Ngày nay, Giáng sinh không chỉ là lễ hội tôn giáo mà còn mang thông điệp về lòng hào phóng, đoàn tụ gia đình và hy vọng. Những giá trị này rất tương đồng với lý tưởng Phật giáo. Việc trao tặng quà hay quây quần bên gia đình cũng là cách biểu hiện lòng từ bi và sự sẻ chia.

“Chuông nguyện hồn ai?” – “Không ai là một hòn đảo, tự tách biệt; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể… Sự ra đi của bất kỳ ai cũng làm giảm đi giá trị của tôi, bởi tôi là một phần của nhân loại. Do đó, đừng hỏi hồi chuông dành cho ai. Hồi chuông ngân lên cho chính bạn.” – (John Donne, 1624).

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Giáng sinh, ngày kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, có ý nghĩa thiêng liêng đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo. Nhưng liệu người Phật tử có thể tham gia lễ hội này?

Dù thuộc những truyền thống khác nhau, một số Phật tử coi Chúa Giê-su là một vị Bồ Tát, một người tràn đầy từ bi, tận tâm cứu độ chúng sinh.

Một số giả thuyết chưa được kiểm chứng còn cho rằng Chúa Giê-su đã từng có thời gian đến phương Đông và học hỏi giáo lý Phật giáo.

Thông điệp Hòa bình

Thông điệp “Hòa bình trên Trái Đất và thiện chí cho mọi người” của lễ Giáng sinh rất gần gũi với các giá trị Phật giáo như: từ bi, yêu thương và kết nối giữa chúng sinh vạn loại. Hàng năm, khi Thiên Chúa giáo kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, nhiều Phật tử tham gia lễ hội này để tôn vinh những giá trị phổ quát, không giới hạn trong tôn giáo. Với họ, Chúa Giê-su là hiện thân của lòng từ bi và trí tuệ, rất phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của đạo Phật.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong tác phẩm “Phật bất diệt, Chúa bất diệt”, nhấn mạnh rằng Phật giáo và Thiên Chúa giáo đều giúp mỗi người giảm bớt khổ đau và nuôi dưỡng giá trị tâm linh. Hai truyền thống này, dù nhiều khác biệt, nhưng đã mang lại thành tựu sâu sắc cho hàng triệu người trên thế giới, giúp cải thiện và nâng cao đời sống tâm linh.

Giáng sinh từ góc nhìn người Phật tử

Theo từng truyền thống Phật giáo, sẽ có những nhìn nhận khác nhau về lễ Giáng sinh. Có những Phật tử Theravāda (Phật giáo nguyên thủy), Giáng sinh là dịp để lan tỏa niềm vui. Trong khi đó, Phật tử theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa có thể nhìn nhận lễ hội này như một dịp toàn nhân loại thêm gắn kết qua tình yêu thương. Dù ở đâu, họ đều coi trọng những sự kiện mang lại hòa hợp và hạnh phúc.

Ngày nay, Giáng sinh không chỉ là lễ hội tôn giáo mà còn mang thông điệp về lòng hào phóng, đoàn tụ gia đình và hy vọng. Những giá trị này rất tương đồng với lý tưởng Phật giáo. Việc trao tặng quà hay quây quần bên gia đình cũng là cách biểu hiện lòng từ bi và sự sẻ chia.

Giáng sinh theo tinh thần Phật giáo

Hình ảnh được tạo bởi công nghệ AI.
Hình ảnh được tạo bởi công nghệ AI.

Khi được hỏi về việc các nhà sư phương Tây tổ chức Giáng Sinh, Thiền sư Ajahn Chah từng nói: “Chúng ta sẽ gọi đây là Giáng sinh theo tinh thần Phật giáo. Nếu Giáng sinh khơi gợi lòng tốt và những hành động thiện lành, thì đó là điều đáng quý.”. Nhận định này thể hiện tinh thần Trung Đạo: không bám chấp vào danh nghĩa mà tập trung vào giá trị cốt lõi.

Cùng lan tỏa hạnh Từ bi

Người Phật tử tham dự lễ Giáng Sinh không phải là từ bỏ đạo Phật, mà để mở rộng tâm từ bi và trí tuệ. Những hành động nhỏ như trang trí cây thông, trao đổi quà tặng hay hát thánh ca là cách bày tỏ sự kết nối và chia sẻ niềm vui.

Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhấn mạnh: “Sự thật vẫn là sự thật, dù được dạy bởi Chúa Giê-su, Đức Phật hay bất kỳ ai khác.”. Lễ Giáng sinh nhắc nhở chúng ta rằng, lòng từ bi và trí tuệ là ngôn ngữ chung của nhân loại, không bị giới hạn bởi đặc thù tôn giáo hay phạm vi lễ hội tôn giáo truyền thống.

Tác giả: Kks Perera

Việt  dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: https://www.dailynews.lk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đại giới đàn: Những vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh
Điểm nhìn

Truyền giới và thọ giới là hoạt động đặc thù của Tăng-già trong ngành Tăng sự Giáo hội, được xem là Phật sự quan trọng. Hàng năm, nhiều tỉnh thành được Giáo hội cho phép tổ chức Đại giới đàn, tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện đặc thù này vẫn chưa được thống nhất...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tinh gọn bộ máy
Điểm nhìn

Chiều 21/3, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông báo dự kiến ngày 31/3 sẽ ban hành văn bản hướng dẫn tinh gọn bộ máy hành chính và xây dựng mô hình Giáo hội địa phương hai cấp. Theo...

Đức Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử
Điểm nhìn

Đây là bài thuyết trình của GS.André Bareau vào năm 1984, tuy nhiên với tính hàn lâm và các cứ liệu nghiêm túc, thực tế nên nội dung vẫn còn nguyên giá trị tham khảo, hướng đến nhận thức về điểm tương đồng và dị biệt giữa các tôn giáo. Do vậy, Giác Ngộ giới thiệu...

Ngọn lửa sân hận từ vụ “phóng hỏa” ở đường Phạm Văn Đồng
Điểm nhìn

Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: “Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật....

Họ Thích những vấn đề lịch sử
Điểm nhìn

Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây...

Trong thời đại chiến tranh, cộng đồng Phật giáo sẽ làm gì?
Điểm nhìn

Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao? Báo cáo của Viện Nghiên...

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy rẫy những diễn đàn tranh luận vô nghĩa. Người ta nhìn nhận...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh lòng. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích Phật viện Đồng Dương đã...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump là “kẻ mị dân nguy hiểm” và nhiều lần gọi ông là...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo. Thời đức Phật tại thế, hạnh đầu đà được một bộ phận...

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào dòng chảy đó, có nhiều hoạt động, phản biện tích cực, giới...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.