêu lên 14 từ khác nhau như Thật Tướng, Diệu Hữu (妙有), Chơn Thiện Diệu Sắc ( 善妙色), Thật Tế, Tất Cánh Không (畢竟空), Như Như (如如), Niết Bàn (涅槃), Hư Không (虛空), Phật Tánh, Như Lai Tạng (如來藏), Trung Thật Lý Tâm (中實理心), Phi Hữu Phi Vô Trung Đạo (非有 非無中道), Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦), Vi Diệu Tịch Diệt (微妙 寂滅). Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論, Taishō Vol. 31, No. 1585) quyền 10, Pháp Tướng Tông lập ra 10 loại Chơn Như khác nhau, tùy theo cấp độ giác ngộ sâu cạn của vị Bồ Tát, gồm: Biến Hành Chơn Như (變行真如), Tối Thắng Chơn Như (最勝真如), Thắng Lưu Chơn Như (勝流真如), Vô Nhiếp Thọ Chơn Như (無 攝受真如), Loại Vô Biệt Chơn Như (類無別真如), Vô Nhiễm Tịnh Chơn Như (無染淨眞如), Pháp Vô Biệt Chơn Như (法無別真如), Bất Tăng Giảm Chơn Như(不增減具如), Trí Tự Tại Sở Y Chơn Như (智自在所依真如) và Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chơn Như (業自 在等所依真如). Còn Địa Luận Tông thì chủ trương tự thể của A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna,阿賴耶識) thứ 8 là Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm (自性清淨心) và đó là Chơn Như. Thức nầy do bị Vô Minh huân tập, nên xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm, thanh tịnh, v.v. Hoa Nghiêm Tông lại chủ trương “bản thể là hiện tượng”, có nghĩa rằng Chơn Như vốn là vạn pháp và vạn pháp cũng là Chơn Như. Cho nên, tông nầy nêu ra 2 loại Chơn Như: Nhất Thừa Chơn Như(一乘真如, gồm Biệt Giáo Chơn Như [別教真如] và Đồng Giáo Chơn Như [同 教真如]) và Tam Thừa Chơn Như (三乘真如,gồm Đốn Giáo Chơn Như [頓教真如] và Tiệm Giáo Chơn Như [漸教真如]). Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì dựa trên thuyết Tánh Cụ (性具, tánh có đầy đủ các pháp) mà cho rằng bản thân Chơn Như xưa nay vốn đầy đủ các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, thiện ác, v.v. Từ đó, tự tánh thanh tịnh của chư Phật được gọi là Vô Cấu Chơn Như (無垢真如), hay Xuất Triền Chơn Như (出纏真如); còn thể tánh của chúng sanh bị phiền não làm cho cấu nhiễm, nên gọi là Hữu Cấu Chơn Như (有垢真如), hoặc Tại Triền Chơn Như (在經真如); hay có tên là Lưỡng Cấu Chơn Như (兩垢真如). Tổ Giác Tiên (覺先,1880-1936), người khai sáng An Nam Phật Học Hội (安南佛學會) ở miền Trung và cũng là vị Tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm tại Huế, có làm bài thơ rằng: “Phù sanh ký thác chơn như mộng, đáo xứ năng an tiện thị gia (浮生寄托 真如夢、到處能安便是家, phù sanh tạm gởi chơn như mộng, đến chốn khéo an ấy là nhà).” Trong Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (大般若波羅蜜多經, Taishō Vol. 6, No. 220) quyển 272 có giải thích rằng: “Nhất thiết trí trí thanh tịnh cố chơn như thanh tịnh, chơn như thanh tịnh cố Không Giải Thoát môn thanh tịnh (一切智智清 淨故真如清淨、真如清淨故空解脫門清淨, vì hết thảy trí trí thanh tịnh, nên chơn như thanh tịnh; vì chơn như thanh tịnh, nên cửa Giải Thoát Không thanh tịnh).” Hay trong Tông Kính Lục(宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 62 cũng có đoạn: “Chơn như nhất tâm, thị bổn tịch diệt, phi luân hồi sanh diệt chỉ diệt, diệc phi quản hạnh đối trị chỉ diệt (異如一心、是本寂滅、非輪迴生滅之滅、赤 非觀行對治之滅, chơn như nhất tâm vốn là vắng lặng, chẳng có sự tiêu diệt của luân hồi sanh diệt; cũng chẳng có sự tiêu diệt của đối trị quán hạnh).”
  5. Diệu lý (妙理): đạo lý thâm diệu, vi diệu, tính ví, mầu nhiệm. Như trong Triệu Luận Lược Chú (筆論略註,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 54, No. 873) quyển 2, phần Bất Chân Không Luận (不異空論) thứ 2, có câu: “Trung Đạo diệu lý, duy Thánh nãi chứng(中道妙理、唯聖乃 證, lý mầu của Trung Đạo, chỉ có bậc Thánh mới chứng được).”
  6. Đại Giác (大): sự giác ngộ lớn, chỉ sự giác ngộ của Đức Thế Tôn (世尊). Đây là tên gọi khác của chư Phật. Người phảm phu thì không có sự giác ngộ, tỉnh thức; còn các vị Thanh Văn (聲聞), Duyên Giác (緣覺), Bồ Tát (菩薩) thì có giác ngộ, nhưng không lớn bằng Phật; chỉ có chư Phật mới giác ngộ triệt để chân lý của vũ trụ, nên được xưng tán là Đấng Đại Giác. Như trong Đại Bát Niết Bàn Kính Hậu Phần (大般涅槃經後分,Taisho Vol. 12, No. 377) quyền Thượng có câu: “Nhĩ thời, tứ chúng nhất thiết chiêm ngưỡng Đại Giác Thế Tôn chơn kim sắc thân, mục bắt tạm xả, tất giai khoái lạc (爾時、四界 一切瞻仰大覺世尊真金色身、目不暫捨、悉皆快樂,lúc bấy giờ, bốn chúng tất cả đều chiêm ngưỡng thân sắc vàng của đấng Thế Tôn Đại Giác, mắt không hề rời, thảy đều vui mừng).” Hay như trong Triệu Luận Lược Chú (肇論略註,卍Tục Tạng Kinh Vol. 54, No. 873) lại có câu: “Vị Như Lai tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tam giác đã viên, cố xung Đại Giác; nhiên thứ Đại Giác, nãi Báo Thân chỉ xưng(謂如來自覺、覺他、覺行圓滿、三覺已圆、 故稱大覺、然此大覺、乃報身之稱,sự tự giác ngộ, giác ngộ cho người khác và thực hành sự giác ngộ tròn đầy của đức Như Lai, ba sự giác ngộ ấy đã viên mãn; nên gọi là sự giác ngộ lớn; do vậy sự giác ngộ lớn nấy là tên gọi của Báo Thân).” Trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Kháo Chứng(禪林疏語考證, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1252) quyến 3, phần Tiểu Tường (小祥), có câu: “Phụ khí trần hoản ký thích Tiểu Tưởng chỉ nhật, Phật lâm trọc quốc thị danh Đại Giác chi tôn, dụng quy Phật tử, nãi thủ phụ đức(父棄塵寰既適小 祥之日、佛臨濁國是名大覺之尊,用歸佛慈、乃酬父德,cha bó cõi trần nay gặp giáp năm ngày cúng, Phật đến nước loạn đúng tên Đại Giác tôn xưng; quay về lòng từ của Phật, đáp đền đức lớn của cha).” Trong Cao Thượng Ngọc Hoàng Mãn Nguyện Bảo Sám (高 上玉皇滿願寶懺) quyển 4 của Chánh Thống Đạo Tạng (正統道藏) thuộc Đạo Giáo cũng có đoạn: “Thập Hiệu viên mãn, vạn đức châu thân, vì thiên chủ chỉ Chí Tôn, chứng Như Lai chi đại giác (十號 圓滿、萬德周身、為天主之至尊、證如來之大覺, mười hiệu tròn đẩy, muôn đức khắp thân, là đấng Chí Tôn của cõi trời, chứng giác ngộ lớn của Như Lai).” Bất sanh [sinh] bất diệt (不生不滅): không sanh không diệt, đối với từ sanh diệt (生滅), tên gọi khác của thường trụ (常住). Đại Thừa Phật Giáo dựa trên sự tướng hữu vi mà luận về nghĩa của bất sanh bất diệt. Như trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (維摩詰所說 經, Taishō Vol. 14, No. 475) quyển Trung giải thích rằng: “Pháp bổn bất sanh, kim tắc vô diệt (法本不生、今則無滅, pháp vốn không sanh, nay tất không diệt).” Trong Lăng Già Kinh Tham Đính Sớ (楞伽經參訂疏,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 18, No. 332) quyển 6, phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm (一切佛語心品) thứ 1, dẫn lời Kinh Đại Bát Niết Bàn rằng: “Niết ngôn bất sanh, Bàn ngôn bất diệt, bất sanh bất diệt danh Đại Niết Bàn (涅言不生、槃言不減、不生不滅名大 涅槃, Niết là không sanh, Bàn là không diệt, không sanh không diệt gọi là Đại Niết Bàn).” Hay trong Trung Luận (中論, Taishō Vol. 30, No. 1564) quyển 1, Trung Luận Quán Nhân Duyên Phẩm (中論觀因 緣品) thứ 1, lại có bài kệ rằng: “Bất sanh diệc bất diệt, bất thường diệc bắt đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất khứ, năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hý luận, ngã khể thủ lễ Phật, chư thuyết trung đệ nhất(不生亦不滅、不常亦不斷、不一亦不異、不 來亦不去、能說是因緣、善滅諸戲論、我稽首禮佛、諸說中第 -, không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi, thuyết được nhân duyên nầy, khéo diệt các hý luận, con cúi đầu lạy Phật, số một trong các thuyết).” Thuật ngữ nầy rất phổ biến, xuất hiện khắp nơi trong các kinh luận quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa như Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (大般若波羅蜜多經,Taishō Vol. 6, No. 220), Nhập Lăng Già Kinh (入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 671), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279), Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taisho Vol. 12, No. 374), Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol, 25, No. 1509), Tối Thượng Thừa Luận (最上乘論, Taishō Vol. 48, No. 2011), v.v.
  1. Vô khứ vô lai (無去無來): không đi không đến, tức chỉ Pháp Thân của đức Như Lai, bất động, vắng lặng thường trú. Trong Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh (金剛般若波羅蜜經,Taishō Vol. 8, No. 235) định nghĩa rằng: “Như Lai giả, vô sở từng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai (如來者、無所從來、亦無所去、故名如來, Như Lai là không nơi nào đến, cũng chẳng nơi nào đi, nên gọi là Như Lai).” Hay trong Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký (大乘起信論義記, Taishō Vol. 44, No. 1846) quyển Thượng cũng khẳng định rằng: “Phi sanh phi diệt, tứ tướng chỉ sở bất thiên, vô khứ vô lai, tam tế mạc chỉ năng dịch (非生非 滅、四相之所不遷、無去無來、三際莫之能易,chẳng sanh chẳng diệt, Bốn Tướng vốn không thay đổi; không đi không đến, ba đời chẳng thể chuyển dịch).”
  1. Diện Nhiên (面燃、面然): còn gọi là Tiêu Diện Đại Sĩ (焦面大士), Tiêu Diện Đại Quỷ Vương (焦面大鬼王), vua của loài ngạ quỷ có khuôn mặt đỏ, hay khuôn mặt bốc cháy. Vị nầy còn có tên gọi khác là Diệm Khẩu Quỷ Vương (焰口鬼王), với thân hình gầy ốm, miệng luôn bốc cháy lửa và cổ họng nhỏ như cây kim, do vì đời trước tham lam, keo kiệt, bỏn xẻn nên bị quả báo như vậy. Vị quỷ vương nầy thống lãnh tất cả chúng ngạ quỷ và người ta cho đó là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh của Nguyễn Du có đoạn rằng: “Nhờ đức Phật thần thông quảng đại, chuyển pháp luân tam giới thập phương, nhơn nhơn Tiêu Diễn (Tiêu Diện) Đại Vương, linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.” Trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇 儀,卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Hạ có đoạn: “Nhất tâm triệu thỉnh, pháp giới Ngũ Đạo, Thập Loại cô hồn, Diện Nhiên sở thống, Bế Lệ Đa chúng, trần sa chủng loại, y thảo phụ mộc, ly mỵ võng lượng, trệ phách cô hồn, tự tha tiên vong, gia thân quyền thuộc đẳng chúng(一心召請、法界五道、十類孤魂、面然所統、 薜荔多眾、塵沙種類、依草附木、魑魅魍魎、滞魄孤魂、自他 先亡、家親眷屬等眾, một lòng triệu thỉnh, pháp giới Năm Nèo, Mười Loại cô hồn, Diện Nhiên thống lãnh, Ngạ Quỷ các chúng, cát bụi muôn loài, nương có bám cây, yêu quái quỷ thần, phách chiếc hồn đơn, đã mất lâu đời, quyến thuộc thân thích các chúng).” Có bải tán về Ngài như sau: “Diện Nhiên Đại Sĩ, Quan Âm hóa hiện, cứu độ Ngạ Quỷ thị họa tiên, A Nan bạch Kim Tiên, diễn thuyết chơn thuyên, thanh lương trừ hỏa diệm(面然大士、觀音化現、救度 餓鬼示禍先、阿難白金仙、演說真詮、清涼除火燄, Diện Nhiên Đại Sĩ, Quan Âm hóa hiện, cứu độ Ngạ Quỷ hiện tai ương, A Nan thưa Kim Tiên, diễn thuyết chân lý, mát tươi trừ lửa nóng).”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Điệp Tổng Đàn Bạt Độ – Điệp Cúng Chết Cạn (Tư Độ Đạo Tràng Trai Đàn)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ ĐẠO TRÀNG TRAI ĐÀN Bổn đàn. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ... sự. Kim ... Thiết niệm: Tiền du dương cảnh, hồng trần vị toại ư Tam Sanh; dạ mộng Nam Kha, hương khí hà tiêu ư Lục Cực; Địa Ngục thường vân trọng trược, dục giải chi tất miễn hành nhân; Thiên Đường mỗi viết khinh thanh, khủng sanh giả vị hoàn cửu đức; đàn kiến thân sơ sám hối, phục cầu tích bạt vu Phong Đô; khoa chương cổ hậu tổ huyền, kiền trượng túc đăng vu Tịnh Vức.

Điệp Cúng Tuần II (Tư Minh Siêu Độ)
Sớ điệp Công Văn

TƯ MINH SIÊU ĐỘ Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... xã, ... thôn, gia cư phụng Phật thiết cúng phúng kinh ... thất chỉ trai tuần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tuần I (Tư Độ Vãng Sanh)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ VÃNG SANH Vị điệp tiến sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh chi trai tuần, kỳ siêu độ sự.

Văn Cáo Đạo Lộ I
Sớ điệp Công Văn

Duy Hoàng hiệu ... Tuế thứ ... niên nguyệt ... nhật kiến ... cần dĩ kim ngân thanh chước thứ phẩm chỉ nghi, cảm cáo vu: Ngũ Phương Khai Thông Đạo Lộ Chi Thần vị tiền.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn III (Khải Kiến Pháp Duyên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã,... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ quyên thủ nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ.

Điệp Cúng Thí Thực Cô Hồn II (Khải Kiến Pháp Diên)
Sớ điệp Công Văn

KHẢI KIẾN PHÁP DIÊN  Vị điệp ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tinh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh thiết cúng thí thực cô hồn kỳ âm siêu dương thái sự. Kim trai chủ ... quyên thủ ... nguyệt ... nhật, quy Phật trượng tăng; y khoa tứ thiết, phẩm vật cụ trần; ngưỡng khải Phật ân, phủ thùy tiếp độ

Điệp Cáo Đạo Lộ (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp thỉnh sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh kỳ cáo thiên cữu chi thần, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự. Kim tang chủ ... đẳng, duy nhật cần dĩ hương hoa phỉ nghi chi lễ, hữu cần phụng thượng.

Điệp Cúng Khiển Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN   Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cứu quy sơn an phần Tịnh Độ Khiển Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Thành Phục I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

TƯ ĐỘ LINH DIÊN vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ thành phục chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Cúng Tịch Điện I (Tư Độ Linh Diên)
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, ... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cữu quy sơn an phần Tịnh Độ Tịch Điện chi lễ, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Điệp Triệu Tổ I
Sớ điệp Công Văn

Tư Độ Linh Diên Vị điệp điện sự.Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh,... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, ai đường phụng Phật tu hương phúng kinh thiên cửu quy sơn an phần Tịnh Độ, thỉnh linh cáo yết Tổ đường, báo đức thù ân, kỳ siêu độ sự.

Trạng Cúng Tống Mộc II
Sớ điệp Công Văn

Khải Kiến Pháp Diên Vị trạng ngưỡng sự. Tư cứ: Việt Nam Quốc ... Tỉnh, ... Huyện (Quận), ... Xã, ... Thôn, gia cư phụng Phật Thánh tu hương thiết trừ Mộc Ương Mộc Ách Ngũ Quỷ kỳ an nghênh tường tập phước sự. Kim tín chủ ... đẳng, tình chỉ kỳ vi.

Văn Hưng Tác
Sớ điệp Công Văn

Duy Tuế thứ ………. niên ……….. nguyệt ………. nhật , thời , kiến ……… Việt Nam Quốc … gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh ………… Quyên thủ bản nguyệt thị nhật , trượng mạng thiền lưu tựu vu tịnh xứ , diên khai … trú chi đạo tràng châu viên nhi tán . Sở hữu trai đàn thành tựu , khởi cỗ thượng phan vu thiên địa , chấn động thần linh , tiên đương dự cáo , mạc cảm tự chuyên . Cẩn dĩ kim ngân , thanh chước trà phẩm chi nghi

Sớ Phật Đản (Chơn Thân Tuyệt Đãi)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Chơn thân tuyệt đãi, chư Phật hằng Niết Bàn ư Thường Tịch Quang trung. Bi lực hoằng thâm, Bồ Tát thị hữu sanh ư Ta Bà giới nội. Phủ trần tố khổn, ngưỡng đạt thanh liên.

Sớ Cúng Đại Tường II (Phụng Tiên Niệm Niệm)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Phụng tiên niệm niệm, thật vô chung thỉ chi thù; báo bổn quyền quyền, khởi hữu tồn vong chỉ dị; thống duy phụ (mẫu), tiến thử Đại Tường.

Sớ Cúng Đại Tường I (Chung Tang Chi Tất)
Sớ điệp Công Văn

Phục dĩ Chung tang chi tất, tam niên hiếu sự dĩ viên toàn; đại đạo cảm thâm, nhất niệm chí thành nhi tiến bạt.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.