Hòa thượng Thích Quảng Đức, pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có 7 anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Nương.

Năm 15 tuổi, Hòa thượng thọ giới Sa di, năm 20 tuổi thọ Tỳ kheo giới. Thọ giới xong, Hòa thượng vào một ngọn núi Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, bặt dứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài (về sau ngài đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc). Sau khóa tu 3 năm, ngài rời núi để bắt đầu công cuộc hoằng dương Phật pháp, nhưng hai năm đầu, Hòa thượng đã thực hiện pháp hạnh đầu đà, một mình với chiếc bình bát khất thực đó đây để gieo duyên lành với chúng sanh. Sau hai năm mãn nguyện, ngài trở lại nhập thất tại chùa Sắc tứ Thiên An tại Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.

Năm 1932, Hòa thượng được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ngài đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ngài cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, 20 năm hành đạo ở miền Nam, ngài đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ngài đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa.

Hòa thượng được chư Tăng và Phật tử kính ngưỡng bởi giới hạnh nghiêm minh, tuệ giác sâu sắc, cùng tấm lòng từ bi không phân biệt. Đạo nghiệp của Ngài không chỉ thể hiện ở việc xây chùa, lập tự, mà quan trọng hơn là hành động hướng dẫn tăng ni, Phật tử tu học đúng theo chánh pháp, giữ gìn tinh thần lục hòa cộng trụ trong Tăng đoàn.

Ngôi chùa cuối cùng là nơi ngài trụ trì là chùa Quan Thế Âm ở xã Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành tên của Hòa thượng.Ngài đã từng giữ chức vụ Phó Trị sự và Trưởng ban Nghi lễ của Giáo Hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, theo theo lời thỉnh cầu của Ban Trị sự, ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Khi trụ sở này dời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.

Trải qua gần trọn cuộc đời trong sự tu tập miên mật, hành đạo thanh tịnh, lấy hạnh nguyện lợi tha làm phương châm sống. Trên bước đường tu học, Hòa thượng nổi bật với sự giản dị, khiêm cung và tinh thần phụng sự không mệt mỏi. Dù trải qua nhiều biến động của thời cuộc, Ngài vẫn một lòng giữ vững đạo tâm, luôn hướng về sự an lành của chúng sinh và sự trường tồn của chánh pháp.

Đỉnh cao trong cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Thích Quảng Đức chính là hành động tự thiêu ngày 11/6/1963 tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám, TP.HCM). Trước hoàn cảnh Phật giáo bị đàn áp nặng nề, quyền tự do tín ngưỡng bị chà đạp, trong cuộc biểu tình ôn hòa của gần 1.000 Tăng Ni nhằm kêu gọi sự bình đẳng tôn giáo và yêu cầu chính quyền tôn trọng lá cờ Phật giáo, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã quán chiếu sâu sắc rằng Chánh pháp chính là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho thế nhân, còn thân tứ đại ngũ uẩn chỉ là giả hợp vô thường. Với tâm nguyện cao cả đã được ấp ủ từ lâu, Ngài quyết định thực hành đại hạnh thiêu thân cúng dường Tam bảo, như một lời kêu gọi thức tỉnh lương tri và khơi dậy tinh thần trách nhiệm từ chính quyền. Hành động hy sinh bi tráng này cũng nhằm thúc đẩy việc đáp ứng năm nguyện vọng chính đáng của Phật giáo, đồng thời yêu cầu giải tỏa cho ba ngôi chùa tại Huế đang bị vây hãm lúc bấy giờ.

Trong “Lời nguyện tâm huyết”, Hòa thượng đã viết: “Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây: (1) Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam ghi trong bản tuyên ngôn. (2) Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt. (3) Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác gian. (4) Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc… Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở. Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp”…

Bài di bút của ngài trước ngày thực hiện đại nguyện vị pháp thiêu thân thật xúc động:

“Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh
Khói thơm cảnh tỉnh ai còn ‘ngốc’
Tro trắng phẳng san hố bất bình.
Thân cháy nát tan ra tro trắng
Thần thức nương về giúp sinh linh
Hỡi ai mộng ảo đang còn mộng
Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình”.

Ngồi kiết già ở giữa ngã tư, ngài đã tự tay châm ngọn lửa. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, ngài vẫn an nhiên chắp tay tĩnh tọa, gương mặt không lộ vẻ hãi sợ, lo âu. Nhớ lại những khoảnh khắc xúc động khi chứng kiến khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nói: “Ngài từ trên xe bước xuống, ngay giữa ngã tư ngồi xuống tự tay châm lửa, vì lúc đó hộp quẹt trong túi ướt xăng nên ngài bật không cháy. Ngài nhìn qua chư tăng, hòa thượng Đức Nghiệp ném hộp quẹt cho ngài, ngài mỉm cười và bật hộp quẹt lên. Mọi người nhìn thấy ngài ngồi trong lửa nhưng thanh thản đến khi lửa tàn”.

15 phút sau, lửa tàn và ngài đã ngã xuống, trên tay vẫn còn quyết ấn Cam lồ. Nhục thân của Bồ tát Thích Quảng Đức được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ. Sau sự kiện tự thiêu bi hùng của Hòa thượng Thích Quảng Đức vào năm 1963, hình ảnh và tinh thần của Ngài đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Nhằm tưởng niệm và ghi nhận công hạnh vĩ đại ấy, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – sau khi chính thức được thành lập – đã tổ chức một phiên họp trang trọng của Hội đồng Lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Đạo ngay trước Đại lễ Phật Đản năm 1964. Tại đây, toàn thể chư tôn đức đã đồng thanh quyết nghị suy tôn Hòa thượng Thích Quảng Đức pháp vị là Bồ Tát, nhằm tôn vinh tinh thần từ bi, vô úy và hạnh nguyện tự thiêu vì đạo pháp, dân tộc của Ngài.

Một điều vô cùng đặc biệt, tuy thi hài của Hòa thượng sau đó đã được hỏa táng lại nhưng trái tim của ngài vẫn còn nguyên, vượt khỏi quy luật vật lý thông thường. Trái tim ấy trở thành biểu tượng thiêng liêng của lòng từ bi, trí tuệ và ý chí bất khuất của một bậc chân tu. Đó không chỉ là trái tim của một con người, mà là trái tim của đạo pháp, của lòng yêu thương và sự dấn thân vì chân lý, vẫn mãi đập trong lòng bao thế hệ Phật tử và nhân loại. Sau nhiều năm được bảo quản và lưu giữ trang nghiêm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, GHPGVN sẽ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức về tôn trí tại Việt Nam Quốc Tự – TP. Hồ Chí Minh, nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Sau đó, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được tôn trí phụng thờ vĩnh viễn tại bảo tháp Đa Bảo – công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963, trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự. Đây là một bước ngoặt lớn, nhằm bảo tồn và tôn vinh xá lợi, đồng thời khẳng định trách nhiệm gìn giữ di sản Phật giáo của dân tộc.

Hơn 60 năm sau, hành động vị pháp thiêu thân của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn vẹn nguyên giá trị sâu sắc. Sự chuyển hóa thân xác thành ánh sáng chánh pháp từ ngọn lửa tự thiêu của Hòa thượng không làm bùng cháy oán thù, mà thắp lên ngọn đèn chánh tín, cảnh tỉnh con người và kêu gọi một xã hội công bằng, từ bi hơn. Tấm thân Ngài trở thành biểu tượng vĩnh cửu của bất bạo động, hy sinh, và đại hùng – đại lực – đại từ bi của nhà Phật.

Theo Bchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Thiền sư Toàn Nhật Quang Đài (1757-1832)
Danh Tăng

Hiện chưa rõ thế danh, nhưng căn cứ vào các long vị của thiền sư được thờ tại các ngôi tổ đình ở miền Trung và căn cứ vào các tác phẩm của sư hiện còn, nhất là tác phẩm Nôm với sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Hành trạng và sự nghiệp Có...

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Đạt Pháp (1923-2014)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Đạt Pháp (1923-2014) là bậc danh Tăng của Phật giáo Việt Nam, từng giữ nhiều trọng trách trong Giáo hội và Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An. Suốt đời hoằng pháp, giáo hóa Tăng Ni, Ngài viên tịch năm 2014, trụ thế 92 năm, để lại di sản tâm linh...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Quang (1895 – 1953)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Thiện Quang, pháp húy Hồng Xứng, là đệ tử của Tổ Chí Thiền – Như Hiển (1861-1933), tiếp nối dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40. Ngài là bổn sư của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. I. THÂN THẾ Hòa thượng...

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) – Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Danh Tăng

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt...

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh...

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thông Tiến
Danh Tăng

Đi qua nhiều chốn, trụ trì ở nhiều chùa: Thiên Phúc, Đại Dương Sùng Phúc (Sủi), Sùng Phúc (Hội Xá), những cống hiến của Hòa thượng Thông Tiến với thiền môn, với nhân dân còn mãi trong tâm khảm nhân dân khắp chốn này. Thân thế Cố đại lão Hòa thượng Thích Thông Tiến[1] thế...

Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm (1921-2000)
Danh Tăng

Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, tên thật là Vũ Văn Khang, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1921 tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Ngài xuất gia từ năm 15 tuổi và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Phật giáo Việt Nam. Ngài viên tịch vào ngày 30 tháng...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)
Danh Tăng

Hòa thượng pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế và đời 43 thuộc phái Thiên Thai, Phó Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Phó Tổng lý tổ đình Ấn Quang, Viện chủ chùa Huệ Nghiêm. Thân thế Hòa thượng pháp danh thượng...

9 Đại Cao Tăng Lừng Danh Trong Lịch Sử Thái Lan
Danh Tăng

9 Vị thánh tăng nỗi danh nhất trong lịch sử phật học của Thái giai đoạn năm 1582 – 1981 Các thầy có thể coi là sư tổ của các sư thầy ngày nay có 1 tầm ảnh hưỡng rất lớn trong giáo hội phật giáo Nam Tông Thái Lan những người có phật pháp...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Giải Quảng
Danh Tăng

Tiểu Sử Hòa Thượng THÍCH NHƯ NGHĨA tự GIẢI QUẢNG Khai Sơn: Chùa Quảng Hiệp, Xã Tân Hiệp, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, và Chùa Quảng Phước, xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Hòa Thượng Thích Giải Quảng, thế danh Trương Đình Ân, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1944 ( nhằm...

Bậc Thầy của những vị Thầy
Danh Tăng, Tuỳ bút, Văn học

Cách đây hơn hai mươi năm, vào khoảng cuối thiên niên kỷ trước, tôi có dịp gặp và trò chuyện với thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên. Tôi cùng đi với Đỗ Quốc Bảo, đến thăm thầy khi ấy đang ở trên một căn gác trong khuôn viên chùa Quảng Hương Già Lam. Lúc ấy thầy...

Những câu nói hay của Hòa thượng Thích Chơn Thiện
Danh Tăng

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, viên tịch ngày 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (Thừa Thiên Huế).

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024)
Danh Tăng

Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp...

Hòa thượng Tâm An phụng sự Đạo pháp và Dân tộc
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Từ những buổi đầu Phật giáo suy vi, dân tộc chịu ách thống trị của thực dân Pháp, ngài tham gia cuộc chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Khi có Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngài tích cực tham gia phong trào Phật giáo Cứu Quốc. Dẫn nhập Phật...

Hòa Thượng Thích Viên Mãn (1922 – 2001) khai sơn chùa Kỳ Viên Quảng Nam
Danh Tăng

Hòa thượng thế danh Nguyễn Thanh Tịnh, pháp húy Tâm Trì, tự Chánh Không, hiệu Viên Mãn, sinh năm Nhâm Tuất (1922), trong một gia đình trung nông có truyền thống mộ đạo, nơi miền quê yên tỉnh thuộc thôn Dạ Lê, ngoại vi cố đô Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Thanh Bòng...

Hòa Thượng Thích Viên Quang – Vĩnh Thừa (Chùa Châu Lâm – Huế)
Danh Tăng

Hòa Thượng thế danh Nguyễn Hữu Ký, sinh ngày 20 tháng 11 năm Ất Dậu niên hiệu Thành Thái (1895), nguyên quán làng Đa Nghi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh trưởng tại làng Lang Xá Bàu, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.