HỎI: Tôi được nghe, trong 5 nghề Phật cấm người Phật tử không nên làm có nghề bán thú vật và bán thịt. Vậy điều này có đúng không? Xuất xứ từ kinh sách nào? Người Phật tử kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt thì có rơi vào trường hợp này không? 

ĐÁP:

Bạn thân mến!

Kinh Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:  “Có năm nghề buôn bán, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc” (Chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán).

Vấn đề đáng bàn ở đây là lời dạy không buôn bán thịt. Hiện có nhiều luận giải khác nhau về lời dạy này, tựu trung có hai khuynh hướng:

1- Không làm nghề đồ tể (không bán thịt-trực tiếp giết hại),

2-Không những chẳng giết hại mà còn không buôn bán thú vật, không bán thịt sống và cả thịt chín (không bán thịt-dù không trực tiếp giết hại).

Trước hết là vấn đề bán thú vật. Trong bối cảnh xã hội nông nghiệp thời Phật, người nông dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi nên việc buôn bán hoặc trao đổi gia súc là đương nhiên. Do đó, không buôn bán thịt không hẳn là Phật cấm buôn bán hoặc trao đổi gia súcthú vật nói chung.

Đối với vấn đề bán thịt, thời xưa, những người bán thịt hầu hết đều kiêm luôn giết mổ. Muốn có thịt để bán thì người hàng thịt phải sát sanh. Cho nên nghề đồ tể, sát sanh lấy thịt đem bán là chắc chắn không được làm vì tạo nghiệp sát rất nặng nề.

Còn ngày nay, người bán thịt (bán hàng ăn, các loại thực phẩm “mặn”) thì đa phần không trực tiếp sát sanh. Trong trường hợp này, họ tuy có liên hệ nhưng không tạo nghiệp sát hại. Người Phật tử trong những ngày không ăn chay, ra chợ mua các thực phẩm về thọ dụng cũng có liên hệ nhưng không tạo nghiệp sát hại.

Vì vậy, xét theo quan điểm tạo ác nghiệp, không buôn bán thịt là không làm nghề đồ tể (bán thịt-trực tiếp giết hại) hoàn toàn xác đáng. Còn luận giải, không buôn bán thịt là không bán thịt sống và thịt chín (dù không giết hại), về ngữ nghĩa thì rất chính xác nhưng xét về bản chất tạo ác nghiệp thì không xác đáng bằng.

Dĩ nhiên người Phật tử thì không nên mở cửa hàng, tiệm sạp chuyên bán thịt tươi sống. Vì những hình ảnh thịt xương máu huyết ngổn ngang ám ảnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm thức. Nhưng “kinh doanh buôn bán thực phẩm có sử dụng thịt”, trong chừng mực nào đó, nếu chưa tìm được nghề khác để mưu sinh thì có thể tạm chấp nhận. Vì như đã nói, nếu không trực tiếp giết hại thì họ chỉ có liên hệ mà không tạo nghiệp sát.

Trong cuộc sống, mỗi nghề mỗi nghiệp, không ai mà không tạo nghiệp. Người Phật tử nguyện sống theo tinh thần Chánh mạng (nuôi mạng chơn chánh) có thể tránh được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biệt nghiệp xấu ác nhưng cũng không thể tránh hết các liên hệ cộng nghiệp. Do đó, thành tâm sám hối nghiệp chướng hàng ngày, trong mỗi nửa tháng là việc cần làm. Song hành với sám hối là nỗ lực làm mọi việc phước thiệntốt lành trong khả năng có thể để vun bồi phước đức.

Người Phật tử luôn phát huy trí tuệ và từ bi để tìm một nghề mưu sinh thích hợp với hoàn cảnh của mình. Không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả nhưng cũng không quá cứng nhắc, không dám làm gì vì thấy nghề nào cũng có tội. Vì thế trung đạo là tinh thần căn bản mà mỗi người cần suy nghiệm để cân nhắc và quyết định nên và không nên trong việc chọn việc mưu sinh cho chính mình.

Thầy Henepola Gunaratana (người Tích Lan), có đưa ra một vài nguyên tắc mà một người khi thực hành công việc mưu sinh cần nên suy xétChúng ta có thể tham khảo thêm những nguyên tắc này để sống theo tinh thần Chánh mạng:

“Xem xét phương tiện kiếm sống có làm cản trở việc phát triển tâm linh của ta hay không. Xem xét một nghề nghiệp được coi là Chánh mạng hay không bằng việc thực hiện một sự khảo sát ba bậc:

1. Xem xét công việc đó có làm hại người và mình hay không.

2. Xem xét công việc đó có khiến ta phạm năm giới cấm hay không.

 3. Xem xét những yếu tố khác mà chúng liên quan đến công việc đó có khiến cho tâm ta khó định tĩnh hay không. Nếu không có những ý định gây hại, tâm ta sẽ không bị tổn hại bởi những kết quả tiêu cực của công việc” (Henepola Gunaratana, Eight mindful steps to happiness: Walking the Buddha’s Path, 2001, tr.148).

Chúc bạn tinh tấn!

Quảng Tánh


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Cách nào để chuyển hóa tâm bực bội và nóng giận?
Vấn đáp

Thời gian gần đây, tôi bị bức bối nên dễ dàng giận dữ với bản thân mình và mọi người chung quanh. Tôi hay bực tức, nói năng cộc cằn vì những chuyện nhỏ nhặt. Đơn cử như một số đồng nghiệp hay hỏi tôi về chuyên môn bình thường (chỉ cần chịu khó tra...

Tại sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Vấn đáp

Hỏi: Bạch Thầy, con có một thắc mắc nho nhỏ mong được quý Thầy giải đáp giúp con. Bản thân con cũng chưa được học Phật mà chỉ tín tâm với Phật, mùng 1 và ngày Rằm hay những dịp lễ, Tết con cũng thường lên chùa nhưng con luôn thắc mắc là tại sao...

Có cần cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ?
Vấn đáp

Gia đình tôi theo đạo Phật, nay tôi muốn hỏi quý Báo những điều sau: Người thân của tôi đã mất cách đây 8 năm, nay sắp đến ngày giỗ, vậy gia đình tôi có cần lên chùa nhờ quý thầy tụng kinh cầu siêu và cúng cơm vào ngày giỗ không? Vì sao? Quan...

Có được thờ Phật và gia tiên nơi tầng trệt?
Vấn đáp

Người lớn tuổi như tôi muốn đến phòng thờ thường xuyên thì lên xuống rất khó khăn, vất vả. Bàn thờ Phật quá cao rất bất tiện cho việc thắp hương và dâng đồ thờ cúng. Xin hỏi, trước mắt có thể hạ thấp bàn thờ Phật xuống vừa tầm có được không? Có thể...

Tôn kính là gì? Những điều cần tôn kính?
Kiến thức, Vấn đáp

Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn bạn sẽ không thể không có những lúc thể hiện sự tôn kính đến ai đó, đấng thần linh nào đó. Điều này rất dễ hiểu! Vậy tôn kính là gì? Trong Phật giáo có những điều nào cần tôn kính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật
Điểm nhìn, Vấn đáp

HỎI: Tôi là một Phật tử trẻ, đang tìm hiểu về Phật pháp để ứng dụng trong đời sống. Hiện tôi đang phân vân về giá trị của đạo Phật bởi một số ý kiến phản biện như sau: Họ nói, đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu… vì những người này gần như đã buông bỏ tất cả các nhu cầu về cuộc sống, cần...

Có Nên Tin Vào Duyên Số?
Vấn đáp

HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có...

Linh hồn người chết đi về đâu?
Vấn đáp

Hỏi: Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Trả lời: Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tại và linh hồn người chết sẽ đi về đâu?...

Lạy Phật cách nào đúng?
Vấn đáp

HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn...

Sự Linh Ứng Của Bồ-tát Có Mâu Thuẫn Với Luật Nhân Quả?
Vấn đáp

HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng...

Phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người và họ trở thành kẻ thù của ta?
Đời sống, Vấn đáp

Hỏi: Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần phải làm gì nhiều. Điều trước tiên là ta phải có thì giờ để...

Nghèo thì làm sao để bố thí và cúng dường ?
Vấn đáp

Hỏi: Mỗi khi đến chùa tôi thường nghe quý Tăng Ni và đồng đạo nhắc đến là phải nên bố thí cúng dường để được phước đức về sau. Nhưng gia cảnh tôi không mấy khá giả làm chỉ vừa đủ ăn thì làm sao mà có tiền để bố thí cúng dường? Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và...