Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.

“Một thời Phật du hóa giữa những người họ Thích, trú trong một đô ấp của Thích gia tên là Di-lũ-ly. Bấy giờ Ba-tư-nặc vua nước Câu-tát-la… đến trước Đức Phật cúi đầu lễ sát chân và lui ngồi một bên. Đức Thế Tôn hỏi:

– Đại vươngĐại vương thấy Ta có những nghĩa lợi nào mà tự hạ mình đảnh lễ dưới chân và cúng dường cung kính như vậy?

Vua Ba-tư-nặc thưa:

– Bạch Thế Tôn, con có sự loại suy về pháp đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật khéo thú hướng’.

– Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên đô tọa, con nhìn thấy mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ; cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; cho đến anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc tranh chấp lẫn nhau. Trong khi tranh chấp, mẹ nói con xấu, con nói mẹ xấu, cha con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc nói xấu lẫn nhau. Người thân thích trong nhà còn như thế, huống nữa là người ngoài.

Còn ở đây, con thấy chúng Tỳ-kheo, đệ tử của Thế Tôn theo Thế Tôn tu hành phạm hạnh. Hoặc nếu có Tỳ-kheo nào gây ra ít nhiều tranh chấp, xả giới bỏ đạo cũng không nói xấu Phật, không nói xấu Pháp, không nói xấu chúng Tăng, mà chỉ tự chê trách rằng, ‘Tôi xấu xa, thiếu đức hạnh. Tại sao như vậy? Vì tôi không thể theo Thế Tôn trọn đời tu hành phạm hạnh’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở TrướcĐẳng Chánh Giác giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Lệ, kinh Pháp trang nghiêm, số 213 [trích, lược])

Suy nghiệm:

Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) nước Câu-tát-la (Kosala) là vị đại vương uy quyền lừng lẫy, cũng là đệ tử thân tín của Đức Phật. Lúc về già, vua đã đến đảnh lễ Đức Phật với tư cách đệ tử kính lễ thầy chỉ vì sự trang nghiêm của Chánh pháp. Một trong những sự trang nghiêm đó là các vị đệ tử Phật không tranh chấpnói xấu, đấu đá lẫn nhau.

Đức vua trong quá trình trị nước đã tự nghiệm ra rằng, người đời tranh chấp với nhau rất sâu nặng. Cha mẹ, chồng vợ, con cái, anh em, bà con với nhau mà còn tranh chấp kịch liệt, kéo nhau hầu tòa, huống gì người dưng. Ấy thế mà các Tỳ-kheo dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn luôn sống trong lục hòa. Thi thoảng cũng có vài vị thối thất không tu nữa nhưng chỉ tự trách mình “tôi xấu xa, thiếu đức hạnh” mà không bao giờ nói xấu hay chỉ trích về Phật-Pháp-Tăng.

Suy nghiệm sâu về điều này để thấy rằng, một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến. Không chỉ người thường mà giới lãnh đạo các cấp, như vua Ba-tư-nặc là lãnh tụ của quốc gia cũng phải kính phục.

Thế thì cũng dễ hiểu vì sao ngày nay người tu không được tôn kính như xưa, vì chúng ta chưa thực sự lục hòa. Vẫn còn một số biểu hiện tranh chấp, đấu đá, nói xấu lẫn nhau trong Tăng đoàn. Những người hay tranh chấp thường không biết tự trách mình rằng tôi vụng tu, còn nặng nghiệp hay biết tàm quý “tôi xấu xa, thiếu đức hạnh”. Chính cái tôi cá nhân to lớn (đáng ra là ngày càng thu hẹp), dính mắc sâu nặng vào lợi danh (đáng ra là buông bỏ) nên tranh giànhtranh chấp đã xảy ra.

Những biểu hiện bất hòa như thế, dù ít nhưng cũng là tín hiệu buồn. Nếu không sớm dập tắt, để xảy ra càng nhiều thì uy tín của Tăng đoàn càng giảm. Dù chỉ manh mún, cá nhân nhưng nếu không chuyển hóa sớm tình trạng này thì người tu tự đánh mất mình, tín đồ sẽ quay lưng.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Sức mạnh không phóng dật
Lời Phật dạy

Phóng dật là phóng túng, buông thả, chạy theo rồi dính mắc vào năm trần cảnh. Mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi hương thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm ái là xu hướng bám víu của năm căn (giác quan) trước hấp dẫn của năm trần. Vô minh...

Hãy trân quý nhân duyên làm người
Lời Phật dạy

Sanh trong cõi người là có cơ hội thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn nhiều nhất. Sanh được làm người gặp được Phật pháp là có cơ hội tu tập định tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát ra khỏi luân hồi cao nhất. Chúng ta sinh ra là đã được làm người,...

Bình tâm trước tám ngọn gió đời
Lời Phật dạy

Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo...

Đức Thế Tôn dạy nhận biết và đoạn khổ, không dạy về lý luận siêu thực
Lời Phật dạy

Đức Thế Tôn đưa tới lộ trình nhận thấy rõ quá trình pháp bất thiện chưa hiện khởi, khởi lên, và đoạn diệt, sống với nội tâm không bị phiền trược, tuệ tri chứ không dạy chúng sinh tranh cãi về những lý luận siêu thực, vượt qua khả năng thực chứng.  I. Duyên khởi...

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo!!!

Chúng tôi đã phát hiện thấy bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Vui lòng hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa các trình chặn quảng cáo này.