NHÂN DUYÊN DỊCH
KINH KIẾN CHÁNH

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Từ lúc xuất gia, ngay cả nhiều năm được diễm phúc tiếp xúc với Đại tạng kinh, tôi vẫn chưa bao giờ nghe đến tên kinh Kiến Chánh. Năm Quý Mùi (2003), tôi may mắn được về hầu Thầy nhập thất. Một năm sau, sáng ngày 30 tháng 02 năm Giáp Thân, tôi vào hầu Thầy, thấy trên nét mặt Thầy có phần khó chịu, ưu tư. Tôi mạo muội vấn an. Thầy đáp: “Khuya nay tự nhiên Thầy thấy chư thiên tầng trời Ba Mươi Ba thỉnh Thầy giảng kinh Kiến Chánh. Thầy nói: ‘Tôi chưa hề đọc kinh Kiến Chánh, làm sao mà giảng!’. Nói rồi họ vẫn rước lọng thỉnh đi. Lúc ấy, có một người cầm quyển kinh Kiến Chánh để trước mặt để Thầy vừa đi vừa đọc, đọc rồi sẽ giảng”.

Tôi thắc mắc: “Chư thiên thỉnh đi giảng kinh là một việc tốt, có gì đâu mà Thầy phải ưu tư?”. Im lặng giây lâu, Thầy đáp: “Từ hồi nào đến giờ, Thầy không hề nghĩ đến cõi trời, sao hôm nay lại thấy cõi trời hiện ra?”. Tôi bạo gan dẫn giải: “Có lẽ mấy hôm nay Thầy tụng kinh A hàm, thấy trong kinh có diễn tả cõi trời Tam Thập Tam, nên bị ám ảnh. Chỉ sợ Thầy mê không biết, chứ nếu tỉnh thức, biết được thì chỉ cần chuyển niệm về Tây Phương Cực Lạc là được, có gì mà Thầy phải ưu tư!”.

Lúc ấy, tôi chỉ buột miệng nói thế, không hề nghĩ rằng đó là những ngày tháng cuối cùng của Thầy. Tối mồng 5 tháng 2 nhuần, Thầy gọi hết đồ chúng vào, dặn dò kỹ lưỡng, rồi bấm đốt tay tính ngày ra đi. Thầy bảo: “Nếu đi được vào ngày 16 thì khỏe cho các con sau này, giỗ Thầy trùng với giỗ Hòa thượng Tôn Thắng, làm chung luôn thì tiện việc biết mấy! Chỉ sợ không kịp đến ngày 16”. Tôi quỳ bên giường bộc bạch: “Thầy còn khỏe lắm, bao giờ đi thì đi thôi, lo làm gì cho mệt!”. Thầy bảo: “Việc Thầy đã xong, Thầy chẳng còn lo gì nữa, Thầy chỉ lo cho các con thôi…”.

Ôi! Lời nói của một người rồi việc, lo xong chuyện sanh tử, chỉ đợi giờ ra đi. Suốt mấy ngày sau, Thầy nằm trên giường bệnh, thỉnh thoảng tôi thấy Thầy đưa tay diễn tả, miệng lẩm bẩm như đang giảng kinh. Rồi Thầy nói với chúng tôi về cảnh giới Thầy đang cảm thấy, nào là các vị Bồ tát vân tập, ánh sáng lạ chiếu trên đầu giường, nào là hoa sen từ hư không giáng xuống… Các bác sĩ Đông y lẫn Tây y đến khám bệnh đều bảo Thầy không hề có bệnh gì cả, chỉ là ăn không được nên sức khỏe yếu dần.

Thầy không hề đau đớn. Chiều ngày 12 tháng 2 nhuần, Thầy gọi trụ trì và tri sự hai chùa vào, rồi bảo: “Thầy rất tỉnh táo, Thầy rất sáng suốt…”.

Thầy lặp đi lặp lại nhiều lần câu nói ấy. (Chúng tôi có thâu băng những lời cuối cùng này). Thầy dặn dò và phú chúc những lời cuối cùng, rồi chắp tay niệm lớn câu “Nam mô A Di Đà Phật”, như làm pháp Yết ma, từ đó hơi thở Thầy yếu dần. Thầy đã trút hơi thở cuối cùng vào 06 giờ 20 phút sáng hôm sau giữa tiếng niệm Phật râm ran của đồ chúng.

Suốt một đời giảng kinh, đến lúc lâm chung, lưỡi đã thụt vào rồi mà vẫn giảng kinh. Chiều ngày 12 tháng 02 nhuần, có mấy Phật tử ở Bảy Hiền lên thăm, quỳ khóc bên giường. Thầy khua tay bảo: “Chuyện gì phải khóc!”, rồi nói kệ Bát đại nhân giác: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã…”.

Sau tang lễ, vì quá bận rộn, chúng tôi quên bẵng chuyện kinh Kiến Chánh. Hôm nọ đi dạy trên trường Cơ bản Phật học Lâm Đồng, gặp Thầy Phương Đạt, Thầy bảo kinh Kiến Chánh là có thật, và đưa tôi xem hạng mục trong Từ điển Thực dụng. Tôi vui mừng về báo lại với Thầy Nguyên Chánh, Thầy rất hồ hởi. Tự đi tìm Đại tạng để tra cứu và photo đem về dịch thuật.

Chúng tôi dự định in kinh Kiến Chánh đã được dịch chung với tập kỷ yếu của Hòa thượng. Sau, tôi thấy kinh này có nghĩa lý rất hay, nói về sự chuyển biến, dùng ví dụ khúc chiết để giảng giải. Xét ra, Thập nhị nhân duyên là giáo lý rất căn bản, nhưng ở Việt Nam hiện không có bản kinh nào nói về lý này, để Phật tử có thể tụng đọc hằng ngày. Do vậy, không nại hiểu biết nông cạn, tôi chuyển bản dịch của Thầy Nguyên Chánh thành câu bốn chữ, cốt dễ hiểu dễ tụng, để Phật tử có thể tụng đọc hằng ngày. Trong Lăng nghiêm có câu: “Tâm thông thuyết thông”. Thiển nghĩ Hòa thượng chưa hề đọc kinh Kiến Chánh, thế mà chư thiên vẫn thỉnh đi giảng, chỉ cần đọc qua khi rước lên pháp tòa là có thể giảng được, đó là một minh chứng đặc biệt. Khi tâm thông thì mọi giáo thuyết đều có thể thông suốt.

Kinh này ngắn gọn, rõ ràng, chỉ sợ phàm phu chúng ta ngu muội cố chấp, không hiểu được chuyện đến đi của sanh tử, vì vậy đức Phật mới dùng nhiều ví dụ, lặp đi lặp lại, giúp chúng sanh hiểu được. Chúng ta cũng nên tụng đọc kinh này hằng ngày để khắc sâu lời Phật dạy. Vì muốn dịch thành câu bốn chữ, nên nhiều chỗ vụng về, sai sót. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo để bản dịch ngày một hoàn
thiện hơn.

Vĩnh Minh Tự Viện
Sa môn Thích Nguyên Hiền
thành kính đảnh lễ.

Xem file PDF:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Luận “Sa môn bất kính vương giả”
Luận, Phật học

Khi một tu sĩ không giữ mình, không có giới hạnh, lại dùng tà thuyết chiêu dụ mê hoặc, thì không còn tư cách làm thầy làm sư, thậm chí còn thấp hơn người thế tục; khi đó họ nhận nhân quả – bị phỉ báng cũng là tất yếu. “Sa môn bất kính vương...

Tư tưởng Long Thọ trùng phùng trên nẻo đường quê hương
Phật học

(TƯỞNG NIỆM ÂN SƯ THÍCH TUỆ SỸ) Thầy sinh ra và lớn lên tại thành phố Paksé, tỉnh Champasak, Lào; năm chín tuổi được phụ mẫu gửi vào ngôi chùa làng gần nhà (chùa Trang Nghiêm) hành điệu. Thiên bẩm thông minh, học đâu nhớ đó, điều này khiến cho thân mẫu lo sợ, liên...

Ý nghĩa phương tiện và cứu cánh qua phẩm Tín giải trong Kinh Pháp Hoa
Kinh, Phật học

Kinh Pháp Hoa gửi thông điệp: Ai cũng sẽ thành Phật. Các tôn giáo khác không bao giờ nói tín đồ bằng giáo chủ, đây là điểm khác biệt trong Phật giáo. Tóm tắt phẩm Tín giải Sau khi nghe về pháp Phương tiện và được đức Phật khai mở về Nhất thừa giáo, đặc...

Nghiên cứu triết lý kinh Pháp Hoa qua Phẩm Tựa
Kinh, Phật học

Sự ra đời của kinh Pháp Hoa chính là để hòa giải, thống lĩnh, điều hòa và hợp nhất các tông phái nên tạo ra nhất thừa. 1. Bối cảnh lịch sử ra đời kinh Pháp Hoa 1.1. Bối cảnh lịch sử Những diễn biến về mặt Tôn giáo Sau Phật Niết-bàn khoảng một trăm...

Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
Luận, Phật học

Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1] I. DẪN KHỞI “Lúc Ta mới ngồi nơi đạo tràng, dưới cội Bồ-đề, quán sát và đi kinh hành, trong hai mươi mốt ngày, suy nghĩ như vầy: Trí tuệ mà Ta đã đạt được thật là vi diệu đệ nhất. Chúng sanh các căn ám độn, đắm...

Đại ý Kinh Lăng Già
Kinh, Phật học

108 nghĩa đúng với thực tướng như xa rời thế gian. 39 môn phái ý kiến giải, mà tuyên truyền chính pháp. Hiểu rõ danh và tướng đều là giả trá bởi mê vọng thường ấp ủ, dựa chính trí để hiểu chân như giác ngộ lý duyên khởi mà quy chân lý màu nhiệm....

Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh, Phật học

Wikipedia: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā, en. perfection of wisdom/insight, de. Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis) có nghĩa là sự toàn hảo (sa. pāramitā, en. perfection) của Bát-nhã (sa. prajñā). Cũng được gọi ngắn là Bát-nhã-ba-la-mật. Danh từ nguyên thủy Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ (zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia. Tuy không hoàn...

Từ nguyên và hình thức sám hối của người xuất gia
Luật, Phật học

1. GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN: Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ:...

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn
Luật, Phật học

Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Theo thứ tự sắp xếp thông thường thì tam tạng bao giờ cũng được sắp xếp tuần tự từ kinh, luật và luận. Nhưng theo văn học Pāli, luật tạng được xếp đầu tiên sau đó đến kinh và luận. Điều này cho thấy rằng, luật tạng luôn được đặt trọng tâm trong nếp sống tu học của tứ...

Tìm hiểu Thành Thật Luận
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Đức Phật Thích ca Mâu ni, ngay khi còn thị hiện là Thái tử Tất đạt đa đã vì cảm thấu nỗi thống khổ miên trường của kiếp nhân sinh mà xuất gia. Sau khi thành đạo, Ngài đi khắp nơi trong cõi Ấn độ mà thuyết kinh giảng pháp, khai hóa...

Luận khơi dậy đức tin Đại thừa
Luận, Phật học

LUẬN KHƠI DẬY ĐỨC TIN ĐẠI THỪA Nguyên tác: Bồ-tát Mã Minh Hán dịch: Tam tạng pháp sư Chân Đế, người Tây Ấn Độ, dịch vào đời nhà Lương Việt dịch: Sa-môn Nguyên Hùng LỜI BẠT  I. Tác giả Mã Minh (Aśvaghosa, 馬鳴, 100-160), người Trung thiên trúc, vốn xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, ở thành Sa-chi-đa, nước Xá-vệ. Thời đại...

Nghĩ về tánh Không
Luận, Phật học

Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau. Nhưng trong Phật giáo, cả hai đều...

Tâm Lý Học Phật Giáo
Luận, Phật học

TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Chơn Thiện A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT I. Về tâm lý học phương Tây 1. Các định nghĩa: Các dịnh nghĩa tâm lý học trước thế kỷ XX (tiêu biểu): a. Wilhelm Wundt (1832 – 1920), người Đức: Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết...

Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda – Khánh Hỷ dịch
Luận, Phật học

Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo; bởi vì luật Nghiệp Báo đã giải thích cho họ thấy rõ lý do của sự bất đồng của các cá nhân trong xã hội con người, đồng thời cũng giải thích cho họ biết tại sao những người rất tốt trên cõi đời này lại...

Quá trình hình thành giới luật
Luật, Phật học

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là điều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu không có quy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem...

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.