BƯỚC ĐƯỜNG TÂY CHINH VÀ LỘ TRÌNH KHAI THÔNG THƯƠNG MẠI – VĂN HÓA

Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới cổ đại. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng cho giới trung lưu tiêu thụ. Con đường manh nha hình thành từ đó.

Năm 138 (Trước công nguyên), Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở khu vực Trung Á. Sau đó, ông trở về Trường An và công bố những tin tức về các dân tộc và sản vật ở khu vực Tây Vực mà ông đã đi qua. Triều đình nhà Hán bắt đầu chú trọng những tuyến đường đi vào Tây Vực để khuếch trương thanh thế chính trị và kinh tế. Từ đó, “con đường tơ lụa” dần thành hình.

Con đường tơ lụa phát xuất từ Trường An (nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây) hướng về phía Tây, sau khi qua nhiều sông núi và thành trấn, được chia thành ba tuyến: Lộ tuyến Nam từ phía Tây Nam Đôn Hoàng ra Dương Quan đi qua Thạch Thành Trấn, Bá Tiên Trấn, Vu Điền Trấn và tiểu vương quốc Sơ Lặc, sau đó vượt phía Tây núi Thông Lãnh về đến Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì và đế quốc La Mã.

Lộ tuyến Bắc từ phía Tây Bắc Đôn Hoàng ra Ngọc Môn Quan, men theo phía Nam chân núi Thiên Sơn đi về phía Tây, qua Tây châu, Hán Luân Đài, đến các tiểu vương quốc Khưu Từ và Sơ Lặc, sau đó cũng vượt núi Thông Lãnh.
Về sau, các thương nhân còn mở thêm một lộ tuyến mới phía Bắc, tức cũng ra Ngọc Môn quan, nhưng theo phía Bắc chân núi Thiên Sơn để đi về hướng Tây. Sau khi qua Đình Châu và Y Ninh, tiếp tục về hướng Tây đến Đ ông La Mã, Hy Lạp và Địa Trung Hải.

Con đường tơ lụa phát triển đến cao độ vào đời Đường và được sử dụng đến thế kỷ XIV. Về sau do sự phát triển đường hàng hải, ít gian nan và nguy hiểm hơn, nên con đường bộ xuyên suốt Đông Tây này ngày càng ít được lưu tâm. Tơ lụa từng là sản phẩm nổi trội trong thương mại Trung Hoa – La Mã đầu Công nguyên, nhưng thương nhân các nước không chỉ trao đổi mỗi mặt hàng này. Gốm sứ, gia vị, kim loại và hàng nghìn sản phẩm khác đã di chuyển như thoi đưa suốt vạn dặm Đông-Tây[1].

Từ Tây Vực người ta có thể đi đến Ấn Độ bằng hai con đường, một từ phía Bắc, và một từ phía Nam. Nếu đi từ phía Nam, người ta sẽ khởi hành từ Đôn Hoàng và Ngọc Môn thuộc địa phận nhà Hán bấy giờ, dọc theo phía Bắc núi Côn Lôn đi qua các nước như Lop-Nor, Khotan, Yarkand và đến Kashgar. Từ Kashgar, khách bộ hành có thể đi dọc theo phía Tây núi Thông Lĩnh, rẽ về phía Nam nối kết với ngả đường Bắc Ấn Độ. Nếu đi từ phía Bắc, các thương nhân cũng khởi hành từ Đôn Hoàng, Ngọc Môn rồi đi dọc theo chân núi phía Nam của dãy Thiên Sơn, xuyên qua các nước Y Ngô (Hami), Cao Xương (Turfan), Yên Kỳ (Karashar), Khâu Tư (Kuccha), Cô Mặc (Aksu), Ôn Túc (Ush), đến Kashgar, nối liền với con đường ở phía Nam Ấn Độ.

Hai con đường Nam và Bắc này đều đổ về Đôn Hoàng, một khu vực thuộc biên giới phía Tây Bắc Trung Quốc. Vì vị trí chiến lược như thế, Đôn Hoàng đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng nhất, là nơi lưu trú cho Tỳ kheo và lữ khách sau chuyến bộ hành, nhiều hang động được khai phá bên cạnh những ngọn đồi; và trong số hang động ấy, giới Tỳ kheo đến từ các nước Phật giáo của vùng Trung Á đã tụ hội để đàm luận Phật pháp, phiên dịch kinh điển và đẩy mạnh sự phát triển ngành mỹ thuật và điêu khắc Phật giáo song song với truyền bá giáo lý Phật đà vào khu vực Đông Á.

DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRÊN CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Vào đầu Công nguyên, có một vương quốc Hy Lạp hóa tên là Kushan nằm trên trục chính của con đường tơ lụa và trải rộng đến Bắc Ấn. Chủ nhân của vương quốc là người Scythian (một nhánh của tộc Nguyệt Chi) đã đánh bại vương quốc Bactria và lập nên Kushan
.
Trong vòng một thế kỷ, họ thiết lập nên vương quốc hùng mạnh, đủ để chinh phục toàn bộ thung lũng sông Ấn, các địa phương thuộc phía Bắc và Trung Ấn xuống tận Mathura và Banares. Một trong những vị vua nổi tiếng và đầy quyền lực của Scythians trị vì toàn bộ đế quốc này là Kanishka I (Ca-nị-sắc-ca). Bằng chứng khắc trên đá lẫn những đồng tiền cổ đều chứng minh rằng nhà vua quy y Phật giáo. Một trong số những đồng tiền vàng của triều đại này khắc họa một mặt là hình ảnh Đức Phật theo phong cách Hy Lạp với dòng chữ Hy Lạp Boddo, mặt còn lại là vua Kanishka I.

Dưới sự bảo trợ của vị vua đầy quyền lực, Phật giáo nhanh chóng lan tỏa khắp toàn bộ vương quốc của người Scythians. Một trong nhiều sự kiện quan trọng nối kết với Phật giáo trong triều đại Kanishka là cuộc kết tập kinh điển tại Kasmir. Việc chọn Kasmir làm địa điểm của cuộc kết tập kinh điển trong thời đại Kanishka nói lên tầm quan trọng của địa phương này như là một trung tâm của Phật giáo lúc bấy giờ.

Khi Phật giáo được thiết lập tại Gandhàra và Kasmir, các phái đoàn truyền giáo của đạo Phật bắt đầu truyền bá sang vùng Trung Á như An Tức (Parthia), Vu Điền (Khotan), Khang Cư (Sogdia), Khâu Tư (Kuccha)…Trong số này, Khotan và Kuccha là hai trung tâm quan trọng nhất vì chúng tọa lạc tại địa điểm mang tính chiến lược dọc theo những con đường bộ xuyên suốt vùng Trung Á và Viễn Đông.

Phật giáo truyền bá đến Trung Quốc lần đầu tiên vào thế kỷ thứ I qua các thương gia và tăng lữ đến từ phía Tây thông qua con đường tơ lụa, đặc biệt phần lớn trong số họ xuất phát từ đế quốc Kushan[2]. Chính tuyến đường trên bộ này đã đưa Phật giáo đến vùng văn minh Đông Á trước tiên và đặt để những viên gạch nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Bắc tông ở Trung Hoa[3].

Theo dòng sử liệu, từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền vào nước Đại Nhục Chi (Tukhàra), An Tức (Parthia) ở phía bắc Ấn Độ, sau đó phát triển sang Tây Vực và cuối cùng đến Trung Quốc[4]. Trong quan niệm của Trung Quốc thời xưa, các nước “tứ di” bao gồm các tiểu quốc thuộc Tây Vực nằm rải rác quanh sa mạc Takla-makan, dọc theo chân của ba dãy núi Thiên Sơn, Côn Lôn và Thông Lĩnh mà hợp thành. Con đường xuyên qua vùng này là lộ trình trọng yếu nối kết hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.

Về địa chính trị, bấy giờ nhà Hán đã có sự hiểu biết tương đối về các vương quốc ở Tây Vực và khu vực Ấn Độ thông qua những đoàn thám hiểm và thương nhân mang tin tức hồi báo. Về thương mại, giới thương nhân Trung Á thường mang ngọc từ xứ Khotan cũng như thảm Parthia và Kasmir đến Trung Quốc. Sau đó họ lại mua hàng tơ lụa của Trung Quốc và vận chuyển về đất nước mình bằng con đường này. Cần lưu ý rằng trong đoàn của giới thương nhân thường có các nhà truyền giáo của đạo Phật tháp tùng để cầu nguyện và đem sự bình yên đến cho họ trong suốt cuộc hành trình. Giới tăng lữ còn thuận duyên theo đoàn thương buôn đi đến những những vùng đất mới để truyền bá Chánh pháp.

Trong bốn thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo đã tạo được nền tảng cơ bản trong xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên các hoạt động Phật sự chính yếu được sử sách ghi chép lại xoay quanh những Phật tử có nguồn gốc Trung Á chứ chưa phải người Trung Quốc bản địa. Các vị sư chủ yếu tập trung trí huệ vào việc phiên dịch các văn bản Phật giáo được du nhập thông qua con đường tơ lụa, từ cả hai dòng văn tự Pali và Sankrit. Việc dịch kinh ban đầu tập trung ở tự viện tại Lô Dương. Nổi tiếng nhất trong số những người có công phiên dịch tác phẩm này là An Thức Cao, một người Parthia đã đến Lô Dương năm 148. Bản văn thuộc hệ Pali đầu tiên được chư Tăng thời này dịch và còn lưu giữ lại là Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Tiếp đến là quyển Mâu Tử Lý Hoặc Luận, được giới nghiên cứu xác định niên đại khoảng giữa thế kỷ III.

Bên cạnh đó, các kinh sách theo văn học Sankrit cũng được dịch rộng rãi. An Chương (người Parthia) và Kokaksema (người Scythia lai Ấn) đã dịch mười một bộ kinh sách. Sau thời điểm nhà Hán sụp đổ năm 220, có thêm nhiều bản dịch nữa được thực hiện, gồm nhiều bản dịch các các tạng kinh Bắc truyền. Lạc Dương trở thành một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc với một số chùa được xây dựng.

Tuy nhiên, có quá ít sử liệu về Phật giáo vào thời kỳ này, nếu so với sử liệu về những trung tâm Phật giáo lâu đời ở Phương Chương (thu ộc hạ lưu sông Dương Tử) và ở Triều Châu thuộc miền Nam Trung Hoa, kể cả trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở miền Bắc Việt Nam.

MỘT SỐ THÀNH TỰU BUỔI ĐẦU

Nội dung chính của giáo lý Phật giáo trong thời kỳ đầu mới du nhập vào Trung Quốc là những giáo pháp cơ bản, nền tảng, phù hợp với căn cơ của người Trung Quốc bấy giờ: thuyết nghiệp báo luân hồi và sự phản bác về một linh hồn bất tử [5].

Trong giai đoạn đầu, người Trung Quốc không thể hiểu được việc luân hồi tái sinh mà không có một linh hồn bất tử nối kết các đời sống lại với nhau. Tư tưởng linh hồn bất tử rõ ràng là trái ngược với giáo lý duyên sinh, vô ngã của Phật giáo, nhưng để vượt qua trở lực này và để quần chúng có thể chấp nhận đạo Phật, chư tăng phải tìm cách chuyển tải quan điểm giáo pháp của Đức Phật cho phù hợp tâm tính của người Trung Quốc. Họ giải thích rằng con người bao gồm thân thể vật lý và một thức. Thân thể hình thành trong lúc ra đời và hoại diệt vào lúc chết, nhưng thức, dưới ảnh hưởng của nghiệp, sẽ lưu chuyển trong vòng luân hồi sinh tử. Thuyết này được sách “Hậu Hán Thư” chép lại.

Về phương diện tu dưỡng, giáo lý Phật giáo thời kỳ mới du nhập Trung Quốc nhấn mạnh việc kiềm chế dục vọng. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nhấn mạnh đến sự nguy khốn của dục vọng không được kềm chế:

Phật dạy ái dục đối với người cũng giống như cầm bó đuốc mà đi ngược gió, tất sẽ có họa cháy tay” (Chương 26).

“Người học Đạo không bị tình dục làm mê hoặc, không bị các thứ tà ngụy quấy nhiễu, tinh tiến theo Đạo Vô Vi, thì Ta bảo đảm người đó tất sẽ đắc Đạo” (Chương 27).

Tinh thần của giáo lý này tương đối mới mẻ với tư duy của người Trung Quốc, vì nó chưa được các tôn giáo bản đị a đề cập đến. Phương pháp kiềm chế dục vọng được Phật giáo giới thiệu là thiền định và giữ gìn đức hạnh qua việc tuân giữ 250 giới của giới bổn Pàtimokkha. Vì vậy, vào thời kỳ này nhiều kinh sách liên quan đến chủ đề trên được phiên dịch và truyền bá rộng rãi cho đại chúng. Phổ biến và có ảnh hưởng nhiều nhất là kinh An Ban Thủ Ý do An Thế Cao dịch.

Bên cạnh nhấn mạnh việc tiêu trừ dục vọng, Phật giáo thời kỳ này còn chú ý giảng dạy giáo lý từ bi. Hàng cư sĩ được dạy rằng họ có thể đoạn trừ lòng tham dục bằng việc cúng dường, bố thí tài sản. Họ có thể đoạn trừ ác tâm, phát triển từ tâm và thiện tâm qua việc nuôi dưỡng lòng thương tưởng tha nhân. Trong dân gian cũng xuất hiện niềm tin rằng đức Phật có khả năng cứu độ tất cả chúng sinh khổ đau, từ đó sự thờ phụng đức Phật và chư vị Bồ Tát trở nên phổ biến.

Lưu Hùng

Chú thích:

[1] Về lịch sử thuật ngữ “Con đường tơ lụa”, xem thêm Foltz, Richard (1999), Religions of the Silk Road: Overland trade and cultural exchange from antiquity to the fifteenth century, New York. Thuật ngữ này gợi lên một cách hiểu dễ gây nhầm lẫn rằng “Con đường tơ lụa” là tuyến đường đơn nhất chạy dài từ Trường An đến La Mã. Trên thực tế, đây là mạng lưới phức tạp gồm hàng nghìn điểm nút giao lộ và lưu chuyển trên đấy là hàng hóa, văn hóa và chính trị.

[2] Đế quốc Kushan của người Nguyệt Chi trong thế kỷ I và II bành trướng khắp khu vực tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Á. Họ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Hy Lạp và văn minh Ấn Độ. Các vị vua của Kushan đã cử nhiều phái đoàn truyền giáo đi các nước xung quanh. Phật giáo trong giai đoạn này rất được trọng vọng ở Kushan.

[3] Rong Xinjiang (Xiuqin Zhou translate, 2004), “Land Route or Sea Route? Commentary on the Study of the Paths of Transmission and Areas in which Buddhism Was Disseminated during the Han Period”, Sino-Platonic Papers, tr.26-27.

[4] Thích Thanh Kiểm (1991), Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, tr.21.

[5] Zenryu Tsukamoto (Leon Hurvitz translate, 1979), A History of Early Chinese Buddhism, Vol.1, San Francisco, tr.194.

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...

“Bản Sắc Hóa” Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa

I. Y PHỤC LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn...

A Dục, Ashoka -Một Vị Vua Phật Tử
Lịch sử, Nghiên cứu

Hoàng đế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần...

Biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc bộ
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

1. Vị trí, vai trò biểu tượng Phật giáo trong kiến trúc chùa Việt ở Bắc Bộ Trong kiến trúc một ngôi chùa Việt, các biểu tượng Phật giáo được hiện diện ở khắp mọi nơi, từ các hoa văn trên từng viên gạch, viên ngói, đến trên các trang trí cửa võng, y môn,...

Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện...

Hôn nhân hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Việc ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống lứa đôi mang lại rất nhiều tích cực cho cuộc sống gia đình của các phật tử, hướng phật tử đến một cuộc hôn nhân tốt đẹp trên nền tảng đạo đức Phật giáo. A. Mở đầu Trong muôn vàn giá trị mà con người...

Sơn môn Bổ Đà-Dấu thiêng còn vang mãi
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa...

Hoạt động đào tạo Tăng tài trong phong trào chấn hưng PGVN giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Lịch sử, Nghiên cứu

Tăng sĩ không tu tập, không am hiểu giáo lý để hoằng pháp, điều này ảnh hưởng rất lớn trong quần chúng tín đồ phật tử. 1. Dẫn nhập    Phật giáo du nhập vào nước ta đã trải qua hơn 2000 năm, những giá trị tâm linh Phật giáo để lại trên mảnh đất...

Ứng dụng Kinh tạng Pali về đạo đức, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả và bền vững
Nghiên cứu

Sự phát triển của kinh tế hôm nay và sự bình ổn của xã hội, sự an toàn của môi trường trong tương lai không thể tách rời nhau, có mối quan hệ hỗ tương cho nhau A. Dẫn nhập Kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, nhưng kinh doanh như thế nào để tạo...

Vai trò của Phật giáo thời Lý trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và đoàn kết chống ngoại bang
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vòa khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, tư tưởng từ bi, vị tha của đạo Phật nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp...

Hành trạng và tư tưởng Phật học của Tổ sư Hoán Bích – Nguyên Thiều
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền sư Nguyên Thiều được biết là một vị tổ sư, cao tăng gốc Trung Hoa thuộc thế hệ thứ 33 dòng thiền Lâm Tế, đã sang Việt Nam hoằng đạo ở Đàng Trong vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1789) và giúp phục hồi Phật giáo Xứ Đàng Trong.  1. Vấn đề về hành...

Chùa Diệu Ðế và hai bài thơ liên quan vừa được tìm thấy trong Cống Thảo Viên Tập của Nguyễn Phúc Miên Cư
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam, có không ít những công trình kiến trúc từ lâu đã trở thành kinh điển, đại diện cho tinh thần và tư duy của một triều đại với những thăng trầm bi hùng. Không chỉ thế, nó còn mang xu hướng linh thiêng, là...

Mối liên hệ về chữ “Hiếu” trong Nho giáo và văn hóa Lễ Vu Lan ở Trung Quốc: từ thế tục tới tính thiêng!
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN – 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền,...

Xu thế biến đổi trong Kiến trúc, cảnh quan chùa Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo Huế với một bề dày lịch sử, gắn liền với thăng trầm vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa, đã hàm chứa, bảo tồn được nét riêng có trên nhiều mặt của yếu tính truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, trong chiều hướng phát triển của xã hội thì trong...

Tín ngưỡng thờ Long Vương trong Phật giáo Nam bộ
Nghiên cứu, Văn hóa

Tượng Long Vương ở Tổ đình Hội Khánh (Bình Dương). LONG VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO Trong Phật giáo, rồng là một trong Bát bộ chúng thủ hộ Phật pháp. Lãnh tụ của Long tộc gọi là Long Vương, có đầy đủ uy lực lớn mạnh, thường theo bảo vệ Phật. Trong các kinh sách Phật...

Vai trò nhập thế qua những biểu hiện, một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ Phật tử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại. Ở phương diện tích cực, chúng phục vụ nhiều nhu cầu, đem lại hiệu suất làm việc cao cho con người. Song ở phương diện tiêu cực, chúng khiến đời sống tinh thần đứng...