Có nhiều vị tương đối có chút trí thức và ngay cả một vài Phật tử cũng thường cho mình là trí thức Phật giáo, đã gặp tôi nói chuyện và đề nghị tôi nên góp phần vào việc “hiện đại hóa Phật Thiện do đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là giáo”.

Tôi đã cười và nói với các vị ấy rằng: “Đạo Phật không cần hiện đại hóa, mà các anh nên hiện đại hóa cách nhìn và cách tu của các anh cho thích hợp với đạo Phật”.

Ở trong kinh đức Phật đã từng dạy: Những gì Ngài đã trình bày ở trong giáo pháp, phần đầu là thiện, phần giữa là thiện và phần sau là thiện.

xuyên suốt mọi thời gian chứ không phải tồn tại trong từng giai đoạn. Và thiện ấy là xuyên suốt mọi không gian mà không phải bị đóng khung trong một xứ sở. Vậy, ta hiện đại hóa đạo Phật là ta hiện đại hóa cái gì nơi đạo Phật?

Những gì đức Phật dạy là khế lý. Vì chính nó là chân lý do tự thân Ngài chứng nghiệm và giác ngộ. Nó như vậy là như vậy. Ta muốn làm cho nó cũ cũng không được và muốn làm cho nó mới cũng không xong. Vậy, ta hiện đại hóa cái gì nơi chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ?

Những gì đức Phật đã dạy là khế cơ. Lời dạy khế cơ là lời dạy thích ứng với thực tế, không viển vông, mơ hồ, đúng với trình độ và hoàn cảnh của con người hay chúng sanh.

Lời dạy khế cơ là lời dạy thích ứng với nghiệp lực của chúng sanh và có khả năng làm thay đổi nghiệp lực ấy thành nguyện lực. Vì do nghiệp lực chúng sanh sai khác, nên căn cơ, trình độ của họ sai thù, vạn biệt, vì vậy trước khi chuyển pháp luân, đức Phật đã quán chiếu tường tận về nghiệp duyên của chúng sanh, để chuyển vận giáo pháp cho thích ứng, nhằm giúp chúng sanh chứng nghiệm và giác ngộ chân lý theo điều kiện và tầm mức của họ.

Tầm mức trình độ của họ ngang đâu thì họ hiểu lời Phật dạy ngang đó, chứ không phải đức Phật và lời dạy của Ngài ngang nơi tầm mức họ hiểu. Đức Phật và lời dạy của Ngài không một ai có thể hiểu hết, ngay cả những vị Bồ-tát còn một đời nữa sẽ được bổ xứ thành Phật, vậy ta là ai mà đòi hiện đại hóa đạo Phật? Vì Phật thì không cần phải hiện đại, vì Ngài là xuyên suốt cho mọi thời đại.

Và những gì đức Phật dạy là khế thời. Vì nghiệp lực và quả báo của chúng sanh không nhất định, không có người nào giống người nào, và cũng không có loài nào giống loài nào, và cũng không có thời đại nào giống thời đại nào. Tại sao? Vì nó luôn luôn vô thường và biến chuyển theo duyên để khởi hiện hay ẩn tàng. Và tuy nó hiện khởi hay ẩn tàng, nhưng nó vẫn luôn luôn thống nhất trong một dòng chảy của nghiệp. Thời đại nào cũng liên hệ đến nghiệp của chúng sanh, và từ nơi nghiệp thiện ác của chúng sanh mà biểu hiện.

Nên, pháp của đức Phật dạy là để chuyển hóa nghiệp chủng xấu ác của chúng sanh, chứ không phải chạy theo nghiệp chủng của chúng sanh để hiện đại hóa đạo Phật.

Và thời đại nào chúng sanh cũng cần có an lạc và hạnh phúc, cũng cần có tự do và giải thoát. Họ muốn vậy, nhưng không thể, là vì do nghiệp chủng xấu ác của họ. Vậy, muốn có hạnh phúc và an lạc, giải thoát và tự do, thì tự thân của họ phải chuyển hóa nghiệp chủng xấu ác; họ phải biết đặt gánh nặng nghiệp chủng xấu ác của họ xuống để bước tới và đi lên.

Pháp của Phật, nếu ai thực hành, thì sẽ có khả năng giúp họ chuyển hóa những nghiệp chủng xấu ác ấy để thành tựu đời sống an lạc và hạnh phúc, giải thoát và tự do. Và vì vậy, pháp của Phật là thích ứng cho mọi thời đại của chúng sanh.

Vì vậy, ở đâu và lúc nào trong ba cõi, pháp của Phật cũng thích ứng với những khát vọng cao quý của chúng sanh, nên pháp của Phật dạy gọi là khế thời.

Lại nữa, pháp của Phật không phải chỉ có một pháp môn mà có đến vô lượng pháp môn để đáp ứng nhu cầu tu học cho hết thảy chúng sanh. Nếu ta là người tu học có chất liệu của trí tuệ và  từ bi và là người có tâm nguyện hoằng pháp, thì ta trình bày pháp môn này cho chúng sanh tu học, nếu không thích ứng, thì ta hãy trình bày pháp môn khác; nếu ta trình bày bằng phương pháp này mà họ không hiểu, thì ta trình bày bằng những phương pháp khác. Nghĩa là chân lý giác ngộ thì chỉ có một, mà phương pháp để đạt ngộ lại có nhiều cách, có nhiều pháp môn. Vì vậy, ta không nên quá cứng nhắc ở pháp môn này mà chỉ trích pháp môn kia, vì làm như vậy, dù vô tình, ta vẫn tạo ra sự phân cắt, chia rẽ và bè phái, tạo nên sự bất ổn cho xã hội.

Một người muốn hoằng pháp theo pháp của đức Thế Tôn, điều kiện trước hết là vị ấy phải học pháp và hành pháp do đức Thế Tôn giảng dạy, để tự thân giác ngộ và thể nhập chân lý tối hậu của pháp mà Ngài muốn nói.

Sự thể nhập ấy gọi là khế lý. Nếu không có khế lý, lấy gì để khế cơ và khế thời? Khế cơ và khế thời phải từ nơi khế lý mà biểu hiện. Và vì vậy, người hoằng pháp biết khế cơ và khế thời cũng phải có khả năng chuyển tải nội dung của khế lý.

Nên, khế cơ và khế thời cũng chỉ là cách nói của khế lý mà thôi. Nếu không, thì khế cơ và khế thời cũng chỉ là những sáng tạo tùy tiện, chúng có tác dụng gây mê, làm dịu thần kinh cho những người khó ngủ mà không phải là đạo lý chân thực.

Và nếu ta không học pháp và hành pháp để chứng nhập lý tính chân thực và từ nơi lý tính chân thực ấy mà biểu hiện cuộc sống của trí tuệ và từ bi, thì ta lấy gì để hoằng pháp?

Phải chăng hoằng pháp là mượn ngôn ngữ của trí tuệ và từ bi để phơi bày kiến thức về đạo Phật của mình cho người khác? Hoằng pháp như vậy, thì chẳng có pháp nào của Phật để hoằng, mà ta chỉ phơi bày bản ngã của ta, tạo ra những rối rắm và phe nhóm cho xã hội vậy.

Tại sao? Vì ngôn ngữ trí tuệ không phải là trí tuệ và ngôn ngữ từ bi không phải là từ bi. Cũng vậy, ngôn ngữ diễn tả cái nón, tự thân của nó không phải là cái nón. Cái nón phải là cái nón của tự thân, nó không dính dáng gì đến những ngôn ngữ của người đang diễn tả về nó. Vì nón và người đang diễn tả về nón là hai thực thể khác biệt, hai nhân duyên khác nhau vậy.

Nên, tôi đã nói với quý vị ấy rằng: Mình cứ thực tập những gì đức Phật đã dạy, ngay trong những điều kiện mà mình đang sống, để có thể tháo tung những hạt giống kiêu mạn và chấp ngã đang ràng buộc nơi tâm mình, khiến cho tâm mình càng lúc càng sáng và càng có tự do.

Ta đem tâm tro
ng sáng và tự do ấy để tiếp xúc với mọi sanh vật, ta sẽ phát hiện được nhiều cái mới nơi ngoại cảnh, qua cách nhìn của ta. Và một lần tiếp xúc lại là một lần mới, mới ngay từ nơi cách nhìn và cách ứng dụng của ta.

Cũng vậy, khi ta đặt la bàn xuống một điểm và ta nhìn mọi vật từ một điểm của la bàn, thì mọi vật sẽ hiện nguyên hình cho ta từ một điểm ấy để ta nhận diện. Và cũng la bàn ấy, ta chỉ cần nhích cái kim của la bàn sang một điểm khác, thì cũng từ nơi một điểm khác ấy của la bàn, mọi vật sẽ hiện nguyên hình cho ta từ một điểm mới ấy để cho ta nhận diện. Và cứ như vậy, ta chỉ cần thay đổi một điểm, một cự ly là ta có một cách nhìn mới, một cách phát hiện mới đối với mọi sự vật qua cái la bàn của ta. Nên vua Trần Nhân Tông nói: “Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi tân”. Nghĩa là một lần đưa ra là một lần mới tinh. Một lần nhích la bàn là một lần ta có cách nhìn mới đối với mọi sự vật.

Vì vậy, nếu tâm ta đầy những hạt giống vô minh, kiêu mạn và chấp ngã thì ta cố gắng nói cho mới, trình bày cho mới và nỗ lực làm cho mới, thì nó vẫn là cũ. Và mỗi khi ta biết ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống của ta, thì những hạt giống vô minh, kiêu mạn và chấp ngã nơi tâm ta tự nó lắng xuống, bấy giờ tâm giải thoát và sự sáng trong nơi tâm ta biểu lộ một cách tự nhiên, thì cho dù ta nói chuyện cũ mà vẫn thành chuyện mới, ta làm việc cũ mà vẫn thành việc mới, hay khi ta nói hoặc làm, ta chẳng cần quan tâm đến cũ và mới gì cả, mà lời nói của ta vẫn khế lý, khế cơ và khế thời như thường.

Nên, mới hay cũ, hợp thời hay không hợp thời là do khả năng diệt trừ hay không diệt trừ những mê lầm của phiền não và vô minh nơi tâm ta.

Mỗi ngày ta nhận diện những phiền não nơi tâm ta và làm cho chúng càng lúc càng lắng yên là mỗi ngày tâm ta đều mới. Ta hãy đem cái mới ấy để nhận diện và yêu mến cuộc đời.

Thích Thái Hòa


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhiếp phục sợ hãi
Phật học

Thông thường sống trên cuộc đời, có bốn việc mà ai cũng sợ gặp phải. Trước nhất con người hiện hữu trên cuộc đời, có cuộc sống thì thường sợ nghèo đói và kế tiếp sợ bạn bè xem thường, rồi sợ già, sợ bệnh và sợ chết, mà Đức Phật gọi bốn thứ này...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết
Luật, Phật học

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng Tố đát lãm, và tạng Ma đát...

Nhân sinh quan theo quan niệm Phật giáo
Luận, Phật học

Trước khi bắt đầu, tôi xin hướng về thành phần Phật tử trong cử tọa hôm nay để nhắc nhở một điều quan trọng, đó là thái độ cần có khi nghe giảng Phật pháp. Quí vị cần ngồi nghe với tâm nguyện thật trong sáng. Lý do chúng ta ngồi đây hôm nay, trao...

Người xuất gia lý tưởng theo kinh Trung A-hàm
Luận, Phật học

A. DẪN NHẬP Xuất gia theo đạo Phật là một việc cao cả và không nhiều người làm được, tuy nhiên, một người đã phát bồ-đề tâm quyết chí xuất trần, nếu không gặp thuận duyên từ môi trường sống, cộng đồng Tăng lữ, hay không có vị bổn sư co khả năng hướng dẫn...

Long Thọ Và Khoa Học Lượng Tử
Luận, Phật học

Trong thế giới thường nghiệm, con người quen sống theo một thói quen lấy cá nhân làm trung tâm qui chiếu mọi nhận định, đó là một định chế đã được huân tập từ ngày con người xuất hiện. Quan niệm định chế này còn được củng cố bằng thế giới khoa học nhị nguyên chỉ thấy vũ trụ rất trật tự, gọi là quan điểm Cartesian dualism. Trong một thế giới khoa học rất cụ thể và trật tự rõ ràng như thế, thì quả thật khái niệm vô ngã và tính không bất định của giáo...

Phật thuyết kinh Bà-la-môn mất con
Kinh, Phật học

DẪN NHẬP “Từ bao đời kiếp, chúng ta đã đổ nước mắt vì người thân quá nhiều: hãy để mình và người thân đừng chìm ngập trong nước mắt ấy nữa.” – đức Phật đã dạy như vậy. Vì dòng nước mắt ấy luôn chất chứa tình yêu luyến ái, chảy ra vị mặn của bi...

Tư tưởng duy tâm trong Kinh Lăng-già
Kinh, Phật học

1. DẪN NHẬP Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh Pháp Lăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923) được ghi chép như sau: Nanjō. 375: इत्यार्यसद्धर्मलङ्कावतारो नाम महायानसूत्रं सगाथकं समाप्तमिति॥ ityāryasaddharmalaṅkāvatāro nāma mahāyānasūtraṃ sagāthakaṃ samāptamiti || (Kết thúc chương chỉnh cú của bản...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Hiểu biết về Tánh không
Luận, Phật học

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược. Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu “Tánh không” có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình,...

Một Thời Truyền Luật
Luật, Phật học

Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ...

Tư tưởng Tam giáo nhất trí luận trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Luận, Phật học

Tóm tắt: Lý Hoặc Luận (理惑论) là một tác phẩm của thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc, do một học sĩ tên là Mâu Tử (Mâu Bác) trước tác. Nội dung chính là giảng giải và lý luận về Phật giáo ngoại lai, nhằm kết hợp Phật giáo với tư tưởng Nho giáo và...

Giảng kinh Phước Đức
Kinh, Phật học

PHẦN 1 (Đây là bài pháp thoại Sư Ông giảng ngày 29.12 tại chùa Cam Lộ – Xóm Hạ trong thiền đường Hội Ngàn Sao trong mùa An Cư 2009-2010) Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng...

Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng của Phật giáo qua tác phẩm Khoá Hư Lục
Luận, Phật học

DẪN NHẬP Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vào thời Trần, vua Trần Thái Tông đã tỏ ngộ lý thiền, thắp lên ngọn đuốc chân lý, soi đường cho người hữu duyên cùng tiến lên trên con đường giác ngộ, giải thoát. Trong số các trước tác của ngài, tác phẩm Khóa hư lục chứa đựng...

Duyên khởi và ý nghĩa của Kiết hạ An cư
Kiến thức, Luật, Phật học

Theo luật Tứ phần[1] duyên khởi của Ðức Phật qui định mùa an cư của chúng tỳ kheo xảy ra khi Ngài đang trú tại Xá Vệ, trong vườn của Ông Cấp Cô Ðộc. Nguyên do của việc chế định này là bởi vì sự than phiền của các người cư sĩ đối với nhóm 6...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Năm Và Sáu
Luật, Phật học

LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng 2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử Miến Điện; thì vào năm 1871, quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon – tại vị từ 1853 – 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Tư
Luật, Phật học

I– Thuyết thứ nhất Sau Phật Niết bàn khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp. Nhưng vua thấy quan...