Lời nói cũng như ngôn ngữ viết là phương tiện truyền đạt thông tin, là chất liệu tác động đến tư duy, nhận thức, vì vậy, chúng ta cần phải cẩn trọng trong từng lời nói, từng câu chữ của mình, nếu không chúng ta đang tạo ra sự đau khổ cho bản thân và cho người khác.

Đức Phật dạy rằng, nếu người nói nhiều, nói lắm lời mà không cẩn trọng, thì có 5 mối nguy xảy đến, đó là mình sẽ (1) nói láo, nói phét, (2) nói những lời gây chia rẽ, mất đoàn kết, (3) nói những lời độc địa, soi mói, (4) nói những chuyện phù phiếm, tào lao, không mang lại lợi ích cho mình cũng như người nghe. (5) Chính vì điều này, hiện tại bất an, đau khổ; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, phương xấu, chốn khổ, địa ngục.

Trái lại, người nói những lời vừa phải, có cân nhắc, có tâm từ và hiểu biết, thì có 5 điều lợi ích đang chờ đợi mình, đó là mình sẽ (1) không nói láo, không bốc phét, (2) nói những lời hài hòa, đoàn kết và hiểu biết, (3) nói những lời từ ái và khích lệ, (4) nói những chuyện ý nghĩa, cần thiết, mang lại lợi ích cho mình cũng như người nghe. (5) Chính vì điều này, hiện tại bình an, hạnh phúc; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. (Kinh Tăng chi 5, 214 (A, III. 254)).

 Bên cạnh đó, đức Phật cũng dạy rằng nếu người thuyết pháp với giọng ca ngâm kéo dài cũng đem lại những điều nguy hại, đó là, (1) tự mình say đắm trong âm giọng ấy; (2) người khác say đắm trong âm giọng ấy; (3) các người gia chủ phê bình: “Như chúng ta hát, cũng vậy, các Sa-môn Thích tử này ca hát;” (4) bị gián đoạn định vì cố gắng rèn luyện cho âm thanh điêu luyện; (5) các thế hệ sau bắt chước, [nên gây ra sự nguy hại kéo dài]. (Kinh Tăng chi 5, 209 (A, III. 251)).

Vì ngôn ngữ là chất liệu của tư duy đưa đến nhận thức về lẽ sống nhân sinh cuộc đời, nên đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta rằng, nếu sử dụng lời nói mắng nhiếc, miệt thị, xúc phạm người khác, đặc biệt là miệt thị những người đức độ, thánh thiện, thì người đó sẽ (1) bị chặt đứt con đường hướng thiện, hướng thượng, hướng đến chỗ cao đẹp của nhân phẩm đời người, (2) tâm tư rơi vào nhiễm ô, bất thiện, (3) tiêm nhiễm những thứ nhận thức, quan điểm bệnh hoạn sai lầm, (4) đời sống khổ đau, bất an, lúc sắp mất, tâm tư mê loạn, (5) sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, phương xấu, chốn khổ, địa ngục. (Kinh Tăng chi 5, 211 (A, III. 252)).

Chúng ta thường hay nói rằng “khẩu xà nhưng tâm Phật” để bào chữa cho những phát ngôn gai góc, nặng nề, nhưng đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Có thể chúng ta bị lối tư duy, giáo dục phong kiến, một kiểu giáo dục ép buộc và chịu đựng, bị những người ăn trên ngồi trước chửi bới, nặng lời … nhưng họ lại nói rằng vì thương chúng ta, vì muốn chúng ta tốt lên, và đại khái như thế, nên mới nặng lời, chỉ là “khẩu xà mà tâm Phật thôi.” Tuy nhiên, một khi tâm đã Phật thì không bao giờ có việc “khẩu xà” với lời nặng nề, mắng mỏ. Đó là nguyên lý.

Hơn nữa, một khi “khẩu đã xà” thì tâm không bao giờ là “tâm Phật” được. Và một khi “tâm đã xà” thì khẩu không bao giờ là “khẩu Phật” được. Một số người cho rằng có rất nhiều người “khẩu Phật” với lời ngọt ngào, nói toàn chuyện đạo lý, nhưng tâm thì xà, rất thâm hiểm và độc ác. Đó là sự ngộ nhận của chính người nghe. Nếu người nghe tỉnh táo và đủ sáng tỏ thì dễ dàng nhận ra rằng những lời ngọt ngào, đạo lý đó chỉ là giả tạo, đạo đức giả, là “lời ma” chứ không phải “lời Phật,” lời ma mị, với mục đích lừa phỉnh, dối gạt.

Trong cuộc đời, một số người do tâm tư, do hoàn cảnh từ thời ấu thơ, do giáo dục thiếu thời, đã trau chuốt lời nói, rèn luyện kỹ năng thao túng tâm lý người khác với giọng điệu đôi khi mượt mà, mật ngọt, đôi khi nịnh bợ trá hình, đạo đức giả, đôi khi trấn áp những người nhẹ dạ, đôi khi gây ra cãi cọ, tranh luận giữa người này người kia. Điều này đức Phật đã từng cảnh báo là gây ra đau khổ cho mình đời này và cả đời sau. “Này các tỳ-kheo, người nào gây ra cãi cọ, gây ra tranh luận, gây ra đấu tranh, gây ra các cuộc đấu khẩu, gây ra kiện tụng, thì có năm sự nguy hại chờ đợi người ấy. Thế nào là năm? (1) Không chứng điều chưa chứng được [trên con đường rèn luyện tâm đạo]; (2) làm rơi mất điều đã chứng được; (3) tiếng ác đồn khắp; (4) khi mạng chung, tâm bị mê loạn; (5) sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, phương xấu, chốn khổ, địa ngục.” (Kinh Tăng chi 5, 212 (A, III. 252)).

Vì vậy, khi viết thì “bút sa gà chết,” khi nói thì “không ai có thể rút lại được lời nói của mình,” cho nên, mọi lời nói cần phải thận trọng, bộ não và trái tim phải nhanh hơn miệng, và cần phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.”

Thầy Viên Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sức mạnh không phóng dật
Lời Phật dạy

Phóng dật là phóng túng, buông thả, chạy theo rồi dính mắc vào năm trần cảnh. Mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi hương thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm ái là xu hướng bám víu của năm căn (giác quan) trước hấp dẫn của năm trần. Vô minh...

Hãy trân quý nhân duyên làm người
Lời Phật dạy

Sanh trong cõi người là có cơ hội thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn nhiều nhất. Sanh được làm người gặp được Phật pháp là có cơ hội tu tập định tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi cao nhất. Chúng ta sinh ra là đã được làm người,...

Bình tâm trước tám ngọn gió đời
Lời Phật dạy

Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo...

Đức Thế Tôn dạy nhận biết và đoạn khổ, không dạy về lý luận siêu thực
Lời Phật dạy

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.  I. Duyên khởi...

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.