Phật giáo là tôn giáo ra đời cách đây khoảng 26 thể kỷ ở Ấn Độ, sự lan tỏa cũng như tác động của giáo lý Phật đà đến đời sống sinh hoạt cũng như văn hoá của rất nhiều quốc gia, là vô cùng mạnh mẽ.

Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử phát triển của Phật giáo, với khoảng trên 2000 năm. Trong suốt tiến trình Phật giáo du nhập vào đất nước Việt Nam, Phật giáo đã có sự đồng hành với những thăng trầm lịch sử dân tộc, cũng như nền văn hoá bản địa.

Người Việt đã khéo léo tiếp thu Phật giáo, hòa quyện với văn hoá bản địa, đưa Phật giáo thành tôn giáo mang đậm sắc dấu ấn văn hóa Việt Nam, hay nói cách khác đạo Phật Việt Nam có những đặc sắc riêng của nền dân tộc Việt Nam. Hình tượng Quan Thế Âm trong Phật giáo, đã được người Việt tiếp nhận gần gũi thân thương như một người mẹ đầy lòng từ bi, với lòng nhân hậu hết mực yêu thương chúng sinh muôn loài. Không những thế hình tượng Quan Thế Âm đã trở thành một yếu tố văn hoá đặc sắc trong đời sống tâm linh người Việt khi được đưa vào trong văn chương, ca dao, lễ hội hay những công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét bản sắc văn hoá người Việt.

Hạnh nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát

Có thể nói, hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát là một hình tượng rất quen thuộc đối với cộng đồng phật tử nói riêng cũng như đồng bào Việt Nam nói chung. Dù ít dù nhiều hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cũng đã có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của hầu hết đa số người dân Việt Nam. Vậy Bồ Tát Quan Thế Âm là ai?

Xét về tên gọi, đây là vị Bồ Tát có hạnh huyện quán xét những âm thanh của chúng sinh để tuỳ duyên cứu độ. Vậy nên, nếu gọi đúng ngôn ngữ Phật học thì là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng ở góc độ văn hoá, tên gọi Quan Thế Âm đã trở nên quen thuộc và được đại đa số quần chúng nhân dân tiếp nhận, nên bài viết sử dụng từ Quan hay cho từ Quán. Xét về cuộc đời tu hành cũng như hạnh nguyện của Ngài, đã được đề cập rất nhiều qua các bản Kinh như: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn thứ 25, Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, Kinh Ngũ Bách Danh,… Cụ thể trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn thứ 25, đã được đức Phật lý giải vì sao vị Bồ Tát này có tên là Quan Thế Âm.

Phẩm này, đương cơ là Bồ Tát Vô Tận Ý, muốn hiểu do nhân gì, duyên gì mà tên là Quan Thế Âm. Thì đức Phật mới trả lời nhân và duyên cho Bồ Tát Vô Tận Ý, cụ thể như sau: “Thiện nam tử ! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quan Thế Âm Bồ tát này, một lòng xưng danh. Quan Thế Âm Bồ tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giải thoát”[1].

Như đoạn trích dẫn, vậy nguyên nhân có danh hiệu Quan Thế Âm, là do có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, mà hễ nghe danh hiệu Quan Thế Âm, một lòng xưng danh, thì Quan Thế Âm tức thời xem xét tiếng kêu cầu cứu, và giúp cho giải thoát khổ ách cho nên có hiệu là Quan Thế Âm.

Theo tư tưởng kinh Pháp Hoa của Hòa Thượng Chơn Thiện, trang 166-167, thì Quan Thế Âm hay Vô Tận ý là biểu tượng có ý nghĩa: “Quan Thế Âm là hiểu rõ, nghe tiếng nói của cuộc đời, tiếng nói vô ngã, vô thường và khổ đau, liễu ngộ ba pháp ấy thì hành giả có điều kiện lìa xa tham ái và chấp trước 5 uẩn và thoát ly hết thảy khổ đau. Tất cả hiện hữu cùng âm thanh, đều có tiếng nói thực tướng của chúng: Tiếng nói vô ngã, tiếng nói duyên sinh.[2]”

Về hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm được thế hiện rất rõ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở mục 1 – 2 – 3, nếu người bị nước lớn làm trôi xưng danh hiệu Bồ Tát này liền đặng chỗ cạn, nếu có người bị hại mà xưng hiệu thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người có tội gông cùm, gặp kẻ oán tặc, hoặc lòng nhiều dâm dục…mà xưng hiệu Quan Thế Âm liền thoát nạn, thậm chí cầu con trai, gái đều như ý nguyện.

Tiếp theo mục 4, trang 539, xưng hiệu và lễ lạy được công đức lớn, ngang bằng công đức thọ trì sáu mươi hai ức hằng sa Bồ tát, trọn đời cúng dường tứ sự  thức ăn, y phục, giường nằm, thuốc men. Qua đây ta nhận thấy việc thọ trì và lễ lạy danh hiệu Quan Thế Âm chẳng thể nghĩ bàn.

Có thể nói, danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm được thế hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, không chỉ là hình thức tín ngưỡng, tụng niệm, xưng danh hiệu hay lễ lạy, cầu xin mà còn là sự tu tập trong nội tâm của mỗi người để liễu ngộ, hay lắng nghe được tiếng nói của Vô Thường, Vô Ngã, Duyên Sinh của vạn pháp, từ đó chấm dứt khổ đau, đạt đến an vui. Đó mới là sự cứu độ rốt ráo của Bồ Tát Quan Âm. Tuy nhiên, ngày nay, tín ngưỡng Quan Thế Âm được phổ cập sâu rộng trong quần chúng, về phần hình thức là xưng hiệu, cũng như lễ lạy, tuy nhiên vấn đề tu trì vẫn nằm ở phần sự, thiêng về hình thức, và đầy yếu tố tín ngưỡng. Tức luôn tiếp xúc với phần tụng đọc văn tự thô của văn bản, hoặc lạy ngũ bách danh… đa phần chỉ muốn cầu xin Bồ Tát Quan Thế Âm đáp ứng tham muốn của chính mình. Như cầu hết bệnh, hết khổ, cầu con, cầu hết nợ, cầu giàu có, cầu hết bệnh ung thư….Vấn đề này cũng như liều thuốc an thân, chỉ có giá trị an tâm tạm thời. Nhưng ý nghĩa cốt lõi về phần lý bên trong, tức mỗi người cần quán sâu danh hiệu để tiến đến tự thân xả ái, xả tham, xả trói buộc để đạt đến giải thoát thành Phật vẫn chưa được chú trọng.

Hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm trong đời sống tâm linh người Việt

Tín ngưỡng thờ Quan Âm đã xuất hiện trên đất nước ta vào khoảng thế kỷ thứ nhất, thông qua các lái buôn từ Ấn Độ truyền đến đất Giao Châu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lang trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận có đề cập đến việc các thương buôn người Ấn trên đường buôn bán đã mang theo hình tượng Phật Nhiên Đăng và Phật Quan Âm để thờ cúng, cầu mong sự bình an, may mắn trong suốt chuyến đi. Và cũng do thế, nên người Việt đã tiếp thu tín ngưỡng Bồ Tát Quan Thế Âm từ những thương buôn đó. Đến bất cứ vùng nào, Bồ tát Quán Thế Âm cũng được thể hiện thông qua sự kết hợp thêm những tính chất của các vị thần linh bản địa. Thực tế, tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm là một hình thức pha trộn những nét đặc trưng giữa Phật giáo và các tín ngưỡng, tôn giáo thịnh hành trong thời gian này.

Việt Nam với truyền thống văn hoá, đề cao người phụ nữ, tôn vinh người mẹ của người Việt cổ đã tiếp nhận hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm là một người nữ, ví như người mẹ hiền đầy lòng từ bi.

Hình ảnh đó không chỉ được xưng tụng lễ lạy trong các ngồi chùa hay tại tư gia của phật tử, mà còn xuất hiện trong ca dao Việt Nam.

“Cha già là Phật Thích Ca

Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành”.

Hình ảnh đức Phật, đức Bồ Tát được ví như cha như mẹ, cho thấy hình ảnh đức Bồ Tát hay đức Phật đã trở nên gần gũi đi vào đời sống văn hoá người Việt. Thông qua đó, mỗi con người Việt sẽ dần thấm nhuần gương từ bi đức hạnh của các Ngài để sống yêu thương, hiếu hạnh hơn. Bên cạnh đó, những câu chuyện về hạnh từ bi, nhẫn nhục trong truyện dân gian như Quan Âm Thị kính, Quan Âm Diệu Thiện đã trở thành những giai thoại bất hủ để người ta nhắc đến công hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm trong nhận thức của người Việt.

“Tinh thông nghìn mắt nghìn tay,

Cũng trong một điểm linh đài hóa ra.

Rằng trong cõi nước Nam ta,

Bể Nam có đức Phật Bà Quan Âm”.

Phải chăng con mắt là đối tượng của nhận thức cũng là trí tuệ, bàn tay là biểu tượng của hành động cũng là từ bi. Trí tuệ đi đôi với từ bi đó chính là triết lý sâu xa của nhà Phật. Một người có từ bi nhưng không có trí tuệ thì tình thương đó sẽ đưa tới sự dính mắc trói buộc, gây ra đau khổ cho mình và người. Cho nên, trí tuệ tức chân lý chính là điều mà Phật giáo luôn đề cao hơn hết. Qua đây, chúng ta cũng thể thấy được sự tài tình của người dân Việt khi đưa triết lý nhà Phật vào truyện dân gian một cách rất khéo léo, và đầy tính uyên thâm. Từ đó, hình ảnh nghìn mắt nghìn tay đã trở thành biểu tượng Bồ Tát Quan Thế Âm vô cùng độc đáo và sâu sắc mang đậm chất triết lý nhà Phật. Phải chăng, trí tuệ (ngàn mắt) đó chính là sự quan sát nhiều phương, nhiều góc đó, nhiều khía cạnh, là sự bao quát, khách quan nhưng cũng cần ti mỉ sâu sắc từng pháp, từng đối tượng để dùng vô số cách (ngàn bàn tay) để giúp đỡ tuỳ từng hoàn cảnh, nỗi khổ khác nhau.

Hay trong truyện Quan Âm Thị Kính, bằng cốt truyện độc đáo, và ý thơ rất sâu sắc đã truyền tải được cốt lõi triết lý nhà Phật vào một tác phẩm mang đậm chất văn hoá người Việt. Hình ảnh nàng Thị Kính nghe lời cha mẹ, lấy chồng, để báo hiếu song thân, nhưng rồi chịu nỗi hàm oan, khiến cha mẹ trở nên mất mặt, lại chồng chất khổ đau. Triết lý vô thường, khổ được lồng ghép một cách tài tình, không ai chắc chắn được bất kì một điều gì, một cuộc hôn nhân tưởng chừng như viên mãn, hạnh phúc, chỉ vì một ý niệm thôi đã trở thành bi kịch. Hay như, ý niệm kết hôn để báo hiếu song thân, nhưng rốt cuộc lại chẳng phải là việc làm rốt ráo mà không khéo lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành bất hiếu, làm phiền làm khổ song thân. Sự việc Thị Kính chọn xuất gia, một lần nữa thể hiện nhân sinh quan, triết lý nhà Phật một cách sâu sắc trong truyện, đó chính là tu tập, giác ngộ chân lý giải thoát, mới là đại báo hiếu. Việc mà cách đây hơn hai ngàn năm Thái tử Tất Đạt Đa đã từng làm.

Hay như việc chàng Kính Tâm nhẫn nhục, chịu bao lời dèm pha phí báng của người đời, để nuôi con, để được ở lại trong chùa, gần gũi Tam Bảo để tu tập, đâu chỉ đơn giản là thể hiện đức tính nhẫn nhục của nhà Phật thôi. Mà theo người viết, đây chính là một sự đề cao chân lý, một sự tôn vinh thành quả giác ngộ giải thoát. Mục tiêu tu tập giác ngộ, chân lý mới là cao cả là trên hết đối với người con Phật, cho nên thị phị tai tiếng, hay những nỗi hàm oan kia chẳng là gì có đối với một người lấy sự tu tập giác ngộ giải thoát làm kim chỉ nam, do thế mà đức nhẫn nhục tự nhiên thành tựu. Và khi thành Phật Bà rồi, thì mọi thứ trở nên sáng tỏ, chẳng cần lời lẽ ngôn từ phân minh.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, con người Việt, đã thật nhuần nhuyễn khi đưa chân lý nhà Phật, ẩn ghép trong các câu chuyện, những hình thức tín ngưỡng dân gian, chèo kịch thơ ca,… và hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm trong hai câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện và Quan Âm Nam Hải đã là minh chứng hùng hồn cho việc đưa triết lý nhà Phật, cụ thể là hạnh tu tập của Bồ Tát Quan Thế Âm vào trong đời sống văn hóa. Bên cạnh đó, những bức tượng phù điêu về Quan Âm ở chùa Hương Tích, hay tượng nghìn mắt nghìn tay ở một số ngôi chùa cổ như Bái Đính ở Ninh Bình, chùa Phước Tường ở Sài Gòn,… cũng đã góp phần lưu trữ những di sản về điêu khắc và hội hoạ cho dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm từ rất lâu đã len lỏi, ngấm ngầm, cắm rễ rất sâu trong đời sống văn hóa, tâm linh, tình cảm của người Việt. Ngài đã thật sự đi vào lòng người và đã được nhân dân ta tạc nên bởi những thiên truyện cổ tích, những truyền thuyết dân gian, những tuồng chèo hát bội, những áng thơ ca bất hủ. Cùng với niềm tín ngưỡng này mà từ xưa đến nay đã có biết bao bàn tay nghệ nhân tài hoa đã tạc nên những bức phù điêu, những tranh tượng tuyệt tác về Ngài. Mà trên hết, những tác phẩm nghệ thuật đó luôn chuyển tải những hạnh nguyện từ bi bác ái, đức hiếu sinh, hạnh nhẫn nhục, khả năng lắng nghe và trái đồng cảm. Chính đức hạnh cao quý đó của Ngài đã đúc kết nên một triết lý sống mãi với thời gian và cũng là chuẩn mực đạo đức của người dân Việt.

HẠNH TÂM

***

Tài liệu tham khảo
1. Bài thuyết trình nhóm C, 07/04/2021, Hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hoá người Việt.
2. HT Thích Chơn Thiện, 2013, Tư tưởng Kinh Pháp Hoa, Nxb Phương Đông, tr. 166-167.
3. Lệ Như – Thích Trung Hậu, 2000, Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo,
4. Nguyễn Lang, 1992, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, NXB Lá Bối,
5. Thích Nữ Tâm Tú, 28/01/2012, Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hoá người Việt, https://thuvienhoasen.org/a14326/bo-tat-quan-the-am-trong-van-hoa-viet-nam-thich-nu-tam-tu
6. Thích Trí Tịnh dịch, 2008, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Tôn giáo, Hà nội, Quyển thứ bảy, Phẩm Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ môn, thứ hai mươi lăm. tr.536.
7. Thiều Chửu, 2002, Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, NXB Đà Nẵng,
8. Viên Trí, 2003, Khái niệm Bồ tát Quán Thế Âm, NXB Hà Nội

Chú thích
[1] Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, 2008, Thích Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn giáo, Hà nội, Quyển thứ bảy, Phẩm Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ môn, thứ hai mươi lăm. tr.536.
[2] HT Thích Chơn Thiện, 2013, Tư tưởng Kinh Pháp Hoa, Nxb Phương Đông, tr. 166-167.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...

Khảo sát “Pháp Bảo Đàn Kinh giải” ở chùa Linh Quang Điều Hạ, Hải Phòng
Nghiên cứu

Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi. Tóm tắt: Trong quá trình...

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa biểu tượng cổ – Bát bảo (P.1)
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Phật giáo tại Tây Tạng có sức chú trọng vào các nghi lễ, thực hành thần bí cùng các biểu tượng cát tường có sức mạnh siêu linh. Đối riêng với nghệ thuật biểu tượng học Phật giáo, nổi bật hơn cả với đại chúng là tại Tây Tạng. Phần I. Bát bảo nói chung...

Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Bài viết ngắn nầy chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự thành hình và phát triển của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Sự hình thành Đại thừa
Lịch sử, Nghiên cứu

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ...

Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) với đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu...

Khảo cứu Nghi lễ Vu Lan trong không gian văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Nghi lễ Vu Lan Bồn còn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo Việt Nam và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống, đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Phật giáo du nhập và phát...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo thời Lý
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tư tưởng từ bi, vị tha của Phật giáo nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt, đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng Phật giáo. Thời Lý là một trong những thời...

Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...