Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

Tại sao lại có ngày lễ Vu lan? 

Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, Phật giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – Báo hiếu thật trang nghiêm từ hình thức tổ chức cho đến nội dung. Ngày lễ Vu lan mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh – văn hóa của con người. Nguồn gốc của ngày lễ Vu lan xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược.

Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.
Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của Chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu lan

Là người con Phật, chúng ta cần nhận thức sâu sắc lời Phật, mùa Vu Lan về càng nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân của cha mẹ.
Là người con Phật, chúng ta cần nhận thức sâu sắc lời Phật, mùa Vu Lan về càng nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân của cha mẹ.

Lễ Vu Lan chính là sợi dây liên kết giữa người đã ra đi và người còn sống, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt. Từ đó, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành “lễ hội” mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp.

Lễ Vu Lan được nâng lên một ý tầng ý nghĩa cao hơn, đó còn là ngày “Báo Ân – Báo hiếu”. Trước hết là báo hiếu – báo ân đối với Cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên, hai là đối với người thày dậy dỗ, ba là đối với những người đã bảo vệ cuộc sống an lành cho mình và những người đó đã phải hy sinh, hoặc những người làm ra của cải vật chất để nuôi sống mình và bốn là đối với Quốc gia – Xã hội cái nôi nuôi dưỡng mình.

Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu, mà còn là ngày “xá tội vong nhân”, như chúng ta vẫn nói đến câu: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Xưa kia cha ông quan niệm rằng, sống ở trong cuộc đời không phải ai ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ.

Là người con Phật, chúng ta cần nhận thức sâu sắc lời Phật, mùa Vu Lan về càng nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân của cha mẹ. Thờ kính cha mẹ đã trở thành một đạo lý sống của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đạo lý sống của hàng Phật tử khi khẳng định đạo Phật là đạo hiếu.

Thanh Tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Kinh cầu an là gì? Bộ kinh cầu an quen thuộc
Kiến thức

Kinh cầu an là những bộ kinh được soạn ra nhằm cầu nguyện cho mọi chúng sinh được bình an, hạnh phúc, và tìm thấy sự thanh thản trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời. Kinh cầu an là gì? Kinh cầu an là những bộ kinh được...

Các vị Phật và Bồ tát phổ biến trong Phật giáo
Kiến thức

Trong nhà Phật, có rất nhiều chư vi Phật và chư vị Bồ Tát. Bạn có biết hết những vị này là ai không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Trong đạo Phật, quan niệm về Phật và Bồ Tát không chỉ dừng lại ở một cá thể duy nhất,...

Khái lược các tông phái chính trong Phật giáo
Kiến thức

Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna Buddhism) Hiện nay Phật giáo có ba tông phái chính bao gồm Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda Buddhism), Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Buddhism) và Phật giáo...

16 Vương Quốc Lớn Thời Phật
Kiến thức

Trong thời đức Phật tại thế, bán đảo Ấn-độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có: 1....

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn Như Thế Nào ?
Kiến thức

Người ta thường lấy điểm mốc Phật giáo Ấn Độ suy tàn là vào khoảng thế kỷ thứ XII khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ. Nhưng Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy tàn thì phải kể là từ thế kỷ thứ VII, khi Phật giáo dần dần biến chất do Mật Giáo xen...

Sự Khác Biệt Của Đạo Phật So Với Các Tôn Giáo Khác
Kiến thức

Nếu nói rằng mọi tôn giáo (trừ các tà giáo) trên thế giới đều hướng về điều thiện, điều tốt đẹp. Vậy giá trị của Đạo Phật nằm ở đâu? Tại sao cần khai sinh thêm Đạo Phật làm gì nữa? Sự khác biệt của Đạo Phật là gì? Mời quý vị tìm hiểu bài...

Chánh ngữ là gì? Thực hành Chánh ngữ trong đời sống
Kiến thức

Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, không gây nghiệp xấu mà ngược lại, tạo nghiệp lành. Cùng tìm hiểu khái niệm này ngay tại bài viết dưới đây. Chánh ngữ là gì? Tôn giáo nào cũng đều dạy con người nói lời chân thật và tránh sự dối trá. Những lời nói nhẹ nhàng,...

Kinh Chuyển Pháp Luân bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật
Kiến thức

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi Ngài đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu hành khổ hạnh. Hiểu rõ hơn về bài kinh này mời quý vị và khán giả cùng đón xem bài viết dưới...

Vì sao nói niệm Phật, lễ Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng?
Kiến thức

Lúc lễ Phật là lúc tự soi xét mình, điều phục thân tâm, hết sức điều tiết thân tâm khiến thân tâm tự tại, rất thong dong, chẳng còn bị khẩn trương, chướng ngại rất oan uổng nữa! Nói đại lược, Nghiệp là hành vi, Chướng là chướng ngại. Do các hành vi trong quá...

Hiểu đúng về nghiệp
Kiến thức

Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp. Nói về nghiệp, mọi người đều cho đó là chủ trương của đạo Phật. Thực chất, Đức Phật tuy có dạy về nhân quả – nghiệp báo nhưng Ngài không hề nói rằng tất cả những gì chúng ta gặp phải trong đời sống hiện tại đều do tác động hay ảnh hưởng của...

Tứ nhiếp pháp là gì? Lợi ích khi thực hành trong đời sống
Kiến thức

Tứ nhiếp pháp gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp mọi người sống an lạc và hạnh phúc, phù hợp cho cả người xuất gia và tại gia. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn này.  Tứ nhiếp pháp là gì Tứ nhiếp pháp...

Những lợi ích khi trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kiến thức

Trì tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện  mang lại nhiều lợi ích như tăng cường phước báo, tiêu trừ nghiệp chướng, bảo vệ bình an và phát triển trí tuệ. Kinh này giúp người hành trì vượt qua khó khăn và đạt được an lạc trong cuộc sống. Trong Kinh Địa Tạng Bồ...

Ý Nghĩa Cầu Nguyện
Kiến thức

Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục. Đến khi phước hết, họa đến, thân bại danh liệt, thì than trời oán đất. Bấy giờ mới nghĩ đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, cầu xin Bồ Tát, chư Phật gia hộ, ban cho phước báo, hy vọng thay đổi vận mệnh tốt hơn. Đối với cá nhân,...

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng
Kiến thức

Con… Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời mà tự mình không giải quyết được con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc Thầy tổ để con có thể yên tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, bình tĩnh và...

17 điều không nên làm khi đi chùa mà 80% người không biết
Kiến thức

Người Việt Nam thường chọn đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những điều không lên thực hiện khi đi chùa để thể hiện lòng tôn kính đến bề trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp...

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Kiến thức

Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào? Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái...