Một số thống kê gần đây cho thấy người Việt mỗi năm tiêu thụ rượu bia xếp thứ hạng cao ngất ngưởng nhất nhì trong khu vực. Đây một thứ hạng đáng buồn! Cũng từ đó, những hệ lụy có nguồn gốc từ rượu bia dễ nhận thấy như bệnh tật, gây tai nạn giao thông, làm mất trật tự an ninh xã hội… xảy ra ngày càng nhiều. Quan trọng hơn và khó nhận thấy hơn đó là ảnh hưởng xấu của rượu bia đến đời sống tinh thần, nhẹ thì khiến tâm trí bạc nhược, dật dờ; nặng thì nghiện ngập khiến đầu óc u mê và thậm chí là si cuồng.

Chưa nói đến ma túy và các chất gây nghiện khác, chỉ riêng việc tiêu thụ rượu bia quá mức như hiện nay đã góp phần làm suy yếu thể chất và trì trệ tinh thần của không ít thế hệ trong cộng đồng. Đây là nạn, là giặc nội xâm mà người Việt cần chiến đấu và phải chiến thắng nếu muốn sống còn. Vì lẽ ấy, trong năm giới của người Phật tử, giới thứ năm Không say nghiện đã được Thế Tôn thiết lập từ xa xưa nhằm giúp con người tránh sa lạc vào đường ác.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hànhthực hành nhiều rồi chịu tội súc sanhngạ quỷđịa ngục. Nếu sanh trong loài Người thì cuồng, ngu si, hoặc, chẳng biết chân, ngụy như là uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người tâm thích uống rượu, chỗ sanh ra không có trí tuệ, thường chịu ngu si. Như thế, này các Tỳ-kheo, cẩn thận chớ uống rượu. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

– Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào hơn pháp này: đã thực hànhthực hành nhiều rồi hưởng phước trong loài Người, hưởng phước trên Trời, chứng được Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Đó là không uống rượu. Này các Tỳ-kheo, nếu có người chẳng uống rượu, sanh ra liền thông minh không có ngu dốt, biết rộng nhớ nhiều, ý không nhầm lẫn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Ngũ giới,  VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.190)

Suy ngẫm

Thế Tôn đã khẳng định, say nghiện rượu bia là đầu mối của các tội lỗi, là tác nhân để đi đến ba đường ác “súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục”. Không đợi đến kiếp sau ta mới gặp ba ác đạo mà nó luôn ẩn hiện quanh đây. Quan sát hành vi của một người say xỉn thì chúng ta sẽ thấy rõ những biểu hiện mất hết trí khôn của phần “người”, chỉ còn lại phần “con” như tham lam, hung bạo, cuồng si, nói chung là hiện thân của ba đường ác.

Nếu ai còn chút may mắn thoát được ba đường ác thì hậu quả của say nghiện là tuy được làm người mà “không có trí tuệ, thường chịu ngu si”. Cho nên, rượu bia cũng như một loại thuốc độc, không trực tiếp sát hại nhưng giết lần mòn, khiến cho con người bạc nhược, u tối, ngu hèn. Chúng ta thử hình dung, nếu một cá nhân, một gia đình, một xã hội mà ngập ngụa trong bia rượu, sớm say chiều xỉn thì tương lai của họ sẽ về đâu?

Nên học theo lời dạy của Thế Tôn, nói không với rượu bia chính là cứu mình và cứu đời. Không uống rượu, không sản xuất (buôn bán) rượu, không ca ngợi người uống rượu chính là những đóng góp tích cực của người con Phật cho xã hội. Người đệ tử Phật nguyện giữ tâm trong sáng, luôn thức tỉnh trước mọi cám dỗ, tránh xa việc say nghiện là nếp sống lành mạnhvăn minh, lợi mình và ích người.

Quảng Tánh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Học hạnh không kiêu ngạo và nói ít
Lời Phật dạy

Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên. Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc Lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tỳ-kheo Cù-ni-sư vì có chút...

Người con Phật phải luôn hướng đến Chánh tư duy
Lời Phật dạy

Cần phải nhớ rằng những điều thầm kín trong tâm ý của mình, chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, Hộ pháp và ma quỷ đều biết rõ. Do đó, để nhận được sự hộ niệm của chư vị, người tu cần phải tịnh hóa tư duy của mình bằng sự hổ thẹn, tự trách và...

Phước đức hao mòn
Lời Phật dạy

Phước đức là nền tảng của mọi điều thành tựu ở thế gian. Sức khỏe, tài sản, trí tuệ, danh tiếng, sắc đẹp cùng bình an, vui vẻ mà chúng ta có được đều do phước đức. Phước đức do mỗi người tạo ra, là thành quả của những nghiệp lành. Nếu biết tích lũy...

Người Phật tử cần làm giàu với năm mục đích cao thượng
Lời Phật dạy

Đề cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục, muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục đích cao thượng. Một thời, Thế Tôn...

Đức Thế tôn giảng như thế nào về việc “vái tứ phương” Đông, Tây, Nam, Bắc và hai hướng Trời, Đất
Lời Phật dạy

Thế Tôn giảng thuyết những lời phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa vái lạy 4 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và 2 hướng trên dưới (Trời, Đất) theo tinh thần thực hành Chính pháp trong đời sống con người.  Nội dung được trích dẫn từ kinh Giáo thọ Thi – ca – la –...

Du Hành Nhiều Bị Phật Quở
Lời Phật dạy

Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa. Đức Phật cũng tán thán hạnh du hành, không khuyến khích các Tỳ-kheo sống quá lâu tại một nơi. Tuy vậy, nếu Tỳ-kheo du hành trường kỳ lại bị Ngài quở trách. Kiểu tu hành mà cứ đi mải miết, ngày đi đêm nghỉ rồi lại đi...

Có Pháp Đốt Cháy Và Pháp Không Đốt Cháy
Lời Phật dạy

Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi củi rác là hình ảnh thân thuộc của đời sống thôn dã. Ngọn lửa này đã được Thế Tôn dùng làm ảnh dụ trong rất nhiều pháp thoại của Ngài. Pháp thoại dưới dây, ngọn lửa dữ đã thiêu đốt thân tâm, đốt cháy thiện căn công đức của người thường tạo ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện Nhân quả – nghiệp báo luôn chính xác và công bằng. Nghiệp do mình tạo ra...

Phật Tán Dương Hạnh Đầu-đà
Lời Phật dạy

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo. Tuy vậy, những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu-đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi. Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi...

Phật dạy chúng ta không được có tâm oán hận, báo thù
Lời Phật dạy

Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Phật pháp dạy nhất định không được báo thù, vì sao vậy? Vì ngay đời này bạn báo thù họ, đời sau họ lại báo thù lại bạn, đời đời kiếp kiếp báo tới báo lui không hề ngừng dứt, hơn nữa oán...

Ôm chặt lấy niềm đau hay vượt lên mà vui sống
Lời Phật dạy

Sống trên đời, mỗi người đều có những người thân thương như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Khi xảy ra những mất mát, chia ly ai cũng thương tiếc và khổ đau. Có lẽ niềm đau lớn nhất của con người là cuộc chia tay với những người rất thân yêu, vĩnh viễn ra...

Tôn giả Xá-lợi-phất giáo hóa bệnh Cấp Cô Độc
Lời Phật dạy

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường đi thăm bệnh các Tỳ-kheo và một số gia đình Phật tử thân tín. Các vị đệ tử lớn như Tôn giả Xá-lợi-phất, A-nan cũng thường thay mặt Thế Tôn đi thăm bệnh. Nhất là lúc bệnh nặng sắp mất, sự có mặt của các Tỳ-kheo an...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng
Lời Phật dạy

Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời...

Vì sao người giàu mà ta nghèo?
Lời Phật dạy

Giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Quan sát cuộc sống xung quanh chúng...

Như Lai là bậc “Nói gì thì làm vậy, làm gì thời nói vậy”
Lời Phật dạy

“Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy” thoạt nhìn như đơn giản, bình thường nhưng thật sự phi thường. Nói ra sự thấy biết bằng trải nghiệm, những gì đã kinh qua đồng thời làm được, sống trọn vẹn với những gì mình nói. Như Lai (Tathàgata) là một trong những danh...

Người vợ lý tưởng theo quan điểm Phật giáo
Lời Phật dạy

Vợ chồng tự nguyện gắn bó, chung sống với nhau, đó là duyên mà âu cũng là nợ. Người đàn ông nào cũng mong muốn có được người vợ hiền trong đời. Thế nhưng, do nghiệp lực và duyên nợ của mỗi người nên không phải ai cũng tìm được người vợ như ý. Một...

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy
Lời Phật dạy

Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công từ trong suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm. Được vậy thì tâm đố kỵ tan biến, bản thân mình an vui và mọi người cũng an vui. Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có...