Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6 tỳ kheo. Nhóm 6 tỳ kheo này thường du hành trong dân gian bất cứ vào mùa nào. Khi mùa mưa đến, họ dẫm đạp chết vô số côn trùng. Các cư sĩ than phiền rằng những tu sĩ ngoài đạo hằng năm vẫn có 3 tháng cố định tại một chỗ, ngay đến các loại cầm thú vẫn còn có mùa trú ẩn của chúng, huống chi những người Sa môn Thích tử lại không biết nghỉ chân vào mùa mưa, trái lại du hành bất cứ mùa nào. Ðức Phật hay biết sự này, và Ngài đã khiển trách nhóm tỳ kheo 6 người ấy.

Ở đây, chúng ta có thể rút ra hai nhận xét. Thứ nhất sự than phiền của các cư sĩ chứng tỏ rằng an cư mùa mưa đã trở thành tục lệ chung cho mọi tu sĩ của các giáo phái tôn giáo thời bấy giờ. Các tỳ kheo do bởi không chấp hành tục lệ này nên bị các cư sĩ chỉ trích. Thứ hai, sự khiển trách của Ðức Phật chứng tỏ rằng mặc dù trước đó Ngài chưa qui định việc an cư mùa mưa, nhưng các thánh tăng hay các tỳ kheo sống tri túc và trì luật nghiêm chỉnh đều không đi lang thang trong các tháng mùa mưa. Như vậy, sự ấn định ba tháng an cư mùa mưa của Phật là hợp pháp hóa một thông lệ hay một tập tục đã được chấp hành một cách tự nhiên giữ các tỳ kheo nói riêng, và cũng chung cho mọi tu sĩ của các giáo phái ngoài đạo Phật đương thời.

Tuy nhiên, xét theo thực tế, hành trì của giáo đoàn tăng lữ về việc an cư mùa mưa, thì sự an cư này không chỉ giới hạn bởi sự việc đi lại gây tổn hại cho các sâu bọ và các thứ cây cỏ sinh trưởng nhiều trong mùa mưa. Tham khảo thêm trong các kinh điển, chúng ta sẽ thấy việc an cư còn có những mục đích khác hơn thế nữa.

Trước hết, một đoạn ngắn trong kinh Ðiển Tôn[2] có ghi sự kiện như vầy. Ðức Phật kể lại một câu chuyện quá khứ. Trong một tiền kiếp xa xưa, lúc đức Thích Tôn còn hành Bồ Tát đạo. Bấy giờ ngài thọ anh làm vị đại thần có tên là Ðiển Tôn. Vị đại thần này được mọi người tôn kính, cho rằng là đã từng thấy Phạm Thiên. Nhưng thực tế thì Ðiển Tôn chưa từng thấy Phạm Thiên. Ðiển Tôn tự suy nghĩ rằng, theo truyền thuyết các bậc tôn túc nói lại, nếu ai tu tập 4 vô lượng tâm trong suốt 4 tháng mùa mưa sẽ được diện kiến với Phạm Thiên. Do vậy, đại thần Ðiển Tôn xin phép nhà vua được nghỉ ngơi để có thể tu tập 4 vô lượng tâm trong suốt 4 tháng mùa mưa. Sau 4 tháng, quả nhiên Ðiển Tôn được hội kiến với hình đồng Phạm Thiên, và được Phạm Thiên đích thân giảng giải đạo lý cho.

Câu chuyện kể như vậy chứng tỏ việc an cư cố định tại một chỗ để tụ tập vào mùa mưa là một quan niệm đã có từ xưa, trước thời Ðức Thích Tôn rất lâu xa. Cho nên, việc an cư, hạn chế sự đi lại trong mùa mưa, không chỉ vì tránh dẫm đạp vào côn trùng và cây cỏ, mà mùa mưa còn được quan niệm từ xa xưa là thời gian thích hợp nhất cho sự tu tập để có những tiến bộ tâm linh đáng kể. Chính do điều này mà kinh Chánh pháp niệm xứ nói rằng vào thời kỳ an cư mùa mưa các tỳ kheo ngoại trừ các việc đi lại và tiểu tiện, còn lại thường xuyên phải ngồi kiết già tại một chỗ để tu tập thiền định[3].

Ngoài ra, sự an cư mùa mưa còn có một ý nghĩa quan trọng khác nữa. Ðó là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ tại một trú xứ. Ðiều này được thấy rõ trong luật Tứ phần[4]. Lúc bấy giờ Ðức Thích Tôn trú lại Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc. Sau 3 tháng an cư mùa mưa, một số đông các tỳ kheo ở Câu Tát La đến hầu thăm Ngài. Ðức Thế Tôn theo thông lệ hỏi thăm đời sống của họ như thế nào trong ba tháng an cư. Họ trình bày với Ngài sinh hoạt thường nhật của họ. Theo đó, các tỳ kheo này giao ước với nhau trong suốt mùa an cư rằng không ai nói chuyện với ai bất cứ điều gì. Nếu có những việc cần thiết mà người nầy cần đến sự giúp đỡ của người khác thì chỉ được phép ra dấu chứ không được phép nói. Sinh hoạt này cũng thường xảy ra giữa các nhóm tỳ kheo và được biết nhiều nhất là nhóm 3 tỳ kheo dòng họ Thích gồm Tôn Giả – A Na Luật – tôn giả Nan Ðề – và tôn giả Kim Tỳ La. Các tỳ kheo khi thì ở Bát Na Nạn Xà[5], khi thì ở Sa Kê Ðế[6] và luôn luôn được Phật khen ngợi. Nhưng trong trường hợp các tỳ kheo ở Câu Tát La này, thay vì được khen ngợi, đã bị Ðức Thế Tôn khiển trách. Ngài nói các tỳ kheo này là những người ngu si, sống chung như vậy là khổ nhưng lại tưởng là an lạc, chẳng khác nào những kẻ thù cùng sống trong một trú xứ. Nhiệm vụ của các tỳ kheo sống chung là phải giáo giới lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn nhau, chứ không thể sống như những người câm với nhau.

Cùng một lề lối sinh hoạt, nhưng có trường hợp Phật khen ngợi, có trường hợp bị Ngài khiển trách, ấy là thế nào? Ðức Phật luôn luôn ca ngợi đời sống trầm lặng của các tỳ kheo, sống xa lánh những nơi ồn ào náo nhiệt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng một tỳ kheo nên sống cách biệt ngoài cộng đồng Tăng lữ. Sống chung và hòa hợp trong cuộc sống thánh thiện cao cả, giáo giới và sách tấn lẫn nhau, đó là sinh mệnh của Tăng đoàn. Ðời sống của một tỳ kheo là sống không gia đình không cố định vĩnh viễn tại một trú xứ nào, nhưng các tỳ kheo được nối kết nhau thành một cộng đồng thống nhất bằng giới bổn mà họ phải cùng nhau hòa hiệp để tụng đọc trong mỗi nửa tháng. Và sự hòa hiệp ấy được củng cố bằng ba tháng an cư vào mùa mưa.

Như vậy, an cư mùa mưa không phải đơn giản chỉ có nghĩa là hạn chế sự đi lại của các tỳ kheo để tránh tổn thương các sinh vật bé nhỏ và các thứ cây cỏ non. Trong lịch sử phát triển của đạo Phật sinh hoạt an cư kiết hạ là một nhân tố tích cực để các đệ tử tại gia có điều kiện thuận tiện tham gia vào sự nghiệp củng cố và phát triển giáo đoàn tăng lữ. Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hiệp là tiêu biểu của sức sống cụ thể của giáo pháp mà Ðức Thích Tôn đã từng giảng dạy. Ðó cũng là nơi nương tựa tinh thần vững chắc, và là niềm tin chân chính cho những người tại gia sống giữa cuộc đời hỗn tạp, đầy những hận thù và tranh chấp.

Một Phật tử tại gia, có niềm tin thuần tịnh trong sáng đối với Phật, Pháp, Tăng và Thánh giới luôn luôn được ghi nhận với 4 đức tính:

  • Thân cận thiện sĩ,
  • Học hỏi Chánh pháp,
  • Suy nghĩ sâu sắc những điều mới học hỏi, và
  • Hành trì những điều đã được chiêm nghiệm.

Trong 4 đức tính ấy, đức tính thứ nhất, thân cận thiện sĩ , tức gần gũi các bậc thiện tri thức, những bậc đạo cao đức trọng. Mỗi năm, vào mùa mưa, khi các tỳ kheo tạm thời dừng chân tại một trú xứ, thì đây là thời gian mà những người tại gia có điều kiện thích hợp nhất để thường xuyên gần gũi các bậc thiện sĩ học hỏi chánh pháp. Do thế, họ có thể phát huy các đức tính đặc trưng của một Phật tử tại gia có niềm tin thuần tịnh đối với Chánh pháp.

Trong thời gian đức Thế Tôn còn tại thế, các Phật tử tại gia hoặc tự lực cá nhân nếu có đủ điều kiện, hoặc những người thân thuộc nhau hoặc những người cùng sống trong một làng, một thành phố, hợp tác nhau thỉnh các tỳ kheo về tại trú xứ của mình an cư kiết hạ, và hỗ trợ các tỳ kheo các nhu cầu cần thiết để các Ngài có điều kiện thuận tiện cho sự tu tập suốt trong ba tháng mùa mưa. Các truyện ký của Phật giáo thuộc các nền văn học bảng sanh và bảng duyên thường ghi nhận có nhiều tỳ kheo đã chứng đắc quả A La Hán trong thời gian an cư này, nhờ sự hỗ trợ của các cư sĩ về các nhu cầu hằng ngày.

Một cộng đồng thanh tịnh và hòa hiệp, cùng học và cùng tu như sữa với nước vậy, quả là niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, và nó chứng tỏ rằng Chánh pháp mà Ðức Thích Tôn đã giảng thuyết, nếu được thực hành một cách trọn vẹn, sẽ là cơ sở cho một thế giới an lành. Ðây là điều mà vua Ba Tư Nặc đã bày tỏ với đức Thế Tôn về niềm tin của mình đối với Chánh pháp được Thế Tôn giảng dạy và chúng đệ tử thực hành trọn vẹn[7].

Nói tóm lại, duyên khởi của sự an cư kiết hạ, của chúng tỳ kheo dù đơn giản được nói là do Ðức Thế Tôn tùy thuận theo ước muốn của các đệ tử tại gia, nhưng trong ý nghĩa sâu xa thì nó là sinh mạng tồn tại của chánh pháp được duy trì bằng đời sống thanh tịnh và hòa hiệp của cộng đồng Tăng lữ. Chừng nào chúng tỳ kheo còn nhiệt thành trong phận sự an cư 3 tháng thì bấy giờ chánh pháp vẫn còn là sức sống phong phú để loài người làm nơi quy ngưỡng và xây dựng một thế giới an lành.

Thích Trí Thủ


[1] Tứ phần luật 37, An cư ký đệ (Ðại 22, tr. 630b)
[2] Trường A Hàm 5 (Ðại 1, tr. 32b)
[3] Dẫn bởi Tứ phần luật san phiền bổ khuyết hành sự sao, Thượng 4 (Ðại 40, tr. 58a)
[4] Tứ phần luật 37, Tự Tứ Kiền Ðộ (Ðại 22, tr. 637c)
[5] Trung A Hàm 17, Trường Thọ Vương Bản Khởi (Ðại 1, tr. 536a)
[6] Trung A Hàm 18, Sa Kê Ðế Tam Mộc Tánh Từ (Ðại 1, tr. 544b)
[7] Trung A Hàm 59, Kinh Pháp Trang Nghiêm (Ðại 1, tr. 795b)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...