Rồng (con vật từ trí tưởng tượng của phương Đông) có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, trong những năm Thìn thường có bão tố và lũ lụt kèm theo. Do đó trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha” là vậy. Những trận bão năm Thìn thì có vài lần, nhưng trận bão năm 1904 và 1964 là 2 trận bão lụt kinh hoàng nhất.

Miền Nam, Miền Trung cách nhau đúng 60 năm và nay năm Giáp Thìn 2024 đến Miền Bắc, chỉ còn ít giờ nữa siêu bão Yagi sẽ đổ bộ vào, cầu nguyện cho bà con Miền Bắc được bình an!

Trận bão Giáp Thìn 1904

Ðó là chuyện bão lụt năm Thìn tôi muốn nhắc lại vì chuyện đó khó quên trong tâm trí những người sống ở thế hệ sau trận lụt kinh hoàng đó. Trong quyển “Gò Công xưa và nay” của Huỳnh Minh và “Gò Công cảnh cũ người xưa” của Việt Cúc đã viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: “Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3.5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người”.

Nhà cửa lần lượt bị sập, ngói bay trốc nóc, tường xiêu vách đổ ầm ầm. Lúc đó người thì lo việc tỉa bắp trồng khoai ngoài đồng ruộng, kẻ thì đang hành nghề đánh cá nơi biển khơi. Trong làng đang làm lễ cúng thần xây chầu hát bội thì cuồng phong nổi dậy ầm ầm, mây mù tứ phía, mưa tuôn xối xả, sóng nước tràn vào rất mau. Một lượn sóng chụp đứng lên cao cuốn mất nhà cửa, có nhà ở gần biển chết trọn cả gia đình. Nước dâng thật nhanh, lên cao 3m, ngập lút cả ngọn cây, ở Vàm Láng ghe đưa cao tận nóc nhà, 4 phía chỉ thấy trời nước mênh mông. Không chỉ các ghe mà cả tàu sắt cũng bị quăng lên bờ. Nhiều người mắc kẹt trên các ngọn cây, hai ba ngày quần áo rách tả tơi, đói khát.

Hôm ấy cũng đúng vào ngày bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn. Chiều hôm trước là ngày khánh thành tuyến xe lửa Sài Gòn – Gò Vấp. Trong bài diễn văn của mình, một quan chức Sài Gòn dõng dạc tuyên bố: “Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa …”.

Cuộc bầu cử hôm ấy vắng mặt tới trên 400 cử tri do thời tiết xấu, kết quả kiểm phiếu bị huỷ bỏ và phải dời lại Chủ Nhật tuần sau. Đến chiều, trận dông mưa mới thật kịch liệt cực điểm. Mưa to gió lớn đến nỗi nhiều con ngựa đang kéo xe hoảng sợ bứt dây cương, quăng xe chạy tháo thân. Có xe bị lật nhào kéo theo cả con ngựa nằm té sải cẳng. Hầu hết các xe đều gãy gọng, bay mui, phu xe bỏ chạy tán loạn. Dọc theo sông Sài Gòn, tàu, sà lan, ghe tam bản, ghe chài, ghe lồng đứt dây, trôi ra giữa sông bị sóng gió đánh ập, va đập nhau mà chìm. Trên sông Sài Gòn, các tàu lớn Canebiere, Adour và Hop Sang bị sóng đẩy lên bờ nằm ngả nghiêng. Chiếc Patroclus đang đậu ở Thủ Thiêm đứt dây neo, chạy ra giữa sông đụng chìm 4 chiếc ghe chở đá, đâm thủng một chiếc ghe chài chở lúa, nhận chìm khoảng một chục chiếc tam bản trước khi chìm xuống bến Nhà Rồng.

Thật ra tháng Ba trời có bão chẳng gì kỳ lạ. Tháng Ba là tháng âm lịch chứ ngày xảy ra bão là ngày 1 tháng 5 dương lịch (năm nhuận). Mùa bão xứ nhiệt đới thường bắt đầu vào tháng 5 cho đến tháng 12. Bão đến sớm một chút cũng là chuyện bình thường. Ngoài mưa gió giông giật, trận bão năm Thìn có sóng thần xảy ra ở vùng cửa biển. Nhiều làng gần bờ biển bị sóng cao ập vào bờ cuốn trôi nhà cửa. Người chết rất nhiều khoảng 3,000 người. Và sau thời điểm này một số câu ca dao được sáng tác ghi nhớ sự kiện này: “Gặp em đây mới biết em còn / Hồi năm Thìn bão lụt, anh khóc mòn con ngươi”. Hay “Dốc nào cao bằng dốc Châu Ðốc / Gió nào độc bằng gió Gò Công/ Một trận đông phong xiêu vợ lạc chồng / Em nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi”.

Trận bão Giáp Thìn 1964

Theo nhiều tài liệu báo chí kể, năm Giáp Thìn 1964, ngày 5 tháng 11 lại một trận bão lụt kinh hoàng xảy ra tại miền Trung, tâm bão đánh thẳng vào tỉnh Quảng Nam, tàn phá toàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Tín, Quảng Ngãi và làm chết 10,000 người. Tuy nhiên, con số thương vong cao nhất được ghi nhận là tại vùng rốn lũ nằm ở quận Đức Dụ, tỉnh Quảng Tín (nay là một phần của huyện Hiệp Đức và Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam). Khu vực này chạy dọc theo thượng nguồn con sông Thu Bồn với 2,500 người chết.

Cụ Huỳnh Tấn Châu (89 tuổi, thôn Đông An), vị cao niên may mắn sống sót trong thảm họa năm xưa kể: “Cuối tháng 9 năm đó đã có 1 trận lụt, nước cứ mấp mé không chịu rút. Đến mùng 4/10, mưa to kéo dài không ngớt, trời lúc nào cũng âm u tối đen. Thế nhưng, mực nước cũng chỉ “bình bình” chứ không lớn. Nhưng đến chiều tối ngày mùng 6/10 (tức ngày 9/11/1964) nước ập vào nhanh chóng. Nhiều gia đình, nhiều xóm trước đó dù đã chuẩn bị tránh lụt trên các nhà cao, vùng đất cao, nhưng rồi vẫn bị nước lũ hoặc bị cây cối từ nguồn đổ xuống, càn quét qua cuốn đi hết sạch…”.

Cứ thế, cả làng Đông An với hơn 360 nhà dân, chỉ còn lại được 7 nhà. 1,485 con người đã vùi mình trong dòng lũ, hầu hết không tìm thấy xác, may mắn sống sót được 14 người. Chỉ trong tích tắc, nước cuồn cuộn đổ về cuốn phăng đi tất cả. Ông cùng vợ hốt hoảng, ôm lấy những đứa nhỏ, đứa lớn được yêu cầu bu theo người ông. Nhưng ngoảnh lại, từng đứa một rơi rụng, bản thân ông đành bất lực nhìn con chới với trong nước rồi mất hết. Không đủ sức chịu đựng, bà vợ đã thả tay chìm nghỉm giữa dòng nước hung hãn. Rất nhanh sau đó, ông Châu cũng thả tay nhưng chẳng thể ngờ lại được đẩy vào một gò đất cao nên còn sống. Chờ nước lũ rút đi, ông tìm về lại làng với hy vọng, vợ con cũng may mắn như mình.

Bước thấp bước cao nhiều ngày liền trong sình lầy vẫn không tìm thấy người thân, lúc này, ông Châu tình cờ chạm mặt bà Trương Thị Lục (ngụ cùng làng) đang ẵm đứa con trai 6 tháng tuổi, cũng đang đi tìm gia đình trong vô vọng.

Năm 1964, bà Lục lấy chồng ở cùng làng Đông An. Gia đình bà có 6 người nhưng cộng 2 bên nội ngoại lên đến 17 người. Do bà có con nhỏ nên người hàng xóm cho lên ké chiếc ghe nhỏ của gia đình mình, được cột vào một cây to giữa làng. Những người còn lại, thấy lũ về, ai nấy trèo lên gác để ngồi. Được một lúc, nước lên cao quá, mọi người phải dỡ mái tranh trèo ra ngoài nóc nhà. Xung quanh, nước bao vây trắng xóa.

Bà Lục kể, trong ánh sáng nhờ nhờ chập choạng tối, bà nhìn thấy khắp làng, người nào cũng leo hết lên nóc nhà. Nhưng chỉ sau đó ít phút, bắt đầu những tiếng kêu la chới với xé màn đêm, khi các ngôi nhà cũng bắt đầu đổ ập trôi đi. Nhà của bà Lục với 15 con người cũng vậy. Ngay cả chiếc thuyền nhỏ mà mẹ con bà trú nhờ cũng chao đảo theo dòng nước lũ.

Nửa tháng sau nước rút, ông Châu cùng một số ít người sống sót trở về ngôi làng cũ, một cảnh tượng như địa ngục hiện ra trước mắt. Ngôi làng trù phú giờ không còn dấu tích, nhà cửa trôi hết, cả làng không còn một ngọn cây, khắp nơi xác người nằm ngổn ngang, la liệt. Phía bên trên, quạ đen bay kín trời, kêu quàng quạc rợn người. Do trận lụt kinh hoàng này, người xứ Quảng có câu nói “ông tha mà bà chẳng tha, hành cho trận lụt hăm ba tháng mười”

Bài viết của Trang Nguyên (báo Tremagazine)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sự kiện lịch sử của Phật giáo Việt Nam
Điểm nhìn, Sự kiện

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo...

Giữa Tâm Bão Xã Hội: Phật Giáo và Con Đường Tỉnh Thức
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Trong thế giới hiện đại, khi sự ồn ào của mạng xã hội và sự chuyển động không ngừng của truyền thông làm khuấy đảo tâm trí con người, Phật giáo dường như đang bị đẩy vào một vở kịch xã hội đầy...

Chạnh lòng Phật viện Đồng Dương: Chỉ còn tháp Sáng chực chờ ngã đổ
Điểm nhìn, Tin tức

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Phật viện Đồng Dương, di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Nam, một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Champa, đến nay xuống cấp trầm trọng, gần như là phế tích khiến người dân không khỏi xót xa, chạnh...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc...

Góc nhìn Phật giáo về tranh luận bầu cử ở Mỹ và chính ngữ đạo Phật
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là “kẻ vô năng” và chỉ trích khả năng nhận thức của ông, trong khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đáp trả bằng cách gọi cựu Tổng thống Donald Trump...

Cẩn trọng khi “sùng bái” hạnh đầu đà
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Đầu đà (Sanskrit: Dhūtaguna, Pāli: Dhutanga) là nhóm phương pháp khổ hạnh mang tính chất tự nguyện trong Phật giáo, nhằm dứt trừ sự dính mắc, tham dục, phiền não. Đầu đà là một trong những phương pháp tu tập của Phật giáo....

Phật tử & những bình luận trên mạng
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Không thể phủ nhận, hiện nay mạng xã hội đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống. Trên đó, thông tin tích cực khá nhiều nhưng những phản ứng tiêu cực cũng không ít. Tăng Ni, Phật tử cũng hòa vào...

Báo Lao Động phản ánh chùa Phật Quang nhưng lấy hình Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để minh họa
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Vừa qua, Báo Lao Động đã xuất bản một video Những cơ quan nào bị “xướng tên” khi để chùa của sư Thích Chân Quang xây dựng trái phép, lấn rừng?, đã lấy hình ảnh cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM...

Nghĩ Về Thịnh Pháp Và Mạt Pháp
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp? Bài này được viết để trình bày một số suy nghĩ liên hệ. Bài này được viết trong tinh thần biết ơn Phật, biết ơn Pháp, biết ơn Tăng. Tuy nêu lên vấn đề, có phải chúng ta đang...

Tín tâm và chính ngữ trong thời đại nhiễu loạn thông tin
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Một buổi sáng thức dậy, bạn mở điện thoại lên, sẽ có nhiều những thông tin hiện ra trên một màn hình phẳng, đập vào mắt chúng ta sẽ là những dòng tin tức nóng hổi ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác...

Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng. Cúng sớt bát hay tổ chức...

Bảo Vệ Sự Truyền Trao Và Tiếp Nhận Giới Luật Trong Phật Giáo
Điểm nhìn

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Phật giáo, với hơn hàng ngàn năm lịch sử, đã xây dựng một hệ thống giới luật nghiêm ngặt và quan trọng để hướng dẫn người tu hành trên con đường tu tập và giải thoát. Những quy định này không chỉ là các quy tắc về hành vi mà còn là biểu hiện của đạo đức và tâm linh, đóng vai trò then chốt trong...

Góc quan điểm: XU HƯỚNG MINH TUỆ – KHÔNG PHẢI CHUYỆN MỚI MẺ
Điểm nhìn, Sự kiện

Mục lục bài viếtTrận bão Giáp Thìn 1904Trận bão Giáp Thìn 1964 Đối với người Việt xưa nay, tính hướng ngoại và chạy theo các trào lưu mới không phải chuyện sớm sủa gì, từ nhu cầu sử dụng vật chất, đến tiếp nhận văn hóa ngoại lai, … thậm chí là tiếp nhận luồng...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.