1. Thân thế

Hòa thượng xuất thân trong gia đình kính tin Tam bảo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Hòa thượng là người con út, là con thứ 9 (miền Nam gọi là thứ 10) trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn người anh, chị xuất gia tu học.

2. Xuất gia tu học và hành đạo

Vốn sanh trong gia đình trung lưu phúc hậu, nhiều đời kính tin Tam bảo, sâu trồng ruộng phước Tăng già, đặc biệt là có bốn anh chị xuất gia nơi cửa Phật, vì vậy Hòa thượng đã bén duyên với cửa Phật khi tuổi còn rất nhỏ. Năm 1945, Hòa thượng được HT.Huệ Hưng dẫn đến chùa Long An, ở Sa Đéc thọ học với HT.Hành Trụ, được ban pháp danh Minh Cảnh.

Năm 1947, Hòa thượng thọ giới Sa-di tại chùa Kim Huê (Sa Đéc) với HT.Chánh Quả. Đầu năm 1948, Hòa thượng nhập học tại trường Liên Hải Phật học đường đặt tại chùa Vạn Phước, Bình Trị Đông (nay là quận Tân Bình). Tại ngôi trường Phật học này, Hòa thượng được cố HT.Thích Trí Tịnh chính thức nhận làm đệ tử và học ở đây cho đến năm 1950. Năm 1951, Hòa thượng theo hầu HT.Thích Trí Tịnh tại Sơn Linh cổ tự (Vũng Tàu).

Năm 1953-1954, Hòa thượng tu học tại Phật học đường Nam Việt đặt tại chùa Ấn Quang (quận 10, Sài Gòn). Nơi đây, Hòa thượng được gần gũi và học tập với HT.Thích Nhất Hạnh.

Năm 1954-1959, sau khi khóa học tại Ấn Quang kết thúc, Hòa thượng cùng các huynh đệ đồng môn tiếp tục con đường thế học còn dang dở do thời cuộc. Mùa hè năm 1960, Hòa thượng khăn gói lên tàu ra đất kinh kỳ, ở tại chùa Từ Hiếu để đi học Trường Quốc Học và học chữ Hán với ôn Quy Thiện (ngài Chân Đạo Chánh Thống).

Năm 1960-1961, từ Huế trở về, Hòa thượng tu học tại chùa Tập Thành với thầy Cả, thân mẫu nay đã xuất gia và những anh chị em xuất gia trong gia đình. Năm 1961-1965, Hòa thượng trở lại con đường học thế học tại Trường Chi Lăng, Trường Phan Sào Nam (Sài Gòn). Sau đó, Hòa thượng học tiếp cho đến tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Năm 1965-1968, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Hòa thượng được cử xuống dạy học tại Trường Thoại Ngọc Hầu, ở Long Xuyên. Năm 1968-1975, Hòa thượng dạy học và làm việc tại Đại học Vạn Hạnh (Lê Văn Sỹ, Sài Gòn).

Năm 1969, Hòa thượng thọ giới Tỳ-kheo tại chùa Huệ Nghiêm, do HT.Hải Tràng làm Hòa thượng đàn đầu, HT.Thích Trí Tịnh làm Tuyên luật sư, HT.Hành Trụ làm Yết-ma A-xà-lê, HT.Huệ Hưng làm Giáo thọ A-xà-lê.

Năm 1970, Hòa thượng tu học tại tu viện Huệ Quang cho đến nay. Năm 1971-1974, tuy ở tại tu viện Huệ Quang, nhưng Hòa thượng làm Hiệu trưởng Trường Bồ Đề (Long Khánh). Năm 1980, được sự ủy thác của cố HT.Huệ Hưng, Hòa thượng kế thế trụ trì tu viện Huệ Quang cho đến ngày nay.

Năm 1984-1988 và 2002-2006, Hòa thượng đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Phật giáo quận Tân Bình, sáng lập Lớp Sơ cấp Phật học quận Tân Bình.

Năm 1984-1991, Hòa thượng làm giáo thọ Trường Cao cấp Phật học khóa I và II. Năm 1991, Hòa thượng khai giảng lớp Hán – Nôm tại Trường Đại học Doanh thương Trí Dũng.

Năm 1992, Hòa thượng đã khai giảng lớp phiên dịch Hán – Nôm Huệ Quang khóa I tại chính ngôi chùa mình đang trụ trì. Ba năm sau, việc giáo dục lại gián đoạn, Hòa thượng cùng các Tăng Ni khóa này đã bắt tay vào phiên dịch bộ Từ điển Phật học Huệ Quang, kéo dài suốt 10 năm. Cũng trong thời gian này, Hòa thượng phiên dịch và cho đăng trên Tuần báo Giác Ngộ bộ truyện Tế Điên hòa thượng với bút hiệu Đồ Khùng. Sau này được in lại thành sách gồm 4 tập.

Đến năm 1999, nhân duyên hội đủ, Hòa thượng tiếp tục khai giảng lớp phiên dịch Hán – Nôm Huệ Quang và duy trì đến nay đã được 15 khóa học.

Năm 2007, Hòa thượng được đề cử làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, thành lập Ban Dịch thuật Hán – Nôm Huệ Quang (năm 2012 đổi thành Trung tâm Dịch thuật Hán – Nôm Huệ Quang), trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đặt tại tu viện Huệ Quang với hơn 20 thành viên hoạt động cho đến hôm nay với nhiều tác phẩm được phiên dịch đã được in như: Phật Tổ đạo ảnh, kinhXuất diệu, Giác hổ tập, kinh Phật thuyết chúng hứa Ma-ha-đế, kinh Pháp cú thí dụ, kinh Đại thừa lý thú lục Bát-nhã Ba-la-mật, kinh Đại Tát-già-ni-kiền tử sở thuyếtTruyện nhân duyên Phú pháp tạngChặng đường tham họcLời trong cõi mộng, Tham cứu Tịnh độ…, và còn nhiều tác phẩm đang biên tập và đang dịch dang dở. Những thành tựu này đã phần nào đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Tăng tài cũng như hoằng pháp mà Hòa thượng luôn thao thức.

Năm 2012-2017, Hòa thượng giữ chức vụ Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán – Nôm Huệ Quang trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam.

Năm 2002-2012, được suy tôn Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Bình và sau đó là Cố vấn chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Phú cho đến ngày viên tịch.

Năm 2017, Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Trong những năm sau này, Hòa thượng từng làm Yết-ma các Đại giới đàn tại chùa Phổ Quang (TP.HCM), Đại Tòng Lâm (BR – VT). Đặc biệt là chứng minh nhiều giới đàn do Tăng thân Làng Mai tổ chức tại Pháp, Thái Lan.

3. Viên tịch

Mùa an cư năm Mậu Tuất, bệnh của Hòa thượng trở nặng. Tuy được huynh đệ hết lòng chăm sóc, chạy chữa nhưng Hòa thượng đã lý vô thường thu thần thị tịch. Trước đó, khuya ngày mồng 3-9-Mậu Tuất, Hòa thượng hai lần báo với thị giả: “Tôi sắp ra đi!”. Lúc 13 giờ 35 phút, khi hàng đệ tử quỳ quanh hộ niệm, Hòa thượng chắp tay chào mọi người rồi trút hơi thở cuối cùng, trên môi thoảng một nụ cười hoan hỷ, nhẹ nhàng như đang đi vào giấc ngủ, thượng thọ 82 tuổi, 49 hạ lạp.

Những hoài bão vẫn còn, bao công trình chưa trọn. Hòa thượng thường tâm sự với học trò: “Tôi tài hèn đức mọn”, hay “Tôi tài cũng không mà đức cũng không, nên mọi thứ tùy duyên, cái gì cũng có nhân quả của nó…”. Cho đến những ngày tứ đại bất an, tay Hòa thượng vẫn chưa buông bản dịch.

Kính nguyện Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.
Nam mô Tự Lâm Tế Chánh Tông tứ thập thế thượng Minh hạ Cảnh húy Chơn Đài Nguyễn công Hòa thượng tân viên tịch.

Môn đồ pháp quyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp – Dân tộc
Danh Tăng

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Trong lịch sử dân...

Hòa thượng Thích Hiển Tu – Cốt cách của bậc Long tượng
Danh Tăng

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Các bậc cao tăng như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã hiến dâng hoa đời hương đạo, xiển dương chánh pháp, phụng sự dân tộc. Tiếp nối dòng lịch sử ấy, Hòa thượng Thích Hiển Tu – bậc Long tượng thạch...

Đôi nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 2011) Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Thiền sư Khương Tăng Hội
Danh Tăng

Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những danh Tăng Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về ngài là thiết thực tìm về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, cũng như tiếp nối những giá trị từ học phong của các thế hệ...