Từ khi đạo Phật được truyền bá đến Tây Tạng, kiến trúc phật giáo đã chiếm một vị trí quan trọng và trở thành hiện thân của nghệ thuật kiến trúc Tạng truyền. Do chịu ảnh hưởng đặc biệt của hoàn cảnh địa lý, nên đại đa số các công trình kiến trúc Phật giáo Tạng truyền đều được xây dựng dựa theo thế núi.

Các nghệ nhân Tây Tạng đã khéo léo sử dụng nhiều thủ pháp trong tạo hình, thiết kế, làm cho kiến trúc Phật giáo Tạng truyền luôn có được quy mô hùng vĩ, điêu khắc tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khí thế tạo cho người xem một ấn tượng đặc biệt, đó chính là lòng tôn kính vô hạn đối với đức Phật.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa bố cục, kết cấu và công năng

Do bị hạn chế bởi địa hình, kiến trúc Tạng truyền Phật giáo không sử dụng bố cục đối xứng, cũng không có một trục tuyến rõ ràng, mà dựa theo địa thế đồi núi (sơn cư), sắp đặt không gian tự do, linh hoạt. Tuy nhiên, trên tổng thể kiến trúc lẫn tạo hình của từng đơn thể đều toát lên sự cân bằng, hài hòa, mặc dù chúng không hề đối xứng. Đó chính là nghệ thuật: “Trong cái bất đối xứng tìm sự cân bằng, tìm sự hài hòa trong cái biến hóa đa dạng” của người Tây Tạng.

Vì hạn chế trong việc lấy và vận chuyển vật liệu xây dựng, hệ thống cột và gian trong các công trình kiến trúc Phật giáo Tạng truyền đều không lớn. Những kiến trúc lớn như Phật điện, Kinh đường đều do những kiến trúc nhỏ, có thể tích vuông vắn tổ hợp lại mà thành. Chiều cao của một kiến trúc thường nhỏ hơn hoặc bằng với chiều ngang của mặt bằng. Chính vì thế, mặt đứng của hầu hết kiến trúc Tạng truyền đều có hình chữ nhật dẹt. Nhưng trên thực tế, khi quan sát ta thường không thấy rõ rệt. Vì trong thiết kế mặt đứng, các nghệ nhân Tây Tạng đã khéo léo dùng các thủ pháp nhằm kéo dài độ cao của mặt đứng. Như: bố trí cửa sổ trên dưới đều có dạng tuyến thẳng, dài và hẹp, tường có giật cấp, trên mặt đứng hình thành 3 diện lồi lõm khác nhau. Không chỉ hóa giải được cảm giác thấp bè, ngược lại còn tạo nên vẻ khỏe khoắn, mộc mạc cho công trình kiến trúc.

Những kiến trúc quan trọng của Phật giáo Tạng truyền đều lấy hình chữ nhật dẹt làm hình khối chính, tường bên ngoài có độ giật cấp lớn, tạo nên vẻ chắc chắn cho công trình, mang lại vẻ ổn định về thị giác. Hình thể đơn giản, hệ thống các tuyến ngang, cửa sổ nhỏ (hoặc không có) nhấn mạnh một mặt tường trơn, đơn sắc đối lập với những màu sắc rực rỡ trên nóc tạo nên hiệu quả độc đáo về tạo hình cho các công trình kiến trúc Phật giáo tại Tây Tạng. Nét đẹp hùng tráng, uy nghiêm này mang đến những cảm nhận thẩm mỹ khác hẳn với cái đẹp mềm mại do điểm, đường, mặt tạo thành trong hệ thống kiến trúc Hán truyền Phật giáo.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Tạng truyền 2

 Cung Podala

Dùng kích thước lớn để thể hiện sự tôn nghiêm

Kiến trúc Phật giáo Tây Tạng đa số chọn địa điểm trên cao, dùng thể tích lớn, với các màu sắc đối lập mạnh mẽ để tăng thêm vẻ tôn nghiêm chốn Phật đàn. Ta có thể dễ dàng lấy ra ví dụ:

– Tang Da Tự (桑耶寺) có tường bao tròn dài hơn 300 m, chính điện ở trung tâm 3 tầng cao gần 20 m. Sáu đại tự viện lớn của Hoàng giáo đều có diện tích trên 500 – 600 mẫu, Đại Kinh đường diện tích từ vài trăm đến vài nghìn mét vuông. Phật điện cao 3 – 4 tầng trở lên.

– Đại Chiêu Tự (大昭寺) có diện tích 1,3 vạn mét vuông, trong đó diện tích kiến trúc hơn 2,5 vạn mét vuông, trong đó riêng tòa chính điện đã chiếm hơn 2.000 m2 diện tích.

– Hạ Lỗ Tự (夏鲁寺) có chính điện cao 2 tầng, diện tích 1.400 m2.

Kiến trúc của cung Podala thì hòa với cả một ngọn núi thành một thể, cao 110 m so với mặt đất, trục đông tây dài 300 m.

Hùng vĩ biết mấy, khí thế biết mấy, đứng trước những công trình kiến trúc uy nghi này con người càng nhận ra sự nhỏ bé của mình, qua đó càng tăng lòng thành kính với chư Phật.

Tuy hùng vĩ cao lớn là vậy, nhưng kiến trúc Phật giáo Tây Tạng không phải do một đơn thể tạo thành, mà dùng nhiều kiến trúc nhỏ, trước sau bất nhất, cao thấp dài rộng khác nhau, tỉ lệ hài hòa, màu sắc khác biệt, tổ hợp lại theo nguyên tắc nổi bật trọng tâm mà thành một tổng thể kiến trúc hoàn thiện. Ngay cả trong những đơn thể nhỏ, đều dùng các thủ pháp kiến trúc như tạo lồi lõm, cao thấp khác nhau, dùng các đường ngang sắp đặt cửa sổ lớn nhỏ hoặc biến hóa màu sắc, thậm chí các vật liệu khác nhau đều được tổng hợp để trở thành một tổng thể thống nhất hoàn thiện.

Vận dụng các thủ pháp thiết kế như cân bằng tổng thể, so sánh, đối lập giữa các đơn thể, làm nổi bật trọng tâm kiến trúc.

Các ngôi chùa lớn ở Tây Tạng trong quá khứ đều không ngừng được tôn tạo, mở rộng, mới có được diện mạo hùng vĩ như ngày nay. Quá trình này thường kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Như Tháp Nhĩ Tự (塔尔寺), khởi công vào năm Hồng Vũ đời nhà Minh (CN1379), lần mở rộng gần đây nhất là năm 1926. Đại Chiêu Tự khởi công từ giữa thế kỷ thứ 7, đến năm 1950 vẫn tiếp tục được mở rộng. Với việc mở rộng trong một thời gian dài và quy mô lớn như vậy, làm sao để tự viện vẫn giữ được nét hài hòa thống nhất giữa các công trình kiến trúc mới và cũ. Đây cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Tây Tạng.

Hài hòa, cân bằng: Kiến trúc Phật giáo Tây Tạng về tổng thể đều dùng bố cục tự do, kết hợp với địa hình mà xây dựng. Có chùa xây trên đỉnh núi như Cam Đan Tự (甘丹寺), Cung Podala, có chùa xây trên sườn núi, gò đồi như Chiết Bạng Tự (哲蚌寺), Tháp Nhĩ Tự (塔尔寺), có chùa xây dưới chân núi như Trát Thập Luận Bố Tự (扎什伦布寺), Sắc Lạp Tự (色拉寺)… Để cân bằng hài hòa về tổng thể, các nghệ nhân Tây Tạng dùng các thủ pháp kiến trúc độc đáo sau: Chọn một chủ thể kiến trúc, sau đó xây dựng các tổ hợp kiến trúc phụ ở xung quanh tạo thành một quần thể có chính có phụ. Sau này khi có điều kiện mở rộng, lại tiến hành mở rộng theo từng tổ hợp riêng, tạo nên sự hài hòa cân đối trên tổng thể mà vẫn giữ được chủ thứ phân minh.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Tạng truyền 3

Nghệ thuật so sánh tương phản đối lập: Kiến trúc Phật giáo Tạng truyền thường sắp đặt những tòa kiến trúc chính, có thể tích lớn, màu sắc sặc sỡ, trang trí hoa lệ như Phật Điện, Kinh Đường tập trung ở những nơi có địa thế cao. Ngược lại, những kiến trúc có thể tích nhỏ, công năng phụ, tạo hình đơn giản, không trang trí như Tăng xá lại đặt tại những nơi có địa thế thấp. Tạo nên sự so sánh đối lập về hình khối, màu sắc, trang trí, qua đó làm nổi bật lên chủ thể kiến trúc. Như: Trát Thập Luận Bố (扎什伦布寺) dựa lưng vào núi phía trước là bình địa. Các kiến trúc chính như Phật Điện, Kinh Đường, Ban Thiền Linh Tháp Điện đều được dựng trên lưng núi, bình địa phía trước dựng Tăng xá, dùng khu Tăng xá thấp nhỏ làm nổi bật lên khu kiến trúc chính.

Thủ pháp tương phản độc đáo này còn được thể hiện ở rất nhiều mặt như tương phản về kích thước, về ánh sáng ngoài trời và trong phòng, về tường và cửa sổ, tường và mái, đối lập giữa trong và ngoài, mái bằng và mái dốc…

Sử dụng các đồ hình, phù hiệu, màu sắc mang ý nghĩa đặc biệt: Kiến trúc Phật giáo Tây Tạng thường dùng các đồ hình hoặc màu sắc mang ý nghĩa đặc biệt để truyền tải những thông điệp về Phật giáo Mật tông. Như tầng 3 của Tang Da Tự (桑耶寺) có 5 đỉnh mái biểu tượng của đỉnh núi Tu Di hay Ngũ phương ngũ Phật, các điện đường có mặt bằng khác nhau tượng trưng cho các “Bộ Châu” hợp thành thế giới.

Đàn thành, khởi nguyên từ đồ hình Mandala, sau phát triển ra phong phú hơn thành Đàn thành. Đây là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo Mật tông được dùng rất nhiều trong các tạo hình kiến trúc. Như Đại Điện, Phật Tháp của Thác Lâm Tự (托林寺), Bạch Cư Tự (白居寺) đều sử dụng mặt bằng hình vuông có nhiều gấp góc, tượng trưng cho Đàn thành.

Trong quan niệm của người Tây Tạng, màu trắng tượng trưng cho sự cát tường. Các tòa kiến trúc màu trắng luôn tạo cho họ có cảm giác an lạc, thanh tịnh. Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực, anh dũng, thiện chiến, sự tôn nghiêm, tương quan với Tôn giáo. Chính vì thế, màu đỏ chỉ được dùng cho Phật Điện, Linh Tháp Điện, Hộ Pháp Thần Điện.

Tiểu kết

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Tây Tạng chiếm một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc Phật giáo trên thế giới. Tuy chịu sự ảnh hưởng từ kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ cổ, và kiến trúc Phật giáo Hán truyền, nhưng người dân Tây Tạng đã khéo léo tiếp nhận, kết hợp một cách hài hòa, có chọn lọc, tạo nên một nền kiến trúc đặc sắc của riêng mình. Tại Tây Tạng, văn hóa Phật giáo đã trở thành một yếu tố không thể tách rời trong văn hóa bản địa. Phật giáo đi sâu vào đời sống dân gian, người dân nơi đây luôn có thái độ tôn kính, thành khẩn và dành những gì đẹp đẽ, quý giá nhất để tô điểm lên kiến trúc Phật giáo, nơi ngự trị của tâm linh của dân tộc Tạng.

Quảng Ân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Sự thành lập Giáo đoàn Ni Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Hơn hai nghìn năm Giáo đoàn Ni có mặt trên thế gian này, dù trải qua bao biến cố trong những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, nhưng những nữ tu sĩ Phật giáo vẫn luôn thể hiện khả năng xuất sắc của giới nữ trong tu tập, hộ quốc an dân và phát...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...

Văn bản Giải Địa Tạng Kinh của Hương Hải Thiền sư
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt Địa Tạng kinh giải thích Hoa ngôn đây là một trong 20 tác phẩm dịch Nôm lớn của Hương Hải thiền sư, được nhắc tới trong Hương Hải Ngữ Lục và trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn với tên gọi là Giải Địa Tạng kinh. Đây là tác phẩm dịch...

Khảo sát “Pháp Bảo Đàn Kinh giải” ở chùa Linh Quang Điều Hạ, Hải Phòng
Nghiên cứu

Pháp bảo đàn kinh giải của Hương Hải Thiền sư, là một tác phẩm diễn Nôm có giá trị về nhiều mặt. Qua khảo sát sơ bộ văn bản tại Linh Quang tự có thể thấy đây là một bản dịch từ Hán sang chữ Nôm theo thể văn xuôi. Tóm tắt: Trong quá trình...

Nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa biểu tượng cổ – Bát bảo (P.1)
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Phật giáo tại Tây Tạng có sức chú trọng vào các nghi lễ, thực hành thần bí cùng các biểu tượng cát tường có sức mạnh siêu linh. Đối riêng với nghệ thuật biểu tượng học Phật giáo, nổi bật hơn cả với đại chúng là tại Tây Tạng. Phần I. Bát bảo nói chung...

Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Bài viết ngắn nầy chỉ nhằm phác họa lại sơ lược về sự thành hình và phát triển của Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam hồi giữa thế kỷ thứ mười chín. Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Giáo Hội được sáng lập trong giai đoạn suy đồi của Phật giáo Việt Nam. Đức Tôn Sư đã khéo léo phối hợp giữa hai truyền thống giáo lý Nam...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Lịch sử, Nghiên cứu

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Sự hình thành Đại thừa
Lịch sử, Nghiên cứu

Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau nầy được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN, là kết quả tích tụ của nhiều phát triển vốn có từ trước. Nguồn gốc của nó không liên hệ...

Chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) với đạo Phật
Lịch sử, Nghiên cứu

Việc Nguyễn Hoàng cho xây dựng và tu sửa những ngôi chùa trên đất Thuận Quảng đã làm cho Phật giáo ngày càng lan rộng ảnh hưởng trong đời sống xã hội, từ chốn cung nội ra khắp dân gian. Chúa Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, còn gọi là Chúa Tiên, vị chúa Nguyễn đầu...

Khảo cứu Nghi lễ Vu Lan trong không gian văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

Nghi lễ Vu Lan Bồn còn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo Việt Nam và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống, đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Phật giáo du nhập và phát...

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Phật giáo thời Lý
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tư tưởng từ bi, vị tha của Phật giáo nhanh chóng được cư dân bản địa tiếp thu và trở thành tâm thức của người Việt, đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng Phật giáo. Thời Lý là một trong những thời...

Chúa Nguyễn Phúc Chu và hai bảo vật quốc gia chùa Thiên Mụ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu là hiện vật gốc độc bản – một trong số những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn còn giữ được gần như nguyên vẹn, có nhiều giá trị về mặt mỹ thuật. Chúa Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) là vị chúa thứ...

Biểu tượng hoa sen trong trang trí chùa ở Huế
Kiến trúc-Mỹ thuật, Nghiên cứu, Văn hóa

PHẦN MỞ ĐẦU Đã là công dân nước Việt thì dù có ở đâu đi chăng nữa mà khi nghe ai đó nhắc nhắc đến sông Hương, núi Ngự thì mỗi người con đất Việt đều nghĩ ngay đến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và hoài cổ. Nơi mảnh đất thần...