Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Các bậc cao tăng như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã hiến dâng hoa đời hương đạo, xiển dương chánh pháp, phụng sự dân tộc. Tiếp nối dòng lịch sử ấy, Hòa thượng Thích Hiển Tu – bậc Long tượng thạch trụ thiền gia của Phật giáo Việt Nam hiện đại đã theo gương các bậc Tổ đức trong sứ mệnh phụng sự chúng sanh.

TỪ VÙNG ĐẤT ĐỒNG KHỞI – BẾN TRE ANH HÙNG

Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, thế danh Nguyễn Tấn Hưng, sinh năm 1921 tại làng Tân Thủy, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài là con thứ trong gia đình trung nông có hai chị em, nhiều đời kính tin tam bảo. Chưa tròn 5 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, phải ở với bà ngoại, ngài thường xuyên đến chùa và được Hòa thượng Vĩnh Tấn – trụ trì chùa Kiển Phước – nhận làm dưỡng tử. Khi lên 7 tuổi, ngài chính thức xuất gia, pháp danh Thiện Duyên, hiệu Nhựt Quang, tự Hiển Tu thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ, đời thứ 41.

Nhờ tư chất thông minh, cần mẫn, dù nhỏ tuổi nhưng ngài đã được bổn sư cho tham học Kinh Luật Luận và nghi lễ ứng phú đạo tràng với các bậc cao tăng như Hòa thượng Khánh Thông, Hòa thượng Vĩnh Tồn (chùa Toàn Phước), Hòa thượng Vĩnh Huệ, Hòa thượng Vĩnh Đạt (chùa Bửu Sơn), Hòa thượng Vĩnh Pháp (chùa Linh Phước) tại Bến Tre. Năm 1944, Hòa thượng đăng đàn thọ đại giới tại Trường kỳ Giới đàn chùa Bửu Sơn, Ba Tri (Bến Tre), do tổ Khánh Thông khai kỳ cùng các bậc cao Tăng chứng minh giới đàn. Từ đây, Ngài được dự vào hàng Chúng Trung Tôn, nhận trọng trách “sứ giả Như Lai” dấn thân vào cuộc đời để “tự độ, độ tha”. Chính quãng thời gian tham học các lớp gia giáo Phật pháp với các bậc cao Tăng thạc đức đã tạo thành nền tảng, giúp ngài vừa tinh thông nội điển Phật giáo, vừa giỏi nghi lễ ứng phú.

Vì sớm thấm nhuần truyền thống tu học quy củ thiền môn, sau này tuy đa đoan Phật sự, Hòa thượng vẫn luôn quan tâm sự nghiệp giáo dục Phật giáo. Trong suốt mấy chục năm hành đạo, Hòa thượng luôn gần gũi Tăng Ni, Phật tử, cố gắng giúp đỡ khai mở và duy trì các lớp Phật pháp cho mọi tầng lớp, phát tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động cho lớp sơ cấp Phật học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Suốt 30 năm qua, hàng trăm thế hệ Tăng Ni trẻ trưởng thành đã và đang hành đạo khắp đất nước, gánh vác Phật sự địa phương.

HƯƠNG ĐẠO NGÁT ĐỜI…

Sau năm 1945, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Nam Kỳ, với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, ngài đã tham gia Mặt trận Việt Minh, ra chiến khu vùng bưng Thạnh Phú (Bến Tre), sau đó hoạt động bí mật tại chiến khu tỉnh Sông Bé. Tuy là chiến sĩ cách mạng, nhưng thân tâm vẫn là một tu sĩ tự thân nỗ lực tu trì, giới hạnh trang nghiêm, gìn giữ đạo tâm. Năm 1951, chiến sự tạm lắng dịu. Hòa thượng trở về trú tại chùa Khánh Vân (xã Hiệp Hưng, Ba Tri) đảm nhiệm Phó Trụ trì và tham gia tổ chức Phật giáo Cứu quốc. Hai năm sau, Hòa thượng Vĩnh Tồn – Trụ trì chùa Toàn Phước (Ba Tri) bị giặc Pháp tra tấn đến hy sinh, Hòa thượng Hiển Tu đảm nhiệm chức Trụ trì, gìn gi giữ sơn môn, phát huy truyền thống Phật giáo và dân tộc.

Năm 1958, Hòa thượng tham dự các khóa An cư kiết hạ tại Sài Gòn và theo học khóa “Như Lai sứ giả” ở chùa Pháp Hội (Chợ Lớn) do Hòa thượng Thiện Hòa,Hòa thượng Thiện Hoa của Phật học đường Nam Việt tổ chức. Với sở học nội điển được tích lũy từ trước và sự cần mẫn, sau ba tháng kiết đông của khóa “Như Lai sứ giả” Hòa thượng được bổ nhiệm làm Trụ trì nhiệm kỳ 3 tháng tại chùa Vạn Đức (Sóc Trăng). Khi mãn nhiệm kỳ, Hòa thượng được cử đặc trách Tăng sự, kiểm tra các tự viện ở Sài Gòn – Gia Định. Năm 1962, Hòa thượng được Hội Phật học Nam Việt thỉnh mời đảm nhiệm Phó Trụ trì chùa Phật học Xá Lợi – một trong những trung tâm đầu não lãnh đạo Phật giáo Việt Nam bấy giờ.

Trong pháp nạn năm 1963, Hòa thượng đã cùng chư Tôn đức lãnh đạo phong trào đấu tranh hòa bình của Tăng Ni, Phật tử phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau khi cuộc đấu tranh thành công, Hòa thượng từ giã chùa Xá Lợi, trở về hành đạo tại quê hương Bến Tre, xây dựng Phật giáo nơi đây. Giai đoạn 1966-1975, Hòa thượng được suy cử Chánh Đại diện Phật giáo Lục Hòa Tăng tỉnh Kiến Hòa. Khi đất nước thống nhất, ổn định Phật sự địa phương, Hòa thượng xin nhường lại chức vụ lãnh đạo để vân du khắp miền Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, thuyết giảng Phật pháp, giao lưu các pháp hữu đồng đạo.

Năm 1979, khi đã 56 tuổi, Ngài lại được cung thỉnh trở về làm Trụ trì chùa Phật học Xá Lợi. Từ đây, Hòa thượng dốc hết tâm sức tiếp chúng độ sanh, gắn bó Phật sự của Phật giáo Quận 3 và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập từ 9 tổ chức Giáo hội, Hòa thượng là một nhân tố trung gian cho sự hòa hợp các tổ chức Phật giáo.

Năm 1988, Hòa thượng được Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh chính thức bổ nhiệm làm Trụ trì chùa Phật học Xá Lợi trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Với uy tín, Hòa thượng được suy cử đến chức vụ Phó Trưởng ban Trị sự ,Trưởng ban Nghi lễ Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo Quận 3, Chứng minh Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 2007, Hòa thượng được cung thỉnh lên hàng Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần VII năm 2012, Hòa thượng được cung thỉnh lên hàng Giáo phẩm Trưởng lão và suy tôn Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Về mặt xã hội, Hòa thượng là một trong những vị tôn đức Phật giáo có uy tín và ảnh hưởng lớn với quần chúng. Chùa Phật học Xá Lợi trong thời kỳ lãnh đạo của ngài vẫn duy trì là một trong những trung tâm tu học lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nơi sinh hoạt giáo lý hàng tuần của tín đồ Phật tử, song song các hoạt động hoằng pháp thường kỳ như: Giảng pháp, Khóa tu Bát quan trai, gia đình Phật tử, tiếp đón đoàn Phật giáo các nước giao lưu. Hòa thượng đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, nhưng dù ở cương vị nào, ngài cũng có nhiều đóng góp Phật sự quan trọng cho Giáo hội, với tinh thần “tùy duyên bất biến”.

Dù đã tròn 100 tuổi, ngài vẫn minh mẫn, âm thầm hỗ trợ và phát triển Phật sự. Trong ngày Khánh tuế bách niên, Hòa thượng truyền đạt rằng: “Sống đến tuổi 100 như hôm nay là nhờ ân đức của chư Phật, chư Tổ, sự kính mến của Tăng Ni, Phật tử. Theo tôi, việc tổ chức khánh tuế có thể làm phiền và khiến hao tốn tài lực của đại chúng nhưng vì muốn giúp hàng Phật tử gieo duyên, tăng sự kính tin nơi Tam bảo, tôi chấp thuận việc tổ chức này của chư Tăng chùa Xá Lợi”.

Đó là lời vàng ý ngọc của bậc Long tượng cốt cách, của bậc tri túc, dù đức cao đạo sáng vẫn khiêm cung thủ ý!

Thích Thiện Châu

Tạp chí Văn hoá Phật Giáo


QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Chúng tôi cung cấp mọi tư liệu về Phật giáo một cách hoàn toàn miễn phí.
Mong nhận được sự hỗ trợ và đóng góp của bạn để Website được duy trì hoạt động.

STK: 102 867 430 455
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
(Nội dung: Họ tên + ho tro website)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Trưởng lão Giác Chánh – Đệ nhị Tổ sư Phật giáo Khất Sĩ: Một đời nghiêm trì giới luật
Danh Tăng

Trưởng lão Giác Chánh là một trong những cao đồ của đức Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Trước khi vắng bóng, đức Tôn sư đã phó chúc cho Tỳ kheo Giác Chánh là người kế thừa trách nhiệm điều hành Tăng đoàn Khất Sĩ. Bởi thế về...

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024)
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Huệ Trí (1952-2024) Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyên Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN; Nguyên Trưởng ban Ban Pháp chế Trung ương; Nguyên Trưởng ban Ban Trị sự...

Sơ lược tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh, Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt
Danh Tăng

Thời niên thiếu Đại lão Hòa thượng thượng Đạt hạ Thanh, pháp danh Như Thông, thế danh Võ Minh Thông, sau đổi tên là Võ Bửu Đạt. Ngài sinh vào giờ Ngọ, một ngày trong tiết Mạnh Xuân năm Đinh Sửu (1877), tại làng Tân Thới Thượng thuộc tổng Bình Thạnh Hạ, H.Bình Long, phủ...

Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984)
Danh Tăng

Hòa thượng húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp. Hòa thượng thuộc thế hệ thứ tám của họ Nguyễn,...

Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa(1918-1973)
Danh Tăng

I-THẾ TỘC: Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

HT Thích Phước Sơn với văn hóa và giáo dục
Danh Tăng

Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương...

Thiền sư Vô Ngôn Thông
Danh Tăng

Vô Ngôn Thông là một vị sư người Trung Quốc, nhưng có công truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Sư đến Việt Nam vào năm 820, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vô Ngôn Thông là một thiền sư, cũng là tên một thiền phái Phật...

Tiểu sử Hoà thượng Tuệ Sỹ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ...

Cổ thụ trong rừng thiền (Hòa thượng Mật Hiển)
Danh Tăng

Hòa thượng Mật Hiển tại chánh điện chùa Trúc Lâm (ảnh 18/7/1989) 1.-    山有乔木 – Sơn hữu kiều mộc. Rừng già, vì trong đó có cổ thụ. Cây cao, bóng cả sừng sững giữa trời. Từ những mầm non mong manh, rồi chen chúc với cỏ dại, lau lách; năm tháng chồng chất bởi nắng, gió,...

Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải – Tổ khai sơn Bích Liên Tự và dòng kệ truyền thừa
Danh Tăng

Dòng kệ truyền thừa của Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải, Tổ khai sơn Bích Liên Tự ở tỉnh Bình Định, dù chỉ mới xuất hiện hơn 70 năm trở lại đây, nhưng dòng kệ này cũng đã góp phần làm cho sự phát triển của các Thiền phái Phật giáo tại miền Trung thêm...

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929 -2018)
Danh Tăng

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Đại lão HT.Thích...

Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
Danh Tăng

Với học hạnh kiêm ưu, công hạnh Đạo – Đời toàn vẹn, và những đóng góp to lớn cho đạo pháp và dân tộc như thế, Hòa hượng xứng đáng là ngôi sao Bắc Đẩu trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo Việt Nam. TIỂU SỬ PHÁP SƯ TRÍ ĐỘ(1894 – 1979)...

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp – Dân tộc
Danh Tăng

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Trong lịch sử dân...

Đôi nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Danh Tăng

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 2011) Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Thiền sư Khương Tăng Hội
Danh Tăng

Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những danh Tăng Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về ngài là thiết thực tìm về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, cũng như tiếp nối những giá trị từ học phong của các thế hệ...