Cùng đọc lại một trích đoạn hồi ký của Hòa thượng Thích Trí Quang viết về Bồ-tát Thích Quảng Đức và sự kiện “vô tiền khoáng hậu” – ngọn lửa Bồ-tát Quảng Đức chấn động địa cầu năm 1963.

“Thân người khó được”, đó là lời dạy toàn bộ Phật giáo. Chỉ trong Phật giáo Đại thừa mới nói đến sự tự thiêu. Nói ít nhưng trang trọng là  Đặc biệt cấm đi và ở những nơi nguy hiểm, tai nạn, nhưng cũng nói đến sự tự thiêu. Cả hai xuất xứ trên đây đều nói tự thiêu là khổ hạnh. Khổ hạnh này xuất từ ý thức và tâm nguyện có hai đặc thái: xót xa Phật pháp điêu đứng và xót thương quần chúng đau khổ. Khổ hạnh tự thiêu tuyệt đối phải là không phải tự sát. Khổ hạnh tự thiêu cũng không phải chỉ tự đốt thân thể, mà phụ thuộc việc này còn có những sự tự đốt một phần thân thể. Sự tự đốt một phần thân thể là vì muốn tự thử nghiệm nội lực, thử chịu khổ hạnh.

Phía người ngoài thì không ai được yêu cầu hay khuyến khích sự tự thiêu, được chăng chỉ có sự không trở ngại mà thôi. Chỉ có vị thầy truyền thọ Bồ-tát giới mới có thể có lúc nói đến sự tự thiêu một phần thân thể để xét nghiệm người xin thọ Bồ-tát giới có thể hay không thể có cái chí nguyện dũng mãnh. Không thể có thì vị thầy phải đào luyện cho họ có thể có cái chí nguyện ấy mới truyền thọ Bồ-tát giới. Tự thiêu một phần hay toàn thân thể, như vậy, là xuất từ nguyện lực, một trong những sức mạnh mà Phật giáo nói đến…

Hòa thượng Thích Trí Quang nói về "Ngọn lửa Quảng Đức" ảnh 1

Trong ngọn lửa nóng, Ngài vẫn bình thản, siêu thoát… – Ảnh tư liệu của AP

Nay nói về ngài Quảng Đức.

Chính trong những ngày quyết liệt nhất mà tôi nhận được thư của Ngài. Thư viết trên miếng giấy nhỏ, dĩ nhiên để dễ mang đi cho kín đáo. Thư do một ký giả người Việt làm cho một hãng thông tấn ngoại quốc cẩn trọng đưa tận tay tôi. Thư viết chữ nghiêm trang. Rằng đạo pháp trong cơn nguy khốn mà tôi tuổi già sức mọn, không làm gì được. Nên tôi xin học Đức Dược Vương, nguyện thiêu thân mình để cầu cho đạo pháp trường tồn. Ngưỡng mong liệt vị trưởng thượng tôn túc từ bi hứa khả, và quyết định cho lúc nào thực hiện. Xét đây là việc trọng đại nên tôi không dám quyết định. Một cuộc họp được mở ra khẩn cấp, với sự hiện diện của ngài Hội chủ, các thầy Trí Thủ, Thiện Siêu, Thiện Minh và tôi.

Ai cũng xúc động nhưng không quyết định gì, chỉ giao cho tôi xét kỹ nên chấp nhận ý nguyện của Ngài hay không, chấp nhận thì nên thực hiện vào lúc nào, dĩ nhiên là ở Sài Gòn. Được giao như vậy, nhưng tôi trang trọng cất giữ trong người bức thư của Ngài mà chưa quyết định gì, kể cả việc phúc đáp cho Ngài. Thế rồi trong lúc Từ Ðàm bị bao vây dữ dằn thì tin Ngài tự thiêu được ông Đằng mật báo liền cho tôi. Liền hôm sau ông Diệm mời Phật giáo thương thuyết. Sự tự thiêu của Ngài như vậy là cái mốc của giai đoạn mới trong cuộc vận động 1963.

Trước đây tôi không quen biết với Ngài, chỉ gặp một lần khi Ngài trụ trì chùa Phước Hòa, biết Ngài chuyên tâm trì tụng và lễ bái Pháp hoa. Giai đoạn trước khi Ngài tự thiêu tôi cũng chỉ biết mỗi một bức thư nói trên. Sau này mới biết, trước khi tự thiêu, Ngài chuẩn bị một cách chân thành, bình dị và kín đáo. Vẫn trì tụng lễ bái Pháp hoa hàng ngày. Vẫn sinh hoạt bình thường. Tế nhị lắm mới thấy Ngài có vẻ như người sắp đi xa. Quan trọng nhất là di chúc của Ngài. Một vị tân Tỷ-kheo gần Ngài mà đến hôm Ngài sắp tự thiêu mới biết được ý nguyện và bản di chúc ấy.

Bản di chúc ấy bình dị, chân thành, quan trọng nhất là ý thức chứa đựng bên trong. Chính ý thức này chứa đựng tâm nguyện Bồ-tát của Ngài. Không oán trách đến cả ông Diệm, Ngài chỉ nói tự đốt thân mình để cầu cho ông sáng suốt… Ngoài di chúc, Ngài còn một tấm ảnh và một quả tim. Về tấm ảnh, một ký giả chụp được lúc ngọn lửa bùng lên gần khắp người Ngài rồi, còn lại chỉ có một bên vai, gần một nửa trên đầu, trán cũng đã có lửa, chỉ mặt còn nguyên. Chính trong lúc như vậy mà nét mặt Ngài hoàn toàn bình thản, siêu thoát, không một nét nhăn hay một chút ráng sức. Bức ảnh này được giải thưởng quốc tế. Lại nghe nói lửa bùng lên hoàn toàn mà Ngài vẫn an tọa. Cho đến lửa tắt, một tấm hình khác cho thấy Ngài ngồi như pho tượng đồng đen. Sau đó một lúc Ngài mới gật đầu xuống như thể cúi chào Tăng Ni Phật tử, rồi nhẹ nhàng bật ngửa người ra. Ngài tự thiêu mấy hôm rồi tôi mới vào Sài Gòn. Tình trạng khi Ngài tự thiêu, nghe nói cực kỳ bi tráng, cho đến nay vẫn là không tiền khoáng hậu.

Về đám tang của Ngài, tôi sẽ nói đến trong chương 30 (*). Nay hãy nói đến sự kiện quan trọng nhất là quả tim của Ngài, “Quả tim Quảng Ðức”. Việc hỏa thiêu nhục thân của Ngài là do thầy Thiện Hòa chủ trì. Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không có được nữa. Vì đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả quốc tế, không những cũng chứng kiến mà còn dự vào.

Về quả tim này tôi vẫn nói đến vào gần cuối bản tự ghi này. Ở đây chỉ nói khi hỏa thiêu Ngài rồi, tôi thảo để ngài Hội chủ ký một thông bạch. Cuối thông bạch ấy tôi viết “Cầu nguyện vị nhục thân Bồ-tát gia hộ cho cuộc vận động của Phật giáo được thành tựu”. Và niệm “Nam-mô Đại hùng Đại lực Quảng Ðức Bồ-tát”; hồng danh Bồ-tát Quảng Ðức khởi đầu từ đó. Hồng danh ấy, và Bồ-tát Quảng Ðức, cho đến nay chính những người duy vật cũng không thể không công nhận. Một trong những sự bất diệt của cuộc vận động 1963 là sản xuất một vị Bồ-tát.

Sự tự thiêu của Bồ-tát Quảng Ðức ngay khi mới xảy ra đã làm cho ông Diệm rụng rời. Rồi mấy giờ sau, cả thế giới, nhất là ở Mỹ, ngọn lửa tự thiêu của Ngài rực lên trên máy truyền hình, đốt cháy tan tành hình ảnh ông Diệm và chế độ của ông. Ngọn lửa Quảng Ðức chung đúc và làm sáng lên cái khí thế cao độ mà ông Diệm không còn giữ được gì về thái độ và chính sách của ông.

Dân tộc Việt Nam có lắm vĩ nhân. Nhưng Bồ-tát Quảng Ðức là vĩ nhân mà siêu nhân.

Tỷ-kheo Thích Trí Quang
(Trích Hồi ký chưa xuất bản của Tỷ-kheo Thích Trí Quang,
bản riêng Mai Lan Lệ Ấn, Phật đường Khuông Việt công bố)

Bồ-tát Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, đã cống hiến rất lớn vào sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc, làm rạng danh Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức phát nguyện vị pháp thiêu thân là một sự kiện lớn, gây chấn động thế giới, đánh thức lương tri toàn nhân loại. Ngài là một Phật tử Việt Nam, đứng trước cảnh đạo pháp lâm nguy, đất nước ly loạn, đã tỏ rõ một động thái hết sức xót xa nhưng đầy hào hùng sáng suốt của người con Phật: Vị pháp thiêu thân nhằm phản đối chính sách đàn áp bạo tàn của thể chế độc tài Ngô Đình Diệm, kêu gọi sự hiểu biết, thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng, tinh thần hòa hợp đoàn kết dân tộc và lòng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ngài đã xả thân vì đạo pháp và dân tộc Việt Nam vốn mến chuộng công lý, tự do và hòa bình. Ngọn lửa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng hàng triệu con tim Việt Nam, đánh thức lương tri toàn nhân loại và đi vào lịch sử: “Ngàn năm mãi lưu tim Bồ-tát”.

Hòa thượng Thích Minh Châu (Trích “Diễn từ khai mạc Hội thảo Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân”)

“Ngọn lửa Quảng Ðức đã thắp sáng thời đại chúng ta, một thời đại chiến tranh, hận thù đang bao trùm lên thân phận con người (mà) tâm tư thì chứa những âu lo, buồn chán, nghi kỵ, sợ sệt và mất niềm tin!

Cách 9 ngày sau ngày tự thiêu, 20-6-1963 nhục thể Hòa thượng Quảng Ðức được rước từ chùa Xá Lợi đi theo đường Trần Quốc Toản về An dưỡng địa ở Phú Lâm để làm lễ hỏa thiêu. Chính quyền nhà Ngô sợ làn sóng người đưa tang nên đã hạn chế chỉ cho phép 200 Tăng Ni tham dự và buộc phải đi bằng xe hơi. Suốt dọc hai bên lề đường dài hàng cây số, các Phật tử đứng đông nghẹt để chờ chiêm bái kim quan một vị cao tăng đã tự thiêu thân thể để bảo vệ Chánh pháp.

Ngọn lửa “thiêu” với sức nóng hàng ngàn độ đã không đốt cháy được trái tim kim cương bất hoại của vị Bồ-tát “vị pháp thiêu thân”.

Hòa thượng Thích Đức Nhuận (Trích “Ánh đuốc Quảng Đức”)

Bùng cháy! Ngọn lửa ngất trời! Không thể nào tả xiết nỗi bàng hoàng của tất cả Tăng Ni và những người đứng xung quanh! Lệ rơi! Tiếng khóc vang lên!

Lập tức, tôi yêu cầu hai mươi vị Tăng Ni ra nằm chặn ở bốn đầu đường để xe cứu hỏa không thể vào nơi thiêu của Hòa thượng Quảng Đức. Biết rằng trong lúc diễn ra cuộc tự thiêu này, có cả Simon Michaud, đại diện Hãng thông tấn AFP của Pháp; Malcolm Browne, đại diện AP của Mỹ và Neil Sheehan, đại diện UPI, đều chứng kiến tận mắt và xe của Đại tướng Mỹ Hawkins cũng tới chỗ hỏa thiêu này.

Sau 30 phút, thi hài của Hòa thượng Quảng Đức được rước về chùa Xá Lợi trên một lá cờ Phật giáo. Tới cổng chùa, ông Mai Thọ Truyền nằm lăn trên đất dưới thi hài của Hòa thượng từ cổng tới cửa nhà giảng. Rồi những làn sóng người bốn phương tràn tới chùa Xá Lợi để kính viếng một Bồ-tát đã thiêu thân. Đài phát thanh trong nước và khắp thế giới đều đưa tin vụ tự thiêu này.

Tin này đã làm rung chuyển lòng người trên khắp năm châu bốn biển, đã làm cho cả một chế độ gia đình trị và kỳ thị tôn giáo của ông Diệm phải lung lay. Vì thế, ông Diệm đã thúc giục hai bên, Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái, sớm ngồi hội nghị và cùng ký bản thông cáo chung.

Cũng chính nhờ công đức hy sinh cao cả của Hòa thượng Quảng Đức mà ông Diệm ra lệnh phải giải tỏa tất cả các chùa. Sự thật chính phủ ông Ngô Đình Diệm ký thông cáo chung với Phật giáo chỉ là một kế hoãn binh để tạm thời xoa dịu khí thế của Phật giáo đương lên, được mọi người trong nước và ngoài nước tích cực ủng hộ về mặt ảnh hưởng và công luận.

Hòa thượng Thích Đức Nghiệp (Trích “Bồ-tát Quảng Đức tự thiêu”)

Sự kiện vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Quảng Đức là một biểu trưng tâm linh bất diệt, cần phải được phân tích dưới nhiều góc độ khoa học, lịch sử, tôn giáo, để các thế hệ kế thừa ngày nay được học tập và nhận thức rõ ràng về ý nghĩa hành động vị pháp thiêu thân ấy, vốn là động cơ, là sức mạnh của sự tập hợp đoàn kết, làm nên đại cuộc cho đạo pháp và dân tộc.

Lê Mạnh Thát (Trích “Đề dẫn Hội thảo Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân”)

(*) Cấu trúc chương theo hồi ký của tác giả – BTV, bài đã được đăng trên chuyên đề “50 năm Bồ-tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân” và Pháp nạn 1963 của Báo Giác Ngộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tu Theo Hạnh Đầu Đà Hay Nhập Thế Độ Sanh?
Điểm nhìn

Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi...

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Hiện Tượng Thầy Minh Tuệ
Điểm nhìn

Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như...

Về văn bản Sự ly dung thông
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) là một tác gia văn học Phật Giáo thời Hậu Lê. Ngữ lục cho biết sư biên soạn, biên dịch được 20 tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm này đều viết theo hai thể chữ hán và Nôm, vừa dịch giải vừa biên soạn.  Trong số sách dịch...

Về vấn nạn truyền thông nhắm vào Phật giáo
Điểm nhìn

Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng! Một vài năm gần đây những ai thường theo dõi hoặc quan tâm tới truyền thông trên...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Đóng góp của thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Từ khi xuất hiện cho đến khi tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch, dòng thiền Liễu Quán được thắp sáng và lan tỏa chánh pháp bởi các đệ tử và các pháp tôn. Trong các thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX, Thiền phái Liễu Quán ra đời, phát triển và mở...

Tục Bầu Hậu Phật qua một số văn bia ở Thanh Hóa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Bầu Hậu Phật, lập Hậu Phật là hoạt động văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo ở làng xã nước ta trước đây. Người gửi hậu Phật có thể là do hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích khác nhau, nhưng tựu trung, hoạt động này phản ánh tâm linh, tư...

Phổ hệ truyền thừa thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hoà
Lịch sử, Nghiên cứu

Thiền phái Liễu Quán, một trong năm thiền phái của dòng thiền Lâm Tế có sự ảnh hưởng lớn ở nước ta. Trong dòng chảy lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam, Liễu Quán tuy ra đời muộn nhưng là dòng thiền có phạm vi rộng khắp bởi tính bản địa....

Hành trình Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa
Lịch sử, Nghiên cứu

BƯỚC ĐƯỜNG TÂY CHINH VÀ LỘ TRÌNH KHAI THÔNG THƯƠNG MẠI – VĂN HÓA Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới cổ đại. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau...

Thiền sư Nguyên Thiều cầu nối cho sự giao lưu Phật giáo Trung-Việt thế kỷ XVII-XVIII
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Giữa thế kỷ XVIII, Thiền sư Nguyên Thiều thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 33, từ Quảng Đông chấn tích đến Đàng Trong truyền đạo. Dưới uy đức và đạo hạnh của Ngài cùng sự hộ trì của chính quyền chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong đã từng bước khởi sắc và...

Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại
Điểm nhìn, Đời sống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa Quý Vị, Lần này Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council) thảo luận về đề tài Environment Restoration for Harmonious CoExistence (Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại). Dựa vào đề tài này, chúng tôi xin gửi đến quý vị quan điểm của mình như sau. Đạo Phật là đạo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cho...

Tính dân gian trong Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Đối với người Việt, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, có quá trình gắn bó và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình định cư của cư dân Việt trên vùng đất được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, “lam sơn...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Quản lý thùng công đức, quản ‘công’ hay quản ‘đức’?
Điểm nhìn

Sẽ lợi hại thế nào khi quản lý thùng công đức, chưa nói thành công hay thất bại về mặt kinh tế, hãy đo nhân tâm của đa số tín đồ, tu sĩ để xem có thể quản ‘công’, chứ làm sao quản được ‘đức’ để mà quản lý ‘công đức’? Không vì chuyện sử...

Khẩu Nghiệp Ở Việt Nam Đang Rất Nặng!
Điểm nhìn

1. Khẩu nghiệp từ đâu ra? Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc. Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác...