Thiền phái Liễu Quán, một trong năm thiền phái của dòng thiền Lâm Tế có sự ảnh hưởng lớn ở nước ta. Trong dòng chảy lịch sử truyền thừa Thiền phái Lâm Tế tại Việt Nam, Liễu Quán tuy ra đời muộn nhưng là dòng thiền có phạm vi rộng khắp bởi tính bản địa. Ngoài hai trung tâm Huế và Phú Yên, Khánh Hòa là địa phương hiếm hoi có duyên hội tụ nhiều mạch truyền của dòng Liễu Quán.

Trong phạm vi bài viết, ngoài sử dụng tư liệu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 179 năm 2022 với ba nhánh truyền thừa chính của dòng Liễu Quán là: [1] Nhánh ngài Tế Hiển Bửu Dương (Khánh Hòa); [2] Nhánh ngài Tế Nhơn Hữu Phỉ (Huế); [3] Nhánh ngài Tế Căn Từ Chiếu (Phú Yên), người viết bổ sung thêm thông tin hai nhánh mới là [4] Nhánh ngài Tế Ân Lưu Quang (Huế); [5] Nhánh ngài Tế Lập Ứng Am (Bình Định). Bên cạnh đó, với cách trình bày thông tin một cách hệ thống dưới đây, hy vọng độc giả phần nào khái quát được quá trình du nhập và phát triển của thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hòa.

NHÁNH TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ TẾ HIỂN BỬU DƯƠNG
Tổ Tế Hiển Bửu Dương là đệ tử của tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán, nối dòng Lâm Tế đời 36, thuộc thế hệ thứ 2 của Thiền phái Liễu Quán. Sau khi đắc pháp với bổn sư, Tổ dựng một am tranh bên bờ sông Lốt (Ninh Hòa), hàng ngày thiền định dưới cội me đại thụ. Sau thấy cơ duyên phổ hóa chúng sanh đã đến, Tổ dựng ngôi già-lam lấy tên là “Thiên Bửu tự” [1]. Về năm khai sơn tổ đình Thiên Bửu, đến nay vẫn không rõ năm nào, nhưng chắc chắn phải trước năm Tân Dậu [1741] bởi vào cuối năm này đệ tử của Ngài là Thiền sư Đại Thông Chánh Niệm rời tổ đình Thiên Bửu vào trú trì chùa Hội Phước, thay ngài Tế Điền mới viên tịch ngày mồng 5 tháng 5 trước đó.

Chánh pháp nhãn tạng – do Thiền sư Đạo An Phổ Nhuận truyền cho đệ tử Tánh Lý Trí

Năm Cảnh Hưng thứ 24 [1763], tổ Tế Hiển Bửu Dương chứng minh lễ đúc chuông chùa Thanh Lương ở thôn Nhĩ Sự. Năm Cảnh Hưng thứ 8 [1747], sau khi tổ Tế Đường Châu Cấp viên tịch, Ngài về trùng tu ngôi cổ tự này. Tổ Tế Hiển Bửu Dương viên tịch ngày 20 tháng 2, nhưng không rõ năm nào. Bảo tháp bảy tầng được đồ chúng xây dựng trong khuôn viên chùa.

Về nguồn gốc của Thiền sư Bửu Dương, có nhiều ý kiến cho rằng Ngài thuộc dòng thiền Lâm Tế Vạn Phong qua cầu pháp với tổ sư Liễu Quán. Nguyên nhân là vì tại tổ đình Thuyền Tôn (Huế) còn lưu lại long vị có húy là Tế Hiển nhưng hiệu Trạm Quang. Thêm nữa, hiện còn một Chánh pháp nhãn tạng truyền theo dòng Vạn Phong của Ngài đang được Thượng tọa Không Nhiên (chùa Hải Đức-Huế) lưu giữ. Sử liệu đáng tin cậy để trả lời cho gốc gác của tổ Bửu Dương tại Khánh Hòa nằm ở Chánh pháp nhãn tạng hiện lưu tại tổ đình Hội Phước, do tổ Đạo An Phổ Nhuận phó chúc cho tổ Tánh Lý Trí Minh vào ngày 5 tháng 5 năm Tân Sửu [1841]. Nội dung của của pháp quyển này có đoạn:
“Đệ tam thập ngũ thế Thiệt Diệu Liễu Quán Hòa thượng
Đệ tam thập lục thế Tế Hiển Bửu Dương Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế Đại Thông Chánh Niệm Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế Đạo An Phổ Nhuận Hòa thượng…
Pháp danh Tánh lý thượng Trí hạ Minh Đại sư”.

Như vậy, qua sử liệu đáng tin này có thể khẳng định tổ Tế Hiển Bửu Dương chính là đệ tử đắc pháp của tổ sư Liễu Quán trên phương diện văn bản truyền thừa.

Đệ tử Ngài độ rất đông, nhưng đến nay chỉ còn biết đến ba vị là tổ Đại Thông Chánh Niệm trú trì tổ đình Hội Phước (Nha Trang), khai sơn chùa Linh Sơn Tân Long (Diên Khánh); tổ Đại Trì Phước Thành kế thừa trú trì tổ đình Thiên Bửu (Ninh Hòa); tổ Đại Bồ Thiện Đề khai sơn chùa Phước Long (nay là chùa Kim Cang ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), tổ Đại Hạnh Phổ Hiền khai sơn chùa Long Phước (Diên Khánh), Đại Bảo Trí Quang (Bình Thuận). Nhánh truyền thừa của tổ Tế Hiển Bửu Dương là nhánh truyền mạnh nhất của thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hòa. Nhánh này không những phát triển mạnh trong phạm vi tỉnh mà còn rộng truyền các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Long An.

Tại Khánh Hòa
Nhánh truyền thừa này phát triển bởi chư tổ đời thứ 37, gồm các ngài Đại Thông Chánh Niệm, Đại Hạnh Phổ Hiền, tổ Đại Trì Phước Thành.

– Nhánh tổ sư Đại Thông Chánh Niệm
Ngài Chánh Niệm nối dòng Lâm Tế đời thứ 37, thế hệ thứ 3 thiền phái Liễu Quán. Ngài sinh năm Canh Dần [1710], là trú trì đời thứ 4 của tổ đình Hội Phước và cũng là một trong những cao đồ của tổ sư Tế Hiển Bửu Dương. Năm Tân Dậu [1741], sau khi Thiền sư Tế Điền viên tịch không người kế tự, Hòa thượng bổn sư trạch cử Ngài về Phước Am trú trì. Nhâm Tuất [1742], Ngài cho dời Phước Am từ đồi Hoa Sơn xuống vùng đất bằng phẳng thuộc làng Phường Củi, xã Phước Hải, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh, dinh Bình Khang (nay thuộc phường Phương Sài, TP. Nha Trang). Năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 [1797], Ngài đổi tên chùa thành Hội Phước. Trong thời gian trú trì tổ đình Hội Phước, Ngài còn khai sơn thêm chùa Linh Sơn (tại làng Phủ Ân Bắc, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh).

Sau 69 năm trú trì, Ngài giao tổ đình Hội Phước lại cho đệ tử lớn là ngài Đạo An Phổ Nhuận rồi về chùa Linh Sơn an dưỡng. Ngày 30 tháng 7 năm Canh Ngọ, niên hiệu Gia Long thứ 9 [1810], ngài viên tịch, trụ thế 101 năm. Nhánh truyền của ngài là nhánh mạnh nhất của ngài Bửu Dương. Ngài có 3 đệ tử nối dòng Lâm Tế đời thứ 38 thuộc hàng chữ Đạo như Đạo An Phổ Nhuận trú trì chùa Hội Phước, Đạo Thành Phổ Tế khai sơn chùa Long Sơn(Tuy An, Phú Yên), Đạo Diệu trú trì chùa Bảo Phước. Riêng tổ Đạo Nguyên Viên Dung trú trì chùa Thiên Lộc (Diên Khánh) rất có thể là đệ tử của Ngài.

– Mạch pháp của ngài Đạo An Phổ Nhuận tại tổ đình Hội Phước:
Đời 39: Tánh Minh Trí Quang trú trì Hội Phước, chùa Phú Phong (Nha Trang), tánh Lý Trí Quang trú trì chùa Linh Sơn Tân Long (Diên Khánh)
Đời 40: Hải Hòa Bảo Đàn trú trì chùa Phú Phong
Đời 41: Thanh Chiếu Minh Đức trú trì chùa Phú Phong; Thanh An Chánh Tín trú trì chùa Linh Sơn Tân Long; Thanh Ân Hoằng Pháp trú trì chùa Long Thọ.
Đời 42: Trừng Ca Chơn An trú trì chùa Phú Phong; Trừng Huệ Như Ý khai sơn chùa Linh Sơn Pháp Bảo (Diên Khánh); Trừng Lộc Chơn Kiến trú trì chùa Thiên Phú, Trừng Thi trú trì chùa Linh Sơn Tân Long, Trừng Giác Chơn Thường trú trì chùa Linh Phong, Trừng Thông Giác Tấn trú trì chùa Long Thọ.
Đời 43: Tâm Phương Hạnh Nguyện trú trì chùa Tân Chánh, Tâm Tự Hạnh Viên trú trì chùa Phú Phong; Tâm Hòa trú trì chùa Pháp Vân (Canada), Tâm Phương Thông Mẫn trú trì Tu viện Quảng Đức (Australia), Tâm Viên trú trì Linh Sơn Pháp Bảo, Tâm Trí trú trì chùa An Dưỡng, Tâm Niệm Chánh Hòa trú trì chùa Linh Sơn Pháp Ấn (Cam Lâm), Tâm Hải Thông Huyền chùa Linh Sơn Pháp Ấn, Tâm Hòa Nhật Pháp  trú trì chùa Linh Sơn Tân Long, Tâm Toàn Như trú trì chùa Khánh Long.
Đời 44: Nguyên Trí trú trì chùa Tân Chánh, Nguyên Tạng trú trì tu viện Quảng Đức, Nguyên Phụng Hạnh Tượng trú trì chùa Đại Phước.

– Mạch pháp ngài Đạo Nguyên Viên Dung tại tổ đình Thiên Lộc:
Đời 39: Tánh Hồng Hải Tạng trú trì chùa Thiên Lộc.
Đời 40: Hải Vinh Phổ Tường trú trì chùa Thiên Lộc, Hải Ân Từ Điệp trú trì chùa Thiên Lộc, Hải Chấn Chánh Ký trú trì chùa Khánh Long.
Đời 41: Thanh Hương Như Thành trú trì chùa Kim Sơn, Phổ Hiện trú trì chùa Khánh Long.
Đời 42: Trừng Minh trú trì chùa Kim Sơn, Trừng San Minh Hiền trú trì chùa Diên Thọ
Đời 43: Tâm Huệ Ấn Đạo trú trì chùa Kim Sơn; Tâm Tịnh trú trì chùa Thiên Phú (Nha Trang), Tâm Hiền trú trì chùa Phú Đức (Nha Trang), Tâm Chí Tịnh Hạnh Chơn Thành trú trì chùa Diên Thọ, Nguyên Minh Minh Hiền trú trì chùa Kim Sơn.

– Mạch pháp ngài Đạo Diệu tại chùa Bảo Phước hiện vẫn chưa tìm được thông tin truyền thừa, riêng Mạch pháp ngài Đạo Thành Phổ Tế hành đạo ra Tuy An sẽ được trình bày trong phần truyền thừa tại Phú Yên.

– Nhánh tổ Đại Trì Phước Thành tại tổ đình Thiên Bửu đến đời 38 qua các ngài Đạo Phước Minh Tôn trú trì chùa Thiên Bửu, Đạo Hiến trú trì chùa Linh Quang thì dứt mạch.

– Nhánh tổ Đại Bồ Thiện Đề và Đại Bảo Trí Quang sẽ trình bày trong phần truyền thừa tại Long An và Bình Thuận.

– Nhánh tổ Đại Hạnh Phổ Hiền tại Tổ đình Long Phước: Đời 38: Đạo Phước Bồ Đề trú trì chùa Đại Phước.
Đời 39: Tánh Thông Phổ Thiên trú trì chùa Hoa Tiên.
Đời 40: Hải Mẫn Thiện Danh trú trì chùa Hoa Tiên, Hải Nguyện Thiện Lương trú trì chùa Phong Lộc (Diên Khánh), Hải Hằng Thiện Đạt trú trì chùa Tân Chánh (Diên Khánh), Hải Thọ Tâm Thăng trú trì chùa Phong Lộc, Hải Mẫn Thiện Đạo trú trì chùa Long Phú (Đồng Nai).
Đời 41: Thanh Chơn Trí Chánh trú trì chùa Vạn Thiện (Diên An, Diên Khánh), Thanh Tri trú trì chùa Xuân Sơn (Diên Khánh).
Đời 42: Trừng Thông trú trì chùa Vạn Thiện.

Chánh pháp nhãn tạng – do Thiền sư Đạo An Phổ Nhuận truyền cho đệ tử Tánh Lý Trí

Tại Phú Yên [2]
Căn cứ theo Chánh pháp nhãn tạng do Hòa thượng Thanh Phước Nguyên Long truyền cho đệ tử Trừng Minh Thọ Đức ngày 15 tháng 4 năm Nhâm Ngọ [1942], hiện lưu bản tại tổ đình Long Quang (Sông Cầu, Phú Yên) cho biết, vị tổ truyền nhánh Liễu Quán từ chùa Thiên Bửu (Ninh Hòa) ra Phú Yên là ngài Đạo Thành tự Phổ Tế hiệu Như Cảnh, trác tích tại tổ đình Long Sơn (Cây Giá, Tuy An). Nội dung Chánh pháp nhãn tạng ghi:
“Đệ tam thập ngũ thế Liễu Quán Thiệt Diệu lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập lục thế Bửu Dương Tế Hiển lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế Chánh Niệm Đại Thông lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế Như Cảnh Đạo Thành lão tổ Hòa thượng
Đệ tam thập cửu Quy Trụ Tánh Thường lão tổ Hòa thượng
Đệ tứ thập thế húy Hải Huệ thượng Trí hạ Giác tổ sư Hòa thượng
Đệ tứ thập nhất thế húy Thanh Phước thượng Nguyên hạ Long Hòa thượng
Đệ tử pháp danh Trừng Minh hiệu Thọ Đức Đại sư dĩ vi biểu tín vân…”.

Như vậy, nhánh truyền của tổ Tế Hiển Bửu Dương thuộc thiền phái Liễu Quán, phải đợi đến Hòa thượng Như Cảnh thế hệ 38 mới truyền ngược ra Phú Yên tại chùa Long Sơn (Cây Giá, Tuy An). Từ tổ đình Long Sơn, nhánh truyền này không ngừng phát triển và đến nay đã truyền đến thế hệ thứ 47, tức hàng chữ “Đức” theo kệ phái Liễu Quán, qua các ngôi tổ đình như Thiên Thai Sơn Thạch, Thiên Phước, Thiên Tôn, Long Quang, Phước Long, Phước Điền…, và chủ yếu tập trung tại huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Tại tổ đình Long Sơn mạch truyền thừa của Hòa thượng Đạo Thành Phổ Nhuận truyền xuống đời thứ 39, có ngài Tánh Thường Quy Trụ kế thế trú trì chùa Long Sơn, chùa Thiên Sơn… đến Hòa thượng Hải Huệ Trí Giác đời thứ 40 trú trì Tổ đình Thiên Thai Sơn Thạch thì mạch truyền thừa Liễu Quán nhánh Bửu Dương bắt đầu phát triển đến ngày nay.

Đời 41: Thanh Luật Nguyên Giác trú trì tổ đình Thiên Thai; Thanh Kim Nguyên Chí trú trì tổ đình Long Quang; Thanh Chánh Hoằng Tuyên trú trì chùa Cảnh Phước; Thanh An Nguyên Phước trú trì chùa Thiên Tôn; Thanh Phước Nguyên Quế trú trì tổ đình Long Sơn; Thanh Bình Nguyên Chơn trú trì chùa Phước Long…
Đời 42: Trừng Hằng Công Đương Vĩnh Bảo trú trì chùa Phước Long; Trừng Thập Vĩnh Thông trú trì chùa Thiên Phước; Trừng Long Vĩnh Đạo trú trì chùa Thiên Thai; Trừng Thông Quảng Phát trú trì tổ đình Long Quang; Trừng Tự Vĩnh Châu trú trì chùa Phước Điền…
Đời 43: Tâm Minh Truyền Chính Liên Châu trú trì tổ đình Long Quang; Tâm Hòa Truyền Kính Huyền Đạo trú trì chùa Cảnh Phước; Tâm Dung Truyền Diệu Liên Phương trú trì chùa Thiên Hưng; Tâm Quảng Truyền Độ trú trì chùa Châu Lâm; Tâm Thông Truyền Hiển trú trì chùa Phước Long; Tâm Bổn Truyền Lai Trí Nghiêm trú trì chùa Thiên Tôn.
Đời 44: Nguyên Tồn Giác Nguyên trú trì chùa Long Quang, Nguyên Thành trú trì chùa Long Quang, Nguyên Đạt trú trì chùa Bảo Tịnh (Hoa Kỳ), Nguyên An Trì Lạc trú trì chủa Cổ Lâm (Hoa Kỳ); Nguyên Trực Trì Hành trú trì chùa Từ Nhãn (Vũng Tàu), Nguyên Trí chùa Bát Nhã (Hoa Kỳ).
Đời 45: Quảng Bình trú trì chùa Phước Quang, Quảng Nhựt thường trú chùa Long Quang, Quảng Hiệp trú trì chùa Phật Học (Xuân Sơn Nam, Đồng Xuân), Quảng Phổ trú trì chùa Từ Nhãn, Quảng Thường, Quảng Ngôn trú trì chùa Phổ Quang, Quảng Huệ trú trì chùa Long Thọ (Quảng Ngãi).
Đời 46: Nhuận Pháp trú trì chùa Long Sơn Cây Giá (An Ninh Đông, Tuy An), Nhuận Hoa trú trì chùa Long Sơn (Triều Sơn, Sông Cầu), Nhuận Tâm trú trì Niệm Phật đường Tân Hòa (Đồng Xuân, Phú Yên).

Tại Bình Thuận [3] Nhánh truyền thừa Tế Hiển Bửu Dương được xác định truyền vào Bình Thuận dựa theo long vị thờ tại tổ đình Phật Quang thành phố Phan Thiết (Lâm Tế chánh tông tam thập lục thế húy Tế Hiển thượng Bửu hạ Dương Hòa thượng giác Linh, Tự Lâm Tế chánh tông tam thập thất đại húy Đại Bửu thượng Trí hạ Quang), rất có thể dưới đời trú trì Đạo Chơn Thường Trung đời 38. Ngoài ra, tại Phật Quang còn xuất hiện long vị tổ Đại Bửu Trí Quang đời 37, là bổn sư của tổ Thường Trung. Từ tổ đình Phật Quang, mạch truyền thừa của tổ Đạo Chơn bắt đầu kế thế.
Đời 39: Tánh Giác Trí Chất khai sơn chùa Bửu Lâm (chùa Bửu Thới Quang, Hàm Thuận Bắc); Tánh Tín Quảng Độ trú trì chùa Phật Quang.
Đời 40: Hải Ân Hữu Đức trú trì chùa Linh Sơn Trường Thọ núi Tà Cú. Ngài Hải Ân lưu xuất hai đệ tử là Thanh Chánh Long Hỷ trú trì chùa Phật Quang và Thanh Minh Tâm Sơn khai sơn chùa Linh Sơn Diên Thọ.

– Mạch pháp của Hòa thượng Thanh Chánh truyền xuống tới Hòa thượng Trừng Oai và Trừng Diệu thì dứt mạch.

– Mạch pháp của Hòa thượng Thanh Minh chùa Linh Sơn Diên Thọ:
Đời 42: Trừng Phong Phước Nhàn trú trì chùa Linh Sơn Diên Thọ, khai sơn chùa Pháp Diên (Phan Thiết), Trừng Phú Thiện
Phước trú trì chùa Trường Thọ (Thiện Nghiệp)
Đời 43: Tâm Vân Chơn Thành trú trì chùa Tỉnh Hội Phật Ân (Phan Thiết); Tâm Định Chơn Hải trú trì chùa Bửu Thọ (Hàm Thuận Nam); Tâm Thọ Phước Chí khai sơn chùa Giác Hải (Mũi Né).
Đời 44: Nguyên Hải Huệ Châu trú trì chùa Pháp Diên (Phan Thiết), Nguyên Tú Huệ Thắng trú trì chùa Quan Âm (Hàm Thuận Nam); Nguyên Trọng Tích Quang trú trì chùa Phước Lâm (Phan Thiết), Nguyên Hùng Minh Trí trú trì chùa Bửu Thọ; Nguyên Thông Huệ Tri trú trì chùa Trường Thọ (Thiện Nghiệp), Nguyên Thức trú trì chùa Bình Sơn (Bắc Bình).

Tại Long An
Dựa theo long vị tôn thờ tại tổ đình Kim Cang, được biết tổ Đại Bồ Thiện Đề nối pháp đời thứ 37 Lâm Tế, thế hệ thứ 3 dòng thiền Liễu Quán là đệ tử của tổ Tế Hiển Bửu Dương chùa Thiên Bửu từ Khánh Hòa vào Tân An hoằng hóa. Ban sơ tổ Thiện Đề khai sơn chùa Phước Long (cách Kim Cang 500m về hướng Tây). Đến năm 1865, đời Hòa thượng Hải Lương Chánh Tâm (1836-1906) mới dời về vị trí hiện tại [4] đổi tên thành Kim Cang [5]. Nếu căn cứ vào long vị, mạch pháp của tổ Thiện Đề tại tổ đình Kim Cang như sau:
Đời 38: Đạo Đăng Bảo Hương trú trì chùa Phước Long.
Đời 39: Tánh Châu Từ Phổ, Tánh Đức Vạn Bảo.
Đời 40: Hải Lương Chánh Tâm trú trì chùa Kim Cang.
Đời 41: Thanh Nhật Độ Long trú trì chùa Kim Cang.
Đời 42: Trừng Thọ Thiện Quý trú trì chùa Kim Cang.

Một thông tin khác, ngài Hải Lương Chánh Tâm rất có thể thuộc nhánh truyền của tổ Tế Nhơn Hữu Phỉ bởi tại chùa Phước Lâm (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có thờ long vị tổ Chánh Tâm chung với chư vị tổ sư nhánh tổ Tế Nhơn như Đại Quang Chí Thành, Đạo Trung Thiện Hiếu, Tánh Châu Đức Triêm, Hải Cảm Chánh Dũng, Thanh Lợi Minh Đức.

NHÁNH TẾ HIỂN BỬU DƯƠNG KHÁNH HÒA

NHÁNH TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ TẾ NHƠN HỮU PHỈ
Thiền sư Tế Nhơn họ Bùi húy Phỉ, không rõ năm sinh và năm xuất gia nhưng là một trong những đệ tử đắc pháp của Tổ sư Thiệt Diệu, nối dòng Lâm Tế thứ 36, thế hệ thứ 2 thiền phái Liễu Quán, kế thế trú trì tổ đình Thuyền Tôn sau khi bổn sư viên tịch. Năm Cảnh Hưng thứ 8 [1747], sau khi trùng tu tổ đình Báo Quốc, chúa Nguyễn Phúc Khoát cung thỉnh ngài kiêm trú trì Báo Quốc. Ngài có nhiều đệ tử nhưng đến nay được biết đến như: Đại Triệt, Đại Trí Quảng Thông, Đại Nguyệt Linh Chiếu, Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu, Đại Bửu Kim Cang.

Nhánh của Tổ Tế Nhơn Hữu Phỉ được truyền vào Khánh Hòa qua hai giai đoạn khác nhau. Đầu tiên là truyền qua nhánh của tổ sư Đại Bửu Kim Cang tại tổ đình Linh Sơn (Vạn Ninh) vào nửa sau thế kỷ XVIII; thứ là nhánh từ tổ sư Thanh Minh Huệ Châu truyền ra Khánh Hòa tại tổ đình Hội Phước (Nha Trang) vào đầu thế kỷ XX.

Tổ sư Đại Bửu hiệu Kim Cang nối dòng Lâm Tế thứ 37, thế hệ thứ 3 nhánh thiền Liễu Quán. Ngài người gốc Quảng Nam, băng ngàn vào vùng Hiền Lương hoằng pháp nhưng không rõ năm nào, chỉ biết Ngài lập chùa, đúc chuông vào năm Cảnh Hưng thứ 22 [1761]. Sau nhiều năm hoằng truyền chánh pháp, đến ngày mồng một tháng Giêng năm Ất Dậu [1765], tổ viên tịch. Tổ có nhiều đệ tử đắc pháp, nhưng hiện nay chỉ duy nhất tìm thấy thông tin về Đại sư Đạo Khoan khai sơn chùa Khánh Long thuộc địa phận thôn Long Hòa, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa vào năm 1827.

Hiện nay, tổ đình Tôn Thạnh (ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) cũng có thờ long vị chư vị tổ sư nhánh Tế Nhơn Hữu Phỉ như Đại Bửu Ngọc Lâm, Đạo Trường Quảng Thinh và tổ khai sơn Tánh Thành Viên Ngộ (1787-1846). Liệu hai vị Đại Bửu có phải là một?

Hòa thượng Thanh Minh Huệ Châu nối dòng Lâm Tế đời 41, thế hệ thứ 7 nhánh thiền Liễu Quán. Chánh pháp nhãn tạng viết ngày 4 tháng 10 năm Quý Mão [1903], hiện lưu giữ tại tổ đình Hội Phước ghi như sau:
“Tam Thập ngũ thế Thiên Thai Thiệt Diệu Liễu Quán Hòa thượng
Tam thập lục thế Hữu Bùi Tế Nhơn Hòa thượng
Tam thập thất thế Đại Quang Chí Thành Hòa thượng
Tam thập bát thế húy Đạo Trừ Quảng Xứ Hòa thượng
Tam thập cửu thế húy Tánh Như Phổ Tế Hòa thượng…
Long Hòa tự tứ thập thế húy Hải Hội thượng Chánh hạ Niệm Hòa thượng
Phú chúc:
Lâm Tế chánh tông tứ thập nhất thế húy Thanh Minh thượng Huệ hạ Châu Đại sư”.

Như vậy, Tổ Thanh Minh thuộc đời thứ 41, là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Hải Hội Chánh Niệm trú trì chùa Long Hòa (Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu), pháp huynh với hòa thượng Thanh Phước Huệ Điền [6] chùa Long Hòa. Tương tự trường hợp của ngài Đại Bửu Kim Cang, sử liệu về Ngài hiện nay không còn gì, chỉ biết sau nhân duyên trú trì chùa Hội Phước được 9 năm thì ngài viên tịch, không thấy ghi chép gì thêm về các vị đệ tử của Ngài tại tổ đình Hội Phước.

NHÁNH TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ TẾ CĂN TỪ CHẾU
Nhánh truyền của tổ Tế Căn Từ Chiếu vào Khánh Hòa khoảng đầu thế kỷ XX, với dấu ấn trác tích của Hòa thượng Thanh Chánh Phước Tường. Hòa thượng Phước Tường nối dòng Lâm Tế đời 41, thuộc thế hệ thứ 7 nhánh thiền Liễu Quán, là đệ tử của Hòa thượng Hải Nhiễu Thiên Ân. Tuy nhiên, căn cứ Chánh pháp nhãn tạng ngày 8 tháng 4 năm Quý Sửu [1913] hiện lưu tại tổ đình Hội Phước, ngài Thanh Chánh Phước Tường có pháp danh là Trừng Chánh tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, là đệ tử của Hòa thượng Thanh Minh Phổ Quang, tức Ngài là pháp tôn của ngài Hải Nhiễu. Chánh pháp nhãn tạng ghi:
Đệ tam thập ngũ thế húy Thiệt Diệu thượng Liễu hạ Quán Hòa thượng
Đệ tam thập lục thế húy Tế Căn thượng Từ hạ Chiếu Hòa thượng
Đệ tam thập thất thế húy Đại Đức thượng Vạn Hạ Phước Hòa thượng
Đệ tam thập bát thế húy Đạo Viên thượng Trí hạ Giác Hòa thượng
Đệ tam thập cửu đại húy Tánh Định thượng Long hạ Quang Hòa thượng
Đệ tứ thập đại húy Hải Nhiễu thượng Thiên hạ Ân Hòa thượng
Đệ tứ thập nhất đại húy Thanh Minh thượng Phổ hạ Quang Hòa thượng
Tự Lâm Tế chánh tông Kim Long đường thượng tứ thập nhị thế húy Trừng Chánh thượng Quảng hạ Đạt Phước Tường Yết-ma Hòa thượng …”

Hòa thượng Phước Tường có hai pháp danh là trường hợp xưa nay không hiếm đối với thiền môn Lâm Tế. Bởi Hòa thượng vốn là pháp tử của Hòa thượng Hải Nhiễu Thiên Ân với pháp danh Thanh Chánh. Sau khi bổn sư viên tịch, Hòa thượng cầu pháp với pháp huynh Thanh Minh Phổ Quang và được phú pháp cho Chánh pháp nhãn tạng với pháp danh Trừng Chánh. Khi vào vùng Ninh Hòa hoằng hóa, Hòa thượng vẫn dùng pháp danh Thanh Chánh tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường để hành đạo [7].

Hòa thượng Thanh Chánh vào Khánh Hòa năm Quý Sửu [1913], trú trì chùa Kim Long [8] (Ninh Hòa). Đến năm Đinh Tỵ [1917], Ngài vào Nha Trang trú trì chùa Hội Phước thay Hòa thượng Chơn Hương Thiên Quang. Trú trì được ba năm, Ngài giao lại cho Hòa thượng Thị Thọ Nhơn Hiền rồi trở về trú trì chùa Thiên Bửu (thượng) cho đến ngày viên tịch (1932).

Đệ tử đời thứ 42 đắc pháp với Ngài rất đông, gồm cả thế độ và cầu pháp, nhưng đều lấy hiệu bắt đầu từ chữ Nhơn: Trừng Hằng Nhơn Nguyện trú trì chùa Linh Quang núi Đại An (Diên Khánh), Trừng Thông Nhơn Duệ khai sơn chùa Thiên Quang (Diên Khánh), Trừng Thọ Nhơn Thị: trú trì chùa Phước Long (Ninh Hòa), Trừng Tương Nhơn Sanh: kế thừa tổ đình Thiên Bửu và chùa Phụng Sơn (Ninh Hòa), Trừng Dung Nhơn Lý: Trú trì chùa Hòa Quang (Nha Trang), Trừng Văn Nhơn Chỉ: khai sơn chùa Khánh Long (Cam Ranh), Trừng Khánh Nhơn Thụy: Trú trì chùa Hải Đức (Nha Trang), Trừng Nghệ Nhơn Sơn: Khai sơn chùa Thiên Sơn (Ninh Hòa), Trừng Thanh Nhơn Khiết: kế thừa chùa Phước Long (Cam Ranh), Trừng Lãnh Nhơn Vinh: Trú trì tổ đình Thiên Bửu sau ngài Nhơn Sanh.

Ngoài ra, Ngài còn một số pháp tôn thuộc đời thứ 43 và 44 nổi tiếng khác, như các Ngài: Tâm Phước Hạnh Hải trú trì chùa Thiên Bửu hạ; Tâm Kính Bảo Thành, Tâm Kỳ Tấn Đạo, Tâm Bảo Bảo Phong, Nguyên Tán Thiện Nghị, Nguyên Hoa Thiện Tường… Hiện nay, nhánh của tổ Thanh Chánh vẫn còn truyền thừa khá mạnh tại Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận.

NHÁNH TẾ HIỂN BỬU DƯƠNG PHÚ YÊN

NHÁNH TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ TẾ ÂN LƯU QUANG
Nhánh truyền của tổ Tế Ân truyền muộn vào Khánh Hòa tại tổ đình Viên Ngộ [9] năm 1964 bởi Hòa thượng Nguyên Đạt [10] trú trì chùa Báo Ân (Huế) và Ni trưởng Tâm Huệ (1914-2014) tại Ni viện Diệu Quang năm 1963.

Hòa thượng Nguyên Đạt hiệu Viên Nhơn nối đời Lâm Tế 44, thế hệ thứ 10 kệ phái Liễu Quán. Trước khi khai sáng tông môn Viên Ngộ, trên bước đường vân du hoằng hóa khắp nơi Ngài đã từng trú trì chùa Báo Ân (Huế), chùa Phước Huệ (Lâm Đồng), chùa Hồng Từ (Kon Tum), chùa Tỉnh Hội Bình Thuận, chùa Chi Hội Ninh Hòa, khai sơn chùa Phước Điền (Ninh Hòa). Năm 1972, tổ viên tịch tại tu viện Quảng Hương Già Lam. Sinh thời Hòa thượng có 4 đệ tử: Quảng Thường Ngộ Tánh, Quảng Chơn Ngộ Tịnh Minh Hạnh, Quảng Hòa Ngộ Trí Thanh Tâm, Ngộ Khải. Tuy truyền muộn vào Khánh Hòa nhưng lại trở thành tông môn hưng thịnh nhất của Phật giáo Ninh Hòa. Mạch truyền thừa của Hòa thượng Viên Nhơn tại Khánh Hòa như sau:
Đời thứ 45: Quảng Thường Ngộ Tánh trú trì chùa Thiên Bửu (hạ); Quảng Chơn Ngộ Tịnh trú trì chùa Viên Ngộ; Quảng Hòa Ngộ Trí trú trì chùa Trường Thọ, Quảng Hoàn Ngộ Khải trú trì chùa Tỉnh Hội Phật Ân (Phan Thiết).
Đời thứ 46: Nhuận Thông Đạo Minh trú trì chùa Thiên Bửu (hạ), Nhuận Nguyên trú trì chùa Trường Thọ, Đạo Trí trú trì chùa Linh Quang, Nhuận Diệu Đạo Chiếu trú trì chùa Tây Thiên (Phan Rang); Tường Hiếu trú trì chùa Nghiêm Quang (Bắc Ninh), Nhuận Tuệ trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa,…

Ni trưởng Tâm Huệ hiệu Viên Minh, năm 1937 xuất gia với Ni trưởng Diệu Hương [11] khai sơn Ni viện Diệu Đức, nối đời Lâm Tế thứ 43, thế hệ thứ 9 kệ phái Liễu Quán, tông môn tổ đình Tường Vân (Huế). Sau khi thành lập Ni viện Diệu Quang, Ni trưởng được trạch cử vào Nha Trang để trực tiếp làm giám viện hướng dẫn Ni chúng tu học. Đến năm 1990, Ni trưởng về chùa Hồng Ân (Huế) cho đến ngày viên tịch (26/7/2014). Ni trưởng có hơn 40 đệ tử lẫn y chỉ tại Nha Trang, Quảng Trị và Huế: Nguyên Mẫn Huyền Thâm, Tâm Định Huyền Trí, Quảng Hạnh Huyền Diệu, Nguyên Thư Viên Nhàn trú trì Ni viện Diệu Quang, Nguyên Thanh Viên Tịnh trú trì chùa Giác Thanh (Hoa Kỳ), Nguyên Phi Viên Mỹ chùa Viên Ân (Hoa Kỳ), Nguyên Nhiên Viên Hậu trú trì chùa Gia Môn (Gio Linh, Quảng Trị), Nguyên Nhu Viên Chơn trú trì chùa Đồng Trung (Yên Phong, Bắc Ninh), Viên Trí trú trì chùa Đồng Phú (Sông Hinh, Phú Yên), Viên Thắng trú trì chùa Quán Âm (Phú Yên), Viên Nghiêm trú trì chùa Khánh Sơn (Ninh Hòa), Viên Thường trú trì chùa Quảng Long (Vạn Thắng, Vạn Ninh),…

NHÁNH TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ TẾ LẬP ỨNG AM
Nhánh tổ Tế Lập truyền muộn vào Khánh Hòa tại tổ đình Linh Sơn [12] (Chụt) năm 1948 bởi Ni trưởng Tâm Đăng. Ni trưởng húy Tâm Đăng tự Hạnh Viên hiệu Chơn Như, nối dòng Lâm Tế 43 thế hệ thứ 9 pháp phái Liễu Quán, là đệ tử Ni hiếm hoi của Hòa thượng Trừng Phước (Như Phước) Huyền Ý [13] chùa Liên Tôn (An Nhơn, Bình Định). Ni trưởng là vị Ni đầu tiên đặt nền móng cho Ni đoàn Khánh Hòa, có công rất lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp nạn 1963 tại tỉnh nhà. Ngoài tổ đình Linh Sơn (Chụt), Ni trưởng còn trùng tu chùa Minh Hương (Diên Khánh) đổi tên thành Minh Phước (1951), kiến lập chùa Tịnh Đức trên đồi Trại Thủy (Nha Trang). Hiện tại mạch truyền của Ni trưởng tại Khánh Hòa đã truyền xuống đời 44 như Nguyên Vũ Thông Thắng trú trì tổ đình Linh Sơn, Thông Thoại trú trì chùa Tịnh Đức, Thông Ân trú trì chùa Minh Phước.

ĐÔI LỜI KẾT LUẬN
Phật giáo du nhập vào Khánh hòa từ cuối thế kỉ XVII với “gậy chóng dấu thiền” của các thiền sư dòng thiền Lâm Tế. Trải hơn 300 năm truyền thừa và phát triển, Khánh Hòa hiện nay là vùng đất có cơ duyên hội tụ nhiều nhánh thiền của Lâm Tế. Trong nhiều thiền phái, Liễu Quán nổi lên trở thành mạch truyền mạnh nhất của dòng Lâm Tế tại Khánh Hòa. Hiện tại, Liễu Quán Khánh Hòa phát triển với năm nhánh truyền lớn như nhánh các ngài Tế Hiển, Tế Nhơn, Tế Căn, Tế Ân, Tế Lập. Nhánh Bửu Dương được xem là nhánh phát triển mạnh nhất của dòng thiền Liễu Quán tại Khánh Hòa hiện nay.

Với vị thế “chánh cư”, nhánh truyền của tổ Bửu Dương nhanh chóng phát triển mạnh không những khắp nội vực các huyện thành phố như Nha Trang, Diên Khánh, Ninh Hòa mà còn truyền rộng ra nhiều cùng lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An… Tuy vậy, Bửu Dương Khánh Hòa lại là nhánh truyền thừa chậm so với các nhánh khác bởi mạch “tiếp hương nối lửa” vẫn còn truyền kệ chữ thuộc hàng lớn như Hải, Thanh hay Trừng.

Liễu Quán Khánh Hòa từ khi du nhập đến nay đã có nhiều đóng góp không nhỏ đối với Phật giáo tỉnh nhà từ lĩnh vực văn hóa tinh thần đến văn hóa vật chất. Đặc biệt là mảng tư liệu Phật giáo với nhiều loại pháp khí, chuông tượng cho đến chánh pháp nhãn tạng hay độ điệp,… Tuy không phải là đồ sộ so với hai trung tâm Huế và Phú Yên nhưng cũng góp phần làm phong phú cho tư liệu Liễu Quán nói riêng và Phật giáo nói chung.

Tác giả bài viết: Đại đức Thích Nhật Tấn, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.


Chú thích:
[1] Ninh Hòa có hai ngôi Thiên Bửu là Thiên Bửu thượng (thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng) và Thiên Bửu hạ (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình). Thiên Bửu thượng là ngôi mà tổ Bửu Dương khai sơn. Vì sợ ảnh hưởng của cuộc kháng chiến tranh chống giặc tây, Hòa thượng Hạnh Hải lập thêm ngôi Thiên Bửu hạ để thuận tiện hơn, đồng di dời toàn bộ di sản và tư liệu. Về sau, nhiều người có sự ngộ nhận rằng tổ Bửu Dương xây một lúc 2 chùa.
[2] Nguồn tư liệu nhánh Bửu Dương tại Phú Yên từ Thượng tọa Quảng Nhựt thường trú tổ đình Long Quang (Sông Cầu) cung cấp.
[3] Tư liệu do Đại đức Nguyên Thế chùa Giáo Hội-Chợ Lầu cung cấp
[4] Vị trí tháp của tổ khai sơn thuộc thôn Bình Khuê, tổng Thuận Đạo, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay là ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
[5] Hòa thượng Chánh Tâm nằm mộng thấy thần Kim Cang bảo về khu đất ngày nay lập chùa thì mới hưng thịnh.
[6] Hiện chùa Long Hòa còn lưu bản Chánh pháp nhãn tạng Hòa thượng Hải Hội ban cho Hòa thượng Thanh Phước giống với bản ban cho Hòa thượng Thanh Minh với ngày 17 tháng 11 năm Quý Mão [1903]. Nghĩa là sau bản của Hòa thượng Thanh Minh 47 ngày.
[7] Nguồn từ Thượng tọa Thích Quảng Nhựt chùa Long Quang (Sông Cầu).
[8] Chùa Kim Long tọa lạc tại thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Hòa thượng Ấn Hải Huệ Pháp khai sơn khoảng năm 1801.
[9] Tọa lạc tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
[10] Thiệt Diệu Liễu Quán-Tế Ân Lưu Quang-Đại Huệ Chiếu Nhiên-Đạo Minh Phổ Tịnh-Tánh Thiên Nhất Định-Hải Thiệu Cương Kỷ-Thanh Thái Chánh Sắc-Trừng Nguyên Quang Hiệp-Tâm Chánh Duy Đoan-Nguyên Đạt Viên Nhơn.
[11] Sư bà Diệu Hương (1884-1971) thế danh Nguyễn Thị Kiều. Xuất gia với Hòa thượng Thanh Thái Phước Chỉ trú trì chùa Tường Vân (1915), được bổn sư ban pháp danh Trừng Ninh. Giáp Tý [1924] thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Từ Hiếu.
[12] Chùa tọa lạc tại phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
[13] Ngài là đệ tử ngũ giới của Hòa thượng Thanh Chánh Từ Mẫn tổ đình Tịnh Lâm (Phù Cát, Bình Định), xuất gia với Hòa thượng Chơn Giám Trí Hải chùa Bích Liên thuộc nhánh truyền Chúc Thánh Bình Định. Tuy xuất gia dòng Chúc Thánh nhưng khi truyền thừa Hòa thượng Huyền Ý lại dùng kệ Liễu Quán để nối mạch.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban văn hóa Phật giáo Bình Thuận (2022), Lược sử danh tăng Bình Thuận qua các thiền phái Lâm Tế, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
2. Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật Giáo Đàng Trong, Nxb. TP HCM.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Thích Nhật Tấn (2022), “Truyền thừa thiền phái Liễu Quán tại Khánh Hòa”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 174, tr.19-26.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục:

Đức Phật nhà văn hóa lớn của nhân loại
Lịch sử, Nghiên cứu, Sự kiện, Văn hóa

Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là cuộc đời hoằng hóa và hệ thống giáo lý của Ngài đã cống hiến cho nhân loại nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa. Nhà Phật học H.W. Schumann đã phát biểu về Đức Phật trong tác phẩm thời danh của Ông, nhan đề Đức Phật lịch sử (The Historical Buddha) rằng: “Rất hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân...

Về văn bản Sự ly dung thông
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) là một tác gia văn học Phật Giáo thời Hậu Lê. Ngữ lục cho biết sư biên soạn, biên dịch được 20 tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm này đều viết theo hai thể chữ hán và Nôm, vừa dịch giải vừa biên soạn.  Trong số sách dịch...

Đóng góp của thiền phái Liễu Quán trong việc khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất phương Nam
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Từ khi xuất hiện cho đến khi tổ Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch, dòng thiền Liễu Quán được thắp sáng và lan tỏa chánh pháp bởi các đệ tử và các pháp tôn. Trong các thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX, Thiền phái Liễu Quán ra đời, phát triển và mở...

Tục Bầu Hậu Phật qua một số văn bia ở Thanh Hóa
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Bầu Hậu Phật, lập Hậu Phật là hoạt động văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo ở làng xã nước ta trước đây. Người gửi hậu Phật có thể là do hoàn cảnh, nhu cầu và mục đích khác nhau, nhưng tựu trung, hoạt động này phản ánh tâm linh, tư...

Hành trình Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa
Lịch sử, Nghiên cứu

BƯỚC ĐƯỜNG TÂY CHINH VÀ LỘ TRÌNH KHAI THÔNG THƯƠNG MẠI – VĂN HÓA Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới cổ đại. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau...

Thiền sư Nguyên Thiều cầu nối cho sự giao lưu Phật giáo Trung-Việt thế kỷ XVII-XVIII
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Giữa thế kỷ XVIII, Thiền sư Nguyên Thiều thuộc thiền phái Lâm Tế đời thứ 33, từ Quảng Đông chấn tích đến Đàng Trong truyền đạo. Dưới uy đức và đạo hạnh của Ngài cùng sự hộ trì của chính quyền chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong đã từng bước khởi sắc và...

Tính dân gian trong Phật giáo ở Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu, Văn hóa

DẪN NHẬP Đối với người Việt, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, có quá trình gắn bó và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình định cư của cư dân Việt trên vùng đất được mệnh danh là “Ô châu ác địa”, “lam sơn...

Nguyên Nhân Phân Phái Phật Giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Mọi tư tưởng, triết lý, quan điểm hay học thuyết của một đấng giáo chủ nào, sau khi trải qua những giai đoạn truyền thừa, đều có một vài sự thay đổi để thích ứng với các giai đoạn đó. Vì thế, cách chuyển tải nội dung tư tưởng hay cách lý giải về chúng đương nhiên sẽ có những sự thay đổi, phát triển, thậm chí có những...

Điển cố Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Du
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Trong các sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, Phật giáo để lại dấu ấn sâu đậm. Một trong những dấu ấn đó là sự xuất hiện thường xuyên với vai trò quan trọng của lớp từ ngữ điển cố Phật giáo trong các tác phẩm của ông. Bài viết hướng đến nhận...

Nguồn càng sâu – Dòng càng dài
Danh Tăng, Lịch sử, Nghiên cứu

Tác giả bài viết: TT. Thích Tâm Hạnh* Tóm tắt: Tổ sư Liễu Quán ở tổ trên nhánh cây, ăn rong “sột soạt” mà thiền cơ dĩnh ngộ, xuất kệ lập nên thiền phái, đời đời nối thạnh. Từ xưa đến nay, bậc Tổ đức nào miên mật công phu, chứng ngộ, bảo nhậm rồi sáng...

Anāthapiṇḍika (Tu Đà Cấp Cô Độc): Cuộc đời và sự đóng góp cho Phật giáo
Lịch sử, Nghiên cứu

Tóm tắt: Đạo Phật ra đời không ngoài mục đích ban cho chúng sanh niềm an lạc và hạnh phúc. Nhưng để tồn tại, chúng đệ tử cần biết giữ gìn và thực hiện theo lời dạy của Ngài. Trong số đệ tử của Đức Phật thời bấy giờ có một vị Ưu-bà-tắc được mệnh danh...

Giải mã Phật viện Đồng Dương nhìn từ cấu trúc của Thai tạng giới mạn-đà-la Mật tông.
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Phế  tích Đồng Dương (1) là tổ hợp kiến trúc đền-tháp Phật giáo quan trọng nhất của vương quốc Champa, hiện tọa lạc tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Phế tích đồ sộ này đã được Henri Parmentier và Charles Carpeaux khai quật trong thời gian từ ngày 07-9-1902 đến...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thiền phái Liễu Quán – Những nét tương đồng
Lịch sử, Nghiên cứu

TÓM TẮT Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là thiền phái Phật giáo yêu nước, nhập thế, kết hợp chặt chẽ giữa đời và đạo, đạo với đời. Vào thế kỷ XVII-XVIII, hệ tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm lại có điều kiện tỏa sáng trong đời sống người dân. Hệ tư tưởng này...

Tư tưởng nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong sự nghiệp đoàn kết, xây dựng và phát triển đất nước
Luận, Nghiên cứu, Văn hóa

Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đồng hành trong đời sống tinh thần của dân tộc. Tuy nhiên, đến thế kỷ 13 khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ sư khai sáng thì Phật giáo...

Tinh thần nhập thế, hộ quốc an dân và công hạnh các bậc cao tăng trong lịch sử
Nghiên cứu, Văn hóa

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã có từ thời Mâu Tử, nhưng dưới thời Vua Trần, thì được phát triển mạnh mẽ nhất. Đặt nền móng cho tinh thần nhập thế ấy là khi tướng Trần Thủ Độ nói với Vua Trần Thánh Tông: “Tôi dám nói rằng bệ hạ vì sự tự...

Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học chữ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Lịch sử, Nghiên cứu, Văn hóa

Giai đoạn lịch sử xã hội đầy biến chuyển, phản ảnh đời sống con người văn học chữ Nôm giai đoạn này cũng đã ghi nhận vào mình khá đầy đủ mọi phương diện về đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Đời sống ấy được quy chiếu vào văn thơ...