Hương trầm phảng phất quyện theo tiếng chuông ngân xa từ mái chùa rêu phủ nằm ẩn mình dưới rặng cây xanh nơi thanh vắng khiến bao tâm hồn khô héo về kiếp khổ đau nhân thế trở nên tươi tỉnh, thư thái, hân hoan lần theo từng bước đi trong nếp sống yên tịnh, đạm bạc.

Cuộc sống những nơi như vậy thoảng nhìn chỉ là sinh hoạt thường nhật: quét rác, lau dọn, bửa củi, nấu cơm, đóng chuông, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật và học thuộc lòng vài bài kinh, luật nhật dụng… nhưng lại là nơi xuất thân của nhiều Cao tăng, Thạc đức, thành công trong sự nghiệp đem đạo vào đời, làm hưng thịnh Phật giáo ở Thế gian, mà Thiền môn vẫn nghiêm tịnh, thanh tu. Phải chăng môi trường và phương pháp giáo dục nơi đây không chỉ là nơi tu dưỡng, hun đúc lý tưởng xuất trần mà còn đào tạo nhân tài?

Sinh hoạt hàng ngày trong Thiền môn như ở nước ta trông thật đơn giản: Mỗi sáng thức dậy đóng chuông, tụng kinh, quét rác, v.v… làm đến chiều tối, rồi ngồi thiền trước khi ngủ.

Giờ cầm sách học rất ít. Kinh nhật tụng và bộ luật trường hàng (gồm bốn quyển: Tỳ-ni, Sa-di, oai nghi, cảnh sách) chữ Hán phải học thuộc lòng, có nơi bắt phải học thuộc đến khi đọc xuôi, đọc ngược được mới thôi. Sách đọc tham khảo không có. Kinh bộ chỉ dành cho quý Tỳ- kheo học ở những trường Hạ vào mùa an cư hằng năm theo phương pháp gia giáo, chữ đâu nghĩa đó. Người học nghe dịch và giảng xong, trùng tuyên lại. Chương trình giáo dục truyền thống cho cả đời tu học của người xuất gia tính ra số kinh bộ đọc hiểu chỉ mất thời gian một năm đối với sinh viên đại học, bài học thuộc lòng chỉ mất một tháng đối với học sinh phổ thông, việc làm chỉ mất một ngày đối với cư sĩ trung niên. Song, sinh hoạt Thiền môn không đơn giản như vậy.

Ở đời, công việc đơn giản là công việc, những gì được thực hiện chỉ là hoàn tất công việc, với người học Phật thì công việc không đơn giản chỉ là công việc mà những gì được thực hiện là để hoàn thiện hành vi, điều phục tâm mình, hướng đến mục đích giác ngộ giải thoát.

Ngay khi mới vào chùa, thực tập đời sống xuất gia còn gọi là hành điệu, người học đạo bắt đầu bằng việc học quét chùa với bài kệ: Cần tảo già-lam địa, thời thời phước huệ sanh. Tuy vô tân khách chí, diệc hữu Thánh nhơn hành. Tạm dịch: Siêng năng quét dọn sân chùa, ngày ngày được phước lại vừa thông minh. Hoặc không khách đến nghe kinh, cũng thì Hiền Thánh ẩn mình dạo chơi.

Bài kệ bốn câu âm Hán, mới nghe qua ai cũng thuộc liền và đọc nhẩm mỗi khi cầm chổi quét. Nhờ vậy, sân chùa được quét sạch sẽ, không còn sót nhiều lá rụng, những vết chổi ngoằn nghèo trên đất dần dần thẳng đều và đến lúc không còn dấu chổi, đá gạch nằm lổm chổm trên lối đi được xếp ngay ngắn nằm ở góc sân hay dưới gốc cây.

Thời hành điệu như vậy chắc chắn được phước, nhiều hay ít tùy theo việc đã làm. Song trí huệ sanh hay không thì không phải ở số lượng công việc mà là ở nhận thức, tu chứng. Lúc đầu, ai cũng phấn khởi vì học thuộc bài kệ quét rác nhanh hơn so với Bàn-đặc trong Kinh A-di-đà Sớ Sao của Tổ Chu Hoằng thuật, mất đến tám năm mà vẫn học không thuộc. Sau cùng, thì niềm tự hào đó khó có ai giữ được, nó tan biến theo năm tháng quét rác. Bởi vì, Bàn- đặc trong kinh này đã ngộ đạo nhờ học thuộc chỉ hai chữ Tảo Chửu (chổi quét) do đức Phật dạy và đã chứng quả A-la-hán. Còn chúng ta thì học càng ngày càng nhiều, nhưng kết quả thì ngược lại.

Mẩu chuyện Bàn-đặc chứng Thánh quả là một trong những phương pháp giáo dục đặc biệt của Thiền môn. Trong giáo pháp đức Phật, dù căn trí chậm lụt như Bàn-đặc vẫn học và tu chứng Thánh.

Trong Tích truyện Pháp cú (Buddhist Legends của Eugene Watson Burlingame, TV. Viên Chiếu dịch), Bàn-đặc được kể ở đây chỉ mất bốn tháng học một bài kệ không thuộc. Đức Phật đổi phương pháp dạy, đưa cho Bàn-đặc một chiếc khăn sạch và dạy vừa lau vừa nói: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn”. Bàn- đặc nhận khăn và làm đúng như lời Phật dạy. Chiếc khăn sạch ban đầu dần dần bị nhớp nhúa, Bàn-đặc đã ngộ ra các pháp vô thường, tiếp tục chuyên chú vào sự biến dị này, trí tuệ khai mở. Ngay lúc đó đức Phật dạy: “Đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vải ấy trở thành cáu bẩn mà ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế khác cũng đầy rẫy. Ông hãy tẩy sạch chúng đi”. Trong một buổi sáng, Bàn- đặc đã tu chứng A-la-hán, thần thông đầy đủ, thông suốt cả ba tạng kinh điển.

Mẩu điển hình khác là chuyện Ngũ tổ Hoằng Nhẫn dạy cho Huệ Năng bửa củi, giã gạo ở nhà trù chùa Đông Thiền, Trung Quốc. Huệ Năng không biết chữ, người ốm yếu, giã gạo phải đeo đá để tăng trọng lượng đứng trên chày, làm ròng rã tám tháng trời. Một hôm Ngũ Tổ đến bên hỏi: “Gạo trắng chưa?” Huệ Năng đáp: “Đã trắng nhưng chưa có sàng”. Tổ lấy gậy gõ xuống cối ba cái, rồi bỏ đi. Hiểu được ý, nửa đêm Huệ Năng vào phòng Tổ, được học kinh Kim Cang, ngộ đạo và được phú pháp, truyền y bát trở thành Lục Tổ.

Phương pháp giáo dục như đức Phật dạy cho Bàn-đặc, Ngũ Tổ dạy cho Lục Tổ được áp dụng trong Thiền môn từ xưa đến ngày nay. Mọi sinh hoạt thường nhật đều có bài kệ kèm theo để người học Phật tu tập và đã trở thành luật như Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu. Quyển luật này do ngài Độc Thể (1601- 1679) sống vào cuối nhà Minh đầu nhà Thanh bên Tàu biên soạn, và HT. Trí Quang dịch là Những điều nhật dụng thiết yếu của giới luật gồm 51 bài xếp theo số thứ tự. Trong đó, 45 bài đầu là kệ và chú tiêu biểu cho những sinh hoạt thường nhật của người xuất gia. Sáng sớm thức dậy đọc bài kệ số 1 – Tảo giác: Thụy miên thỉ ngộ, đương nguyện chúng sanh, nhất thế trí giác, châu cố thập phương. (Ngủ nghỉ mới thức, nên nguyện chúng sanh, tất cả trí giác, nhìn khắp mười phương). Và khi ngủ nghỉ thì đọc kệ số 37 – Thụy miên: Dĩ thời tẩm tức, đương nguyện chúng sanh, thân đắc an ẩn, tâm vô loạn động. (Ngủ nghỉ theo giờ, nên nguyện chúng sanh, thân được yên ổn, tâm không loạn động). Mỗi động niệm đều gắn liền với bài kệ để giữ tâm không buông lung, luôn ở trong chánh niệm, phát bồ-đề nguyện và hành bồ- tát hạnh.

Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu là quyển đầu trong bộ luật trường hàng dành cho những người xuất gia tập sự phải học thuộc và thực hành trước khi thọ Cụ túc giới, trở thành người xuất gia thực sự. Vì có tính thiết yếu và nhật dụng nên Tỳ-ni được người xuất gia học Phật áp dụng trọn đời.

Khoảng hai mươi năm trước, ai muốn học quyển sách này thì phải ghi lại từ bản chép tay của những vị học trước hoặc may mắn thì chép được từ bản gốc in trước năm 1975. Trong chùa, chỗ nào cần phải đọc kệ thì thường thấy có dán sẵn câu kệ ở đó, ngay cả nhà xí, nơi rửa tay… để nhắc nhở mọi người giữ chánh niệm, lìa tham sân si. Nên khi nhìn thấy mẩu giấy nhỏ dán trên tường được đóng khung ngay ngắn thì ai cũng nhớ ngay bài kệ đó là gì và từng dòng chữ tái hiện trong đầu.

Trong Nẻo vào Thiền học, Thiền sư Nhất Hạnh đã khẳng định, quyển Tỳ-ni Nhật dụng Thiết yếu này “chính là bản thân của Thiền học và tinh hoa của đạo Phật”, và chứng minh điều này qua mẩu đối thoại giữa đức Phật và một giáo chủ ngoại đạo:

– Nghe nói đạo Phật là đạo giác ngộ, vậy phương pháp của đạo Phật thế nào? Các ngài làm gì mỗi ngày?

– Chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ…

– Phương pháp đó nào có chi đặc biệt đâu? Ai lại không đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ?

– Ðặc biệt lắm chứ, thưa ngài. Khi chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ thì chúng tôi biết là chúng tôi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, ngủ. Còn khi những người khác đi, đứng, nằm, ngồi v… thì họ không ý thức được là họ đang đi, đứng, nằm, ngồi…

Đạo giác ngộ bắt đầu từ những sinh hoạt thường nhật giản dị, không hình thức cầu kỳ như vậy, nhưng chứa đựng phương pháp tu học cốt tủy của đạo Phật – đó là chánh niệm. Sinh hoạt như vậy có từ thời đức Phật, đã phổ biến trở thành nếp sống trong Thiền môn. Trong nếp sống này, những công việc thường nhật, những lời dạy vắn tắt và phong cách của người Thầy đã giúp cho người học Phật dễ dàng bỏ những thói quen sống ở đời, sớm hòa nhập vào chốn đạo, ngõ hầu đạt đến mục đích xuất gia.

Ngày nay, sinh hoạt Thiền môn không còn thuần nhất như xưa nữa, nếp sống truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi thời đại văn minh vật chất. Tu học truyền thống là gia giáo, thầy truyền trò, tâm truyền tâm, chú trọng chiều sâu. Tu học hiện đại theo trường lớp, vừa học Phật học vừa học thế học, một người thuyết giảng nhiều người nghe, chủ yếu kiến thức mở rộng.

Trong Thiền môn ngày càng nhiều việc, đòi hỏi chuyên môn, phân công làm: trụ trì tiếp tăng độ chúng, giảng sư hoằng pháp, giáo thọ đứng lớp dạy học, v.v… Nếp sinh hoạt truyền thống dần dần thu hẹp lại, chức năng gia giáo trong Thiền môn giảm dần, sinh hoạt hiện đại mở rộng ra. Nhiều chùa ngày nay được xây dựng nhiều tầng, mái cao, có thể nhìn thấy từ xa, trước cổng có bảng hiệu, địa chỉ và chức năng chuyên môn nhằm phục vụ cho sự nghiệp hoằng pháp, độ sanh, độ tử mau chóng, dễ dàng. Cũng bắt nhịp từ thực tế đó, các trường Phật học vừa dạy nội điển vừa dạy ngoại điển hoặc đưa ra trường ngoài học thế học, hoặc xuất dương du học để cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho nhu cầu phong phú, đa dạng trong thực tế.

Chủ trương đạo Phật “nhập thế” được khai thác triệt để. Thiền môn mở cửa phục vụ quần chúng tối đa, trở thành cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, xã hội và kinh tế nhộn nhịp. Thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được ứng dụng hầu hết trong mọi sinh hoạt. Thực tế như vậy chúng ta không thể chối bỏ, không thể chống lại mà phải đón nhận xu hướng phát triển và hội nhập đó trong thế chủ động, tùy duyên bất biến, không bị hòa tan. Có như vậy Thiền môn không bị hoen ố, ánh đạo mới được thế nhân tôn thờ và mang về thắp sáng nhân gian, mới mong thế giới an lạc, Thiền môn vẫn giữ nếp sống tự muôn đời.

Hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông ngân lên, tất cả chìm vào bóng đêm, không gian thu hẹp lại trong một đốm lửa hồng, rồi tan theo làn hương hóa thân giữa trời sao mênh mông…

HƯƠNG SƠN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Ảnh hưởng của đạo Phật đến các giá trị văn hóa xã hội
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Sự nhấn mạnh vào nhận thức bản thân, từ bi tâm và công lý xã hội đã biến đạo Phật thành một động lực kiên cường cho sự chuyển hoá tích cực. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế...

Tỉnh thức giữa bão tố truyền thông
Điểm nhìn

Truyền thông về Phật giáo, hiện tượng lan truyền các video cắt xén, bóp méo các bài giảng của tăng, ni đã trở thành một vấn đề đáng báo động, dẫn đến sự hiểu lầm và xuyên tạc giáo lý. Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, truyền thông mạng xã hội đã trở thành một phần...

Những đóng góp của triều đại nhà Trần đối với Phật giáo Việt Nam về văn hoá, tư tưởng
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Triều đại nhà Trần không chỉ là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước, mà còn là thời kỳ đánh dấu sự thăng hoa của Phật giáo trong mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tinh thần của dân tộc. Chương I. Khái quát...

Các thiền sư thời Lê sơ và sự nỗ lực chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc Đại Việt
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, đánh bạt âm mưu xâm lược, nô dịch văn hóa của thế lực phương bắc ngay từ những thế kỷ đầu. Tóm tắt Phật giáo thời Lê sơ (1428 – 1527) tuy ít được triều đình...

Hoà thượng Tâm Ấn Vĩnh Thừa Thiền – Tịnh – Mật tam hành
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Sự biến động về chính trị, xã hội của Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất nhiều đến Phật giáo nước nhà, nên tông chỉ tu tập giữa các tông phái dần bị phai mờ, mất đi ranh giới mà thay vào đó là sự pha lẫn, hoà...

Đức Phật nói gì về chính trị và pháp trị quốc?
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo...

Trúc Lâm đầu đà – một phong cách xuất trần Thượng sĩ
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hòa hợp xã hội là một phương pháp chính trị của vương quyền nhà Trần, nhưng cũng mang phong cách của Ngài từ ảnh hưởng giáo lý nhà Phật thấm nhuần. Tìm lại dấu xưa là để ôn cố tri tân vậy. Bài viết này chúng tôi muốn nói lên phong cách đặc thù của Tổ...

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tiến trình phát triển tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đặc trưng của người Việt với các vị nữ thần chính trông coi các cõi của tự nhiên Việt Nam là nơi giao thoa các nền tôn giáo,...

Đạo Mẫu và Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ qua trật tự các giá Hầu
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không...

Siêu bão Milton và góc nhìn đạo Phật
Điểm nhìn

Qua hai cơn bão mạnh nhất gần đây, cơn bão Yagi và siêu bão Milton đang hoạt động tại Mỹ đã cho chúng ta nhìn thấy những giá trị quý báu cần được nâng niu gìn giữ của thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người Siêu bão Milton Sáng ngày 06/10/2024,...

Vai trò của vua Trần Thái Tông trong việc thiết lập nền tảng cho sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Tóm tắt: Bên cạnh vai trò là một vị vua hiền về mặt trị quốc, Trần Thái Tông còn được biết đến với tư cách là người đã có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối, duy trì và phát triển Thiền tông Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Lý –...

Khẩn cấp ứng cứu Phật viện Đồng Dương
Điểm nhìn

Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ còn sót lại chút “hình hài” là cổng tháp Sáng sau hơn nghìn năm tồn tại. Nhưng tháp này cũng đã xuống cấp nghiêm trọng, đang phải vất vả chống đỡ. “Mất tháp Sáng sẽ mất luôn Phật viện Đồng...

Góc nhìn đạo Phật về mâu thuẫn tôn giáo và chiến tranh ở Trung Đông
Điểm nhìn

Khi cuộc chiến có nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza, thành một cuộc xung đột khu vực, trí tuệ Phật giáo đã soi sáng điều gì về chu kỳ bạo lực? Sau khi Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus,...

Đóng góp và giá trị của Tạp chí Viên Âm
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Hoạt động hoằng pháp của tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo… Hoạt động hoằng pháp của Tạp chí Viên Âm ở miền trung đã trở thành cơ quan ngôn luận góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt...

Vài nét về âm nhạc Phật giáo
Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc là lĩnh vực không được nói đến nhiều trong Phật giáo, càng không phải lĩnh vực được đề cao và khuyến khích, ít nhất là trong Phật giáo thời kỳ đầu. Điều này không có gì lạ, vì theo truyền thống Phật giáo, âm nhạc là thứ đức Phật khuyên dạy những đệ...

Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa - Xã hội

VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA) VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA) TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA (Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)  của Max Deeg THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Lời người dịch Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu...