Trong lịch sử con người chưa thấy một tôn giáo nào trên thế giới lại có kinh điển hay giáo lý đồ sộ như Đạo Phật. Toàn bộ Thánh điển của Phật giáo phân thành Tam Tạng (Tripiṭaka): Tạng Luật (Piṭaka Vinaya), Tạng Kinh (Piṭaka Sutta) và Tạng Luận (Piṭaka Abhidamma). Luật Tạng là ghi lại những giới luật mà đức Phật chế khi còn tại thế nhằm ngăn chặn những điều bất thiện của hành giả. Kinh Tạng là ghi lại những lời dạy của đức Phật. Luận Tạng là những tác phẩm mà các vị luận sư đã trước tác để giải thích những bộ kinh.

Văn học Phật giáo nói chung và văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng thường có các văn bản gốc và văn bản được tìm thấy phần lớn đều toàn bộ bằng tiếng Pāli, tiếng Sanskrit, tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Hoa. Nhưng văn học Pāli xuất hiện sớm và chiếm một số lượng lớn trong kho tàng văn học Phật giáo. Do xuất hiện sớm nên và được bảo lưu khá tốt nên văn học Pāli đến ngày nay vẫn còn giữ lại những gì quan trọng liên quan đến cuộc đời truyền đạo của đức Phật. Chính vì thế, Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp và cũng là thọ mạng của Phật pháp.

Giới, Định và Tuệ là giáo lý căn bản trong tam vô lậu học. Thì giới luôn là bước đi đầu tiên của mỗi hành, là những bước đi cơ bản để hình thành nền tảng đạo đức cơ bản. Nếu không có giới luật, mọi bước. Giới luật là chuẩn mực quy tắc do đức Phật chế định, nhằm làm nền tảng pháp lý để hành giả ứng dụng trong việc thúc liễm thân tâm, tấn tu đạo nghiệp. Giới là tự nhiên, và chánh thuận với giải thoát, nên thực hành theo giới là thuận theo lẻ tự nhiên và đưa đến giải thoát. Tất cả lời dạy của đức Phật điều không ngoài mục đích đoạn trừ khổ đau mang lại an lạc giải thoát. Chính vì những phiền não đã cho tâm trí của chúng ta mê mờ, ngăn cản hành giả thực hiện chuẩn mực đạo đức, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển hóa phiền não và thậm chí diệt tận những ma chướng và những phiền não. Giới luật được chế ra để giúp chúng ta làm chủ thân, khẩu, ý của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng của Giới luật đối với đời sống tu tập của Tăng Ni trẻ ngày nay. Vì thế việc tìm hiểu về “Giá trị và tầm quan trọng của Giới luật đối với Tăng Ni trẻ hiện nay” là một điều thiết thực để giúp cho tang ni trẻ hiện này thấy được tầm quan trọng của giới luật trong đời sống tu tập trên lộ trình giải thoát giác ngộ.

ĐỊNH NGHĨA VỀ GIỚI LUẬT

Giới và luật thường được xem là giống nhau hoàn toàn nên trong đạo Phật thường gọi chung là giới luật. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn thì giới và luật đều có những điểm khác nhau. Giới tiếng Pāli là Sila chứa đựng những quy tắc đạo đức chuẩn mực, đồng thời giới là phép tắc mà đức Phật đã chế ra nhằm ngăn chặn những điều bất thiện của thân, khẩu và ý của những người xuất gia và tại gia. Luật tiếng Pāli là Vinaya là những kỷ luật, những phép tắc, những quy cũ trong thiền môn của đời sống Tăng Ni và được ghi lại trong Luật tạng. Theo Hòa thượng Thiện Siêu đã so sánh về Giới luật với thuốc men thì dược tánh chính là giới, còn dược liệu chính là Luật. Nghĩa là Giới là những điều răn dạy, Luật chính là những phương pháp để hành giả thực hành những điều răn dạy đó.

Hòa thượng Trí Thủ có viết rằng về Giới (sīla): nghĩa là “phòng ngừa tội lỗi, ngăn cấm hành động ác, kìm hãm dục vọng và câu thúc đời sống tư hữa của mình, hầu mong tiến dần đến quả vị giác ngộ” [1]. Giới cũng có nghĩa là ngăn chặn những điều sai quấy , chấm dứt mọi hành động xấu ác của hành giả. Cũng chính là một phương tiện giúp những hành giả đạt giải thoát. Luật hay người ta thường gọi là Tỳ Ni có nghĩa là pháp luật hay những điều cấm chế. Có nghĩa là những quy tắc, nguyên tắc, quy tắc, những luật lệ nhằm đưa ra những quy định trong pháp yết ma của Tăng đoàn. Vì vậy, giới là những quy tắc bảo vệ những người miên mật giữ giới thì luật lại là những điều để bảo vệ sự thanh tịnh và hòa hợp trong tăng già. “Giới là phương thuốc phòng ngừa sự hư đốn của sinh hoạt Tỳ kheo, và luật lại chính là phương thuốc ngăn ngừa sự hư hỏng của giới” [2]. Nói tóm lại, giới luật được xem như tường rào để bảo vệ, như áo phao nổi cứu vớt những người đang bị chìm đắm trong vô minh và cũng như những trang sức được đeo trong người của chúng ta, để cho tâm mỗi hành giả được an lành và chánh niệm.

Nguyên nhân và mục đích đức Phật chế Giới luật.  Nguyên nhân đức Phật chế Giới Luật: Từ đó về sau mới phân biệt nói rộng ra là vì có một lần, Tôn giả Xá-lợi-phất thưa Phật: Bạch đức Thế Tôn, làm sao để Chánh pháp của đức Như Lai, sau khi Như Lai diệt độ rồi, Chánh pháp ấy vẫn được tồn tại lâu dài? Thế Tôn dạy: Đức Phật nào mà có nói Giới, nói Pháp thì chúng đệ tử nhờ đó để tu hành, làm cho Chánh pháp được cửu trú sau khi Như Lai diệt độ. Khi ấy Tôn giả Xá-lợi-phất thưa với Ngài rằng: “Bạch Thế Tôn, tại sao con không thấy Thế Tôn chế giới mà chỉ nói pháp?” [3] Ngài dạy:“Này Tôn giả, Ta biết thời phải làm gì, nay chưa tới thời nên Ta chưa chế giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế giới. Vì thế, 12 năm đầu chưa xảy ra chuyện gì cấu uế nên Ngài chưa chế giới. [4]

Nhưng đến năm thứ mười ba sau khi đức Phật thành đạo, người đầu tiên trong hàng đệ tử của Ngài là Tôn giả Sudinna đã phạm giới. Sudinna là một người sinh ra trong một già đình có nhiều của cải, cũng là đứa con độc tôn trong gia đình, Tôn giả không thực hiện tâm nguyện nối dõi dòng tộc mà từ bỏ thế tục gia mà xuất gia theo Phật. Nhưng sau khi ngài đã động lòng trước sự tha thiết của người mẹ, xin một đứa con để giữ lại huyết thống gia đình; khi đó tôn giả không cầm được lòng nên đã ân ái với vợ cũ. Khi trở về, Tỳ kheo Sudinna trong lòng khó chịu và ân hận. Tôn giả đem chuyện đó kể cho các vị tỳ kheo hay, các vị tỳ kheo đem chuyện của tôn giả bạch lên đức Thế Tôn, Thế Tôn kêu lên quở trách. Bắt đầu từ đó Phật mới chế giới, nên giới đứng đầu là hàng đệ tử xuất gia không được dâm dục, dây là nguyên nhân Phật chế giới.

Mục đích đức Phật chế Giới luậtMục đích rốt ráo của đức Phật chế Giới Luật không phải để ràng buộc hay bắt buộc Tăng Ni hành trì mà là muốn cho tất cả hành giả là đệ tử của Ngài được thanh tịnh thanh tâm và có cuộc sống an lạc giải thoát trong hiện tại. Mục đích đó được thể hiện qua những vấn đề sau: để Tăng Ni được mỹ mãn; để cho đời sống Tăng Ni được ổn định; để kiềm chế những vị Tỳ kheo khó kiềm giữ được bản thân mình; để cho tất cả Tăng Ni được sống đời sống yên ổn và an lạc; để Tăng Ni kiềm chế các lậu hoặc trong kiếp hiện tại; để ngăn ngừa các lậu hoặc trong đời vị lai; để tạo được niềm tin cho những người có lòng tin đối với đạo Phật; để xác tín cho những người có lòng tin đối với Phật giáo và giới luật được hình thành để cho chánh pháp mà Như Lai đã sáng lập được trường tồn.

Phân loại Giới luậtGiới luật được Đức Thế Tôn chế ra dựa vào căn cở và ngộ tính của mỗi chúng sanh mà chế ra những giới điều khác nhau cho phù hợp. Theo quan điểm Đại thừa gồm có ba loại giới gọi là “Tam tụ tịnh giới ( Three clusters of pure precepts ( tri – vidhāni sīlāni [5])”: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, và Nhiêu ích hữu tình giới.

Nhiếp luật nghi giới: kiềm chế tất cả các luật nghi không cho các pháp bất thiện sanh khởi, Giới Luật không những chỉ dành cho những hành giả xuất gia mà còn áp dụng cho những người tại gia: Ngũ giới, Thập thiện, Sa di, Sa di ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni. Đây thuộc về “Chư ác mạc tác” ( không làm các việc ác ). Nhiếp thiện pháp giới: tất cả những việc làm thiện lành của mỗi hành giả thì chúng ta có thể lấy làm giới.  Đây thuộc về “chúng thiện phụng hành”.  Nhiêu ích hữu tình giới: lấy cái hành trì, nhiếp thọ, hoằng pháp độ sanh của chúng ta làm giáo giới. Không chỉ ba loại ở trên mà còn có Định cộng giới là loại giới do mỗi hành giả do sự hành trì thiền định mà làm cho thân và tâm của chúng ta an lạc. Giới định thì cũng được gọi là Định cộng giới. Đạo cộng giới là sự giải thoát mọi trói buộc thân khẩu ý nghiệp nhờ nơi trí tuệ, lấy trí tuệ làm giới. Do tu tập vô lậu nghiệp mà được vô lậu trí. Giới tuệ tương ưng nên gọi Đạo cộng giới.

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT ĐỐI VỚI TĂNG NI TRẺ HIỆN NAY

Trong Phật giáo có tất cả tam tạng kinh điển thì Luật tạng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Thông thường người ta gọi theo thứ tự là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng nhưng nếu chúng ta xét rõ ràng và tìm hiểu trong văn học Pāli thì chúng ta thấy họ phân chia cũng Tam tạng kinh điển thì Luật tạng được xếp ở vị trí đầu tiên trong Tam tạng giáo điển của Phật giáo sau đó mới đến Kinh tạng và Luận tạng. Điều này cho ta thấy Luật tạng có một vai trò quan trọng trong đời sống tu tập của Tăng Ni. Giới luật chính là phương tiện giúp cho mỗi hành giả rèn luyện bản thân trong khuôn khổ của giới. Nếu chúng ta hành trì giới luật tinh chuyên hay miên mật thì sẽ mang lại cho chúng ta thanh tâm được thanh tịnh, trưởng dưỡng tâm từ bi và đạt tới cảnh giới giải thoát khỏi sanh tử luân hồi trong lục đạo. Khi giới luật được thiết lập thì giúp cho mỗi hành giả họ biết suy nghĩ những lời nói, hành động giúp cho chúng ta tự tại và an lạc hơn.  Vì thế giới luật rất chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người xuất gia và cũng rất quan trọng trong hệ thống giáo lý của đạo Phật. Giới luật là chạm móc đầu tiên mà người xuất gia cần phải học trong năm bước đi: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến. Mục đích chính yếu của người xuất gia như chúng ta là đạt được trí tuệ và giải thoát sanh tử luân hồi. Nêu một người xuất gia tu học mà không có trí tuệ và giải thoát thì coi như chúng ta uổng phí một đời sống của người xuất gia, dẫn đến sự thọ nhận của chúng sanh quá nhiều thì không tu hành thì sẽ rơi vào tam đồ lục đạo. Người xuất gia muốn đạt được trí tuệ và giải thoát đó thì chúng phải nhờ vào Giới luật để kiềm chế lại những ham muốn của bản thân mình không để cho thân tâm chạy theo những thứ dục lạc của thế gian. Từ vô thỉ kiếp mà chúng ta không biết được tâm chúng ta đã huân tập biết bao nhiêu điều bất thiên nghiệp, biết bao nhiêu phiền não chướng và ma chướng. Muốn thoát khỏi những ma chướng hay phiền não đó, chúng ta phải hành trì Giới luật vì đó là điều căn bản nhất giúp cho người xuất gia thoát vô minh phiền não. Người giữ Giới luật họ có cuộc sống thận trọng trong từng lời nói, từng cử chỉ và trong từng hành động của chính bản thân mình. Sống cuộc sống phạm hạnh, sống đời sống chân thật, giữ các căn tốt hơn, sống chánh niệm tỉnh giác, làm cho thân, khẩu và ý của chính mình thanh tịnh và an lạc.

Đức Phật luôn luôn đề cao và khuyên hành giả hãy xem Giới luật là bậc thầy của các Ngươi sau khi ta diệt độ: “sau khi ta nhập diệt, giới luật sẽ là thầy của các người”. Lời tuyên bố này cũng được tìm thấy trong cả hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng Phật giáo. “Hãy tôn trọng cung kính Ba la đề mọc xoa, hãy lấy giới luật làm nơi nương tựa, chớ nương tựa một ai khác.” Và trong Trường Bộ kinh đức Phật nhấn mạnh: “Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi [6].” Giới luật không chỉ giúp chúng ta thanh tịnh thân và tâm mà còn giúp chúng ta có một lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh. Điều này được thể hiện qua hai khía cạnh là không sát sanh và cứu giúp chúng sanh.

Giới luật đối với đạo đức xã hội.  Phật giáo ra đời không nằm ngoài mục đích cứu độ chúng sanh, cũng không dành riêng cho một cá nhân nào hay một tổ chức nào mà là Phật giáo ra đời gắn liền với xã hội. Đạo Phật ra đời nhằm mục đích giúp cho chúng sanh thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống, với tinh thần nhập thế của Tăng Ni đến với đời sống của chúng sanh, đặt trên lợi ích chung của tập thể… Sự đoàn kết và sống trong lục hòa của Tăng Ni ngày này chính là khẳng định tinh thần nhập thế của Phật giáo. Phật giáo không nằm ngoài lợi dưỡng của cá nhân mà đề cao lợi ích của con người cho nên Giới luật đạo Phật không thể tách biệt với đạo đức của con người. Trong cuộc sống, điều mà con người hướng đến chính là niềm hỷ lạc hay niềm hạnh phúc của tự thân mình. Chính vì đó, hạnh phúc chính là mục đích sống của xã hội cho nên giới luật của Phật giáo hoàn toàn xây dựng được cái cho là hạnh phúc đó và xây dựng được một xã hội an lành và hòa bình. Vì giới luật của chúng ta được xây dựng trên nền tảng của Giới, Định và Tuệ.

Cuộc sống của con người luôn luôn biến đổi theo thời gian và hơn thế nữa xã hội không có sự công bằng, cha con bất hòa, làng xóm gây gỗ, thậm chí còm đánh chém nhau… những sự việc đó trong xã hội thường xuyên xảy ra nhiều mâu thuẫn và đi đâu chúng ta cũng nghe đến điều đó. Chúng ta thử hỏi tại sao lại như vậy, do chúng ta có nhiều oán thù nhiều đời nhiều kiếp hay là do chúng ta thiếu hẵn tình thương con người với con người.Trước hoàn cảnh đó, đạo Phật đã xây dựng ngũ giới là thước đo chuẩn mực xã hội, là hàng rào để bảo vệ chúng ta, để xây dựng hạnh phúc con người với con người. Tuy nhiên, năm giới là điều kiện tối thiểu mà không phải là tất cả của người Phật tử. Nếu thực hành được năm giới này một cách hoàn chỉnh là đã xây dựng một thế giới an bình hạnh phúc, hay một nhân gian tịnh độ theo Phật giáo. Thế nào là ngũ giới mà đức Phật đã dạy? Đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu:

  1. Ai sống hại sinh linh                     247.“Lại rượi chè say sưa

Nói láo trong đời này                                       Người sống đời sống ấy

Lấy của người không cho                       Tất chính ngay đời nầy

 Quan lại với vợ người.                                    Tự đào bỏ thiện căn.” [7]

 

  1. “Vậy người hay nên biết

Chế ác chẳng dễ gì

Chớ tham lam phi pháp

Mà trường khổ lụy thân.” [8]

Con người ai cũng sợ cái chết, sợ mất tất cả của cải, vật chất… họ không muốn ai xâm hại đến bản thân họ, không muốn người ta làm tổn hại đến danh dự phẩm hạnh của mình thì chúng ta không nên làm ảnh hưởng đến danh dự phẩm hạnh của người khác. Đó chính là định luật tất yếu của cuộc sống và hơn thế nữa mọi thứ đều có luật nhân quả. Nếu chúng ta không muốn bị những quả báo đó thì chúng ta nên hành trì và thọ nhận giới luật. Vì vậy giới luật có một mối tương quan rất mật thiết với đạo đức chuẩn mực của xã hội hiện nay.

Lợi ích việc giữ giới đối với Tăng NiGiới luật đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tu học của người xuất gia cũng như Tăng Ni trẻ hiện nay, nếu giữ giới luật miên mật thì người hành trì được rất nhiều lợi ích trong đời sống hiện tại, tương lai kể cả cho người xuất gia và tại gia    Trong Kinh Trường Bộ đức Phật đã nói rõ nếu hành giả tinh chuyên về giới luật thì sẽ được năm điều lợi ích như sau:

  1. Có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật.
  2. Tiếng tốt đồn xa.
  3. Khi đi vào hội chúng nào, tâm thần không sợ hãi, không bối rối.
  4. Khi chết tâm hồn không rối loạn.
  5. Sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. [9]

Tăng Chi Bộ kinh đức Phật  dạy rằng: “Vì rằng này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.” [10]

TẦM QUAN TRỌNG VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA GIỚI LUẬT

Tầm quan trọng của Giới Luật trong đời sống tu tập của Tăng NiNhững gì mà đức Phật đã chế định giới luật đều phù hợp với đạo đức chuẩn mực xã hội làm nền tảng cho tiến trình giải thoát khổ đau. Vì vậy, Giới luật có tầm quan trọng đối với đời sống tu tập Tăng Ni.  Giới luật không phải là nhất thừa mà là phổ biến cho cả ba thừa. Cho dù bất cứ hành giả tu tập một thừa nào thì họ không thể không thực hành giới luật. Vì giới luật chính là nền tảng để xây dựng Phật giáo phát triển mạnh và trường tồn. Giới luật chính là chuẩn mực đạo đức mà do Thế Tôn đã chế định không nằm ngoài mục đích kiềm chế sự ham muốn của chúng sanh, thúc liễm thân tâm, tinh tấn trong việc tu tập. Giới luật là điều tất yếu của cuộc sống, chúng ta thực hành giới luật chính là một lẽ tự nhiên để đưa hành giả đến bờ an lạc giải thoát. Những gì đức Phật đã dạy chúng ta không nằm ngoài mục đích cuối cùng của hành giả là thoát ly khổ đau sanh tử của cuộc đời. Chính vì Giới luật rất quan trọng trong đời sống tu tập của Tăng Ni nên Thế Tôn đã khẳng định một điều này: “ Sau khi ta nhập diệt, giới luật sẽ làm thầy các ngươi” [11]. Lời khẳng định này chúng ta có thể tìm thấy được trong cả hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo: “Hãy tôn trọng cung kính Ba la đề mộc xoa, hãy lấy giới luật làm nơi nương tựa, chớ nương tựa vào một ai khác” [12]. Với lời khẳng định này của Đức Thế Tôn đã tuyên bố nhằm xác tính tầm quan trọng của giới luật đối với đời sống tu tập của Tăng Ni trẻ như thế nào đã sống trong môi trường thiền môn. Giới luật chứa đựng quy định giúp cho những hành giả có một đời sống tu tập hằng ngày để tịnh hóa thanh tâm. Giới luật giúp cho mỗi người chúng ta những việc làm không nên làm( chính là giới cấm hay có hại đến mọi người) và những việc làm thiện mà chúng ta nên làm(vì có lợi ích đến với tất mọi người).

Đối với Tăng Ni trẻ ngày nay, việc của chúng ta là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh,” hành giả đã đưa Phật pháp vào đời, hòa nhập với xã hội và họ luôn luôn giữ tâm thanh tịnh và nghiêm trì giới luật không để mình bị hòa quyện và chạy theo những thứ vui của thế tục hay nói cách khác hành giả không bị đồng hóa vào thế tục.  Một đời sống tu tập tốt thì chúng ta nên nghiêm trì giới luật thì sẽ thúc đẩy sự hòa hợp Tăng Ni, mặc dù bản chất của Tăng là hòa hợp và thanh tịnh. Điều mà đem lại sự hòa hợp Tăng đoàn chính là mỗi hành giả tự mình nỗ lực học tập và hành trì giới luật một cách nghiêm túc. Theo Thích Trung Định trong sách Tam Vô Lậu Học qua Kinh tạng Nikāya muốn Tăng đoàn hòa hợp thì sẽ có ba điểm: “Thứ nhất, giới luật nhằm để hướng dẫn nết sống của người xuất gia. Thứ hai, giới mang lại sự thanh bình và hạnh phúc cho hành giả tu hành. Thứ ba, giới luật để bảo vệ nếp sống thiền môn” [13].  Như vậy, đời sống Tăng Ni hoàn toàn dựa trên nền tảng của Giới luật để đưa đến Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hợp rồi đưa đến sự an lạc mà còn giúp cho Tăng đoàn phát triển và phồn thịnh.

Ứng dụng thực tiễn của Giới luật của tăng ni hiện nayGiới luật chính là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát sanh tử luân hồi của mỗi hành giả. Chính vì thế, mỗi hành giả như chúng ta biết ứng dụng Giới luật vào cuộc sống tu tập, y vào Giới luật để tịnh hóa thân, khẩu, ý để được giải thoát ngay kiếp hiện tại. Chúng ta là mỗi hành giả xuất gia cũng như tại gia, hãy giữ giới nào thì chúng ta sẽ giải thoát giới đó chứ không nên chấp chặt vào giới vì khi chấp chặt vào giới thì chúng ta có sự bám víu vào Giới luật thì khó giải thoát.

Giới luật được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau: Ngũ giới, thập giới, hai trăm năm mươi giới của Tỳ kheo, ba trăm bốn mươi tám giới của Tỳ kheo ni, giới của Bồ tát tại gia và xuất gia lần lượt là 6 giới trọng, 28 giới khinh và 10 giới trọng, 48 giới khinh.  Những căn bản nhất của Giới luật chính là ngũ giới. Giới không được sát sanh chính là lòng thương yêu của chúng ta đối với tất cả chúng sanh muôn loài, chúng sanh cũng có linh tính của nó, nó cũng sợ chết… chúng ta nên cảm nhận nỗi đau khi bị giết hại của chúng sanh cũng như nỗi đau của mình, vì thế đức Phật khuyên chúng ta không được sát sanh dù hành giả xuất gia hay tại gia. Giới không được trộm cướp là khi đã là phàm phu thì chúng ta sống ở tà bà uế trượt này lo lắng biết bao điều trong cuộc sống này, người giàu có sợ mất của, khi họ mất tài sản họ than trời trách đất, khóc lóc, tiếc nuối vì đó chính là nghiệp nhân mà ta đã tạo từ nhiều kiếp. Chúng ta cũng nên thông cảm cho họ, và cũng nên tự nhủ rằng hãy giữ giới không trộm cắp thì chúng ta sẽ không bị mất tài sản mà được nhiều của cải vật chất. Giới không được tà dâm là chúng ta nên thông cảm sẽ chia với những kẻ bị người khác phản bội, ngoại tình dâm ô với kẻ khác, người phụ tình, bị người khác cướp đoạt hạnh phúc vố dĩ thuộc về chính mình. Chính vì chúng ta là người xuất gia nên yêu thương và biết giữ gìn giới không được tà dâm này, kiềm chế những ước muốn bất thiện. Giới không được nói dối là vì chúng ta cảm thông sẽ chia với người bị người khác dối gạt, bị quở trách, bị người khác đâm sau lưng và khổ đau khi bị kẻ khác dối lừa vì vậy chúng ta nên cố gắng giữ giới không nói dối mà luôn nói lời chân thật. Giới không được uống rượi là cảm thông được với những người bị chất kích thích này, làm tăng sự ham muốn của com người và thậm chí chân gây nghiện này lam cho tâm trí điện đảo không kiểm soát được thân khẩu ý của chúng. Với lòng từ mẫn đó, chúng ta nên giữ giới này để làm cho trí tuệ của chúng ta được phát sanh.

 Giới như đèn sáng lớn

Soi sáng trong đêm tối

Giới như gương báu sáng

Chiếu rõ tất cả pháp.

 ( Kinh Phạm Võng )

Tóm lại, chúng ta là những người con Phật chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của Giới luật như thế nào? Con đường của một người xuất gia muốn đưa đến sự giải thoát giác ngộ thì hành giả không thể nói đến ba phương diện Giới – Định – Tuệ. Mà Giới luật chính là nấc thang đầu tiên của hành giả xuất gia, là căn bản, là nền tảng đưa chúng ta hướng đến quả vị Thánh mà đích cuối cùng chính là Niết bàn an lạc, là kim chỉ nam của hành giả xuất gia tu học. Chính vì vậy trước khi nhập diệt đức Phật đã dạy Giới luật chính là thọ mạng của Phật pháp, khi Ta không còn nữa thì các ngươi hãy lấy Giới luật làm thầy của mình. Như vậy, người xuất gia phải luôn nghiêm trì Giới luật, hãy tinh tấn trong việc tràu dồi giới đức, vì giới là cội gốc Bồ đề, là nền tảng Niết bàn, là viên ngọc quý giúp chúng ta trang nghiêm pháp thân.

Thích Chúc Thanh – Học viên Thạc sĩ Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM khoá VI

CHÚ THÍCH

  • HT Thích Trí Thủ, Tâm Như Trí Thủ toàn tập, ( Việt Nam: NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 ), tr. 102.
  • TN Tuệ Đăng dịch, Cương Yếu Giới Luật , tr. 320.
  • Thích Thiện Siêu, Cương Yếu Giới Luật, ( Việt Nam: NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2002 ), tr. 19.
  • Thích Thiện Siêu, Cương Yếu Giới Luật, ( Việt Nam: NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2002 ), tr. 19
  • Thích Trung Định, Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pāli, (Việt Nam: NXB Thuận Hóa, Huế. 2020), tr. 138.
  • Thích Minh Châu, Kinh Trường Bộ ( Việt Nam: NXB Tôn Giáo Hà Nội, 2013 ), tr. 337.
  • Trưởng lão Thiền sư Pháp Minh dịch giả, Dhammapādatthakathā, Kinh Pháp Cú quyển 3, (Việt Nam: NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. 2013), tr. 523.
  • Trưởng lão Thiền sư Pháp Minh dịch giả, Dhammapādatthakathā, Kinh Pháp Cú quyển 3, (Việt Nam: NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. 2013), tr. 523.
  • Thích Trung Định, Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pāli, (Việt Nam: NXB Thuận Hóa, Huế. 2020), tr. 165.
  • Thích Minh Châu, Kinh Tăng Chị Bộ tập 1, ( Việt Nam: NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2015 ), tr 94 – 95.
  • Thích Trung Định, Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pāli, (Việt Nam: NXB Thuận Hóa, Huế. 2020), tr. 157.
  • Dhyāna Master Hsuan Hue, The Diamond Sutra, A General Explanation of the Vajra Prajña Paramitā Sūtra, published by the Sino-American Buddhist Association, Incorporated, 1974, Edited by: Bhiksu Heng Kuan Bhiksuni. Heng Hsien; Upasaka Tun Kuo-tsun, p. 52-53.
  • Thích Trung Định, Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pāli, (Việt Nam: NXB Thuận Hóa, Huế. 2020), tr. 160 – 161.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Châu, Thích Minh, Kinh Trường Bộ. Việt Nam: NXB Tôn Giáo Hà Nội, 2013.
  2. Định, Thích Trung, Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pāli. Việt Nam: NXB Thuận Hóa, Huế. 2020.
  3. Châu, Thích Minh, Kinh Tăng Chị Bộ tập 1. Việt Nam: NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2015.
  4. Trưởng lão Thiền sư Pháp Minh dịch giả, Dhammapādatthakathā, Kinh Pháp Cú quyển 3.Việt Nam: NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. 2013.
  5. Siêu, Thích Thiện , Cương Yếu Giới Luật, Việt Nam: NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2002.
  6. Thủ, Thích Trí, Tâm Như Trí Thủ toàn tập. Việt Nam: NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
  7. Đăng, Tuệ dịch, Cương Yếu Giới Luật.

Sách tham khảo nước ngoài:

  1. Dhyāna Master Hsuan Hue, The Diamond Sutra, A General Explanation of the Vajra Prajña Paramitā Sūtra, published by the Sino-American Buddhist Association, Incorporated, 1974, Edited by: Bhiksu Heng Kuan Bhiksuni. Heng Hsien; Upasaka Tun Kuo-tsun, p. 52-53.

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...