Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về những người nào có hiểu biết chân chính, thấy và biết đúng như thật, sống vì mọi người với tinh thần trách nhiệm cao.

Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó lỗi người, chúng ta chỉ nên nhìn lại hành động của mình, xem đã làm được điều gì tốt đẹp hay chưa. Chúng sinh thường có căn bệnh trầm kha, ưa tìm tòi nhìn ngó lỗi người. Để làm gì, để phê bình khen chê, đúng sai, được mất. Ít có mấy ai nhìn lại lỗi mình để tìm cách khắc phục và sửa đổi. Nhà chúng ta lúc nào cũng đầy rác rến, mà không lo dọn quét, thích cầm chổi đi quét nhà người khác nhất là những kẻ ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện thiên hạ.

Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, đó là căn bệnh thâm căn cố đế của con người. Ai cũng thích làm cảnh sát quốc tế để theo dõi rình rập bắt bớ. Tối ngày cứ tìm cách phạt người này, lại phạt tới người kia, mà mình thì dính nhiều tội lỗi, sao mình không tự phạt mình đi, vẫn tốt hơn là tìm cách phạt người!

Thái độ phê bình chỉ trích chê bai kẻ khác, đó là thái độ tối kỵ nhất của người Phật tử chân chính. Nếu chúng ta thật sự là người tu hành, thì ta chỉ nên nhìn ngó lại lỗi mình, để lo sửa đổi cho tốt.

Chúng ta là những người đang tu hành, dĩ nhiên là vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Chúng ta không nên có tâm chê bai hay hủy báng người tu hành chân chính, ta có quyền góp ý xây dựng trên tinh thần học hỏi một cách chân thành.

Có thể nói, tu hành là một quá trình lâu dài, kiên trì bền chí, khắc phục mọi khó khăn vì phải đi ngược lại dòng đời. Có nhiều người nói đi tu thời bây giờ sướng thấy bà, chúng ta hãy thử vô chùa ở chừng hai tuần đến một tháng đi, rồi ta sẽ có câu trả lời, đừng vội phán xét, đừng vội quơ đũa cả nắm, tội nghiệp lắm người ơi.

Trong một xã hội vàng thau lẫn lộn khó phân biệt được đâu là người chân tu thạc đức, đâu là người mặc áo cà sa mà tâm địa ác ôn, hiểm độc. Phật dạy: Chỉ có những con vi trùng đục khoét trên thân thể của con sư tử, mới làm con sư tử gục ngã.

Thật ra đúng và sai là hai phàm trù đối đãi, bàn tay năm ngón nhưng có dài ngắn khác nhau, tùy theo khả năng hiểu biết của con người mà có cái thấy sâu rộng hay hẹp hòi. Chúng ta khó có thể xác định rõ ràng giữa đúng và sai, vì nó vô cùng vi tế và sâu sắc, nên có những hiểu biết của ta, ở độ tuổi này thì đúng, mà bước qua độ tuổi khác thì sai.

Ta có thể thấy biết đúng như thật tất cả mọi hiện tượng sự vật đang hiện hữu, là do tâm mình có sự định tĩnh, sáng suốt không bị chi phối quá đáng bởi các tham muốn thấp hèn. Ta sẽ cảm nhận được mọi cảm xúc, nó đang là một thực tại nhiệm mầu mà không thấy ta người, được mất, hơn thua.

Việc xác định đúng sai chỉ trong tương đối mà thôi, ở buổi sáng thì đúng, buổi chiều thì sai, đối với hiện tại thì đúng, nhưng lát nữa thì sai; đối với người này thì đúng, mà đối với người kia thì sai, và cùng một vấn đề, tùy theo sự hiểu biết của mọi người mà đúng sai được thành lập ở một mức độ nào đó. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy:

Không nên nhìn lỗi người, 

Người làm hay không làm.

Nên nhìn lại chính mình, 

Có làm hay không làm.

Người Phật tử chân chính là không nên nhìn lỗi của người khác, vì khi nhìn thấy lỗi của người, thì lỗi của mình đã hiện ra, bởi tâm ganh ghét tật đố muốn vạch lá tìm sâu. Một khi chúng ta đã phát hiện ra sự khiếm khuyết của người khác, thì ngay chỗ khởi tâm động niệm đó, đã dấy lên phiền não rồi!

Tâm mình hay khởi phiền não cũng là vì trong lòng chúng ta chất chứa quá nhiều vấn đề phải quấy, tốt xấu, đúng sai, hơn thua và tị hiềm ghét bỏ. Nói mình tốt, người khác xấu, đó là tâm ganh ghét hơn thua, tất cả đều là phiền não, chúng ta có chịu thừa nhận hay không mà thôi.

Nguyên nhân gì khiến mình nhìn thấy lỗi của người khác? Đó là vì chúng ta có một cặp mắt quốc tế quá nhạy bén, vì sự chấp thân tâm này làm ngã. Do đó, điều cấm kỵ thứ nhất trong cửa thiền là: Không bao giờ được nhìn lỗi người khác, phải luôn luôn quay lại chính mình để thông suốt mọi thứ từ tâm thanh tịnh sáng suốt của mình.

Do sự thấy biết sai lầm, cho nên chúng ta mới tạo ra lỗi lầm cho người khác. Rồi cứ như thế, ta sẽ không ngừng nhìn thấy lỗi của người khác mà đánh mất chính mình. Nói chung, phiền não khởi lên không phải từ bên ngoài, mà là từ trong nội tâm của chúng ta có vấn đề quá nhạy cảm, vì tâm phân biệt ta, người, chúng sinh.

Khi chúng ta phát hiện ra những lỗi lầm của người khác, trước tiên ta phải nên can cảm thừa nhận lỗi lầm của mình, rồi phải quán xét tự thân, phải tự mình sám hối, như thế khả dĩ tâm ta sẽ lần hồi trong sáng trở lại, vì không bị phiền não che lấp.

Tại sao chúng ta hay nói lỗi lầm của người khác, mà không nói lỗi của chính mình, bởi vì tâm thị phi ở trong ta quá nhiều. Khi phát hiện ra vấn đề nhạy cảm của người khác, thì phiền não trong ta tự dấy lên làm mình bị dính mắc đủ thứ các điều tốt xấu.

Chúng ta vì có sự phân biệt ta, người, chúng sinh nên mới dễ dàng thấy lỗi của người khác mà không thấy lỗi chính mình. Có người lại nổi sân si lên, vì cho rằng mình đúng, người sai. Chúng ta có thể thấy người khác bây giờ tốt, hiện tại tốt, nhưng tới chiều tối lại có thể xấu đi thì sao? Bởi vì tâm sinh thì các pháp sinh, cho nên ta chỉ thường biết rõ ràng, nhìn thấy hình ảnh sự vật mà ta vẫn an nhiên bất động, vậy có gì lỗi hay không lỗi?

Khi chúng ta thấy lỗi của người khác mà không thấy lỗi mình thì tất nhiên ta sẽ nói xấu người đó và còn chê bai chỉ trích nữa, vậy là lỗi mình đã phát sinh thấy mình tốt người ta xấu, thành ra mình bị phiền não nhiễm ô.

Người Phật tử chân chính sống biết buông xả, không cố chấp chỉ quay bên trong quán xét tâm mình, nhìn thấy lỗi mình mà cố gắng sửa sai để cho tâm được thanh tịnh, nếu có ai chỉ lỗi cho mình thì mình nên chân thành cám ơn họ, vì họ là thiện hữu tri thức giúp ta sống tốt hơn.

Chỉ khi nào người khác nhờ ta chỉ lỗi dùng, thì ta mới nói. Vì khi đó ta nói ra người đó không có giận hờn mà còn rất vui vẻ, họ là người muốn sống tốt thật sự, nên mới khuyên ta chỉ lỗi dùng.

Hôm nay chúng ta thấy người này không vừa mắt, thấy kẻ khác đáng khinh ghét thì tự mình sinh ra phiền não, làm ảnh hưởng đến sự tu hành của chúng ta, chứ chẳng có lợi ích gì hết. Chúng ta khổ đau hay hạnh phúc, là từ nơi tâm thức mình, nếu phân biệt chấp trước dính mắc, thấy người sai ta đúng, thì tâm mình đã bị vẫn đục.

Tóm lại, người biết nhìn lại lỗi mình là người có hiểu biết chân chính, là người biết thương yêu và tha thứ chính mình, nên sẵn sàng chuyển hóa tâm niệm ta, người, chúng sinh. Nhờ vậy, nhân quả xấu sẽ được thay đổi, chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ. Người sống được như vậy là người không làm khổ mình, và hại người khác. Người như vậy gọi là người biết tu.

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ nói: “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian”, thật là lời dạy quý báu, chúng ta nhất định phải ghi nhớ lời này, để làm bài học tiến tu. Vậy nên người thật sự tu học là biết cách tu sửa bản thân mình, không chỉ trích phê phán người khác.

Người biết lỗi mình thì tâm người đó là tâm giác ngộ, vì biết được sai mới sửa sai, đó là ta đang tu và đã tu, nếu ta thường xuyên tỉnh giác như thế, thì việc gì mà làm chẳng xong.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người
Lời Phật dạy

Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới dẹp tan vô minh, vượt ra khỏi mọi sự kềm tỏa của ác ma, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não, sanh...

Thấy khổ đau nhiều hơn hạnh phúc để sống nhẹ nhàng hơn
Lời Phật dạy

Đời người như những chuyến xe, ngược xuôi bất tận giữa dòng mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ. Trớ trêu là hội ngộ với những điều không đáng hội ngộ, chia ly với những điều không thể chia ly, ấy vậy mà người ta khổ. Một thời, Thế...

Không Giữ Giới Có Năm Điều Suy Hao
Lời Phật dạy

Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức. “Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người… Bấy giờ, Thế Tôn nói với...

Đức Phật ứng xử ra sao trước những lời thô ác, bất thiện và chỉ trích?
Lời Phật dạy

Trước thị phi, Phật xả tâm, buông hết, không hơn thua với thế gian. Sở dĩ Ngài hành xử như vậy vì thấy rõ “người hơn liền thêm oán” và “người thua nằm không yên”. Hơn thua là điều quan trọng với người đời, có khi vì một chút hơn thua mà phải đánh đổi...

Cao niên chưa hẳn là trưởng lão
Lời Phật dạy

Ở đời hay trong đạo, các bậc cao niên luôn được mọi người tôn trọng, cung kính. Nếu ai không tôn kính các bậc trưởng thượng, bô lão cao niên thì chắc chắn nhân cách người ấy có vấn đề. Nên “kính lão đắc thọ”, được thân gần phụng dưỡng và học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối là một phước báo lớn. Như gừng càng già càng...

Chưa qua sông chớ vội bỏ bè
Lời Phật dạy

Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và...

Phật dạy năm nguy hại với việc chỉ tin một người
Lời Phật dạy

Hiện nay tồn tại hiện tượng một số người (có thể chưa hiểu sâu sắc về giáo lý hay do sự hướng dẫn thiên kiến của thầy mình) chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của tôi, sư phụ của tôi, chân sư của tôi… và đánh mất niềm tin Tăng già. Theo...

Dục Như Mật Ngọt Dính Trên Lưỡi Dao
Lời Phật dạy

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục mà chúng sinh mãi trầm luân trong đau khổ. Đức Phật đã răn dạy, muốn giảm bớt khổ đau thì phải hạn chế tham dục, và muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn tận ái dục và vô minh. Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm...

Không Tranh Chấp Là Pháp Trang Nghiêm
Lời Phật dạy

Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến. “Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly. Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la… đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân...

Quả Báo Hủy Báng Phật Thánh
Lời Phật dạy

Cuộc đời vốn đục trong, đen trắng, Thánh phàm, vàng thau lẫn lộn, nói chung các cung bậc đều đủ. Nếu ta nói về ai, việc gì với thật ngữ, không hư vọng, đúng sự thật mắt thấy tai nghe, thiết nghĩ cũng chẳng có gì phải sợ. Chỉ sợ là ta nói không đúng với sự thật, nghe theo số đông mà dèm pha đàm...

Tu tập Bát quan trai
Lời Phật dạy

Bát quan trai là pháp tu tập sự xuất gia một ngày một đêm cho hàng cư sĩ. Điểm đặc biệt của pháp tu này có từ thời Thế Tôn còn tại thế, duyên khởi từ nữ cư sĩ Visākhā cầu thọ giới, và hiện vẫn duy trì trong cả hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Hàng cư sĩ do gia duyên ràng buộc, mỗi tháng vào các ngày trai giới tìm đến trụ xứ của chư Tăng phát nguyện thọ giới, tu tập theo hạnh...

Phật dạy: Hãy thận trọng với lời nói, chữ viết
Lời Phật dạy

Lời nói cũng như ngôn ngữ viết là phương tiện truyền đạt thông tin, là chất liệu tác động đến tư duy, nhận thức, vì vậy, chúng ta cần phải cẩn trọng trong từng lời nói, từng câu chữ của mình, nếu không chúng ta đang tạo ra sự đau khổ cho bản thân và...

Chín đức của nguyện bố thí
Lời Phật dạy

Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản của hàng Phật tử tại gia. Nhất là trong mùa an cư kiết hạ, khi chúng Tăng tập trung về một chỗ, không đi hóa duyên thì sự hộ trì của hàng cư sĩ lại càng mạnh mẽ hơn. Ai cũng biết, thực hành hạnh bố thí và cúng dường thì được phước. Nhưng bố thí để “được quả báo lớn, đến chỗ cam-lồ, diệt tận” thì không phải...

Tu Hành Cần Phải Vững Tâm
Lời Phật dạy

Con đường tu hành vốn dĩ không bằng phẳng, nhiều chông gai, nếu không bền tâm vững chí thì lắm lúc cũng bị lung lay, chuyển hướng. Để đi đến đạo quả hay chí ít là giữ vững chí hướng xuất trần thì giới, định, tuệ là ba chân vạc kiên cố để trụ vững giữa bão giông nghiệp lực và tám ngọn gió đời. Nhất là khi người tu đang chơi...

Giải pháp của đức phật trước nguy cơ xung đột & chiến tranh
Lời Phật dạy

Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chắc chắn một điều là nước nào có đầy đủ sức mạnh, toàn diện về các phương diện vật chất và tinh thần thì sẽ vững vàng, an ổn hơn trong các đối trọng giữa tương quan khu vực...

Năm món trói buộc và ngăn che
Lời Phật dạy

Ai cũng biết, thiền định là cốt tủy của pháp hành trong Phật giáo. Muốn chuyển hóa phiền não, thanh tịnh thân tâm, thăng hoa tuệ giác cần phải thực hành thiền định, tinh chuyên Chỉ và Quán. Để vào sâu thiền định, hành giả phải từng bước chuyển hóa và đoạn trừ năm triền cái (ngũ cái), tức năm món trói buộc và ngăn che: Tham dục, Sân nhuế, Thùy miên, Trạo hối và Nghi. Tâm của chúng ta luôn bị năm triền cái này chi...