Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông thứ 454 của cả nước, lần đầu tiên xây dựng tại Hà Nội. Được xây dựng theo nguyên mẫu ngôi chùa K’Leang ở Đồng bằng sông Cửu Long, quần thể chùa Khmer là một tổng thể những công trình đặc sắc nhất trong kiến trúc của người Khmer.

1

Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, ngôi chùa có ý nghĩa lớn và sâu sắc. Chùa là nơi được người Khmer tôn thờ và kính trọng nhất, không chỉ bởi nó là bộ mặt của phum sóc, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng, mà còn là nơi gửi gắm những niềm vui, nỗi buồn, là điểm tựa tinh thần góp phần giáo dục, định hướng nhân cách mỗi người dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ của giáo lý Phật giáo Tiểu thừa.

0

Chùa Khmer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng theo nguyên mẫu chùa K’Leang – một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, do chính nghệ nhân người Khmer Nam bộ trực tiếp thiết kế và xây dựng.

3

Chính vì vậy, vốn kiến trúc cổ đặc sắc, đậm chất Khmer được thể hiện đầy đủ và sinh động trong công trình này.

4

Có thể nói, đây là một chỉnh thể nghệ thuật tổng hợp mà ở đó, các yếu tố kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hoa văn trang trí được bố trí, sắp đặt một cách hài hòa, thể hiện sự kết tinh nghệ thuật truyền thống và trí tuệ sáng tạo của đồng bào Khmer Nam Bộ.

5

Nằm trong khu đất có tổng diện tích 0,8ha, vị trí trung tâm là Chính điện, xung quanh Chính điện có 4 tháp góc, bên trái là ao sen, vườn tháp và nhà thiêu, bên phải là am thờ.

6

Phía sau Chính điện, bên phải là chùa nhỏ (sala) và nhà ghe ngo ở bên trái, tất cả đều được bố trí theo đúng phong cách kiến trúc Khmer truyền thống, đặc biệt là ngôi Chính điện. Đây là nơi tập trung đầy đủ nhất tài năng và nghệ thuật xây dựng của người nghệ nhân Khmer Nam Bộ với những quy tắc kiến trúc “bất di, bất dịch” từ xưa đến nay.

7

Ngôi chùa được xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2013 theo mẫu kiến trúc của chùa Khleang (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Tổng thể một ngôi chùa Khmer gồm: cổng chùa, tường rào, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, tăng xá, nhà hội, an xá,… Trong đó, nổi bật và quan trọng nhất là ngôi chính điện được xây dựng ở trung tâm của ngôi chùa..

8

Bên ngoài của chính điện thường có các công trình phụ trợ, các trang trí phù điêu đắp nổi, thể hiện các hình tượng tiên nữ xinh đẹp, chim thần Krud nâng đỡ mái chùa, chằn Yeak hung dữ, đầu thần Bayon bốn mặt… được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer, ngoài ra có các dãy hành lang tạo không gian thoáng mát, trang trí các hình tượng những thế lực tà ác đã bị đức Phật quy phục.

9

Dọc theo hành lang và trên nóc mái là tượng rắn Naga bảy đầu luôn nhìn lên, đó là biểu tượng của thần Naga vĩnh cửu; mặt trước và sau Chính điện có 4 cửa đi vào trong, dọc hai bên Chính điện đều có dãy cửa sổ mở để lấy sáng và làm thông thoáng bên trong Chính điện.

10
11

Nghệ thuật trang trí cũng khá hoàn thiện và công phu tại Chùa.

12

Mỗi khoảng trống đều được tận dụng từ cổng vào, riềm tường, cột, khuôn cửa nóc mái cho đến khoảng không chật hẹp của bất kỳ công trình hay bộ phận kiến trúc nào đều được điêu khắc từ đơn giản đến phức tạp, tinh tế như một nét đặc thù tài hoa của mỹ thuật Khmer cổ điển.

13

Điêu khắc cũng là một nét độc đáo, đặc sắc làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho chùa Khmer.

14

Nóc trần và dọc theo bốn bức tường bên trong chính điện đều được vẽ các bức tranh như “Lễ hạ điền”, “Tì kheo Ni”, “Vích-sen-đo”… kể về cuộc đời của đức Phật từ lúc sinh ra đến khi Niết Bàn với những giá trị nhân văn cao đẹp và những triết lý sâu sắc nhưng gần gũi với cuộc sống. Nơi cao nhất và tôn nghiêm nhất là nơi đặt tượng Phật. Ngoài tượng Phật, nghệ thuật điêu khắc còn thể hiện ở các loại khác nhau như tượng đầu thần Mahaprum, Kayno, Krud… mà mỗi hình tượng mang đậm tính đặc thù dân tộc. Nghệ thuật trang trí cũng khá hoàn thiện và công phu tại Chùa. Mỗi khoảng trống đều được tận dụng từ cổng vào, riềm tường, cột, khuôn cửa nóc mái cho đến khoảng không chật hẹp của bất kỳ công trình hay bộ phận kiến trúc nào đều được điêu khắc từ đơn giản đến phức tạp, tinh tế như một nét đặc thù tài hoa của mỹ thuật Khmer cổ điển.

15

Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của đồng bào Khmer giữa Thủ đô Hà Nội.

16

Đặc biệt vào các ngày lễ, Tết truyền thống của đồng bào Khmer, các vị sư sãi tập trung về đây tổ chức các hoạt động tôn giáo, văn hóa hết sức ý nghĩa nên thu hút rất đông du khách đến tham quan.

17

Đến tham quan ngôi chùa, du khách sẽ hiểu thêm về phong tục, tập quán, cũng như nghi thức của Phật giáo Nam tông Khmer.

18

Soi bóng bên hồ Đồng Mô, chùa Khmer trở nên nổi bật và hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, sự hấp dẫn, lôi cuốn thực sự không nằm ở những hình ảnh bề ngoài ấy, mà ở chiều sâu văn hóa ẩn trong từng viên gạch, vỉa ngói, từng nét hoa văn, bức phù điêu, từng lời Phật thoại…

19

Có thể nói, ít có một công trình kiến trúc nào lại phản ánh được đầy đủ nhất cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của một dân tộc như chùa Khmer Nam Bộ. Vì vậy, khám phá chùa Khmer Nam Bộ ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật, mà còn giúp mỗi du khách hiểu hơn về một nền văn hóa đậm đà bản sắc, về những người dân Khmer Nam Bộ

NAM NGUYỄN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Việt

Về Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), du khách không chỉ hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của Eo Gió, Kỳ Co, mà còn được chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Tịnh xá...

Độc đáo ngôi chùa trên tầng 4 của chung cư gần 50 năm tuổi ở nội thành TP.HCM
Chùa Việt

Trên tầng 4 của chung cư số 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, tồn tại một ngôi chùa nhỏ gần 50 năm qua. Với diện tích bằng 10 căn hộ, ngôi chùa này từ lâu đã trở thành địa điểm tâm linh của nhiều dân dân, Phật tử tìm về chiêm bái, lễ Phật. ...

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm
Chùa Việt

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm Chùa chính chỉ rộng hơn 10m2 với các kết cấu chủ yếu làm bằng đá và gỗ “trơ gan cùng tuế...

Độc đáo ngôi chùa gốm sứ ở Bát Tràng
Chùa Việt

Làng gốm Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ là một làng nghề truyền thống nổi tiếng mà nơi đây còn có một ngôi chùa có vẻ đẹp độc đáo. Lưu giữ tinh hoa làng nghề Xã Bát Tràng có hai thôn là Giang Cao và Bát Tràng,...

Chiêm ngưỡng tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á trên núi Thiên Mã
Chùa Việt

Chùa Minh Đức nằm trên núi Thiên Mã (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) với vị trí tuyệt đẹp, giao thoa biển, núi, sông. Đến đây, du khách sẽ thưởng lãm, chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á. Mây vờn chùa Minh Đức – Ảnh: BÙI THANH TRUNG. Núi Thiên Mã...

Chùa Cao Linh – Ngôi chùa cổ độc đáo tại Hải Phòng
Chùa Việt

Một trong những ngôi chùa cổ lâu đời thu hút khách tham quan hiện nay tại Hải Phòng là chùa Cao Linh. Đây là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc ấn tượng cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Giới thiệu về ngôi chùa Cao Linh Hải Phòng Chùa Cao Linh là ngôi chùa tọa...

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo
Chùa Việt

Chùa Keo là một trong các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời của Việt Nam tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo các văn bia và cứ liệu cổ còn lưu, chùa Keo còn có tên gọi khác là “Thần Quang Tự”. Ngôi chùa được xây dựng...

Chùa cổ Bút Tháp – lưu giữ nhiều báu vật độc nhất vô nhị
Chùa Việt

Chùa cổ Bút Tháp vẫn gìn giữ được nét độc đáo riêng biệt có giá trị văn hoá cao được thể hiện qua việc lưu giữ các bảo vật quốc gia đặc biệt có một không hai. Không những vậy, về mặt tinh thần, chùa cổ Bút Tháp đã duy trì và phát huy được...

Viếng chùa “vàng” xứ Huế
Chùa Việt

Giữa bao bộn bề của cuộc sống hối hả, tìm về một ngôi chùa ở xứ Huế mang lại cho ta những phút thảnh thơi, an nhiên, tự tại, chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng. Cùng với sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm,… thì chùa chiền cũng trở thành một trong những điểm nổi...

Chùa Vạn Niên, ngôi cổ tự bên hồ Tây có bức tượng Phật 600kg từ ngọc quý
Chùa Việt

Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội thu hút rất đông người dân và du khách ghé thăm, chiêm bái. Trong chùa có bức tượng Phật tạc từ khối ngọc quý hiếm nặng 600kg. Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ...

Khám phá chùa Hoa Yên tại núi Yên Tử
Chùa Việt

Chùa Hoa Yên Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách thập phương chọn lựa. Ngôi chùa này có những điểm độc đáo trong thiết kế, lịch sử và sự tích xa xưa. Cùng khám phá vẻ đẹp chùa Hoa Yên Tử qua nội dung bài viết...

Ngôi cổ tự huyền bí bậc nhất trấn Sơn Nam
Chùa Việt

Hiện nay cả hai chùa Keo đều lưu giữ nhiều di vật quý giá chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Không chỉ là một danh tích gắn liền với cuộc đời tu Phật của vị thiền sư nổi tiếng Dương Không Lộ, chùa Keo còn là...

Ngôi cổ tự chứa nhiều tác phẩm điêu khắc thời Trần
Chùa Việt

Chùa Thái Lạc được xây dựng tại thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ngôi chùa hiện lưu trữ nhiều bức chạm gỗ cổ mà các nhà nghiên cứu cho rằng, có niên đại từ thời Trần (1225 – 1400). Mảng chạm tinh xảo thời Trần chùa Thái Lạc. Ảnh:...

Tu viện Bát Nhã với phong cảnh hữu tình, thiên nhiên trong lành bao bọc
Chùa Việt

Tu viện Bát Nhã đẹp như chốn thần tiên, xung quanh là đồi chè xanh mướt, rất gần với thác Damb’ri hùng vĩ. Tu viện Bát Nhã là một trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng của tỉnh Lâm Đồng. Không chỉ sở hữu kiến trúc đậm chất Á Đông đầy mê hoặc,...

Chiêm ngưỡng chùa Bửu Minh và nét đẹp cổ kính tồn tại cùng tháng năm
Chùa Việt

Chùa Bửu Minh được xem là một trong những ngôi chùa có đỉnh cao nhất Việt Nam, tháp chùa trang nghiêm, giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt. Cách trung tâm TP Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) là...

Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi chùa phủ đầy gốm sứ Bát Tràng
Chùa Việt

Với sự kết hợp giữa văn hóa làng nghề gốm Bát Tràng và kiến trúc tâm linh, chùa Tiêu Dao mang vẻ đẹp độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái. Làng gốm Bát Tràng có hai thôn, là Giang Cao và Bát Tràng. “Ngôi chùa gốm sứ” Tiêu Dao, được xây...